Sunday, July 17, 2022

NƯỚC LÀ SỨC MẠNH: ĐÔNG NAM Á TRẢ GIÁ CHO VIỆC XÂY ĐẬP DIÊN CUỒNG CỦA TRUNG HOA NHƯ THẾ NÀO

 (Water is power: How Southeast Asia pays the price for China’s dam-building frenzy)

Hong Kong Free Press – Bình Yên Đông lược dịch

MSN – Luly 9, 2022


Sự trỗi dậy của Trung Hoa trong 4 thập niên vừa qua đã được chứng tỏ trong sự tăng trưởng kinh tế, quân sự và sức mạnh chánh trị.  Một nguồn của sức mạnh đó là sự kiểm soát tài nguyên cần thiết bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như khoáng sản được dùng trong các bình điện kỹ thuật cao và các hệ thống năng lượng mặt trời hiện nay.  Một nguồn sức mạnh tầm thường hơn là nước trong các sông xuyên biên giới của Trung Hoa.  Trong lịch sử, nước đó đã chảy không giới hạn vào các quốc gia khác, nhưng nay nó càng ngày càng bị ngăn chận bởi các đập của Trung Hoa.

 

Ống nước Dongjiang ở Sheung Shui. [Ảnh: Wikicommons]

 

Khi Hong Kong đánh dấu 25 năm kể từ khi chấm dứt việc cai trị của Anh, nó là cơ hội để nhắc nhở chúng ta rằng nước đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố việc kiểm soát lãnh thổ của Trung Hoa.  Đó là vì Hong Kong, nhất là bên ngoài Tân Lãnh thổ, luôn luôn thiếu nước.  Bắt đầu trong thập niên 1960s trong thời cai trị của Anh, hạ tầng cơ sở quan trọng để chuyển nước của Dongjiang (“sông Đông”) đến Hong Kong là một phần của cái Cheung Siu-Keung, viết trong The China Quarterly, mô tả như “nhiêm vụ chiến lược” của Trung Hoa để kết hợp Hong Kong vào Trung Hoa.

Trong các thương thảo Trung Hoa-Anh trong thập niên 1980s về liệu và dưới điều kiện nào Hong Kong sẽ tự nguyện sát nhập vào Trung Hoa, các viên chức Anh rất chú ý đến sự lệ thuộc cực đoan của lãnh thổ đối với nước của Trung Hoa, và nhất là Hong Kong không thể sống sót nếu không có nó.  Đồng thời, các viên chức Trung Hoa biết rằng viêc kiểm soát nước và các tài nguyên khác cho họ tay trên trong các cuộc thương thảo.  Chòm sao nguồn nước thuận lợi cho Trung Hoa khiến cho sự chấm dứt cai trị của Anh không thể tránh khỏi.

Sự lệ thuộc vào nước lục địa của Hong Kong vẫn đáng kể về mặt chánh trị ngay cả sau khi được chuyển giao.  Thí dụ, một thập niên trước đây, các viên chức của Trung Hoa đe dọa cắt nguồn cung cấp nước khi cảnh báo các nhà hoạt động ủng hộ độc lập với khát vọng điên rồ trên thực tế.  Trung Hoa đã học một bài học đáng kể khi thương thảo Trung Hoa-Anh về tương lai của Hong Kong: nguồn nước có thể là một khí cụ của ảnh hưởng quốc tế lớn lao.  Ngày nay, nước đang đươc Trung Hoa dùng để nâng cao sức mạnh đối với các quốc gia láng giềng.

 

Bảng quảng cáo ở giữa chào mừng Kỷ niệm ngày trao trả Hong Kong thứ 25th.

[Ảnh: Kelly Ho]

 

Giá trị khí cụ của nguồn nước của Trung Hoa không có nghĩa là chúng phải được lọc cẩn thận.  Ngược lại: sông hồ và đát ngập nước của Trung Hoa đã không có thứa những ảnh hưởng môi trường rộng lớn hơn của việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.  Những ảnh hưởng đó đa số tiêu cực, thường cực đoan.  Thí dụ như vai trò của Trung Hoa trong tai họa plastic toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với thủy sản và rừng toàn cầu, và phóng thích khổng lồ carbon dioxide và các khí nhà kiếng khác (và đang gia tăng) đang thúc đẩy hâm nóng toàn cầu và thay đổi khí hậu.

