Sunday, July 31, 2022

NHỮNG VẾT CẮT NHỎ LÀM CHẢY MÁU HỒ TONLE SAP CỦA CAMBODIA

 (The small cuts bleeding Cambodia’s Tonle Sap Lake)

Andreas Von Bubnoff – Bình Yên Đông lược dịch

Southeast Asia Globe – July 26, 2022

 

Không có thuyền ở đâu hết.  Nơi cu trú của cá ở Phat Sanday trong hồ Tonle Sap

trong tháng 3 năm 2020.

 

Thay đổi khí hậu, xây cất đập và khai thác cát gây nguy hiểm cho sự sống còn của một trong những hồ phong phú nhất trên Trái đất

Quốc lộ 52 ở Cambodia chấm dứt ở Chnok Tru ở cuối phía nam của hồ Tonle Sap.  Làng là điểm chuyển giao chánh cho cá và rau cải.  Trong một ngày bình thường, các thuyền đầy mặt hồ và người dân mang những rổ nhựa lớn lên bờ.

Trong mùa khô, một trụ bê tông bên lề đường cho thấy sự khác biệt của vùng chỉ vài tháng sau trong mùa mưa.  Vào khoảng 4 m (13 feet), trụ màu tái nhạt, cho biết chiều cao của nước dâng lên.

Hầu hết nước đó đến từ hồ Tonle Sap qua sông Tonle Sap, lấy nước từ sông Mekong ở Phnom Penh trong mùa mưa hàng năm.  Điều trái ngược xảy ra trong mùa khô khi sông Tonle Sap thoát nước cho hồ cùng tên và mang nước trở lại sông Mekong.

Kết quả là mỗi mùa mưa, hồ Tonle Sap lớn hơn 5 đến 6 lần đến 15.000 km2 (5.791 mi2), với chiều dài gần gấp đôi đến 220 km (136 mi) và chiều sâu gia tăng từ 1 m (3 feet) đến trên 9 m (29 feet).

Trên ảnh vệ tinh, chu kỳ nầy giống như nhịp đập của quả tim nước nối với Mekong như thủy lộ chánh.  Quả tim đã đập hàng ngàn năm với sự bình thường cho phép người dân thích ứng với lũ lụt bằng cách sống trong nhà sàn hay nhà nổi.

 

Trong hình vệ tinh theo thời gian, hồ Tonle Sap (phía trên bên trái) giống như trái tim nước được làm đầy mỗi năm trong mùa mưa với nước từ sông Mekong (phía trên bên phải).   

Hình được chụp trong mùa khô và mưa mỗi năm, theo thứ tự.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Nhưng thay đổi khí hậu và đập trong Mekong và các phụ lưu càng ngày càng đe dọa sự bành trướng hàng năm và số cá đánh được của hồ Tonle Sap.  Con số đập gia tăng trong Mekong và các phụ lưu ở thượng lưu hồ ngăn chận chu kỳ lũ lụt bằng cách giữ lại nước trong mùa mưa.

Đối với người dân sống trên hay gần nước, lũ lụt đục ngầu thường lệ là một ân huệ, không phải là đe dọa.  Chúng mang cá con và chất dinh dưỡng cho hoa màu vùng ven biển và cây cối nuôi dưỡng cá lớn lên của hồ.

“Mekong cần lên xuống, rất nhiều nước trong mùa mưa và ít nước trong mùa khô,” Brian Eyler, một chuyên viên về Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson, một cơ quan nghiên cứu ở Washington D.C., nói.  “Toàn thể hệ sinh thái được hòa hợp với những lên xuống đó.  Khi lũ lụt thật sự cao, chúng mang gỗ và phù sa và buội rậm và cỏ và những thứ mục nát vào sông và đóng góp vào hỗn hợp của chất dinh dưỡng tạo nên sự bùng nổ của cá và sản lượng nông nghiệp.”

Lũ lụt giàu dinh dưỡng đã biến Tonle Sap thành một trong những hồ đa dạng và phong phú nhất trên thế giới với trên 200 loại cá.  Số cá đánh được hàng năm ít nhất là 300.000 tấn (330.693 tấn US) khoảng gấp đôi số cá nước ngọt đánh được của Canada, Mexico và Hoa Kỳ gộp lại, Eyler nói.

“Cambodia có nền thủy sản phong phú nhất trong số các quốc gia ở hạ lưu Mekong,” Zeb Hogan, một chuyên viên về cá ở Đại học Nevada, Reno, người cầm đầu dự án nghiên cứu Wonders of the Mekong (Kỳ quan Mekong).  “Hệ thống Tonle Sap thúc đẩy hầu hết điều đó.”

