(‘Our Mekong is dying’: Locals reel from fish crisis as dams sprout up from Laos to China)
Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 10 July 2022
Một ngư dân thăm lưới dọc theo sông Mekong ở tỉnh Nong Khai, đông bắc Thái Lan.
[Ảnh: AFP]
· Từng có nhiều cá, nay sông đầy ngư dân tuyệt vọng nói họ may mắn để bắt được cá, vì thêm đập thủy điện được xây trên và dưới sông
· Các nhà họat động nói các nhà điều hành đập và Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) phải chịu trách nhiệm cho ảnh hưởng sinh thái, trong khi các chuyên viên đang thúc giục thủy điện để chuyển sang điện mặt trời và gió
Cái nhìn một cách tuyệt vọng của ngư dân Thái khi giăng lưới, với hy vọng hiếm hoi để có số cá kha khá từ dòng sông vĩ đại từng có nhiều cá, phản ánh sự suy thoái đáng buồn của Mekong hùng vĩ, nay đang quay cuồng vì khai thác thái quá và sự nẩy nở sôi nổi của đập thủy điện.
Lào có 2 đập trên sông Mekong, với 7 đập khác được dự trù xây cất. Ở thượng lưu, Trung Hoa có 11 đập đang hoạt động.
“Mekong của chúng ta đang chết,” chuyên viên môi trường Tiến sĩ (TS) Chainarong Settachua của Đại học Maha Sarakham ở vùng đông bắc Isaan của Thái Lan, nói.
Học giả đã nhiều năm nghiên cứu cảnh ngộ của các cộng đồng đánh cá trong tỉnh Nong Khai và các tỉnh Thái ở chung quanh. “Việc mất cá của chúng tôi có thể trên 70% (so với số đánh được trước đây), nếu chúng tôi kể cả cá từ các phụ lưu Mekong,” ông nói.
Prayoon Sean-ae, một ngư dân trong tỉnh Chiang Khan, nói tình hình có thể tồi tệ, vì chánh phủ Lào đẩy mạnh việc xây dự án đập Sanakham, chỉ cách biên giới với Thái Lan 2 km.
Là lãnh đạo của nhóm đánh cá ở địa phương, Prayoon nói ông lo sợ có đập “quá gần như thế, nó nằm dưới mũi của tôi”.
Một cốt chuyện rất khác của tính phong phú của cá trước năm 2010, lúc chưa có đập trên hạ lưu Mekong và có ít đập ở thượng lưu Trung Hoa.
Lúc đó, Mekong hùng vĩ kiêu hãnh với 2,3 triệu tấn cá mỗi năm, là nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, theo dữ kiện của MRC, cung cấp an ninh lương thực cho 70 triệu cư dân của lưu vực sông nầy.
Ảnh hưởng của đập ngăn chận việc di chuyển của cá khiến cho “sụt giảm trong việc sản xuất thủy sản sẽ ảnh hưởng gần 59 triệu người dựa vào thủy sản của Hạ Lưu vực Mekong để có lương thực và sinh kế”, theo một bài viết năm 2019.
Dân làng mua và bán cá ở Pakse, Lào trong năm 2015. [Ảnh: Tom Fawthrop]
Ảnh hưởng ‘tàn khốc’
Trong các buổi phỏng vấn với This Week in Asia, ngư dân ở Chiang Khan và Nong Khai nói họ cảm thấy đã bị mất sinh kế và cuộc sống.
“Chúng tôi có rất ít cá để bắt hiên nay nên chỉ có 20 trong số 100 ngư dân vẫn còn làm việc ở Ban Muang,” Chaiwat Parakim, phó xã trưởng và cựu ngư dân ở Ban Muang trong tỉnh Nong Khai, nói.
Trong tỉnh Chiang Khan, nơi sông Mekong đánh dấu biên giới giữa Thái Lan và Lào, ngư dân Prayoon Saen-ae nói lý do chánh họ có quá ít cá như thế trở ngược lại lúc hoàn tất đập Xayaburi 314 km ở thượng lưu.
“Sau khi đập Xayaburi mở cửa (trong năm 2019), chúng tôi bị ảnh hưởng lớn lao. Nước lên xuống bất thường… khiến cá bị rối loạn,” Prayoon nói. “Trước khi đập bắt đầu, một ngư dân có thể được 10 kg cá một ngày, nhưng nay may mắn lắm mới được 4-5 kg một tuần – và một số tuần, không có gì.”
Đập gây tranh cãi Xayaburi có sông suất 1.285 MW được hoàn tất năm 2019 là đập đầu tiên trên hạ lưu Mekong. Nó được tài trợ bởi 4 ngân hàng lớn nhất của Thái Lan và được xây bởi nhà thầu CH Karnchang của Thái cũng được biết là CK Power ở Lào. Khoảng 95% điện sản xuất được bán cho Thái Lan.