Thật vậy, một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của sự trỗi dậy kinh tế của Trung Hoa là sự tàn phá của các sông, nhiều sông bị ô nhiễm có tiếng bởi kỹ nghệ, nông nghiệp và nước chảy tràn đô thị - đại đa số không được lọc – khiến cho nước không thể sử dụng cho bất cứ mục đích nào (sách Kinh tế Elizabeth về những thách thức môi trường của Trung Hoa có tựa đề The Rivers Runs Back (Những Dòng sông Chảy Ngược) là lý do).

Các sông của Trung Hoa cũng bị nghẽn vởi hàng chục ngàn đập.  ½ số đập trên thế giới nằm ở Trung Hoa nhưng đối với chánh phủ, điều đó chưa đủ.  Để đáp ứng với nhu cầu điện gia tăng ở trong nước, trong những thập niên gần đây, Trung Hoa đã thực hiện cái Yifei Li và Judith Shapiro mô tả như một “sự xây cất đập lu bù bị bắt buộc từ trên xuống” trên cả nước.  Gia tăng khả năng sản xuất thủy điện, đã trên 3 lần của bất cứ quốc gia khác, là một phần của kế hoạch của Trung Hoa để gia tăng nguồn cung cấp điện trong các tỉnh kém phát triển.  1/5 điện của Trung Hoa đến từ các đập.  Thủy điện được ca tụng như cách để thực hiện lời hứa của Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) để Trung Hoa trở thành trung tính carbon vào năm 2060, mặc dù có nhiều câu hỏi liệu các đập là cách tốt để giảm phóng thích.

 

Đập Three Gorges (Tam Hiệp) ở Trung Hoa. [Ảnh: Rehman]

 

Các đập của Trung Hoa đem lại cái giá khổng lồ cho môi trường của các sông bị ảnh hưởng và người dân dựa vào chúng để có phúc lợi và sinh kế.  Chống đối đập bên trong Trung Hoa bị giới hạn với cùng lý do rằng chống đối các chánh sách khác bị giới hạn: khi người dân – các phóng viên, nhà làm phim, nhà hoạt động – cố gắng để phơi bày các ảnh hưởng tai hại, họ bị đàn áp qua việc sa thải hay đe dọa.

Trung Hoa không chỉ làm nghẽn các sông của họ, họ làm tương tự với các sông của các quốc gia khác qua ô nhiễm, phá rừng và các dự án phát triển.  Họ xuất cảng nhiệt tình xây đập, và được thiết lập tốt như “tay chơi ưu việt toàn cầu trong các dự án đập quan trọng.”  Là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, họ đang xây đập ở xa tận Phi Châu.  Thông thường người hưởng lợi chánh của những dự án đập ở hại ngoại như thế là Trung Hoa.  Việc xây cất được tài trợ có lợi bởi các ngân hàng của Trung Hoa, công nhân được mang đến từ Trung Hoa, và đối với các đập do Trung Hoa xây ở Đông Nam Á (ĐNA), thủy điện thường có ý định xuất cảng sang Trung Hoa.

Các đập được xây và tài trợ bởi Trung Hoa trong các quốc gia khác ảnh hưởng tai hại các hệ sinh thái bằng cách hạn chế dòng chảy, ngăn chận sự di chuyển của chất dinh dưỡng và phù sa, và chận đứng việc di chuyển tự nhiên của các loài cá.  Thí dụ, các đập của trung Hoa trên thượng lưu Mekong – được gọi là Lancang ở Trung Hoa – đã gây nguy hiểm cho hàng chục loại cá ở Việt Nam và đe dọa tuyệt chủng hoàn toàn của hệ thống hồ Tonle Sap ở Cambodia.

 

Đập Xiaowan (Tiểu Loan) trên sông Lancang (thượng lưu Mekong).

