Sunday, July 3, 2022

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, KHAI THÁC CÁT CÓ NGHĨA LÀ MẤT NHÀ VÀ CỦA CẢI

 (In the Mekong Delta, sand mining means lost homes and fortunes)

Dinh Tuyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 23 June 2022


Khi bờ sông sụt lún và đổ nhào, nhà của Tran Van Bi sụp đổ xuống sông ở Đồng bắng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL) 4 năm trước.  Tất cả mọi thứ mà gia đình ông tích lũy trong 32 năm đã ra di trong nháy mắt.

“Váo lúc đó, khi tôi nghe tiếng kêu la, tội chạy lại, chỉ thấy mái nhà tôi chìm xuống dòng nước chảy xiết,” Bi, 60 tuổi, căn nhà cũ của ông ở cạnh sông Vàm Nao trong xả Mỹ Hội Đông, tỉnh An Giang, nói.

“Tôi chạy để kiếm vợ và các con của tôi và rồi như mất trí, tôi không biết phải làm gì.”

May mắn thay, các thành viên của gia đình ông an toàn.

Sông đã nuốt tổng cộng 14 nhà ngày đó.  Sự sụt lún buộc 106 gia đình khác phải dời cư.

Bi cáo buộc việc khai thác cát trong vùng cho sự mất nhà của ông.  Xem và nghe các máy hút cát nhai không ngừng qua đáy sông gần nhà đã trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống của ông.

Nhìn lại, ông thấy rõ các dấu hiệu của một thảm kịch sắp xảy ra ở đó một thời gian.  Các bãi bùn ở gần đã biến mất và dòng nước chảy qua nhà ông gia tăng lớn lao.

Từ nhiều năm, ĐBSCL đã thống khổ vì sạt lở bờ sông và bờ biển lan tràn do sự sụt giảm lượng phù sa lơ lững và cát trong các thủy đạo.

Các chuyển viên cáo buộc các đập ở thượng lưu, ngăn chận phù sa, cũng như khai thác cát quá mức dọc theo sông Mekong, nhất là ở Cambodia và Việt Nam.

Điều nầy có nghĩa là ĐBSCL, hình thành bởi phù sa trên 6.000 năm quả thật đang tan rã.

Trên 600 hectares đất ven sông và ven biển bị mất mỗi năm trong đồng bằng vì sạt lở, theo Le Anh Tuan, phó giảng sư ở Viện Nghiên cứu Thay đổi Khí Hậu (DRAGON Institute Mekong) ở Đại học Cần Thơ.

Ong cảnh báo “thiệt hại không thể đảo ngược” nếu khai thác cát trong vùng không được giới hạn.

Trả một cái giá cao

Trong thập niên qua, các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần thơ, Vĩnh Long và Sóc Trăng đã cấp giấy phép để khai thác 114 triệu tấn cát dự trữ.  Điều nầy tương đương gần 7 tấn cho mỗi đầu người sống ở đó.

Con số thật sự được nghĩ cao hơn nhiều vì khai thác cát trái phép vẫn phổ biến.

Tuy nhiên, hầu hết cư dân chưa bao giời đến gần cát nầy, hay đồng tiền mà nó mang lại.  Thay vào đó, các gia đình đo đạc khai thác cát trong việc mất nhà và của cải.




Thống kê chánh thức cho thấy giữa năm 2018 và 2020, 1.808 nhà ở ĐBSCL chìm xuống sông hay biển vì sạt lở.  Điều đó tương đương với 5 làng hoàn toàn bị xóa sạch, với thiệt hại trên 200 tỉ VND (8,6 triệu USD).

Các gia đình sống trong vùng nơi cát được hút nhiều nhất và cũng rủi ro nhất để trở thành vô gia cư.  An Giang và Đồng Tháp là 2 tỉnh hút cát nhiều nhất trong vùng, ở mức 5,3 triệu và 5,5 triệu m3 mỗi năm.

Không ngạc nhiên, các tỉnh nầy cũng dẫn đầu trong con số nhà bị đe dọa bởi sụt lún và cần được di dời – 5.300 trong tỉnh An Giang và 6.400 trong tỉnh Đồng Tháp.

Đuổi những người khai thác cát đi

Mặc dù tiếng mưa rào trên sông Hậu, tiếng gầm của máy hút cát thì không thể nhầm, xáo trộn sự yên ổn của khúc sông giáp ranh với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ.

Gần bờ hơn, các máy hút cát khác đang hút cát,  Khung cảnh không ngưng dọng – mỗi lần cần trục khổng lồ vươn ra và thả cái gàu lớn vào sông, khung cảnh khi nó chạm nước giống như mìn nổ.

Động cơ của máy xúc cát gầm rú, phun khói đen và gàu cát được kéo lên khỏi nước.  Rồi gàu được di chuyển chậm sang một bên cho đến khi nó thả hết cát vào các tàu chứa hay xà lan đậu bên cạnh.