Điều đó quan trọng vì Cambodia là một trong những quốc gia tùy thuộc vào cá nước ngọt nhiều nhất trên thế giới so với diện tích và dân số, Marc Goichot, người cầm đầu nước ngọt Á Châu Thái Bình Dương của Quỹ Đời sông Hoang dã Thế giới (World Wildlife Fund (WWF)), một tổ chức bảo tồn, nói.

Người Cambodia ăn trên ½ chất đạm động vật từ cá, mỗi người ăn khoảng 75 kg (165 pounds) một năm, gồm có ¾ từ hồ Tonle Sap.  Điều này khả chấp, Goichot nói thêm, vì không như nông nghiệp, cá thiên nhiên không tiêu thụ nước, đất, phân bón hay thuốc trừ sâu.

Cơn đau tim tiềm tàng

Thay đổi khí hậu ít nhất có trách nhiệm một phần cho mùa mưa ngày càng ít đi ở Cambodia, các chuyên viên nói.  Điều nầy đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2019, 2020 và 2021 khi mưa mùa đến trễ vài tuần và Mekong mang lượng nước ít bất thường vì hạn hán.

Mười năm có dòng chảy thấp nhất trong Mekong được gh nhận từ năm 1910 gồm có 2020 là năm thấp nhất, 2019 đứng thứ 7th và năm 2021 đứng thứ 9th.

Cái gì thêm, 86 đập lớn nhất được xây trong lưu vực Mekong tính đến năm 2016 làm giảm dòng nước chảy vào hồ mỗi năm từ 10 đến 25%, rút ngắn thời gian ngập lụt chung quanh hồ 2 tuần, và thu hẹp diện tích ngập lụt trong mùa mưa 245 km2 (94,5 mi2), theo một nghiên cứu mô hình được công bố trong tháng 3 bởi Yadu Pokhrel của Đại học Michigan State và các đồng nghiệp.

Điều đó chưa kể 6 của 13 đập thủy điện hiện nay trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa và Lào đã bắt đầu hoạt động sau năm 2016.  Cùng nhau, những đập nầy làm giảm thêm dòng chảy vốn đã thấp của Mekong trong mùa mưa, Eyler nói, góp phần vào việc thu ngắn việc nở lớn của hồ trong mùa mưa 1 tháng hay hơn trong năm 2019, 2020 và 2021.

Đập cũng ngăn chận hầu hết phù sa giàu chất dinh dưỡng cần cho cá và tăng trưởng hoa màu.  11 đập của Trung Hoa không thôi giữ lại 60% phù sa, Eyler ước tính.

Thay đổi khí hậu cộng thêm vào vấn đề bằng cách làm giảm con số giông bão nhiệt đới thường rửa phù sa từ núi non của Việt Nam vào sông, nhà địa lý học Chris Hackney của Đại học Newcastle ở Anh nói.

Ít nước và phù sa có nghĩa là cá con và chất dinh dưỡng ít hơn trong hồ Tonle Sap, ảnh hưởng số cá đánh được.  Cũng có sự vắng mặt hay trì hoãn của mực nước cao mà cá cần để sinh sản trong hồ hay di chuyển đến nơi sinh sản ở khúc sông Mekong ở thượng lưu hay các phụ lưu.

“Mỗi năm nước tiếp tục thấp hơn,” nữ ngư dân Hay Sreang của hồ Tonle Sap nói.  “Nếu nước thấp thì không có cá.  Chúng tôi không biết làm thế nào để kiếm sống trong tương lai.”

 


Tương lai đó không tốt đẹp: các nhà khoa học khí hậu tiên đoán sự bắt đầu và chấm dứt của mưa mùa sẽ gần nhau hơn vì thay đổi khí hậu, Eyler nói.

Việc xây đập trên Mekong tiếp tục.  Trung Hoa đang xây đập thủy điện thứ 12th với 7 đập nữa được dự trù.  Lào đang xây đập thứ 3rd và dự trù xây thêm 7 đập nữa, nhằm mục đích trở thành “bình điện của ĐNA” và bán điện từ các đập cho láng giềng Việt Nam, Lào [Thái Lan] và Cambodia, Eyler nói.

