Sunday, July 31, 2022

THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN KHÔ CẠN TRÊN HỒ KHỔNG LỒ Ở CAMBODIA

 (Incomes dry up for farmers on Cambodia’s huge lake)

Sao Phal Nisely – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 25 July 2022

Khan hiếm nước, đất suy thoái và chi phí hóa chất gia tăng cộng thêm khó khăn trên hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

 

PHNOM PENH – Đời sống chưa bao giờ dễ dàng đối với nông dân dọc theo hồ Tonle Sap của Cambodia – hồ nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA) – và nay khan hiếm nước, suy thoái đất và giá cả hóa chất gia tăng cộng thêm vào khó khăn của họ.

“Mỗi mùa, những vấn đề thách thức nhất mà nông dân chúng tôi thường đối mặt là thiếu tài chánh và nước,” Reth Pheach, 50 tuổi, có đất trong xã Sa Kream trong tỉnh Kampong Thom.

Ngồi dưới ngôi nhà gỗ xác xơ cách hồ Tonle Sap khoảng 80 km, ông nói thêm: “Trong quá khứ, chúng tôi không có khan hiếm nước.  Chúng tôi hiếm có hạn hán, nhưng nay thời tiết đã trở nên không thể đoán trước.  Tôi không biết tại sao nó xảy ra.”

Đối với Pheach, độ phì nhiêu của đất giảm được xem như một tiến trình tự nhiên và trả lời duy nhất của ông là dùng thêm hóa chất nếu ông muốn canh tác.  Gia tăng việc dùng hóa chất là cách duy nhất để duy trì năng suất.

 

Nông dân Reth Pheach ngồi trước ngôi nhà gỗ trong xã Sakream, huyện Balang, tỉnh Kampong Thom.   

Khan hiếm nước và thời tiết không thể đoán trước đã buộc ông lệ thuộc nặng nề vào hóa chất. [Ảnh: Sem Vanna]

 

Nằm gần Siem Reap và khu đền đài nổi tiếng chung quanh Angkor Wat, hồ Tonle Sap dài 250 km và rộng 100 km ở điểm rộng nhất.  Nó là một trong những hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất trên thế giới, khiến UNESCO liệt kê vào Khu Bảo tồn Sinh quyển trong năm 1997.

Hồ khổng lồ điều hành cái được gọi là hệ thống nhịp lũ, trong đó hồ nhận nước từ sông Tonle Sap – một trong các sông trên thế giới đảo ngược dòng chảy mỗi năm.

Trong 6 tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mực nước sông Mekong hạ thấp và nước từ hồ Tonle Sap chảy trở xuống sông Tonel Sap và trở ra Mekong.

Khi sông Mekong phình ra với nước mưa mùa, nó đẩy nước vào sông Tonle Sap đến hồ làm nó nới rộng 6 lần kích thước.

Nhưng thay đổi khí hậu cùng với các yếu tố khác, gồm có các đập thủy điện mới dọc theo sông Mekong, đã khiến cho mực nước ở trong hồ thấp hơn.  Từ năm 2008, mực nước thấp hơn mức trung bình lịch sử, theo một phúc trình của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).

Những thay đổi nầy có nghĩa là nông dân phải gánh chịu năng suất đất giảm, khiến họ phải dựa vào hóa chất để duy trì năng suất với chi phí thêm vào khó khăn của họ.  Thủy nông không đủ cộng thêm vấn đề cho nông dân.

Kém màu mỡ

Abby Seiff, một phóng viên Mỹ làm việc cho The Cambodia DailyThe Phnom Penh Post và là tác giả của quyển sách Trounbling the Water: A Dying Lake and a Vanishing World in Cambodia (Bận tâm Nước: Một hồ đang Chết và mộ Thế giới đang Biến mất ở Cambodia), đồng ý rằng hồ nước ngọt lớn nhất và quan trọng nhất ở ĐNA có vấn đề.

Nó bị đe dọa sống còn gồm có mất mát đáng kể rừng ngập nước, thay đổi thủy học cũng như từ khủng hoảng khí hậu, cô nói.