Ngay sau khi xà lan đầy cát, tài công kéo neo và chạy đi.  Lập tức, một xà lan khác lấy chỗ.  Cung quanh vùng khai thác cát, hàng chục xà lan khác đang neo, chờ đến phiên.

 

Người dân trên đảo Sơn đã dựng đê tre để giữ cát khỏi bị hút đi.

[Ảnh: Dinh Tuyen/Thanh Niên]

 

Cách đó khoảng 100 m là cồn Sơn, một đảo nhỏ giữa sông Hậu ở huyện Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.  Người dân địa phương đã dựng một hàng tre để làm một bức tường, hay đê, trong nỗ lực ngăn cồn của họ biến mất vào sông và bảo vệ ao cá của họ.

 

Phan Thi Kim Ngan, 57 tuổi, chỉ những dấu hiệu của sạt lở trên cồn Sơn.

[Ảnh: Dinh Tuyen/Thanh Nien]

 

Cỉ vài các vết nứt trên đê, Phan Kim Ngan, một nông dân trồng chôm chôm 57 tuồi, nói sụt lún khiến nhiều nơi của đê bị vỡ.

“Mọi người trên cồn chống việc khai thác cát vì nó gây sạt lở, nhưng không có gì thay đổi,” Ngan nói.  “Cần Tho không cho phép khai thác cát nữa, Vĩnh Long vẫn còn cho 3-4 máy xúc cát hoạt động, và họ đã dùng máy bơm lớn thả xuống đáy sông để hút cát.”

Cư dân giận dữ trên cồn Sơn có nhiều lúc dùng thuyến của họ để đuổi các máy xúc cát.

“Người dân không muốn vi phạm luật, nhưng họ tức giận quá nên họ phải chạy ra và đuổi những người khai thác cát đi,” Pham Hai Dào, nông dân 65 tuổi sống trên cồn Sơn, nói.

Ông đã phải di chuyển nhà 5 lần vì sạt lở và đã mất 2/3 đất canh tác.  “ Người dân ở đây không sợ,” ông nói.

 

Một tàu của người khai thác cát chụp trong huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

[Ảnh: Dinh Tuyen/Thanh Nien]

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Mặc dù mỗi người khai thác cát phải đăng ký con số máy xúc mà họ sử dụng, rất ít dữ kiện công khai để các cộng đồng và xã hội dân sự theo dõi hoạt động của họ.  Không có cơ quan kiểm soát trung ương có nhiệm vụ giám sát toàn bộ kỹ nghệ.

Thiết lập một đường dây giấy tờ độc lập để chứng minh vi phạm gần như không thể được.  Các công ty khai thác cát không tiết lộ khối lượng được hút, cho thấy số bán hay lợi tức cho bất cứ ai ngoài các thanh tra chánh phủ có thẩm quyền, khong tiết lộ tin tức cho công chúng.

Tiền thuế, lợi tức và lợi nhuận được tự tuyên bố và báo cáo trực tiếp đến giới chức thuế vụ bởi công ty và, một lần nữa, không được công khai.

Một cách duy nhất để theo dõi các hoạt dộng nầy là trông chừng, và cách duy nhất mà người dân chống lại là la hét người khai thác từ bờ sông, hay tìm cách đuổi họ đi.  Nhiều người giữ im lặng, lo sợ bị tấn công trả thù.

Rất khó kiểm soát

Có câu nói ở Việt Nam để mô tả các nỗ lực của các kiểm soát viên để đối phó với khai thác cát trái phép: “Như bắt cóc bỏ dĩa.”

Báo cáo ít hơn số cát được khai thác và gian lận tài liệu thì lan tràn trong nhiều công ty, và nó là những cái “rất khó để kiểm soát,” theo Nguyen Chi Kien, Phó Giám đốc của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ.

Các công ty được biết đã đưa lậu cát qua ranh giới tỉnh để lẩn tránh nhà cầm quyền và báo cáo.  Họ thường hoạt động váo ban đêm để lẩn tránh người kiểm soát.

Kiên đã tham gia vào nhiều trò chơi bực tức của mèo và chuột trong nỗ lực để ngăn chận buôn lậu.  Khi ông khám phá các máy xúc từ tỉnh Vĩnh Long bắt đầu khai thác gần thành phố Cần Thơ.

Khi chánh quyền đến để điều tra, những người khai thác cát và dụng cụ của họ lập tức đi qua Vĩnh Long, đặt họ bên ngoài thẩm quyền của Cấn Thơ.

“Đây thật là một công việc đầy thách thức,” Kien nói.

Trong năm 2020, cảnh sát thủy đạo của Cần Tho kiểm tra 27 hoạt động khai thác cát và khám phá nhiều vi phạm, kết quả là 2 hoạt động khai thác cát bị đóng cửa và 3 người bị tố cáo.

