Sunday, July 24, 2022

CÓ PHẢI SINGAPORE ĐANG THEO ĐUỔI MỘT GIẢI PHÁP KHÍ HẬU SAI LẦM BẰNG CÁCH MUA THỦY ĐIỆN MEKONG?

 (Is Singapore pursuing a false climate solution by buying Mekong hydropower?)

Maria Siow – Bình Yên Đông lược dịch

South China Moening Post – 16 July 2022

Một dân làng chèo thuyền trên sông Mekong, ở ngoại ô Luang Prabang, Lào.

[Ảnh: Reuters]

 

* Mặc dù thủy điện có dấu chân carbon thấp, nó có ảnh hưởng tàn phá đối với môi trường và các cộng đồng ở địa phương, đưa đến ‘bất bình đẳng lớn lao’, các nhà phân tích nói

* Thỏa thuận của Singapore với Lào đến khi nước nầy tìm cách xây 100 đập vào năm 2030 một phần để trả nợ cho Trung Hoa, nhưng các chuyên viên nói nước đá ở biển tan sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng thủy điện theo thời gian

Khi Singapore bắt đầu nhập cảng thủy điên Mekong như một phần của mục tiêu thực hiện phóng thích 0 ròng vào năm 2050, các chuyên viên đã bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của mậu dịch năng lượng tái tạo xuyên biên giới, trong khi cẩn thận trong việc xem Lào như một “bình điện của khu vực”.

Tháng rồi, quốc gia thành phố loan báo rằng họ đã bắt đầu nhập cảng năng lượng tái tạo từ Lào qua Thái Lan và Malaysia, sau khi một thỏa thuận mua điện 2 năm được ký kết giữa Keppel Electric và công ty quốc doanh Electricite du Laos của Lào.

Dự án Kết hợp Điện Lao PDR-Thái Lan-Malaysia-Singapore sẽ nhập cảng đến 100 MW thủy điện tái tạo, là mậu dịch điện xuyên biên giới đa phương đầu tiên liên quan đến 4 quốc gia Đông Nam Á (ĐNA).

Số lượng tương đương với khoảng 1,5% nhu cầu điện cao nhất của Singapore trong năm 2020, theo tường trình của báo chí địa phương, nói rằng dự án sẽ mang lợi ích cho tất cả 4 quốc gia bằng cách làm dễ dàng việc phát triển một thị trường khu vực cho mậu dịch điện, cũng như tăng cường an ninh cho nguồn cung cấp điện khu vực và cạch tranh giá cả.

Nhưng với ảnh hưởng tai hại của thủy điện đối với môi trường và các cộng đồng sống dọc theo sông Mekong – dài 4.350 km, là sông dài nhất ĐNA – các nhà phân tích đưa ra bản chất không khả chấp của việc nhập cảng năng lượng tái tạo từ Lào.

 

Công nhân ở vị trí xây đập ở Luang Prabang, Lào, trong năm 2019. 

[Ảnh: Shutterstock]

 

Sam Seun, phân tích viên chánh sách của Viện Hoàng gia Cambodia ở Phnom Penh, nói mặc dù Lào cố gắng để cung cấp điện cho các quốc gia láng giềng, sự trỗi dậy như một “bình điện khu vực” sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho Mekong.

“Có vẻ như chúng ta muốn một phần của thế giới được sạch bằng cách hủy hoại phần khác,” ông nói.

Courtney Weatherby, một phân tích viên nghiên cứu của chương trình Năng lượng, Nước và tính Khả chấp ĐNA ở Trung tâm Stimson, đề nghị rằng mặc dù năng lượng thủy điện từ Lào có thể có dấu chân carbon thấp hơn so với nhà máy khí hóa lỏng (LNG) ở Singapore, ảnh hưởng môi trường ở bên dưới phức tạp hơn.

Cô nói đến các yếu tố chẳng hạn như dòng chảy tự nhiên của nước, chất dinh dưỡng và phù sa qua hệ thống sông có thể bị ảnh hưởng bởi đập dùng để sản xuất năng lượng thủy điện.

Trong phần nhận định của nhật báo The Strait Times ở Singapore ngày 12 tháng 7, Cơ quan Thị trường Năng lượng (Energy Market Authority (EMA)) nói Lào đã có những biện pháp bảo vệ để giúp làm giảm ảnh hưởng môi trường và xã hội của các dự án thủy điện.

Những biên pháp nầy gồm có đòi hỏi dự án phải qua đánh giá ảnh hưởng xã hội và môi trường tổng thể, và có các kế hoạch theo dõi và quản lý ảnh hưởng trước khi xây cất, EMA nói.