Cô ghi nhận rằng thay đổi trong thủy học – thay đổi trong cách nước di chuyển trong và ngoài hồ - đã ảnh hưởng không chỉ sinh thái của hồ mà còn đất canh tác ở chung quanh.

“Trong mùa mưa, toàn thể đồng lụt chung quang hồ bị ngập nước – không chỉ với nước nhưng với phù sa giàu chất dinh dưỡng, rất quan trọng cho ruộng lúa,” cô nói.

“Vì thế, thủy học thay đổi không chỉ ảnh hưởng thủy sản của hồ, mà còn ảnh hưởng nông nghiệp chung quanh hồ.”

Leng Vira, một viên chức kỹ thuật và nhà nghiên cứu ở Nha Quản lý Tài nguyên Đất Nông nghiệp (DALRM) ở Tông Nha Nông nghiệp (GDA), nói các yếu tố gây ra sạt lở đất canh tác dọc theo hồ rất phức tạp.

Hệ sinh thái nông nghiệp rất mong manh vì nhiều yếu tố.  Việc mất rừng để làm thêm đất canh tác, độc canh nông nghiệp. và thiếu quản lý về cách sử dụng đất nói chung và các dự án phát triển lớn của con người, tất cả góp một phần vào việc biến đổi một trong những hệ sinh thái phong phú nhất thế giới.

“Rừng trong vùng đã bị đốn và biến thành đất nông nghiệp.  Không có rừng, sạt lở đất có thể xảy ra dễ dàng.  Và nếu chúng ta nhìn váo rừng ngập nước, chúng cũng bị hủy hoại,” Vira nói.

“Điều đó buộc nông dân phải gia tăng sử dụng hóa chất từ năm nầy sang năm khác.  Nếu họ không dùng, họ không thể thu hoạch.”

Nông dân bị đánh bởi giá cả hóa chất gia tăng

Ngay cả với khối nước và mưa trong hồ được xem là bình thường trong năm nay, có nghĩa nước không phải là vấn đề, giá cả tăng vọt của phân bón đã làm cho đời sống thêm khó khăn cho nông dân.

Pheach nói ông thường chi hầu hết 1 triệu riel – khoảng 250 USD – cho hóa chất một năm để giữ cho lúa và rau cải của ông lớn.  Tuy nhiên, năm nay ông chi gần gấp đôi cho cùng số lượng hóa chất.

Ông cần khoảng 350 kg phân bón cho 2 hectares ruộng lúa và 200 kg khác cho đồn điền rau cải 1 hectare.

“Đến 550 kg [hóa chất] tổng cộng cần đến mỗi mùa và điều nầy không bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ,” ông nói, thêm rằng sử dụng hóa chất đã trở thành một thói quen vì đất đã suy thoái quá nhiều.

Người cha của 3 đứa con nói canh tác là thu nhập duy nhất của gia đình và năng suất giảm khi ông cắt bớt hóa chất.

“Tuy nhiên, tôi lo ngại là giá hóa chất tiếp tục tăng, Tôi đang chi từ 80.000 riel [20 USD] và 90.000 riel [22,50 USD] mỗi 50 kg hóa chất trước đây,” ông nói.  “Nay giá cả đã tăng lên từ 130.000 riel [32,50 USD] và 150.000 riel [37,50 USD] hay cao hơn.”

Red Than, 37 tuổi, ở xã Pongsat trong tỉnh Siem Reap cũng chật vật để giữ cho việc canh tác tiến triễn khi đất của cô suy thoái.  Cô sản xuất 5 tấn lúa mỗi năm, nhưng giá cả hóa chất gia tăng đã buộc cố chi nhiều hơn để đối phó với chi phí sản xuất gia tăng.

“Năm ngoái, tôi chi khoảng 1 triệu riel [250 USD] cho hóa chất, gồm có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón, cho 2 hectares đất – điều nầy không kể chi phí mướn máy móc,” Than nói, thêm rằng giá xăng dầu gia tăng khiến việc điều hành máy móc tốn kém hơn.