Cũng có thị trường chợ đen cho cát phát xuất từ Việt Nam.  Không thể ước tính kích thước chính xác.  Nhưng kho dữ kiện của Liên Hiệp Quốc so sánh việc xuất cảng cát của Việt Nam với dữ kiện nhập cảng của các quốc gia đến đề nghị rằng những số lượng lớn cát đi qua đường mậu dịch chánh thức.


Việt Nam báo cáo thu được 212 triệu USD cát xuất cảng từ 2011 đến 2020.  Trong cùng thời gian, các qốc gia khác báo cáo cát nhập cảng từ Việt Nam co trị giá gần 705 triệu USD – 3,3 lần cao hơn báo cáo của Việt Nam.

Khoảng cách lớn nhất được báo cáo trong năm 2014, là 120 triệu USD.  Sauk hi Việt Nam cấm xuất cảng cát trong năm 2017, chỉ có các thỏa thuận xuất cảng hiện tại có thể tiếp tục.  Khoảng trống trở nên nhỏ hơn nhiều.

Tổng cục Thống kê của Việt Nam nói những con số nầy hiếm khi ăn khớp vì không đồng nhất trong thời điểm, mục tiêu và trị giá áp dụng bởi mỗi quốc gia trong tính toán của họ.

Ngoài ra, một số vận chuyển hàng có thể tính gấp đôi nếu chúng đi qua một quốc gia trung gian trước khi đến nơi đến cuối cùng.

Dưới mắt của Ha Thanh Giang, chủ của 2 hoạt động khai thác cát lớn ở Cần Thơ, việc kiểm soát môi trường là gánh nặng.  Ông phải ngừng hoạt động ở một vị trí sau khi chánh quyền địa phương ra lệnh đóng cửa trong tháng 11 năm 2021 mà khong cho biết lý do.

“Tôi phải chống án để nới rộng vì tôi đã ký một hợp đồng để cung cấp 700.000 m3 cát cho một dự án xây cất ngoài tỉnh,” Giang nói.  “Nay hoạt động bị đóng.  Tôi phải [trả] đền bù cho thân chủ của tôi.

Có nhu cầu cát lớn lao vì mỗi tỉnh cần hàng triệu m3 mỗi năm,” Giang nói thêm.  “Rồi, nếu anh không khai thác nó, nơi nào anh lấy cát để đáp ứng nhu cầu đó?”

Mặc dù các nỗ lực của chánh phủ để kiểm soát giá cát giữa 56.000 VND và 80.000 VND (2,42-3,46 USD) cho mỗi m3, giá thị trường bắt đầu từ 280.000 VND (12,13 USD) cho mỗi m3.

 

Khai thác cát trên sông Hậu gần cồn Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. [Ảnh: Dinh Tuyen/Thanh Nien]

 

Cân bằng nhu cầu

Nhu cầuu cát cao ở ĐBSCL có thể cuoc975 giải thích bằng sự kiện là nó ở vùng thấp và đang chìm từ từ, theo Tran Anh Thu, Phó Chủ tịch của Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang.

Vì vậy, hạ tầng cơ sở chẳng hạn như đường sá và nhà cửa liên tục cần có nền móng nâng cao trên mức nước lụt.  Cho đến khi nào nguồn thay thế của vật liệu không có sẵn, nhu cầu của cát vẫn mạnh.

“Chìa khóa nơi và làm thế nào cát được khai thác.  Làm thế nào để nạo vét nhưng giới hạn ảnh hưởng tiêu cực,” Thu nói.  “Sự sụt giảm trong phù sa và nguồn cát không nên là lý do để cấm khai thác cát.”

Trong tỉnh An Giang, việc quản lý khai thác cát được chia thành 3 nhóm.  Các vùng có rủi ro sụt lún sẽ ngưng cấp giấy phép và không ga hạn các giấy phép được cấp trước đây.

Thứ nhì là vùng nơi khai thác cát được cấp giấy phép qua khai thác vừa phải, nhưng hạn chế khả năng khai thác.  Hiện nay, nhóm nầy có 11 giấy phép khai thác với khả năng gần 5,3 triệu m3 một năm.

Nhóm thứ ba là nạo vét và sửa chữa dòng cung cấp của các bãi bồi trên sông.  An Giang có 7 vùng nạo vét như thế, cung cấp đến 80% số cát cho tỉnh.

Lai Hong Thanh, Phó Tổng Giám đốc của Cục Địa chất và Khoáng sản, nói khai thác cát trong ĐBSCL sẽ không ngưng trong khi nhu cầu cát vẫn lớn lao, đến 100 triệu m3 cát mỗi năm.

