Sunday, August 7, 2022

CÁC CÔNG TY AUSTRALIA VỚI NHIỆM VỤ TÁI TẠO CANH TÁC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 (The Aussie companies on a mission to reinvent Mekong Delta farming)

Emma Connors – Bình Yên Đông lược dịch

AFR – July 28, 2022

Trái cây của đồng bằng ở chợ nổi gần Cần Thơ. [Ảnh: Jamie Gilmore]

 

Hai công ty Australia, gồm có một công ty kỹ thuật nông nghiệp trẻ mới phất, trong số nhiều công ty đang làm việc để thay đổi việc canh tác lúa trong khu vực và chuyển sang hoa màu mới.

Ngồi trong một nhà hàng ngoài trời ở Cần Thơ, Tiến sĩ (TS) Võ Tòng Xuân đang ăn một chén đầy tôm.  Một đống đuôi tích lũy cạnh cùi chỏ khi ông phản ánh về đời sống chiếm ưu thế bởi lúa – và có lẽ cũng được cứu sống bởi nó.

Trong năm 1971, giữa cái mà người Việt Nam gọi là Chiến tranh của Mỹ, Xuân trở lại Sài Gòn từ Philippines, nơi ông nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI).  Kinh nghiệm của ông trong việc trồng thực phẩm chánh giúp ông không phải đi ra tiền tuyến,  Sau chiến tranh, ông được  chánh phủ chiêu mộ để giúp hướng dẫn chánh sách “lúa trên hết” để nuôi dưỡng dân số bị cưỡng bức thống nhất.

 

Chợ nổi ở Cần Thơ, nơi nông dân và lái buôn đến để bán rau cải 

của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng ngày. 

[Ảnh: Jamie Gilmore]

 

“Sau chiến tranh, có sự lo sợ chết đói lớn lao,” ông nói.  “Theo thứ tự từ [hía Bắc, tất cả cây cảnh đều bị đốn.  Chánh phủ ra lệnh mọi nơi trồng lúa, quanh năm.  Kinh đào tốn kém được xây để chuyển nước sông để hỗ trợ điều nầy.  Không có sự lựa chọn.”

Chánh sách sẽ biến một Việt Nam nghèo khó thành chén cơm của Đông Nam Á (ĐNA).  Nhưng nó làm kiệt quệ đất dai.  Xuân, nay 85 tuổi, là một trong những người cùng nhau để giúp bảo đảm tương lai của nông dân ở những nơi chẳng hạn như Cần Thơ, thành phố lớn thứ 4th của Việt Nam, nơi chợ nổi trao đổi rau cải tươi mỗi buổi sáng trên một phụ lưu của sông Mekong hùng vĩ.

Nhiệm vụ: thay đổi canh tác lúa trong ĐBSCL và chuyển sang hoa màu mới.  Hai công ty Australia, gồm có một công ty kỹ thuật nông nghiệp trẻ mới phất, trong số nhiều công ty đã gánh vai vào công việc.

Việt Nam là một quốc gia đang tiến triển, nhưng lúa vẫn cố định.  Những người trẻ trên dưới đều màu trắng trong các thành phố yêu cầu cha mẹ của họ gởi những bao gạo 20 kg từ làng của họ.  Họ nói, nó có mùi vị ngon hơn cái họ có thể mua ở siệu thị.

Trồng lúa, tuy nhiên, là một ơn huệ và tai họa.  Chú trọng đến số lượng trên tất cả mọi thứ khác được khuyến khích trong thâm canh; nông dân thu hoạch đến 3 và thỉnh thoảng 4 mùa mỗi năm với việc áp dụng nhiệt tình phân bón và thuốc trừ sâu.  Lúa cũng được trồng truyền thống ở dưới nước, trong đồng ruộng, khiến nó dễ tổn thương với thay đổi khí hậu; độ mặn từ từ lan vào từ cửa sông.

Trong nhiều thập niên, Xuân đã cố gắng để khuyên lãnh đạo chánh phủ cộng sản chấm dứt tính khăng khăng của họ rằng nông dân trồng lúa càng nhiều càng tốt.  Từ lâu ông cũng ủng hộ nông dân đa dạng hóa vào các hoa màu khác, gồm có tôm.