“Rất khó khăn.  Tôi cần phải chi gấp đôi để duy trì sản lượng tương đương và chúng tôi không thể làm nếu không có phân bón.  Nếu chúng tôi không canh tác, chúng tôi không có gì để ăn,” cô nói.

Red Than, một nông dân ở xã Pongsat trong tỉnh Siem Reap, nghỉ ngơi trước ruộng dưa. 

[Ảnh: Sem Vanna]

 

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Cambodia nhập cảng 103.000 tấn thuốc trừ sâu và 1.406.775 tấn phân bón nông nghiệp trong năm 2020 – hầu hết từ Việt Nam và Thái Lan.

Chi phí nhập cảng là 209,51 triệu USD, theo kho dữ kiện COMTRADE của Liên Hiệp Quốc về mậu dịch quốc tế.

Nợ nần của nông dân gia tăng

Pheach và Than chật vật để duy trì đồng ruộng của họ như các nông dân khác ở chung quanh hồ Tonle Sap, gồm có 9 tỉnh và là nơi cư trú của khoảng 4,8 triệu người.

Giá cả gia tăng của hóa chất nông nghiệp – nhất là vì Cambodia tương đối thiếu sản phẩm nội địa cũng như gián đoạn trong dây chuyền sản xuất và Nga xâm chiếm Ukraine – có nghĩa nông dân cần phải chi thêm tiền.

Điều nầy đưa họ vào một chu kỳ nợ nần hầu như không thể thoát vì họ phải vay các món nợ tài chánh vi mô hay mượn từ những người cho vay tư nhân để canh tác.

Pheach nói nông dân chỉ có sự lựa chọn là vay nợ vào đầu mùa và trả lại khi họ hoàn tất thu hoạch.

Ba hectares của ông có thể sản xuất đến 8 tấn lúa, nhưng ông giữ lại 3 tấn để ăn, bán phần còn lại để trả nợ.

“Khi mùa mới đến, chúng tôi làm tương tự.  Nó giống như một chu kỳ,” Pheach nói.

“Đó là lý do tại sao một số người nói canh tác giống như tự đẩy mình vào nợ nần.  Nam nay, tôi không biết bao nhiêu phân bón phải dùng vì tôi không có tiền.  Nhưng nếu chúng tôi không làm, làm sao chúng tôi có thể sống còn?”

Trả nợ luôn luôn khò, Pheach nói, với nhiều nông dân không thể giữ thời biểu trả nợ.

Trong tỉnh Siem Reap, Than có cùng lo ngại, lưu ý rằng giá cả gia tăng của thuốc trừ sâu và các hóa chất khác khiến không thể có lợi nhuận.

“Bất kể tốn kém bao nhiêu, chúng tôi vẫn phải mua hóa chất.  Tôi lo ngại rằng chúng tôi sẽ đối mặt với khó khăn trả lại nợ vì chúng tôi chỉ hưởng một phần nhỏ từ canh tác từ năm nầy sang năm khác,” Than nói.

Trong suốt đại dịch Covid-19, nông dân Canbodia đối mặt với thị trường sụt giảm với việc buôn bán giảm trên toàn quốc.  Nhiều nông dân chìm sâu vào nợ nần trong những năm gần đây, theo Theng Savoeun, chủ tịch của Hiệp hội Cộng đồng Nông dân Cambodia (CCFC).

“Các khảo sát và thảo luận nội bộ của chúng tôi cho thấy rằng nợ của nông dân đã gia tăng.  Họ không chỉ mượn tài chánh để canh tác mà còn để chi tiêu hàng ngày.  Điều nầy gây khó khăn để trả lại và họ luôn mắc nợ,” Savoeun nói, thêm rằng khảo sát vẽ một hình ảnh rộng lớn của thành phần nông nghiệp Cambodia.

“Và nay giá cả xăng dầu và phân bón đang tăng không chấm dứt,” ông nói thêm.

Như một thí dụ, ông nói 1 kg lúa có thể bán với giá 1.000 riel (0,25 USD), có nghĩa là một nông dân cần bán 5 kg lúa để mua 1 l xăng.

