Sunday, August 7, 2022

MƯA DẬP TẮT RỦI RO HỎA HOẠN CHUNG QUANH HỒ TONLE SAP Ở CAMBODIA, NHƯNG TƯƠNG LAI NÓNG NHƯ LỬA

 (Rains quell fire risk around Cambodia’s Tonle Sap, but the future looks fiery)

Danielle Keeton-Olsen – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 27 July 2022


·                     Cambodia nhận được một lượng mưa bất thường kể từ tháng 12, thường bắt đầu mùa khô, đưa đến sự tạm ngưng tương đối của hoạt động hỏa hoạn.

·                     Theo dữ kiện vệ tinh của NASA, chỉ có 2 báo động hỏa hoạn cao được báo cáo trong vùng rừng chung quanh Tonle Sap, hồ lớn nhất ở Cambodia, tứ 1 tháng 4 đến 1 tháng 7 năm nay, so với 45 báo động được ghi nhận trong cùng thời kỳ năm 2021.

·                     Mưa nhiều trong năm nay, mặc dù được hoan nghênh, được dự đoán không kéo dài vì nhiệt độ lên cao và hạn hán gia tăng tần suất vì thay đổi khí hậu.

·                     Mực nước của Tonle Sap đã sụt giảm nhiều năm, theo các viên chức: để giảm nhẹ đe dọa trong tương lai, Nha Bảo tồn Thủy sản đã thực hiện các kế hoạch cấp tỉnh để đối phó với cháy rừng trong đồng lụt khô của hồ.

PREK TABAEK, Cambodia — Rể của rừng chung quanh hồ Tonle Sap ở Cambodia chìm dưới nước ½ năm mỗi năm.  Nhưng trong 5 năm qua, chúng bắt lửa trong nhiệt độ khô khan của mùa khô.  Chánh phủ đã thực hiện các kế hoạch để đối phó với những hỏa hoạn nầy, khi thời tiết trong vùng chén cơm của Cambodia đang ngăn cản lề lối bình thường.

Gần đây hơn, Cambodia nhận được một lượng mưa bất thường kể từ tháng 12, thường bắt đầu mùa khộ, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5.  Ouk Vibol, giám đốc Nha Bảo tồn Thủy sản của Bộ Nông nghiệp, nói rằng điều nầy ngăn chận cháy rừng lan ra khắp rừng ngập nước.

 

Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á

và nối với sông Mekong ở gần Phnom Penh.

 

Dữ kiện của NASA được thấy trên Global Forest Watch (Theo dõi Rừng Toàn cầu) cho thấy chỉ có 2 báo động cháy rừng cao được báo cáo trong vừng rừng rậm chung quanh Tonle Sap từ 1 tháng 4 đến 1 tháng 7 năm 2022.  Để so sánh, NASA ghi nhận 45 báo động như thế trong cùng thời kỳ năm 2021.

Hỏa hoạn đánh vào đồng ruộng chung quanh nhà gỗ của Chum Van hàng năm trước năm 2022, ngư dân 56 tuổi sống trong 1 làng nhỏ dọc theo sông Sangker trong huyện Ek Phnom tỉnh Battambang.

“Tôi không rõ cái gì gây ra hỏa hoạn; có vẻ như dân làng đi vào rừng và họ hút thuốc,” Van nói

Ông nói thêm rằng một số hoạt động sinh kế của cộng đồng – khai khẩn đất, un khói để lấy mật ong – cũng có thể góp phần.  Nhưng ông nói rằng mặc dù hỏa hoạn thỉnh thoảng đánh vào rửng, hầu hết cây mất là do con người thay vì cháy rừng.

“Khi có hỏa hoạn, nó có thể kéo dài 7 ngày, cho đến khi có mưa,” ông nói.  Hỏa hoạn lớn nhất thường xảy ra sau ngày lễ Đầu Năm của Cambodia trong tháng 4, ông nói thêm.

Ngày lễ lớn nhất của Cambodia đánh dấu sự chấm dứt của mùa thu hoạch lúa, trước khi mùa mưa bắt đầu, nhưng nhiệt độ đã leo thang sau ngày lể trong những năm gần đây.  Sau khi quốc gia ghi nhận tháng nóng nhất kỷ lục trong năm 2016, cháy rừng loang lổ qua một số rừng ngập nước dày đặc bên trong Khu Bảo tồn Đời sống Hoang dã Prek Toal ở Battambang.


Cư dân trong tỉnh Siem Reap, dọc theo ranh giới với Battambang, cũng chứng kiến nhiều hectares rừng ngập nước bị cháy trong năm 2019.

Rob Tizard, người cầm đầu dự án Tonle Sap của Hiệp hội Bảo tồn Đời sống Hoang dã, văn phòng Cambodia, nói với Mongabay rằng về bản chất nó không bắt lửa theo cách của rừng khô, như ở đồng bằng phía bắc của Cambodia.  Nhưng chúng bao quanh bởi đồng cỏ, có thể cháy như bùi nhùi, và bởi cư dân có truyền thống đốt đồng để dọn cây cối và tái tạo mùa màng của họ.

“Mặc dù rừng ngập nước thường ẩm và không phải là vấn đề lớn cho hỏa hoạn, đồng cỏ luôn luôn có hệ thống hỏa hoạn thiên nhiên làm giảm cỏ, và người dân đốt cỏ đó để cỏ tốt hơn cho bò của họ có cỏ non để ăn,” Tizard nói.  “Khi anh di chuyển sâu hơn vào rừng cây dầu tạm thời, điều đó luôn luôn gây hỏa hoạn, và nhiều hơn.”

