Sunday, July 17, 2022

LÃNH ĐẠO SÔNG MEKONG VÀ MISSISSIPPI TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, TRAO ĐỔI CÓ Ý NGHĨA

(Mekong and Mississippi river leaders strengthen cooperation, meaningful exchange)

Mekong River Commission – Bình Yên Đông lược dịch

14 July 2022

 


Vientiane, Lao PDR, 14 July 2022 — Các cơ quan đại diện cho 2 con sông quan trọng nhất trên thế giới đồng ý đào sâu việc hợp tác song phương, trong đó họ chia sẻ những bài học và các lề lối tốt nhất trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, chuyên môn kỹ thuật, và các lãnh vực quan trọng khác.

Vào ngày 13 tháng 7, như một phần của chương trình Trao đổi Hợp tác Sông Chị em, lãnh đạo của Ủy hội Sông Mekong (MRC) – đại diện cho thủy lộ lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA) – và đối tác của nó từ Ủy hội Sông Mississippi – đại diện lưu vực lớn thứ 3rd trên thế giới – tiếp tục Biên bản Ghi nhớ (MoU) 5 năm để khuyến khích “quản lý và phát triển nguồn nước an toàn hơn, kinh tế hơn, có hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường hơn.”

Trước khi viếng thăm Mekong trong tuần nầy, Chủ tịch của Ủy hội Sông Mississippi, Tướng Diana M. Holland của Hoa Kỳ, đã mô tả giá trị của mối liện hệ quốc tế chị em nầy, được chánh thức bắt đầu trong năm 2011 với việc ký kết MoU đầu tiên.  Trong những năm sau đó, việc hợp tác bao gồm thăm viếng trao đổi, các chương trình xây dựng khả năng, và phát triển của khí cụ và kỹ thuật.

“Chúng tôi sẽ xây dựng trên các buổi họp với nhau trước đây và thảo luận một số thách thức nguồn nước rộng lớn chung của 2 lưu vực,” Holland nói.  “Cả 2 Ủy hội đại diện chuyên môn đáng kể và sẽ mang lợi ích từ việc tiếp tục trao đổi những bài học đã học và các lề lối tốt nhất.”

MoU, được nới rộng trong chuyến Thăm viếng Tại chỗ đến Mekong của phái đoàn Mississippi, xác định 11 lãnh vực đặc biệt của trao đổi trách nhiệm: thích ứng thay đổi khí hậu; quản lý nguồn nước kết hợp; quản lý hạn hán; tiên đoán lũ lụt; phát triển thủy điện và đánh giá ảnh hưởng; nhu cầu và sử dụng nước; nông nghiệp và an toàn lương thực; cải thiện thủy vận; đường cá đi; phẩm chất nước; và đất ngập nước.

Mỗi lãnh vực thích đáng và cần kíp cho Mekong, như những năm gần đây đã thấy sự kết hợp của thủy điện và sử dụng nước và lũ lụt liên quan đến thay đổi khí hậu ảnh hưởng lớn lao đến mực nước sông, dòng phù sa, việc di chuyển của cá, độ mặn gia tăng, và nhiều lãnh vực khác.  Tất cả những vấn đề nầy ảnh hưởng sinh kế và an ninh lương thực của hàng triệu gia đình đánh cá và canh tác trong lưu vực.

Ủy hội Sông Mississippi, được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1897, được hỗ trợ kỹ thuật và sự cần thiết kỹ thuật của Công binh Hoa Kỳ (US Army Corps of Engibeers (ISACE).  Holland không những là Chủ tịch của Ủy hội, mà còn là tướng chỉ huy của Phân bộ Thung lũng Mississippi của USACE.

Trong số các vị trí mà phái đoàn của bà thăm viếng trong chuyến đi Mekong là nhà máy thủy điện Xayaburi, ở Lào PDR, bắt đầu hoạt động cách đây 4 năm; và hồ Tonle Sap, là hồ nước ngọt lớn nhất ĐNA và gần đây đã ghi nhận mực nước thấp kỷ lục.  Ngoài ra, bà cũng thăm viếng các bộ và viên chức chánh phủ Mekong, như Bộ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Lào và các bộ khác ở Cambodia.

Sau khi ký MoU ngày 13 tháng 7 ở Vientiane, Holland nói ở buổi lễ: “Chúng tôi rất phấn khởi để tiếp tục thỏa thuân nầy như một biểu tượng của tình hữu nghị và hợp tác trong tương lai của chúng ta như một phần của chương trình Hợp tác Sông Chị em và Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ rộng lớn hơn.”

Tại buổi ký kết MoU. CEO của Văn phòng MRC, Tiến sĩ Anoulak Kittihoun, cũng bày tỏ sự biết ơn trong quá khứ và các đồng nghiệp Hoa Kỳ có kiến thức rộng rãi,  Thí dụ, trong một số thách thức thủy điện và việc điều hành dọc theo Mekong tương đối mới, phía Mississippi thỉnh thoảng vật lộn với hạ tầng cơ sở được thiết lập đầu tiên trong thập niên 1930s.

“Loại hợp tác nầy thì vô giá đối với chúng tôi, với những thách thức chúng tôi đối mặt hiện nay,” Kittihoun nói.  “Họ có nhiều kinh nghiệm với sông và quản lý nguồn nước, nhất là việc điều hành đập và thiết kế thích ứng, từ đó các quốc gia Mekong và quần chúng được lợi chắc chắn.  Qua việc trao đổi những bài học đã học nầy – rồi hợp tác kỹ thuật là kết quả của MoU – chúng ta cũng có thể học cái khuyết điểm xảy ra trong quá khứ mà chúng ta có thể cứu xét và tránh lặp lại ở đây trong Mekong.”

.

No comments:

Post a Comment