 [Ảnh: Guillaume Lacombe]

 

Lãnh thổ Trung Hoa là điểm khởi đầu của nhiều sông quan trọng chảy vào trên một chục quốc gia khác, khiến nó là “người kiểm soát nước” ở thượng lưu Á Châu và cho nó một sức mạnh không thể so sánh để “vũ khí hóa nước” chống lại các quốc gia ở hạ lưu.  Các sông quan trọng ở Nam và ĐNA bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.  Điều nầy chỉ là vấn đề trong những thập niên gần đây khi Trung Hoa thực hiện các dự án xây đập khổng lồ trên các sông đó.  Nó sẽ trở nên đáng kể hơn trong tương lai vì hâm nóng toàn cầu, được thúc đẩy đáng kể bởi việc phóng thích carbon của Trung Hoa, làm tan băng hà ở Tây Tạng.  Hâm nóng của cao nguyên vượt quá trung bình toàn cầu nhiều lần.  Lúc đầu, điều nầy có thể gia tăng dòng chảy, nhưng cuối cùng nó có thể gây dư thừa nước.

Các giới chức Trung Hoa biết rõ mọi thứ đang xảy ra, và thừa nhận rằng đập dọc theo các sông chảy từ Tây Tạng sẽ giúp họ kiểm soát nguồn càng ngày càng khan hiếm trong tương lai.  Điều nầy sẽ cho Trung Hoa ưu thế mới tìm được đối với các quốc gia ở hạ lưu.  Không đâu rõ hơn dọc theo Mekong, chảy từ Trung Hoa qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.

Mekong là một trong những sông bị ngăn đập nhiều nhất trên thế giới, với trên 100 đập dọc theo dòng chánh và các phụ lưu.  Thêm hàng trăm đập đang được xây cất hay dự trù.  “Siêu đập” đầu tiên của Trung Hoa trên thượng lưu Mekong được xây trong năm 1990.  Thêm 10 đập đã được xây kể từ đó.  Vì thượng lưu của Mekong là nguồn của nước sông, thủy sản ở hạ lưu, nông nghiệp và thủy vận nằm dưới sự kiểm soát của các đập của Trung Hoa.

 

Sông Mekong ở gần vị trí đập Xayaburi. [Ảnh: Kirk Herbertson]

 

Các quốc gia chia sẻ Mekong đã trải qua những trận hạn hán liên tục khi Trung Hoa gia tăng số nước được giữ lại để tối đa hóa nguồn cung cấp thủy điện đều đặn ở trong nước.  Ngay trong các năm khi có nhiều nước chảy vào thượng lưu Mekong, các quốc gia ở hạ lưu bị hạn hán, chứng minh rằng các đập của Trung Hoa có trách nhiệm (thay vì, nói, thay đổi khí hậu).  Trong năm 2019 và 2020, mực nước Mekong xuống đến mức thấp nhất trong một thế kỷ, phần lớn vì các đập của Trung Hoa.  Trung tâm Stimson ở Washington DC báo cáo rằng trong thời gian 5 tháng trong năm 2019, “các đập của Trung Hoa giữ lại quá nhiều nước khiến chúng hoàn toàn ngăn chận mực nước được mưa mùa thúc đẩy hàng năm ở Chiang Saen, Thái Lan.  Điều nầy chưa từng xảy ra kể từ khi việc đo đạc được ghi chép.”

Theo Stefen Lovgren, Trung Hoa “điều hành các đập của họ trong bí mật, không để ý đến dòng chảy ở hạ lưu.”  Họ xem dữ kiện về quản lý nước là bí mật quốc gia.  Các quốc gia ở hạ lưu thường bị ngưng dòng chảy không được báo trước, gây xáo trộn quan trọng đến nông nghiệp, thủy sản và giao thông, theo sau bởi dòng chảy không thông báo, gây lũ lụt và khó khăn kinh tế.