Cuối cùng, vào tháng 11 năm 2017, chánh phủ đồng ý.  Nghị quyết 120, một kế hoạch để “phát triển khả chấp và chịu đựng khí hậu ĐBSCL” đã cho thấy là cách mạng..  Cuối cùng, Xuân vừa nói vừa cười, “Nông dân được giải phóng khỏi lúa.”

Bữa tiệc chén cơm

Trong làng nhỏ Hòa Tây, khoảng 3 tiếng lái xe từ Cần Thơ, gia đình Mai Le là một tiêu biểu rõ ràng của cái ý nghĩa của giải phóng lối canh tác ở Việt Nam.

Thanh Phuoc Mai và Tiet Thi Le thừa hưởng trang trại từ cha của Mai. Để bắt đầu, họ chỉ trồng lúa, 3 mùa một năm.  Nó không sản xuất đủ thu nhập, nên Le quyết định trồng chanh và chanh ngón tay.  Giữa 3 mùa lúa, trong mùa khô, bà trồng dưa hấu.  Sống thanh đạm, gia đình tiết kiệm đủ để gời các con, con gái Ngan Thi Kim Mai và con trai Danh Thanh Mai vào đại học.

Khi mặt trời nhiệt đới chiếu xuống, và chúng tôi nói về lề lối canh tác ở chén lúa của Việt Nam, Le 48 tuổi phục vụ một món phết lạ lùng, hầu hết bắt nguồn từ trong làng và vùng chung quanh.  Dồi thịt heo làm ở nhà được cho gia vị với tiêu từ bà cô.  Tôi đếm ít nhất 5 loại lá khác nhau trong hỗn hợp chúng tôi gói vào bánh xèo, loại bánh màu vàng dòn tan đã lan tràn xa như bánh mì, loại bánh nay được cả thế giới ưa thích.

 

Tiet Thi Le trong ruộng lúa ở làng Hóa Tây, tỉnh Long An.   

Đối với nông dân ĐBSCL như bà, giá phân bón đã gia tăng, nhưng giá chanh và lúa vẫn thấp.

 [Ảnh: Jamie Gilmore]

 

Chúng tôi uống nước chanh làm từ trái cây được ngâm muối cách vài m.  Để tráng miệng, có măng cụt và sữa chua được lên men qua đêm và đông đặc.  Nó giống như kem Splice, nhưng ngon hơn.  Ngan, 27 tuổi, giải thích làm thế nào mẹ cô dùng phân bò và phân ủ để cung cấp chất hữu cơ cho đất, cũng như nitrogen và potassium, nhưng rất ít phân tổng hợp.

“Bà biết nhiều về kiểm soát sâu bọ thiên nhiên hơn mọi người,” Ngan nói một cách hãnh diện.  “Mẹ tôi là một trong những nông dân giỏi nhất trong huyện.”

Trong năm cuối của bằng sinh học của cô, Ngan nghe nói về một công ty kỹ thuật nông nghiệp mới, Orlar.  Cô bắt đầu như một nội trú và trở thành nhân viên đầu tiên.  Orlar là một doanh nghiệp do người Australia làm chủ với mục đích cách mạng hóa nông nghiệp thẳng đừng, một danh từ để gọi những cách trồng hoa màu không cần đất khác nhau.  Người đồng sáng lập Lyndal Hugo có Ph.D. về hóa học môi trường, một học bổng hậu tiến sĩ về thuốc trừ sâu dư thừa trong chuỗi thực phẩm ĐNA, và một kế hoạch để dăng ký kỹ thuật của công ty trên khắp thế giới.

Le không dự định cho con bà làm việc trên đất.  Con trai của bà vừa tốt nghiệp nha sĩ.  Nhờ con gái bà làm việc cho công ty kỹ thuật nông nghiệp Australia, tuy nhiên, cả hai nay đang trao đổi tin tức thường xuyên về vi trùng và kiểm soát sâu bệnh.  Như anh em của cô, Ngan là người có học vấn cao.

“Thầy giáo của tôi nói tôi nên thi vào trường y khoa.  Nhưng tôi không muốn làm bác sĩ.  Tôi muốn làm trong nông nghiệp.  Ban đầu, mẹ tôi lo ngại.  Bác sĩ làm rất nhiều tiền và có cuộc sống dễ dàng.  Tôi nói với bà tôi có trách nhiệm cho sự lựa chọn của tôi.  Bà lắng nghe và cho phép tôi lấy quyết định.”