Philip Andrews-Speed, học giả kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Năng lượng của Đại học Quốc gia Singapore, nói nhu cầu điện của Singapore sẽ tiếp tục gia tăng trong một thời gian, và có sự lựa chọn giữa nhập cảng thêm LNG hay năng lượng tái tạo.

“Nó chọn nhập cảng càng nhiều càng tốt năng lượng tái tạo, vì nó khả thi để giúp đạt được mục tiêu khí hậu,” ông nói, lưu ý rằng những lựa chọn đó gồm có năng lượng mặt trời và có thể năng lượng địa nhiệt từ Indonesia.

Hai năm trước, Singapore đệ trình mục tiêu khí hậu 2030 cho Liên Hiệp Quốc, phác họa mục tiêu phóng thích có đỉnh là 65 triệu tấn carbon dioxide tương đương vào lúc đó.

Cộng hòa đảo quốc cũng hứa giảm ½ mức phóng thích từ đỉnh xuống 33 triệu tấn vào năm 2050, với cái nhìn để thực hiện phóng thích ròng 0 càng sớm càng tốt trong ½ thế kỷ thứ 2nd.

Ming Li Yong, một học giả nghiên cứu ở Trung tâm Đông-Tây ở Honolulu, nói rằng vì không phải tất cả năng lượng tái tạo đều tốt cho môi trường, “có sự cần thiết để thấy rõ hơn khi đi đến việc lựa chọn giữa các loại năng lượng tái tạo khác nhau.”

Yong, với nghiên cứu chú trọng đến việc phát triển thủy điện và cai quản nước xuyên biên giới trong Mekong, nói sản xuất năng lượng tái tạo đòi hỏi việc xây cất hạ tầng cơ sở có thể gây nguy hại cho môi trường.

“Do đó rất quan trọng để đánh giá được-mất giữa việc sản xuất năng lượng và ảnh hưởng xã hội-môi trường của hạ tầng cơ sở như thế,” bà nói, thêm rằng các đập thủy điện lớn có thành tích kém chung quanh việc bảo vệ xã hội và môi trường.

 

Đập Xayaburi trên sông Mekong ở thượng Lào. [Ảnh: Shutterstock]

 

Yong nói nếu kế hoạch thủy điện của Singapore thành công, nó sẽ gia tăng việc nhập cảng năng lượng như thế.

Bà nói thêm rằng nỗ lực của lưới điện khu vực là các quốc gia chẳng hạn như Lào sản xuất thừa năng lượng, có thể bán năng lượng nầy cho các quốc gia nơi nhu cầu năng lượng cao, chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam.

Những dự án nầy cũng là một phần của các kế hoạch rộng lớn hơn để tăng cường nối kết hạ tầng cơ sở và kinh tế và kết hợp trên khắp các quốc gia ĐNA, bà nói.

“Tuy nhiên, tôi muốn cảnh báo rằng những bất lợi của việc phát triển thủy điện vượt quá lợi thế của nó,” Yong nói, thêm rằng các nghiên cứu đã cho thấy mất mát kinh tế từ hệ sinh thái Mekong vượt quá lợi ích từ việc sản xuất thủy điện.

Weatherby của Trung Tâm Stimson nói vị trí của các đập quan trọng, thêm rằng Singapore và các quốc gia khác hy vọng bòn rút thủy điện Mekong có thể xác định “các dự án đỏ” trên dòng chánh hay gần sông chảy tự do, thí dụ.

“(Những dự án nầy) sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với dòng chảy sinh thái và cá lớn hơn một đập được xây ở thượng lưu của một đập hiện hữu đã làm xáo trộn đường di chuyển và ảnh hưởng dòng phù sa,” Weatherby nói. Thêm rằng các quốc gia có thể từ chối mua điện từ các dự án nầy.

‘Bất bình đẳng lớn’

Premrudee Daoroung, phối trí viên của Theo dõi Đầu tư Đập ở Lào, nói sử dụng từ “tái tạo” để mô tả năng lượng do các đập thủy điện sản xuất trong Mekong là đánh lạc hướng.

Điện được sản xuất bằng cách “thay đổi và tàn phá hệ sinh thái của các sông và đời sống dựa vào chúng” thì không khả chấp, nhất là cho người dân có sinh kế bị ảnh hưởng,” bà nói.

Bà nói thêm rằng điều nầy không chỉ đưa đến hiểu lầm của quần chúng trong vùng mà còn thu hẹp cơ hội để tìm các nguồn năng lượng thay thế.

