Tuesday, August 30, 2022

Ninh Kiều - Thượng nguồn tích nước, hạ nguồn khan

 

30/8/2022



Tất cả hoạt động khai thác tài nguyên nước sông Mê Kông ở phần lãnh thổ Trung Quốc đều được thực hiện đơn phương

Mực nước sông Mê Kông đang ở mức thấp nhưng  có thể tiếp tục giảm trong những tuần tới, do tổng lượng mưa thấp hơn bình thường và các đập thủy điện thượng nguồn tích nước kỷ lục.

Trung Quốc là duyên cớ của các vấn đề mà dân gian đúc kết, “thượng nguồn tích nước, hạ nguồn khan”.

Mặc dù là một nước nằm trong lưu vực sông Mê Kông nhưng Trung Quốc không thừa nhận nguyên tắc sử dụng nước sông quốc tế. Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mê Kông, mà chỉ  là bên đối thoại.

Tất cả hoạt động khai thác tài nguyên nước sông Mê Kông ở phần lãnh thổ Trung Quốc đều được thực hiện đơn phương, không có bất cứ một hợp tác nào với các quốc gia hạ lưu.

Một trong những lý do khác khiến Trung Quốc không tham gia hợp tác ở Mê Kông chính là muốn được phát triển nguồn tài nguyên này tự do, tránh sự can thiệp và gây khó dễ của các nước hạ lưu. Việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính Mê Kông của Trung Quốc đã gây nên sự lo ngại sâu sắc của các quốc gia hạ lưu, nhưng tiếc thay mọi việc suốt ngần ấy năm vẫn không thể làm gì trước sức mạnh cơ bắp cùng giấc mộng bá quyền của Trung Quốc.

Theo MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện Mê Kông), hồi trung tuần tháng 8-2022, có đến 15 trong số các đập lớn nhất ở sông Mê Kông đã tích trữ lượng nước lên tới 2,5 tỉ m3. Đây là một trong những lần trữ nước tích lũy hàng tuần lớn nhất được quan sát kể từ khi khởi động dự án MDM vào tháng 12-2020. Đập thủy điện lớn nhất ở Trung Quốc – Nọa Trát Độ, đã lấp đầy hồ chứa bằng cách tích trữ 1,5 tỉ m3 nước từ thượng tuần tháng 8-2022.

Việc tích nước trực tiếp làm dòng chảy tại Chiang Saen (Thái Lan) ước tính thiếu hụt 33%. Ba đập lớn nhất ở Lào hiện cũng đang tích trữ nước. Việc tích trữ kết hợp với lượng mưa tổng thể thấp hơn bình thường có thể sẽ tiếp tục khiến mực nước sông Mê Kông thấp hơn trong những tuần tới đây.

Xét về tổng thể thì khoảng 70 – 80 % lương thực sản xuất ở các quốc gia Thái – Lào – Miên – Việt đều lấy nước từ sông Mê Kông, khoảng 50% diện tích lưu vực sông Mê Kông được sử dụng để sản xuất nông nghiệp và có thể mạnh dạn khẳng định lưu vực sông Mê Kông là vựa lúa lớn nhất thế giới  với 2 cường quốc xuất cảng lúa lớn là Thái Lan và Việt Nam.

Trên 65 triệu người dọc theo lưu vực sông Mê Kông sử dụng nguồn nước này để sản xuất, sinh sống và sinh hoạt hàng ngày.

Bài học của đập Aswan ở Ai Cập – do Liên Xô xây dựng trước đây – có lẽ là một bài học điển hình nhất mà các nhà môi sinh học trên thế giới hay lấy làm ví dụ cụ thể cho việc đánh giá tác động môi trường đối với các đập nước gây ra. Theo đó, một lượng lớn phù sa sông bị giữ lại ở trong lòng hồ chứa làm chất lượng ở hạ nguồn giảm, đồng ruộng sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi bổ khiến nông dân phải  nhập phân bón hóa học vừa tốn tiền, vừa tác hại cho đồng ruộng, sinh vật chung quanh và cả con người.