Ngan đã nhìn thấy khi cuộc sống trở nên khó khăn hơn cho cha mẹ cô và các nông dân khác trong làng.  “Giá phân bón đã gia tăng, nhưng giá cả của chanh và lúa rất thấp.”

Tuy nhiên, cô vẫn hy vọng và tin rằng khoa học là bạn của nông dân.  “Nay là lúc để thay đổi từ cái chúng ta không làm trong quá khứ.  Tôi nghĩ chúng ta có thể giáo dục thế hệ của cha mẹ tôi, nếu chúng ta làm từ từ.”

Bằng chứng ở trong rọ

Thành lập Orlar năm 2014, Hugo và đối tác và đồng sáng lập của bà Amanda Comelissen di chuyển từ Brisbane trong năm 2017 và di chuyển đến Việt Nam.  Họ đã phát trển một hệ thống để trồng rau cải bằng plastic không dùng 1 lần, hóa chất dư thừa, nước thải hay phóng thích carbon.  Nó có vẻ quá tốt để thành sự thật – ngoại trừ nay nó cũng có nhiều xe tải của nhóm thứ ba được xác nhận để kiểm chứng phương pháp.

Đồng sáng lập Orlar Lyndal Hugo. [Ảnh: Jamie Gilmore]

Khi Ngan tham gia trong năm 2017, công ty vẫn còn trong thế thiết kế, làm thế nào để một loại đá đặc biệt có thể chứa hàng ngàn tỉ vi khuẩn để nuôi dưỡng cây.  Những cái rọ trồng cây mẫu đầu tiên nầy được thử trên một bao lơn.

Nay, hàng ngàn cái rọ plastic dài 2 m trải dài thành hàng trong trang trại của công ty.  Orlar đã tiến hóa từ điểm nơi nhu cầu của cải xà lách, cải agurula, hoa ăn được và dâu tây vượt quá cung cấp.  Các siêu thị hạng trung và nhà hàng khổng thể có đủ cái Hugo gọi là ‘đồ tốt Orlar”.

Nông trại của Orlar – những nhà che mát chứa nhiều hàng rọ - ở Đà Lạt, 1.500 m trên mặt nước biển, trên cao nguyên miền trung ở miền nam Việt Nam.  Không như các hệ thống trồng cây trong nước truyền thống cần nhiều năng lượng vì chúng cần môi trường được kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng thêm, Orlar dựa trên nhiệt và ánh sáng từ mặt trời.

Như từ ngữ đề nghị, các hệ thống trồng cây trong nước cũng bơm nhiều nước.  Hệ thống nông nghiệp thẳng đừng Orlar không cần bơm nước liên tục qua các rọ.  Mỗi rọ có thể chứa đến 100 kg.  Các “nút” cho phép nhét lại hay tháo đi.

“Thành phần quan trọng nhất là tiến trình thiết kế,” Hugo nói.  “Mọi thứ từ kích thước và hình dáng của rọ đến kích thước của vật liệu đá và ánh sáng xâm nhập được thiết kế để làm cho cây lớn nhanh hơn với chi phí thấp hơn.”

Đà Lạt được biết là thủ đô trăng mật của Việt Nam, nhờ vào những hồ xinh đẹp, các đồi cao và nhiệt độ thấp hơn đáng kể.  Thách thức nay là liệu hệ thống Orlar sẽ làm việc trong điều kiện thách thức hơn của ĐBSCL.

Một đe dọa sống còn

Gia đình Mai-Le cho thấy làm thế nào thách thức canh tác ở đây đã trở nên.  Trong những năm gần đây, Le nói, canh tác đã trở nên một cách kiếm sống khó khăn hơn.  Làng của bà ở phía trên đồng bằng, vì thế thủy triều mặn chưa đến đây.  Nhưng, có vấn đề mặn.  Nó được tạo ra tự nhiên trong đất và trước đây được tống đi trong lũ lụt mùa mưa.  Đập ở thượng lưu đã ảnh hưởng dòng chảy đó.