Có hàng trăm đập nữa trên các phụ lưu Mekong được Eyler và nhóm của ông tìm thấy bằng cách dùng ảnh vệ tinh, gồm có nhiều đập được dùng cho thủy nông thay vì sản xuất điện.  Họ đếm được 400, hầu hết ở Thái Lan nhưng cũng ở Trung Hoa, Lào, Việt Nam; gần 400 đập nữa đang được xây cất hay dự trù, hầu hết ở Lào, ông nói.

Xây cất tất cả các đập đươc dù trù trong Mekong và các phụ lưu có thể cuối cùng chỉ còn để lại 4% phù sa giàu dinh dưỡng của nó, Eyler cảnh báo.

Pokhrel và các đồng nghiệp trong năm 2018 tính toán sự sụt giảm lưu lượng tối đa trong Mekong cần để hạn chế sự bành trường hàng năm của hồ còn ½.  Trên lý thuyết, họ kết luận, kết quả đáng sợ có thể thực hiện qua 1 siêu đập ở chung quanh vùng Sambor ở Cambodia.

Một đập 2.600 MW, dài 18 km (11 mi) ban đầu được dự trù ở gần Sambor có lẽ không đủ lớn để thực hiện điều nầy.  Nhưng các chuyên viên cảnh báo đập, được hoãn đến 2030, sẽ là cái đấm chết người cho nền thủy sản trong hồ Tonle Sap vì nó sẽ ngăn chận một trong những đường di chuyển quan trọng nhất trong lưu vực Mekong của khoảng 50 loại cá.

Hồ chứa của đập cũng có thể làm ngập nhà cửa của gần 20.000 người.  Một trong số họ là Phloak Sareth, người sống với gia đình của bà trên đảo Tnaut trong Mekong gần Sambor và lo ngại kể từ năm 2007 rằng bà có thể phải dời đi vì đập.

“Nếu chúng tội được tái định cư, chúng tôi không vui mừng,” bà nói.  Trên đảo, bà có đủ cá, đất tốt và nước để tưới rau cải ngay cả trong mùa khô, có thể không giống ở vị trí mới.  “Không biết chúng tôi có nước hay tắm, nhất là trong mùa khô?”

Bà nói các đập hiện hữu trong Mekong đã ngăn chận chu kỳ lũ lụt quan trọng mà nông dân dựa vào vì dòng chảy không còn cố định như trước:  Sông thường hạ xuống trong tháng 2 và 3 và dâng lên trong tháng 5 và 6.  Nhưng vì các đập, nước làm ngập hoa màu của chúng tôi rất sớm trong tháng 2 và 3.”

“Vấn đề tôi lo ngại nhiều nhất là số cá đang giảm,” bà nói, thêm rằng các đập có thể đẩy chúng đến tuyệt chủng.


Mặc dù Cambodia chưa có đập trên dòng chánh Mekong, đập trên phụ lưu không phải là vô hại.  Trong năm 2018, Cambodia hoàn tất đập lớn nhất, đập Hạ Sesan II có công suất 400 MW.  Cao 75 m (246 feet) và rộng 6 km (3,7 mi), đập ngăn chận sông Sesan và Srepok, 2 phụ lưu Mekong lớn nhất ở Cambodia.

Đập ngăn cá di chuyền từ Mekong và hồ Tonle Sap đến nơi sinh sản, với hậu quả nghiêm trọng đối với sản lượng cá, theo một phúc trình 2012 của Human Rights Watch (Theo dõi Nhân quyền).

Số cá đánh được ở thượng lưu giảm lớn lao sau khi khởi động đập, làm mất thu nhập 100 đến 200 USD mỗi tháng và chi phí cao hơn để mua thêm lương thực.  Một kinh đào được xây để cá di chuyển vòng qua đập thường có ít nước và không đủ để thay thế, theo phúc trình.

Hồ chứa nước của đập, chiếm gần 300 km2 (116 mi2), làm ngập nhiều làng mạc, buộc khoảng 860 gia đình phài di dời.  Về bồi thường, mỗi gia đình được cung cấp vài trăm USD, một nhà nhỏ với đồng ruộng cách sông vài km hay 6.000 USD để xây nhà.  Khoảng 800 gia đình chấp nhận.

 

Ảnh vệ tinh cho thấy sông Sesan và Srepok (bên phải) với đập Hạ Sesan II (trái), trước khi hồ chứa nước được làm đầy hôm 14 tháng 2 năm 2017,

và sau đó, ngày 1 tháng 2 năm 2018.