TS Chainarong cho biết đập Xayaburi là nguyên nhân chánh của sự cạn kiệt cá ở đông bắc Thái Lan.
“Trong quá khứ, cá rất nhiều và nó là chất đạm rẻ tiền nhất,” ông nói. “Nay, người dân trong tỉnh Loei và các tỉnh khác ở đông bắc đang bị khan hiếm cá, thiếu an ninh lương thực và ẩm thực kém.”
Đập Xayaburi trên sông Mekong ở thượng Lào. [Ảnh: Shutterstock]
Trước khi nó được xây, có sự chống đối mãnh liệt đập Xayaburi đối với Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường (EIA) cung cấp bởi 1 công ty Thái, và kêu gọi hủy bỏ dự án.
WWF trong năm 2011 cảnh báo rằng dự án Xayaburi sẽ trở thành “một trong những đập có tiềm năng tàn phá nhất trên thế giới vì ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với thủy sản cho hàng chục triệu người.”
CH Karnchang đã thêm một số sửa đổi vào thiết kế đập, thêm một thang cá và kỹ thuật xả phù sa, trong một cố gắng cho dự án một hình ảnh của một đập nhạy cảm với môi trường hơn.
Thang cá là một kiến trúc nhân tạo gồm có một loạt vũng nước với những bước nhỏ được xây gần đập thủy điện hay các chướng ngại sông khác. Nó giúp cá bơi hay phóng như cá hồi lên thang và đi qua chướng ngại đến đường di chuyển bình thường.
Xả phù sa được đòi hỏi để ngăn ngừa việc tích lũy phù sa có thể ngăn chận thủy điện có thể gây thiệt hại cho turbine. Nó được thực hiện bằng cách thỉnh thoảng mở các cửa thủy lực được thiết lập ở sau turbine. Tuy nhiên, trong khi xả phù sa dòng chảy đến các turbines thủy điện được giảm đáng kể, hạ thấp số điện sản xuất.
Trong nhiều năm, các tổ chức gồm có Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) và MRC đã lập luận rằng thang cá và việc xả phù sa có thể giảm nhẹ có hiệu quả thiệt hại môi trường của đập, và đã lập luận ủng hộ cái gọi là “đập tốt” ngược lại với đập xấu.
Một “đập tốt” được định nghĩa là một dự án thủy điện có một vị trí thích hợp, và tham gia trong việc đối thoại của các bên liên hệ nơi tất cả các bên có thể thảo luận EIA và khả năng giảm nhẹ ảnh hưởng môi trường. Điều nầy được kết hợp vào tiến trình tham vấn của MRC. ADB nói đập Nam Theun 2 ở Lào là một “đập tốt”.
MRC, một cơ quan liên chánh phủ với đại diện từ Camodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam được thành lập trong năm 1995, có trách nhiệm bảo vệ môi trường của sông cũng như khuyến khích phát triển kinh tế.
Để trả lời những câu hỏi về thủy sản, văn phòng MRC thừa nhận có sự sụt giảm quan trọng trong đa dạng sinh học của cá ở các vị trí trong tỉnh Xayaburi ở Lào và tỉnh Loei ở Thái Lan.
Tuy thế, cơ quan nói họ không có bất cứ dữ kiện để “chứng minh một cách khoa học rằng mất cá hay tuyệt chủng là kết quả trực tiếp hay gián tiếp của đập Xayaburi”.
Nhiều quan sát viên Mekong không thể hiểu tại sao 3 năm sau khi đập Xayaburi bắt đầu hoạt động, vẫn không rõ nếu có bất cứ dữ kiện về theo dõi cá.
Ủy ban Theo dõi Môi trường Hỗn hợp của MRC, có nhiệm vụ theo dõi đập Xayaburi, chưa công bố dữ kiện nầy.
TS Philip Hirsch, một chuyên viên Mekong và Giảng sư Danh dự của Địa lý Nhân văn của Đại học Sydney, nói: “Chắc chắn, nó là nhiệm vụ của các nhà điều hành đập để chứng minh, qua việc theo dõi độc lập, rằng những hứa hẹn của họ liên quan đến đường cá đi có cơ sở vững chắc. Sự kiện rằng họ chưa làm thế, chỉ thêm tin tưởng cho các quan sát của những người quen thuốc nhất với thủy sản dọc theo sông – các ngư dân.”
MRC nói mất cá cũng có thể do hạn hán, thay đổi khí hậu và các yếu tố khác.