Nhiều loại cá sông cũng không thể phát triển vì đường đi để sinh sản và kiếm ăn của chúng bị cắt đứt. Một số công trình hồ chứa có hạng mục xây dựng đường đi cho cá, nhưng thực tế nhiều nới có công trình này nhưng lượng cá trên sông vẫn tụt giảm thê thảm, có nhiều nơi chưa đến 10% so với khi chưa có công trình.

Những ghi nhận trên đang xảy ra. Ngày 28-8-2022, quan sát tại khu vực cánh đồng thuộc xã Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên, An Giang, nước đã mấp mé tràn bờ đê, trên đồng nông dân sau vụ lúa lại tiếp tục làm ngư dân đặt dớn đánh bắt cá. Tuy nhiên, mực nước trên đồng còn quá thấp, lượng cá chưa nhiều, cá linh xuất hiện thưa thớt, chủ yếu có cá lòng tong, tép rong và cua đồng.

“Trên đồng nước ít quá, đặt hơn 5 cái dớn mà được chừng 2 kg cua đồng, gần 300 gam cá linh… Bán hết mớ cá, cua, tép thu được hơn 300.000 đồng cho có đồng ra đồng vô” – “Mấy năm nay nước lũ về muộn, đồng Long Xuyên tầm này mà lúa chét chưa ngập bông thì kiếm con cá linh cũng mỏi mắt” – “Cá linh sống ở nước chảy nên khi nuôi trong ao thì nước đứng dễ bị thiếu oxy cục bộ dẫn đến cá chết. Cái thứ hai nữa là nuôi cá linh càng nhiều thì ảnh hưởng đến tỉ lệ sống càng lớn, khó nuôi. Nuôi mật độ thưa thì không có năng suất, dày thì cá dễ chết. Do vậy cá linh chỉ theo mùa nước nổi thôi…”.

Đó là những ý kiến của nông dân miệt nội đồng Tứ giác Long Xuyên quanh chuyện “thượng nguồn tích nước, hạ nguồn khan” mùa nước nổi hiện tại, 2022.

SOURCE:

https://vietnamthoibao.org

 


 Tứ giác Long Xuyên

.

Sunday, August 28, 2022

NHỮNG ĐIỀU LẪN LỘN ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG PHÚC TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG MEKONG

 (Mixed findings in Mekong River hydropower report)

Ry Sochan – Bình Yên Đông lược dịch

Phnom Penh Post – 23 August 2022

Thủy điện Xayaburi trên Hạ lưu sông Mekong nằm cách thị trấn Sayabuli ở thượng Lào 

khoảng 30 km về phía đông, trong tháng 6 năm 2022. [Ảnh: MRC]

 

Hai dự án thủy điện dọc theo con sông quan trong nhất ở Đông Nam Á (ĐNA) đã có ảnh hưởng có thể đo được nhưng vừa phải đối với dòng chảy, phù sa và thủy sản, theo một thông cáo báo chí được công bố về những điều được tìm thấy sơ bộ của một phúc trình của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) được công bố hồi tuần trước.

Phúc trình tiếp tục nói rằng trong 2 hay 3 năm sắp tới, Ủy hội có thể đi đến một “kết luận mạnh hơn” về ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện và các áp lực của con người khác đối với sông hơn cái họ có thể làm hiện nay.

Thông cáo báo chí ghi nhận rằng với khoảng 1 năm theo dõi, vẫn còn quá sớm trong tiến trình để rút ra bất cứ kết luận nào, vì một toán điều tra viên đa quốc gia của chương trình Theo dõi Môi trường Hỗn hợp (Joint Environmental Monitoring (JEM)) MRC vẫn đang thử nghiệm các thủ tục để đo đạc 5 chỉ số then chốt của sức khỏe của Mekong – thủy học, phù sa, phẩm chất nước, sinh thái ở dưới nước và thủy sản.