Sự khát nước không thể thỏa mãn của Trung hoa với nước sông để chạy các nhà máy thủy điện đang hình thành một sự đe dọa sống còn cho 5 quốc gia khác mà sông Mekong chảy qua.  Hàng trăm đập, nhiều cái được xây trong thập niên vừa qua, đã làm gián đoạn nhịp sông.  Dòng chảy trong mùa mưa đã giảm và hàng triệu tấn phù sa giàu chất dinh dưỡng bị chận lại phía sau bê tồng.

Đồng bằng nuôi dưỡng rất nhiều người ở Việt Nam, ĐNA và càng ngày càng nhiều ở nơi khác, 

các cơ quan phát triển toàn cầu đang hăng hái [Ảnh: Jamie Gilmore]

 

Nếu ĐBSCL là bệnh nhân trong sự bảo trợ khẩn cấp, các bác sĩ chẩn đoán vài căn bệnh lâu dài và vài triệu chứng cấp thời, và tự hỏi có cần phải hỗ trợ sự sống.  Khoảng 18 triệu người dựa vào nó để sinh sống và nhiều người khác trên gạo, rau cải và thủy sản nó xuất cảng hàng ngày.  Khi Australia hết gạo trong năm 2020, nó cũng nhập cảng từ Việt Nam.

Mưa cũng ít được tiên đoán trước.  Le lo ngại sẽ không có đủ nước trong tương lai cho lúa.  Dành nhiều đất hơn cho chanh sẽ giúp một phần, nhưng những hoa màu đó đòi hỏi chăm sóc nhiều hơn.  Bà không thể làm một mình.  Ngoài thay đổi khí hậu, các đập ở thượng lưu và khai thác cát bởi chánh phủ của họ gây ra vấn đề sụt lún, nông dân như Le đang chật vật để tìm thêm tay.

Công việc nông nghiệp trả khoảng 5 triệu VND (310 USD) một tháng.  Công việc bắt đầu trong một trong số hãng xưởng đang gia tăng sản xuất đủ thứ từ điện thoại Samsung đến giày Nike trả gấp đôi số đó.  Có rất nhiều tư bản và lao động ở Việt Nam, không chỉ chảy vào canh tác, nơi việc sản xuất hầu hết vẫn còn tiểu qui mô, và hệ thống buôn bán và phân phối ở địa phương và khó để mở rộng.

Bộ máy tăng trưởng kinh tế kinh khủng của Việt Nam trên đường trở lại.  IMF ước tính 6% trong năm nay.  Doanh nghiệp quốc tế lớn và nhỏ đang gõ cửa.  Ở thành phố Hồ Chí Minh, năng lượng rất rõ bạn có thể sờ nó trên thực tế, John Ditty, một đối tác của thuế và tham vấn KPMG, nói.  “Có một cảm nhận năng lượng và vội vã, một sự hăng hái quốc gia để làm tốt hơn.  Khi điều đó đi vào tăng trưởng sản suất, nó mạnh mẽ khác thường.”

Ditty nghĩ ông có thể là kế toán viên ngoại quốc đầu tiên hành nghề tư nhân ở Việt Nam hậu chiến khi ông đến đây 29 năm trước.  Ông bị quyến rũ bởi nơi nầy kể từ đó.  Vai trò của ông như một cố vấn cho các công ty đến và đi cho ông một cái nhìn cái cộng đồng quốc tế quan tâm.  Tính cho đến nay, thành phần nông nghiệp đã thu hút sự chú ý lớn lao.

SunRise, một công ty ASX bắt đầu với những người trồng lúa trong huyện Riverina ở NSW 72 năm trước, là một trong những công ty đã lao tới.  Sau khi trao đổi lúa ở Việt Nam trong nhiều năm, trong năm 2018 công ty mua một nhà máy xay lúa trong tỉnh Đồng Tháp ở phía trên của ĐBSCL.

“Chúng tôi quyết định để mang kinh nghiệm trong chuỗi cung cấp gạo từ việc gieo trồng,” CEO của SunRice Rob Gordon nói.  Công ty chọn địa điểm cẩn thận.  “Chúng tôi chọn có tính toán nhà máy xay khá cao trong đồng bằng, gân biên giới Cambodia.  Trong đồng ruộng gần biển hơn, năng suất sụt giảm vì nước mặn xâm nhập.”