Tuy nhiên, trong một bài báo năm 2019, chuyên viên nổi tiếng Ian Cowx, giám đốc Viện Thủy sản Quốc tế của Đại học Hull ở Anh, viết rằng “chướng ngại lâu dài lớn nhất để phục hồi thủy sản sẽ không đến từ thay đổi khí hậu và hạn hán, nhưng thay vào đó là các đập ở thượng lưu”.
Một ngư dân ở Chiang Khan, đông bắc Thái Lan. [Ảnh: Tom Fawthrop]
Cùng lúc, uy tín của MRC càng ngày càng bị tấn công bởi xã hội dân sự và các tổ chức môi trường.
Nhà hoạt động Channarong Wongla nhận tất cả các cáo buộc bởi các nhà điều hành đập Xayaburi về thang cá với một nhúm muối.
“Chúng tôi cười về các thang cá. Xayaburi có các thang cá, nhưng chúng tôi mất hầu hết cá của chúng tôi,” Channarong nói, người có bằng cấp về thiết kế đập thủy điện và làm việc ở Chiang Khan với nhóm Thái, Hệ thống Người dân của 8 Tỉnh Mekong.
“Chúng tôi thường có trên 100 loại cá khác nhau, nhưng từ khi đập Xayaburi bắt đầu hoạt động, nay chỉ còn 20 loại. Chắc chắn 100% rằng việc giảm nhẹ cá không hoạt động.”
Trước năm 2018, số cá rất nhiều trong Mekong ở hạ Lào. [Ảnh: Tom Fawthrop]
Tại một diễn đàn do MRC tổ chức gần đây, Cowx chỉ ra rằng “kinh nghiệm của phần còn lại của thế giới cho thấy các cơ chế đường cá đi không hoạt động với các đập lớn trên các sông nhiệt đới”.
Thêm 2 dựa án đập được dự trù tiến hành trong năm 2022 dựa trên quyết định của Bộ Năng lượng để mua điện từ đập Pak Lay và Luang Prabang. Các NGOs trong 3 quốc gia MRC Cambodia, Thái Lan và Việt Nam tất cả đã kêu gọi tạm ngưng những đập nầy.
Khi được hỏi liệu MRC sẽ cứu xét sư chọn lựa chánh sách của lời kêu gọi tạm ngưng việc xây đập, văn phòng có trụ sở ở Vientiane trả lời: “Nỗ lực của chúng tôi tốt hơn được dành để thăm dò cách chúng ta có thể tránh, tối thiểu hóa, và giảm nhẹ ảnh hưởng của việc phát triển.”
Nói chuyện ở diễn đàn do MRC tổ chức ngày 27 tháng 6, chuyên viên thủy sản Simon Funge-Smith của văn phòng khu vực của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), quan sát rằng nhiều sông nhiệt đới lớn trên thế giới đã mất một số đáng kể thủy sản của chúng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS trong năm 2020 cho thấy các đập dọc theo Amazon, Niger, Congo và Mekong đã là nguyên nhân chánh của sự sụt giảm cá 25% hay nhiều hơn.
“Mọi thứ không phải đi cùng đường. Chúng ta phải bảo đảm nó không thể không tránh khỏi rằng Mekong sẽ đi cùng đường trong đó chánh sách và quy hoạch phát triển nước không cứu xét đến thủy sản,” ông nói.
Nhưng quy hoạch và phát triển nước hiện nay chỉ có vẻ cung cấp một không gian giới hạn trong một kế hoạch rộng lớn hơn của quản lý nguồn nước, nơi đập và thủy nông thường chiếm hàng đầu.
Ủy hội Sông Mekong ở Vientiane. [Ảnh: Tom Fawthrop]
Trong cùng tâm trạng, Cowx nhấn mạnh tầm quan trọng “để duy trì (thủy sản), và để nâng cao thủy sản trong việc lấy quyết định đối với nguồn nước và năng lượng và tìm những hỗn hợp năng lượng thay thế tốt hơn” thủy điện, chẳng hạn như điện mặt trời và gió.
Thủy sản trong 4 quốc gia thành viên được ước tính bởi MRC vào năm 2015 có trị giá 11 tỉ USD, hay 17 tỉ USD để cả các trại nuôi cá.
Nếu MRC đi theo khuyến cáo của các chuyên viên thủy sản, họ có trách nhiệm hủy bỏ sáo ngữ không có ý nghỉa của thủy điện khả chấp, vì sự nhất trí đang gia tăng rằng các đập lớn trên các sông nhiệt đới trên khắp thế giới đã thất bại để chứng minh bất cứ tính khả chấp cho thủy sản..
No comments:
Post a Comment