 

Nhưng khoảng 60 gia đình từ chối và xây nhà mới trên đất cách vị trí ban đầu khoảng 1 km, gồm có gia đình của Fut Kheun, người mất nhà và vườn rau.  “Chúng tôi không muốn ở xa mồ mả của tổ tiên của chúng tôi được chôn dưới nước ngập,” Kheun nói.  “Ý tưởng cho làng mới là làm cho nó giống như làng cũ.”

Nhưng vị trí mới thiếu nước sạch và thầy giáo, ngăn chận trẻ con đi học trong nhiều năm.  Ông nói chánh phủ nên dùng cách khác để sản xuất năng lượng thay vì xây nhà máy thủy điện.

 


Thủ đô và cát

Dòng chảy đảo ngược nổi tiếng, nơi Mekong dâng lên rất cao trong mùa mưa khiến nước chảy vào sông Tonle Sap thay vì chảy ra, xảy ra ở giao điểm Chaktomuk ở thủ đô, Phnom Penh.

Ở điểm quan trọng nầy, các tàu có thể thường được thấy ở một chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ hay ngày.  Những tàu nầy đang khai thác cát, theo Hackney, người đếm chúng bằng cách dùng ảnh vệ tinh.

Ở tận cùng phía nam của Cambodia, khúc sông Mekong dài 150 km (93 mi), gồm có Phnom Penh, Hackney đếm trung bình hàng ngày có khoảng 50 tàu trong năm 2016; đến năm 2020, con số trung bình là 120.

Con số năm 2020 diễn dịch thành khoảng 59 triệu tấn cát (khoảng 65 triệu tấn US) được lấy từ sông Mekong mỗi năm ở Cambodia không thôi, khoảng 10 lần con số sông có thể mang hàng năm là 6 triệu tấn (6,6 triệu tấn US).

Điều nầy có nghĩa là đáy sông giữa Kampong Cham ở Cambodia và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam đang chìm khoảng 10 cm (3,9 inches) một năm.  Hakney nói, thêm rằng từ thập niên 1990s tổng cộng có thể là 1 m (3,2 feet) hay hơn.

Vì đáy sộng bị hạ thấp, mực nước mùa mưa của sông Mekong cuối cùng có thể không đủ cao để đảo ngược dòng chảy trong sông Tonle Sap.  Điều này làm cho việc khai thác cát là yếu tố thứ 3rd, cùng với thay đổi khí hậu và các đập, đe dọa sự bành trướng hàng năm của hồ, Hackney nói.

Giống như thay đổi khí hậu và xây đập, khai thác cát có lẽ không chấm dứt sớm.  Cát được dùng ở vô số địa điểm xây cất ở Phnom Penh hay để xây các đảo nhân tạo hay lấp đất ngập nước để xây cất.

Hầu hết đất ngập nước Tompoun/Cheung Ek ở phía nam thành phố, rộng khoảng 15 km2 (5,7 mi2) và lọc khoảng ½ nước thải của Phnom Penh, có thể biến mất.

Không có đất ngập nước, hầu hết nước thải không được lọc sẽ chảy vào sông Mekong và Bassac và phần lớn của thành phố có rủi ro ngập lụt ớn hơn trong mùa mưa, một nhóm NGOs Cambodia cảnh báo trong phúc trình năm 2020.  Một nhà máy lọc nước thải được dự trù để bù cho đất ngập nước bị mất, NGOs nói thêm, có thể lọc 1/50 số nước thải chảy vào mỗi ngày, không thấm vào đâu.

Chi phí nông nghiệp cao

Nếu thay đổi khí hậu, xây cất đập và khai thác cát tiếp tục làm giảm lũ lụt giàu dinh dưỡng và cá trong Meong và hồ Tonle Sap, chất dinh dưởng thiếu cần được thay thế bởi nông nghiệp.

Không như đánh cá, nông nghiệp đòi hỏi nước: khoảng 1.000 l (264 gallons) cho 1 kg (2,2 pounds) đậu nành và ít nhất 15.000 l (3.962 gallons) cho 1 kg thịt bò, theo Goichot.

Nông nghiệp cũng đòi hỏi phá rừng, làm giảm nước có sẵn.  Không có rừng, khí hậu vi mô thường trở nên khô hơn và kết quả là thời gian hạn hán dài hơn, và đất trữ ít nước hơn, kết quả là ít nước ngầm trong mùa khô.

Mức phá rừng của Cambodia đã là một trong những mức cao nhất trên thế giới và đang tăng tốc, theo Thomas Dilts, một nhà sinh thái học khung cảnh ở Đại học Nevada,Reno, người nghiên cứu phá rừng ở Vương quốc bằng cách dùng ảnh vệ tinh.