“Năng lượng từ các đập thủy đện không đưa đến công lý khí hậu bằng mọi cách vì nó tạo nên bất bình dẳng lớn lao ở mọi cấp,” Premrudee nói.  “Quần chúng ỏ Singapore nên có cơ hội để học hỏi về sự tranh đấu của người dân trong khu vực Mekong khi sông của họ trở thành nguồn năng lượng xuất cảng cho lợi ích của các công ty và các nhóm nhỏ trong quốc gia với tài nguyên.”

 

Một ngư dân Lào quăng lưới vào sông Mekong. [Ảnh: Shutterstock]

 

Noah Kittner, một phó giảng sư khoa học môi trường và kỹ thuật ở Đại học North Carolina, Chapel Hill, nói  không phải tất cả năng lượng tái tạo là “zero carbon” vì các đập cũng phóng thích khí nhà kiếng đáng kể.

Ông ghi nhận rằng các đập thường mang lợi cho các nhà phát triển và tài trợ và có thể được bảo đảm như cách để đầu tư nội địa, trong khi một số đập ở Lào đã làm giàu cho các công ty gỗ bằng cách cho phép lấy nguồn gỗ từ việc phát triển vị trí đập.

“Nhiều đập nầy được thiết kế để xuất cảng những số điện lớn có ảnh hưởng môi trường lớn lao và chỉ làm giảm một số nhỏ nhiên liệu hóa thạch,” Kittner nói.  “Không phải tất cả năng lượng tái tạo được tạo ra như nhau.”

Trong một bài viết xem xét ảnh hưởng của các đập thủy điện trong Mekong hồi năm ngoái, các học giả Akarath Soukhaphon, Ian Baird và Zeb S. Hogan viết rằng các đập thủy điện ”ngăn chận việc di chuyển và ảnh hưởng tiêu cực thủy sản ở hạ lưu, hâu quả là ảnh hưởng thủy sản, an ninh lương thực, và sức khỏe của người dân trên khắp lưu vực.”

“Mất mát thủy sản không thôi có thể lên đến 500 triệu USD mỗi năm, tương đương với tổng số lợi tức trung bình hàng năm của hàng trăm ngàn gia đình trong vùng.  Vào năm 2040, sự sụt giảm của thủy sản có thể lên đến 23 tỉ USD,” các tác giả viết.

 

Công nhân làm việc ở vị trí xây cất dự án thủy điện Nam Theun 1 trong tỉnh Borikhamxay, Lào ngày 19 tháng 8 năm 2020. 

[Ảnh: Xinhua]

 

Sự nẩy nở của đập

Bộ trưởng Năng lượng và Hầm mỏ Lào Sinavav Souphanouvong nói hồi năm ngoái rằng 100 đập sẽ được xây trên cả nước vào năm 2030, thêm rằng 78 đập đã hoạt động và có khả năng sản xuất 9.972 MW điện.

Daoroung của Theo dõi Đầu tư Đập ở Lào nói mặc dù việc xây cất đập thủy điện nhanh chóng, Lào vẫn còn nghèo và đầy nợ.

“Mục đích của việc thúc đẩy thêm dự án và tìm kiếm các thị trường mới cho điện không chỉ vì nghèo mà còn để trả nợ,” bà nói.

Theo phúc trình của Ngân hàng Thế giới trong tháng 4, tổng số nợ công của Lào là 14,5 tỉ USD, hay 88% của GDP trong năm 2012.  ½ số đó là các khoản vay của Trung Hoa để tài trợ các dự án gồm có đường sắt Trung Hoa-Lào, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Beijing (Bắc Kinh).

Andrews-Speed của NUS nói Lào thích dùng năng lượng không chỉ cho họ mà còn xuất cảng để thu càng nhiều càng tốt ngoại tệ, thêm rằng xuất cảng đã gia tăng trong vài năm, nhất là sang Thái Lan.

“Khi thêm đập được xây, sẽ có thừa điện có thể được bán cho Malaysia và Singapore,” ông nói, lưu ý rằng mặc dù cần vốn đáng kể để xây đập, chi phí phụ trội (marginal cost) của việc sản xuất thì thấp.

Andrews-Speed nới thách thức lâu dài hơn cho nhiều sông quan trọng của Á Châu cung cấp bởi băng hà và tuyết tan ở Tây Tạng và Himalayas là khi những băng hà và tuyết tan sụp đổ vì thay đổi khí hậu, khối lượng nước sẽ giảm.

.

No comments:

Post a Comment