“Nếu không có giải pháp, một số nông dân có thể bỏ canh tác và chuyển sang các nghề khác họ hy vọng sẽ giúp họ được lợi nhuận nhiều hơn.  Nhưng chiều hướng nầy sẽ là một lo ngại lớn khác,” ông nói.

Một thửa đất canh tác trong huyện Sotr Nikum, tỉnh Siem Reap. [Ảnh: Sem Vanna]

 

Điểm tan vỡ

Theo hiệp hội, có đến 90% nông dân mượn tiền từ ngân hàng hay các công ty tài chánh vi mô để canh tác.  Trong khi chi phí sản xuất gia tăng buộc họ phải mượn thêm, ảnh hưởng của Covid-19 đẩy các nông dân chật vật đến điểm tan vỡ với nợ nần.

May thay, thay vì dựa hoàn toàn vào nợ từ các tổ chức tài chánh vi mô hay ngân hàng, nông dân như Than và Pheach có thể vay nhanh từ các nhóm tiết kiệm của nông dân trong cộng đồng của họ.

“Tôi có thể đi vay nợ ngày hay đêm.  Nó dễ hơn, không như ngân hàng hay công ty tài chánh vi mô thường đòi hỏi chúng tôi phải có đất hay thế chân,” Pheach nói, thêm rằng nhóm tiết kiệm gồm có các nông dân trong các cộng đồng lân cận.

Nhưng mặc dù sáng kiến nầy giúp họ mượn đủ để đối phó với nhu cầu canh tác theo mùa, số tiền có thể được mượn bị giới hạn.  Đề mua lớn hơn, nhiều nông dân vẫn dựa vào nhà hay đất canh tác như thế chân để vay nợ từ các tổ chức tài chánh vi mô hay ngân hàng.

Mặc dù nhanh và dễ tiếp cận, lãi suất vẫn cao như ngân hàng và các tổ chức tài chánh vi mô, với nông dân trả đến 7% lãi suất.  Thực tế là những nhóm tiết kiệm tập thể nầy không thể làm gì nhiều để phá vỡ chu kỳ nợ nần.

Sok Voeurn, chủ tịch của Hiệp hội Tài chánh Vi mô Cambodia (CMA), trích dẫn một phúc trình năm 2021 của Ngân hàng Quốc gia Cambodia nói rằng cho vay tài chánh vi mô cho nông nghiệp gia tăng đáng kể, chiếm đến 19% tổng số nợ được đưa vào kinh tế của Cambodia.

“Trong 5 năm qua, con số nợ cho canh tác gia tăng từ 1,099 tỉ đến 1,598 tỉ USD, Voeun nói, lưu ý rằng trong đại dịch, số nợ nông nghiệp gia tăng 11% trong năm 2020 và đến 21% trong năm 2021.

Voeurn nói không có tin tức về rủi ro không thể trả nợ của nông dân, nhưng nói tình hình đã cải thiện với rủi ro nợ nần ở khoảng 1,7%.

Đối với Savoeun của CCFC, cần phải can thiệp để giúp nông dân đã quá hạn từ lâu.

“Chánh phủ nên can thiệp ngay để bảo đảm rằng các nông dân tiểu qui mô có thể vay nợ với lãi suất thấp để canh tác.  Và điều nầy cũng cần áp dụng cho một số vật liện canh tác quan trọng.  Làm thế không những giúp cho nông dân mà còn cho người tiêu thụ,” ông nói.

Chủ tịch của hiệp hội nông dân thúc giục chánh phủ làm việc trên các giải pháp lâu dài gồm có cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và hình thành các chánh sách tốt để thu nhận ý kiến của nông dân.

“Nông dân nên được phép bày tỏ tiếng nói và lo ngại của họ và nên được thu nhận như ý kiến cho chánh sách,” Savoeun nói.

Voeurn của CMA nói hiệp hội của ông cũng đã theo dõi tiến triển trong thành phần nông nghiệp.

Ông nói hiệp hội của ông đã hợp tác với các bên liên hệ khác trong thành phần nông nghiệp để cung cấp cho nông dân về kiến thức tài chánh và để bảo đảm dịch vụ cho vay có trách nhiệm và khả chấp.

No comments:

Post a Comment