Nhà máy chưa chạy trong 5 năm.  “Nó bị bỏ rơi nhưng ở vị trí tốt và chúng tôi nghĩ nó tốt,” Gordon nói.  “Chúng tôi tân trang toàn diện và đưa nó đến cái chúng tôi xem như tiêu chuẩn tốt nhất thế giới.”

Bằng cách làm việc với nông dân để cải thiện sản phẩm, SunRice đã mở các thị trường xuất cảng mới, gồm có Nam Triều Tiên, không nhận gạo Việt Nam trước đây.  “Nay, chúng tôi làm việc với các tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam và Australia để giới thiệu chánh thức lối thực hành tốt nhất,” ông nói.

SunRice bắt đầu như một hợp tác xã khi một nhóm người trồng lúa góp tiền để xây nhà máy.  Xuan, người quen biết nhiều với nông dân và nhà khoa học Australia, hy vọng một mô hình hợp tác xã sửa chữa lại sẽ giúp nông dân ĐBSCL thích ứng với các điều kiên thay đổi.  Hợp tác xã, ông nói, có thể giúp thuyết phục nông dân nhiều cách khả chấp hơn để dùng phân bón.

“Rất khó để thuyết phục người dân thay đổi, nhưng chúng tôi biết sử dụng quá mức phân bón là một vấn đề lớn – không chỉ trong số lượng carbon nó phóng thích.  Họ sẽ không tin là điều tốt để làm cho đến khi họ thấy một số người khác làm như thế.  Australia đã cho thấy làm thế nào hợp tác xã canh tác có thể chia sẻ kiến thức có hiệu quả.  Chúng tôi nghĩ có thể làm tương tự ở đây.”

 

Nhân viên của Orlar làm việc trên các rọ. [Ảnh: Gilmore]

 

Cùng lúc, Orlar đã mướn đất ở Trà Vinh, một tỉnh ven biển ở phía dười ĐBSCL, chuẩn bị tài chánh để xây một trang trại, và sẳn sàng để thực hiện.  Hugo nói các thử nghiệm ở Kado, khoảng 1 tiếng đồng hồ lái xe từ Đà Lạt nhưng với mức độ thấp hơn nhiều, đã chứng minh hệ thống trồng trọt của mình sẽ làm việc tốt trong các điều kiện thách thức ở ĐBSCL.

“Chúng tôi biết chúng tôi có thể trồng rau cải thượng hạng ở đất thấp nhiệt đới dùng dưới 1% năng lượng tiêu thụ bởi nông nghiệp ở trong nhà – đó là thủy nông nghiệp truyền thống – mà không có phóng thích khí nhà kiếng.

“Chúng tôi có thể thay đổi kích thước không hạn chế.  Cả thế giới đã đi theo con đường sức mạnh năng lượng.  Chúng tôi đi theo con đường hoàn toàn ngược lại và – mặc dù đau khổ và 4 triệu vấn đề chúng tôi phải giải quyết – nay chúng tôi có một hệ thống ổn định và vô cùng hiệu quả.”

Khoa học rất tân tiến.  Ngan đang theo học ở Đại học Western Sydney để lấy Ph.D. về dinh dưỡng cây cối.  Một nhân viên Orlar khác, Vinh Phu Woong 24 tuổi, đang cứu xét cộng tác với RMIT khi anh nghiên cứu một loại dụng cụ mới để đo mực nước trong rọ.

“Các dụng cụ hiện nay dùng dòng điện hay sức kéo trên mặt.  Dụng cụ nầy sẽ kết hợp cả 2 trong dạng chúng tôi có thể cho vào đá.  Cái mẹo là giữ cho đá đủ ẩm để mang nguồn cung cấp chất dinh dưỡng trong khi tối thiểu hóa rò rỉ.

 

James Quilty của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia,

cùng với các nhà nghiên cứu.

Woong đang theo học kỹ thuật nguyên tử ở Đà Lạt khi anh gặp Hugo ở một quán cà phê anh làm việc bán thời gian và tham gia vào công ty sau khi tốt nghiệp.  Hiên anh chú trọng đến việc phát triển một hệ thống dùng kỹ thuật Orlar để sản xuất cà đại qui mô, và hy vọng đến lúc khi có nhiều nhà mát ở các địa điểm khác nhau được dành cho các hoa màu riêng.  Anh rất vui để dự phần.