Thông cáo thêm rằng bằng cách thử nghiệm những chỉ số nầy ở 2 dự án thủy điện tương đối mới – đập Don Sahong và Xayaburi – MRC nhằm thiết lập các phương pháp theo dõi được cải thiện và tiêu chuẩn mà tất cả nhà điều hành thủy điện trên dòng chánh Mekong sẽ tuân theo trong tương lai.

Trong số những điều được tìm thấy đáng kể nhất, các toán theo dõi thấy rằng lề lối dòng chảy tổng quát không thay đổi và rằng sức khỏe sinh thái của sông “tốt” ở các vị trí đập ở thượng lưu, “vừa phải” trong vùng chận nước và “vừa phải” ở hạ lưu của cả 2 đập.

“Phẩm chất nước vẫn nằm trong ngưỡng sức khỏe con người.  Bên trong vùng chận nước, không có bằng chứng bị phân tầng (stratification) – có thể ảnh hưởng cả phẩm chất nước và thủy sản.  Khi nước đi qua đập, có ít bằng chứng cho thấy thay đổi trong phẩm chất nước ở hạ lưu,” theo thông cáo báo chí.

Việc theo dõi cũng phát hiện một số dao động mực nước ở hạ lưu của dự án Xayaburi ở Lào, có thể ảnh hưởng hệ sinh thái.  Tuy nhiên, những dao động nầy không xảy ra ở hạ lưu đập Don Sahong.

Toán JEM cũng quan sát sự tiếp tục của lề lối bắt đầu trong năm 2018 – sụt giảm nồng độ phù sa và lượng phù sa mang chất dinh dưỡng và ổn định bờ sông – nói rằng sự sụt giảm “có thể do bị giữ lại ở các dự án thủy điện trên dòng chánh và phụ lưu”.

Toán JEM quan sát một số thay đổi trong đa dạng cá ở thượng lưu đập Xayaburi, với một số ổn định từ năm 2017 đến 2019 và rồi giảm trong năm 2020.

Ở hạ lưu của hồ chứa nước, đa dạng vẫn cao với số cá có giá trị cao đánh được ổn định trong năm 2017, rồi hạ thấp trong năm 2018-2019, nhưng gia tăng trở lại trong năm 2020.

Chung quanh Don Sahong, tuy nhiên, viêc theo dõi quan sát những điều bối rối: trong nhiều năm, số cá đánh được giảm ở miền bắc Cambodia, nhưng gia tăng ngay dưới hạ lưu đập.

Điều đó cho thấy, những điều được tìm thấy nầy được rút ra từ một chu kỳ theo dõi và toán JEM đề nghị theo dõi thêm 2 đến 3 năm nữa để rút ra một “kết luận mạnh hơn” về ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện và các áp lực của con người khác.

CEO của Văn phòng MRC Anoulak Kittihoun nói rằng mặc dù phúc trình nầy cho thấy một số ảnh hưởng của thủy điện, vẫn còn quá sớm để quy mọi ảnh hưởng đo được cho các đập vì thay đổi khí hậu và các phát triển khác cũng là những yếu tố.

“Chúng ta phải hiểu phạm vi của những thách thức của chúng ta và xác định phương pháp có hiệu quả nhất để đo đạc chúng,” ông nói thêm.

Nói chung, phúc trình JEM là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn của MRC – đại diện các quốc gia thành viên Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam trong khi vẫn duy trì đối thoại thường xuyên với Myanmar và Trung Hoa – để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và xã hội của thủy điện và ảnh hưởng của kỹ nghệ đối với môi trường và hàng triệu gia đình ngư dân và nông dân dựa trực tiếp vào sông Mekong để sinh sống.