Chánh phủ đã dành 12.000 tỉ VND (516 triệu USD) từ năm 2016 để đương đầu với các vị trí sạt lở bờ sông và bờ biển tổng cộng dài 275 km ở ĐBSCL.

Cùng với việc cấm xuất cảng cát, nhà nước đã công bố các quy định nhằm ngăn ngừa nạo vét thái quá.  Việt Nam cũng tìm cách để sản xuất cát nhân tạo.

Các chuyên viên và cư ân, tuy nhiên, vẫn lo ngại.  Cát chỉ được xem là vật liệu xây cất phổ biến qua Luật Khoáng sản, và giấy phép được cấp bởi các tỉnh.

Nguyen Huu Thien, một chuyên viên độc lập về sinh thái của ĐBSCL, lập luận đây là một quan niệm hẹp hòi vì cát cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì lãnh thổ.  Khai thác cát nên được quản lý ở cấp liên tỉnh, để cân bằng ảnh hưỡng trên khắp toàn thể đồng bằng, ông nói.

“Nếu chúng ta tiếp tục khai thác cát ở mức hiện nay, chúng ta có thể vẽ lại bản đồ của ĐBSCL trong tương lai khi bờ biển bị xói mòn và bờ sông bị biến dạng,” Thien cảnh báo.

Địa phương mang hậu quả

Trong khi đó, đời sống của người dân bị dời chỗ vì sạt lở bờ sông vẫn không chắc chắn.  Gia đình của Tran Van Bi, người mất nhà vào sông Vàm Nao 4 năm trước, cuối cùng đã tái định cư.

Từ 2 nhà trị giá 6 tỉ VND (260.000 USD), họ đã di chuyển đến 2 lô đất và nhận được 100 triệu VND (4,328 USD) bồi thường.

Bắt đầu cuộc sống trở lại rất khó khăn.  Nhà cũ của họ cũng được dùng như cửa hàng bán thịt heo của họ.  Đổi chỗ có nghĩa họ phải mướn một cửa hàng trong chợ để tiếp tục buôn bán.  Rồi, Covid-19 tấn công.

Một số không sóng lâu để di chuyển nhà mới của họ.

 

Tran Van Bi nhớ lại ngày 2 cái nhà của ông đổ nhào vào sông Hậu.

[Ảnh: Dinh tuyen/Thanh Nien]

 

Nguyen Van Tiet và mẹ ông Le Thi Choi cả 2 chết trước khi chánh phủ giao đất mới cho họ - 3 năm sau khi mất nhà.  Váo lúc nhà mới sẵn sáng, nó trở thành nơi chôn cất cho Tiet và Choi.

Trong số 106 gia đình buộc phải dời cư vì sụt lún dọc theo sông Vàm Nao, 25 đã trở lại nhà cũ mặc dù nguy hiểm trước mắt, từ chối sống ở nơi được dời cư.  Hàng chục người khác, vì tình trạng khó khăn, đã rời thị trấn và di chuyển đến các tỉnh khác để làm việc.

“Tôi không thể đi vì nhà cũ của tôi gần đường và chợ, nơi tôi bán tạp hóa và thức uống.  Thu nhập hàng ngày của tôi vào khoảng 50.000 VND (2,10 USD), đủ để sống qua ngày” To Thi Kim Hong, một cư ân, nói.

“Nếu tôi đi đến vùng dân cư, tôi không biết cái gì để làm để sống.”

Thống kê cho thấy trong 5 tỉnh và thành phố - An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau – có đến 20.000 nhà trong vùng dễ sụt lún và cần được dời chỗ.

Nhiều nhà nầy đủ để thiết lập 57 làng mới.  Tổng số chi phí tái định cư được đề nghị là 5.000 tỉ VND (215 triệu USD).

Trở lại cồn Sơn nơi sạt lở vẫn là một đe dọa liên tục, dân làng tiếp tục chiến đấu cho đất đai của họ.

 

To Thi Kim Hong đã quyết định trở lại nhà cũ mặc dù rủi ro sụt lún, mặt khác, bà không có sinh kế. [Ảnh: Dinh Tuyen/Thanh Nien]

 

“Chúng tôi biết cát rất quan trọng cho việc phát triển, nhưng chúng tôi không thể ngồi yên và nhìn con bò cạp múc mỗi ngày, trong khi đất đai của chúng tôi bị sạt lở vá cây cối bị cuốn trôi,” Pham Hai Dao, người dân làng đã dời nhà nhiều lần vì sạt lở, nói.

“Họ múc cát để bán và chúng tôi mang hậu quả.”

Bài nầy được sản xuất qua Mekong Data Journalism Fellowship cùng điều hành bởi Internews’ Earth Journalism NetworkEast-West Center.  Phiên bản tiếng Việt được đăng trên Thanh Niên, một tờ báo có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.  Dữ kiện hình dung hóa được cung cấp bởi Thibi.

.

No comments:

Post a Comment