“Thông thường ở Việt Nam, khi anh tham gia vào một công ty, làm thế nào để thăng tiến tùy thuộc một phần vào mối liên hệ của anh, với người anh biết,” Woong nói.  “Ở đây, nếu anh đóng góp, anh được công nhận.  Hy vọng chúng tôi có thể phát triển các hệ thống mới để trồng những hoa màu nầy và trên đường đi sẽ thu nhận tất cả những thiên tài của Việt Nam – ít nhất tất cả những người không ở trong kỹ thuật tài chánh.”

Hugo hy vọng hệ thống Orlar sẽ có nghĩa đất nay gần như không có giá trị bởi nước mặn xâm nhập một lần nữa sẽ là nguồn dinh dưỡng để giúp nuôi Việt Nam.  Những trái cây và rau cải nầy sẽ được trồng trên mặt đất thay vì trong đất.  Và công ty có thể trả cho người dân làm việc trên đất suy thoái 10 triệu VND mỗi tháng.

Orlar nằm trên màn ảnh radar của nhiều cơ quan khác nhau chú trọng đến các giải pháp phát triển khả chấp cho ĐBSCL.  Cái mẹo là tìm các sản phẩm có giá trị cao hơn sẽ bảo đảm an ninh lương thực của Việt Nam bằng cách tạo ra thu nhập xuất cảng cao hơn.  Không thiếu những đầu óc to lớn chú trọng đến công việc đó.  Nắm lấy cái không biết là phần lớn của vấn đề.  Nghị quyết 120 dựa vào dòng chảy ở thượng lưu.  Như mẹ của Ngan có thể làm chứng, nó đang thay đổi.

Nhưng những nông dân nầy thuộc hàng giỏi nhất trên thế giới, James Quilty của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) nói.  ACIAR đã làm việc ở Việt Nam từ năm 1993 và về nghiên cứu thay đổi khí hậu ở ĐBSCL từ năm 2011.

Vào tháng 6, Quilty trở lại Việt Nam, đuổi theo một trong những chương trình của cơ quan chú trọng đến đất bị mặn và tìm hoa màu thay thế cho nông dân trồng lúa.  Củ dền và diêm mạch (quinoa) là những loại có thể trồng.  Có một số dấu hiệu hứa hẹn, ông nói.  Chuyến đi cũng cho Quilty cơ hội theo kịp với anh hùng của ông: TS Xuân.

“Ông là một nhà khoa học gây cảm hứng,” Quilty nói.  “Tôi luôn luôn khâm phục cách ông nhận thức thực tế của canh tác và cách ông cam kết để nghiên cứu làm cho thế giới thật sự khác biệt.”

Nghiên cứu ở địa phương chỉ có thể đi xa đến thế. Vấn đề của ĐBSCL cũng đòi hỏi giải pháp quốc tế.  Các nhà quan sát Mekong lâu dài lo ngại rằng gia tăng cạnh tranh của siêu cường làm cho việc tham gia của Trung Hoa khó hơn.

Beijing (Bắc Kinh) vẫn, thí dụ, từ chối trở thành thành viên chánh thức của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).  Điều đó đòi hỏi họ phải chia sẻ dữ kiện về dòng chảy và đập.  Đầy là tin tức quan trọng cho những ai cố gắng bảo vệ sông và các hệ thống lương thực nó cung cấp khi uốn khúc từ Trung Hoa đến Myanmar, Lào, Thài Lan và sau cùng Việt Nam.

Giống như ACIAR, các cơ quan phát triển toàn cầu đang nhảy vào với nghiên cứu, chuyên môn và viện trợ tài chánh.  “ĐBSCL nuôi dưỡng quá nhiều người dân ở Việt Nam, ở ĐNA và càng ngày càng tăng trên khắp thế giới.”  Quilty nói.  “Nếu nó đổ vỡ, đó sẽ là một tai họa toàn cầu.”

“Vào cuối ngày, vấn đề là nước.  Nó đang trở thành một tài nguyên quan trọng như thế.  Ai ở thượng lưu thường thắng và những người ở hạ lưu được để cho nhặt những mảnh mà họ có thể.”

No comments:

Post a Comment