 

Đồng cỏ là một phần tự nhiên của khung cảnh chung quanh Tonle Sap 

 và rất dễ cháy và biến thành nông nghiệp. 

[Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

 

Các tỉnh khuyến khích một kế hoạch

Mưa nhiều trong năm nay, mặc dù được hoan nghênh ngắn ngủi, được dự đoán không kéo dài, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng nhiệt độ đang dâng cao, và lũ lụt và hạn hán được dự đoán sẽ tồi tệ vì thay đổi khí hậu.  Để giảm nhẹ đe dọa trong tương lai, Nha Bảo tồn Thủy sản thực hiện các kế hoạch cấp tỉnh để đối phó với cháy rừng trong đồng lụt.  Vibol nói 3 tỉnh trưởng Tonle Sap - ở Battambang, Kampong Thom và Siem Reap -  đã ký vào các kế hoạch quản lý hỏa hoạn, và 3 tỉnh trưởng khác được dự đoán sẽ ký các kế hoạch của họ trong tương lai gần.

Hầu hết kế hoạch liên quan đến giáo dục, với Vibol nói rằng chìa khóa để ngưng cháy rừng là thay đổi thái độ.

“Có đến 90% hỏa hoạn là từ hoạt động và hành động của con người,” Vibol nói, nêu tên đốt nông nghiệp và vứt tàn thuốc là thủ phạm chánh.  “Rất ít xảy ra bởi khí hậu tự nhiên.”

Kế hoạch cho Battambang gồm có tuyển mộ các toán chữa cháy tự nguyện ngoài việc tuần tra rừng ngập nước tổng quát, và trang bị cho họ bơm, ống nước, bộ ấp cứu và kỹ thuật khác.  Tỉnh cũng có kế hoạch để thực hiện huấn luyện, xây các đài quan sát theo thời gian, và phục hồi rừng ngập nước bị mất, với ngân sách 886.205 USD trong 5 năm.

Cư dân trong huyện Kandieng tỉnh Pursat nói với Mongabay rằng dân làng của họ, Prek Trabaek, có 1 bơm và cư dân cùng nhau chữa cháy trong đồng ruộng và đồng cỏ.  Tuy nhiên, họ không cần dụng cụ tính cho đến nay trong năm 2022.

Thời tiết nóng hơn, rủi ro cao hơn

Ở tỉnh Battambang, Sok Mom, một người chủ tiệm tạp hóa 50 tuồi, nói cộng đồng của bà không chuẩn bị cho hỏa hoạn mà bà chứng kiến trong quá khứ, mô tả chúng như “ngoài tầm kiểm soát” trong ruộng lúa chung quanh tiệm của bà ở làng Bak Prea.

Khi các phóng viên gặp Mom, nhà của bà là một trong 2 nhà có người ở bên cạnh sông Sangker hẹp uốn khúc vào hồ Tonle Sap, với một vài cư dân có thể đi đến bằng thuyền ở phía bên kia sông.

 

Nhà trên Tonle Sap. [Ảnh: Danielle Keeton-Olsen]

Hàng chục gia đình từng sống trong vùng nầy, canh tác lúa và đánh cá trong mùa nước cao, trước khi trường sơ học mới xây đóng cửa ngay trước đại dịch Covid-19 vì thiếu thầy giáo.  Khi chánh phủ ruồng bố việc canh tác và đánh cá trong vùng Tonle Sap được bảo vệ, hầu hết các gia đình khác bỏ đi.

Nhưng Mom nói rằng ngay cả khi làng đầy sự sống, các viên chức không có ý định kiểm soát hỏa hoạn.

“Họ rất sợ,” bà nói.  “Trong quá khứ, thỉnh thoảng chúng như bom nổ.”

Mực nước của Tonle Sap đã sụt giảm nhiều năm, theo một phúc trình mùa khô của cơ quan môi trường đa quốc gia Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).  Dung tích của hồ trong tháng 1 năm 2021 thì nhiều hơn 1 ít 1/3 dung tích trung bình trong 22 năm, mặc dù dòng chảy đảongược của sông Tonle Sap và hệ thống hồ - gây ra bởi sông Mekong phình ra về phía nam, buộc nước phải chuyển hướng và chảy về phía bắc để vào hồ - chỉ có 44% mức chảy trung bình.

Mặc dù lượng mưa bất thường của năm nay, Tizard từ WCS ghi nhận rằng hồ đã cho thấy thời gian ngập lụt bị rút ngắn – khi Tonle Sap đầy với tuyết tan từ vùng núi non ở Trung Hoa dọc theo sông Mekong/Lancang – và mực nước thấp hơn.

Rừng chung quanh Tonle Sap thường bị ngập và mực nước của hồ dâng lên theo mùa.

Vì hệ thống châu thổ sông Mekong được hình thành 6.000 năm trước, với nước tràn vào vùng có cao độ thấp trở thành Tonle Sap, Tizard nói nó tương đồi là một hồ trẻ và có thể nhỏ hơn khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục gia tăng.

Tizard nói ông không thể tiên đoán mức độ nó có thể xảy ra, nhưng lưu ý rằng mực nước thu hẹp chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh thái của khu vực Tonle Sap, và cũng làm thế nào con người phản ứng.

“Chắc chắn hồ nhỏ hơn có nghĩa là thâm canh nông nghiệp,” ông nói.  “Tôi nghĩ rừng ngập nước sẽ tiếp tục tốt nữa, nó sẽ không chết và biến mất.  Nhưng càng khô hơn, áp lực từ chung quanh hồ sẽ tiến gần, khi nó khô hơn anh sẽ có nhiều hỏa hoạn hơn.”

No comments:

Post a Comment