Sông Mekong. [Ảnh: WIL]

Bất chấp thực tế khách quan, chánh phủ Trung Hoa từ chối chấp nhận rằng các đập của họ gây nguy hại cho các quốc gia ở hạ lưu.  Sau khi Lào than phiền về mực nước thấp kỷ lục dọc theo Mekong, bộ ngoại giao Trung Hoa quy vấn đề hạn hán ảnh hưởng nguồn của sông, ngay cả đề nghị rằng Trung Hoa rất rộng rãi bằng cách cho phép nước đi qua các đập.  Trong năm 2020, bộ ngoại giao Trung Hoa tuyên bố rằng họ “gia tăng dòng nước chảy ra từ sông Lancang để giúp các quốc gia Mekong giảm nhẹ hạn hán,” nhưng bằng chứng cho thấy ngược lại.  Các nhà khí tượng dủng dữ kiện vệ tinh để chứng minh rằng mực nước thấp dọc theo Mekong quả thật do Trung Ha giữ lại nước ở phía sau đập.  Trung Hoa sau đó đồng ý thông báo cho các quốc gia ở hạ lưu khi nào họ đóng đập, mặc dù họ chỉ đồng ý sau khi các tổ chức phi chánh phủ than phiền.  Tư thế của Trung Hoa là họ làm chủ tất cả nước chảy vào sông trong lãnh thổ mà họ kiểm soát, và họ không có trách nhiệm để chia sẻ nước với các quốc gia ở hạ lưu.  Như Milton Osborne, một học giả ở Viện Lowy ở Australia, mô tả tình hình, “Trong 3 thập niên vừa qua, hành động và các chánh sách của Trung Hoa liên quan đến Mekong và cái xảy ra trong Hạ Lưu vực Mekong được đánh dấu bởi sự ích kỷ cố hữu.”  Trung tâm Stimson đã báo cáo răng các bên liên hệ Trung Hoa thường nói rằng “Không có một giọt nước nào của Trung Hoa được chia sẻ mà Trung Hoa không sử dụng trước hay bắt các quốc gia ở hạ lưu phải trả giá.”

Nó đến không ngạc nhiên, rồi, Trung Hoa đã từ chối tham gia Ủy hội Sông Mekong được thiết lập từ lâu, một tổ chức quản lý hợp tác mà thành viên gồm có tất cả các quốc gia ở hạ lưu ngoại trừ Burma [Myanmar].  Thay vào đó, vào năm 2016, Trung Hoa thúc đẩy việc thành lập Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), mà những nhà phê bình đã than phiền chỉ là một khí cụ để khuyến khích quyền lợi của chính Trung Hoa.

Trung Hoa không cô đơn trong việc xây đập dọc theo Mekong, nhưng ngay cả khi các quốc gia khác làm thế, Trung Hoa thường xuyên a tòng.  Thí dụ, việc xây đập ở Lào đươc làm dễ dàng bởi các công ty xây cất Trung Hoa, các tổ hợp quốc doanh và các cơ quan tài trợ, với điện thường dành để xuất cảng sang tỉnh Yunnan (Vân Nam).  Cái gì nữa, có sự liên hệ giữa độc đoán và việc xây đập: các chế độ độc đoán của ĐNA hầu như hoan nghênh các dự án đập lớn và, tương ứng, hầu như hoan nghênh vai trò của Trung Hoa trong việc tài trợ và xây dựng chúng.

 

Ủy hội Sông Mekong. [Ảnh: Wikicommons]

 

Tương tự với “việc vũ khí hóa” Mekong của Trung Hoa đối với ĐNA, họ làm tương tự với sông Brahmaputra ở Nam Á.  Trong những năm và thập niên sắp đến, người dân ở Nam và ĐNA đễ nhìn thấy mực nước dọc theo các sông của họ bắt nguồn từ Trung Hoa.  Sự tồn tại của Mekong và một số sông quan trọng khác tùy thuộc vào quyết định ở Beijing.  Vì nước trở nên khan hiếm hơn trong tương lai. Các quốc gia bị ảnh hưởng có ít lựa chọn nhưng phải phục tùng thực tế mới là sự kiểm soát nước của Trung Hoa đối với nước họ sản xuất: họ sẽ tùy thuộc vào Beijing cho một tài nguyên không thể thiếu.  Điều nầy cho Beijing ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.

Kiểm soát nước là một yếu tố đã giúp Trung Hoa uốn nắn các sự kiện ở Hong Kong theo ý muốn của họ.  Việc kiểm soát tương tự có thể giúp họ uốn nắn các sự kiện ở xa hơn.  Kinh nghiêm của Hong Kong cho thấy một khía cạnh đáng kể của sự trỗi dậy của Trung Hoa: nước là sức mạnh.

.

No comments:

Post a Comment