Đối với dự án tiên phong JEM, một toán khoa học gia đa dạng thử nghiệm các thủ tục theo dõi của họ khoảng 1 năm, sau đại dịch vì trì hoãn kéo dài để bắt đầu công việc của họ.

Thông cáo báo chí nói rằng phúc trình có lẽ sẽ trở thành nền tảng cho các chánh sách và hoạt động theo dõi trong tương lai.

Phúc trình nói rằng những điều được tìm thấy có thể giúp hình thành các dự án thủy điện trong tương lai “chọn vị trí và thiết kế, tiên đoán những thay đổi liên quan đến việc điều hành dự án và phát triển, áp dụng và lượng định các biện pháp giảm nhẹ và quản lý.”

Hơn nữa, phúc trình có thể cung cấp một “căn bản để thảo luận xây dựng” giữa các cộng đồng ven sông và các thành viên MRC.

Trong số trên 1 chục đề nghị đến các quốc gia thành viên MRC và đến các nhà điều hành thủy điện, phúc trình đề nghị rằng để giảm nhẹ ảnh hưởng đối với thủy học, phù sa và thủy sản, họ nên cùng giới thiệu “mục tiêu hay giới hạn đối với mức thay đổi của mực nước” trong dòng chánh Mekong; thiết lập một hệ thống thông tin trung ương; điều hành chung các cửa xả thấp để vận chuyển phù sa và trong trường hợp của Don Sahong, đào sâu cửa vào của đường đi của cá và cải thiện các lòng lạch.

Đối với các dự án trong tương lai, phúc trình kêu gọi “theo dõi nước có hệ thống trong tất cả các giai đoạn xây cất thủy điện và điều hành, để hành động thích hợp có thể áp dụng nếu phẩm chất nước kém xuất hiện.”

MRC cũng đang thảo luận cách để kết hợp theo dõi JEM vào Hệ thống Theo dõi Sông Then chốt mới, để bảo đảm theo dõi, báo cáo và quản lý thích ứng lâu dài để bảo vệ sông Mekong.

CÚP ĐIỆN Ở TRUNG HOA LÀM NỔI BẬT RỦI RO CHẾ TẠO TRONG VÙNG TÂY NAM LỆ THUỘC VÀO THỦY ĐIỆN

(China’s power cuts put spotlight on manufacturing risk in hydropower-reliant southwest)

Ralph Jennings, Kandy Wong and Zhao Ziwen – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – August 20, 2022

·                    Các trung tâm chế tạo dọc theo sông Yangtze đang giới hạn việc tiêu thụ điện trong nhiều kỹ nghệ để đáp ứng với nhu cầu điện tăng vọt

·                    Trong tương lai, các nhà chế tạo Trung Hoa có thể chuyển đầu tư đến những vùng lạnh hơn ít lệ thuộc vào thủy điện, các chuyên viên nói

Những xáo trộn đối với nguồn điện ở tây nam Trung Hoa có thể thấy các nhà chế tạo đầu tư trong các tỉnh mát hơn và ít lệ thuộc vào thủy điện trong tương lai, nhưng đợt nóng của mùa hè nầy có lẽ không làm họ tái định cư ngay lập tức, các nhà phân tích nói.

Từ tháng 6, nhiệt độ trên 40 oC (104 Fahrenheit) đã làm nghẹt thở nhiều nơi ở Trung Hoa, từ Sichuan (Tứ Xuyên) ở phía tây đến Shanghai (Thượng Hải) ở phía đông, tạo nên đợt nóng nghiêm trọng nhất của quốc gia kể từ năm 1961.

Các trung tâm chế tạo dọc theo sông Yangtze đang giới hạn mức tiêu thụ điện trong nhiều kỹ nghệ để đáp ứng với nhu cầu, trong khi chánh phủ đã kêu gọi thêm điện than vì các hồ chứa nước dùng để sản xuất thủy điện xuống thấp trong tình trạng hạn hán.

Nếu gián đoạn trở nên thường xuyên hơn, các nhà chế tạo có thể chuyển đầu tư trong tương lai cho các hãng xưỡng đến những vùng ven biển mát hơn và lệ thuộc nhiều hơn vào than đá, mặc dù chi phí điều hành cao và mục tiêu dài hạn của chánh phủ là khuyến khích kinh tế các tỉnh phía tây, các chuyên viên nói.

“Vào lúc nầy ở địa phương họ không có nhiều chọn lựa vì Sichuan có sư tập trung thủy điện như thế,” Ma Jun, giám đốc sáng lập của Viện Vấn đề Công cộng và Môi trường, nói.

“Vì thế, trung và dài hạn, họ phải nghĩ đến các tình huống khác.  Họ không muốn đặt tất cả trứng của họ vào một rỗ.”

Tái định cư từ bờ biển phía đông đến các tỉnh có nhiều thủy điện ở tây nam chẳng hạn như Sichuan và Yunnan (Vân Nam) “không phải là một kế hoạch rất tốt”, Yuan Jiahai, một giảng sư ở Trường Kinh tế và Quản trị của Đại học Điện Lực Bắc Trung Hoa ở Beijing (Bắc Kinh), nói.

Mặc dù dự trữ thủy điện ở tây nam Trung Hoa, Yuan nói những thời kỳ khô tạo rủi ro cho doanh nghiệp đòi hỏi sản xuất liên tục, chẳng hạn như những nhà sản xuất tụ điện nhôm đặc biệt của Sichuan.

“Nhiệt gia tăng hay thiếu nước có thể làm thay đổi cách chúng ta làm việc hay nơi chúng ta sống, Steve Cochrane, kinh tế gia trưởng Á Châu-Thái Bình Dương của Moody’s Analytics, nói.


“Thích ứng với rủi ro khí hậu sẽ trong cách nầy hay cách khác đòi hỏi đầu tư mới.  Nó có thể là đầu tư trong các cơ sở hiện tại để làm chúng có hiệu quả hơn khi khí hậu thay đổi.  Hay nó có thể liên quan đến tái định cư.”

Như một phần của chiến lược “Đi về phía Tây” để giúp phát triển 12 tỉnh và thành phố nội địa với dân số tổng cộng 400 triệu người, Beijing chi 6.350 tỉ yuan (932 tỉ USD) từ năm 2000 đến 2016, phần lớn cho các dự án năng lượng và hạ tầng cơ sở.

Ngày nay, vùng tây nam đóng góp vào tiếng tăm của Trung Hoa như hãng xưỡng của thế giới, sản xuất xe hơi, kỹ thuật và hàng hóa tiêu thụ.

Sản lượng có giá trị gia tăng ở Sichuan là 1.520 tỉ yuan hồi năm ngoái, 4,1% của tổng số quốc gia.  Kỹ nghệ ở Chongqing (Trùng Khánh) đạt giá trị gia tăng tổng cộng là 451 tỉ yuan trong năm 2021.

Đầu tư ở những nơi ít bị trói buộc về nước và năng lượng có thể đạt năng suất trước hết nhưng đáng để nỗ lực về lâu dài, Cochrane nói.

“Càng sớm đầu tư vào một chuyển tiếp như thế, cáng ít bị gián đoạn và tốn kém trong việc chuyển tiếp,” ông nói.  “Đầu tư sớm có thể hạn chế gián đoạn chẳng hạn như di cư và tái định cư.”

Thời tiết khô bất thường lù lù như một gián đoạn như thế.  Mưa trong tỉnh Sichuan đã giảm 40-50% trong tháng 7 và 8 năm nay so với cùng thời kỳ trong năm 2021, đe dọa thủy điện, Evan Li, trưởng chuyển giao năng lượng Á Châu ở Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, nói.

Ông nói thủy điện chiếm 80% điện sản xuất trong Sichuan và điện than “có vẻ không đủ đề bù cho chỗ thiếu hụt”.  Phó Thủ tướng Trung Hoa Han Zheng (Hàn Chính) trong tuần nầy kêu gọi dùng thêm than đá vì nguồn cung cấp thủy điện bị hạn hán đe dọa.

“Một số kỹ nghệ nặng trong vùng đang đối mặt với tình trạng thiếu điện,” Li nói.

Dựa trên các tường trình truyền thông Trung Hoa, Li nói “ngắn hạn dễ sửa, chẳng hạn như điện than và nhiệt như căn bản và dự phòng, cũng như các đường dây dẫn điện liên tỉnh, đang vận hành gần tối đa khả năng.”

Đợt nóng hiện nay không thôi không được dự đoán sẽ đưa các nhà chế tạo đến khí hậu mát hơn.

“Trong một quốc gia như Trung Hoa, cúp điện, lũ lụt, hạn hán và các thiên tai khác và việc phát triển không mong đợi đang xảy ra hàng năm,” Shuang Ding, cầm đầu nghiên cứu kinh tế Trung Hoa của Standard Chartered, nói.

Các viên chức ở Trung Hoa có thể cải thiện quản lý lưới điện để bảo đảm nguồn cung cấp điện trong những vùng bị nóng cực đoan, một số phân tích viên nói.

Khủng hoảng điện hồi năm ngoái xuất hiện vì “phân phối điện kém hiệu quả” trên khắp lưới, Li nói.

“Thách thức then chốt là khả năng của lưới điện hiện hữu ở Sichuan không đủ để hỗ trợ nhu cầu điện mạnh mẽ như thế,” Alfredo Montufar-Helu, giám đốc giám sát cho Á Châu ở hiệp hội nghiên cứu Hội đồng Hội nghị, nói.

 

Trạm thủy điện Baihetan (Bạch Hạc Than) đang được xây cất ở tây nam Trung Hoa.

 [Ảnh: Xinhua]

 

“Tái động của hoạt động kỹ nghệ theo sau sự nới lỏng các hạn chế Covid đã đưa đến sự tăng vọt trong nhu cầu điện, sử dụng hầu hết khả năng nầy.

“Các sự kiện hiện nay sẽ khiến cho các viên chức nghĩ về cách để hiện đại hóa lưới điện và gia tăng khả năng của nó để tránh tình trạng tương tự.”

Bộ Thủy lợi đã nói họ sẽ tiếp tục xả nước từ các hồ chức nước quan trọng dọc theo sông Yangtze để giúp giảm nhẹ hạn hán.  Bộ đã xả 5,3 tỉ m3 nước tính đến hôm Thứ Tư.

Ở Chongqing, trung tâm kinh tế của thượng lưu Yangtze, 66 sông đã cạn kiệt và 25 hồ chứa nước đã cạn.


Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam có lẽ đang trông chừng bất cứ việc chuyển nước từ các nhánh thượng lưu của sông Mekong dài 4.350 km, mà họ dựa vào để có cá và thủy nông.

Kể từ hạn hán năm 2019, dọc theo các nhánh thượng lưu của Mekong ở Trung Hoa, việc chuyển nước từ các đập của Trung Hoa đã khiến cho hầu hết hạ lưu bị khô, cơ quan nghiên cứu Trung tâm Stimson ở Washington nói.

Ở Việt Nam với hãng xưỡng tập trung nhiều, thành phố Hồ Chí Minh được dự đoán thiết lập 104 hồ chứa nước vào năm 2050 để kiểm soát dòng chảy sông Mekong, truyền thông ở trong nước nói.

“Người dân rất bi quan về khu vực Mekong, vì nước đang cạn kiệt và nó không còn nhiều như trước – có nhiều vùng khô,” Jack Nguyen, cố vấn đa quốc gia có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh, nói.