Dilts và các đồng nghiệp thấy rằng từ năm 1993 đến 2017, quốc gia nầy mất khoảng 1/5 rừng.  Ở hồ Tonle Sap, mất mát lên đến 1/3, hầu hết là rừng ngập nước là nơi cá tăng trưởng.

Phá rừng, gia tăng nông nghiệp và đô thị hóa đã làm tồi tệ đáng kể phẩm chất nước mặt ở nhiều nơi trong hồ Tonle Sap và Mekong, theo một nghiên cứu của Sarah Null của Đại học Utah State và các đồng nghiệp.

Nước ngầm là một vấn đề khác.  Ở khu đền đài Angkor Wat ở Siem Reap, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tăng trưởng dân số và xây cất đã làm cho đất ở đó lún do bơm nước ngầm quá mức.  Tiếp tục bơm nước ngầm có thể đưa đến việc tích lũy thêm chất độc arsenic.

Tìm kiếm các giải pháp

“Nó giống như ‘chết bởi ngàn vết cắt’,” Null nói, giải thích rằng không có giải pháp dễ dàng đối mặt vời hồ Tonle Sap và Mekong.

Với đập Hạ Sesan II ngăn chận việc di chuyển của cá giữa Mekong và sông Sesan và Srepok, rất quan trọng để tránh xây đập trên phụ lưu quan trọng thứ 3rd của Mekong, Kekong, Null nói, vì các đập sẽ ngăn chận đường di chuyển của ít nhất 64 loại cá.

Eyler hy vọng các đập có thể mất sức quyến rũ để sản xuất năng lượng vì thay đổi khí hậu khiến hạn hán gia tăng thường xuyên.  Thất bại của đập Hạ Sesan II để ngăn chận một số sự kiện mất điện trong mùa khô 2019 “gời một tín hiệu đến chánh phủ Cambodia,” Eyler nói, người hy vọng việc thừa nhận tiềm năng của năng lượng thay thế chẳng hạn như điện gió vào năm 2030.

Eyler hy vọng Lào cũng sẽ tái xét việc xây các đập được dự trù.  Du lịch sinh thái có thể trở nên động cơ kinh tế lớn ở đó, theo sau sự hướng dẩn của các quốc gia chẳng hạn như Costa Rica.

Du lịch sinh thái cũng có thể làm cho cư dân của hồ Tonle Sap ít lệ thuộc vào đánh cá, theo Thies Geertz của NGO Đức Quỹ Thiên nhiên Toàn cầu (Global Nature Fund (GNF)).

GNF làm việc với NGO Cambodia Nhóm Liên hiệp Hành động Thủy sản (Fisheries Action Coalition Team (FACT)) để làm cho làng nổi hồ Tonle Sap Phat Sanday thu hút du khách.  Sáng kiến gồm có xây dựng một nhà máy lọc nước cho 1.000 người, biến chất thải hữu cơ thành phân bón để bán và ép plastic thải thành bồn chứa cá.

Chánh phủ Đức và Hiệp hội Wilo Đức (German Wilo Foundation) cam kết 400.000 euros (khoảng 420.000 USD) cho dự án.  Geertz hy vọng dự án cuối cùng sẽ tự gánh chi phí bằng thu nhập từ du lịch:  “Chúng tôi muốn dự án trở thành một mô hình để phát triển khả chấp một làng đánh cá, để những làng khác làm theo.”

Để bảo vệ chống lại đánh cá quá mức, GNF và FACT cũng bảo đảm nơi đánh cá lớn nhất trong hồ, một diện tích gần 10 km2 (3,8 mi2) kế bên Phat Sanday, nơi đánh cá bị cấm để cá có thể di chuyển và lớn.

Cho đến gần đây, ngư dân thường bỏ qua việc cấm đoán.  Họ chỉ bắt đầu tránh vùng nầy khi FACT và GNF thiết lập một hàng rào và tuần tra thường xuyên vào đầu năm 2020, Senglong Youk của FACT nói.

Ban đầu một số ngư dân than phiền về việc đóng cửa, nhưng số cá đánh được ở ngoài khu bảo tồn phục hồi đáng kể, Geertz nói, từ 9 kg (19,8 pounds) cho mỗi ngư dân mỗi ngày vào lúc bắt đầu năm 2019 đến trên 30 kg (66 pounds) vào cuối năm 2012.

“Thành công tuyệt vời,” Geertz nói.

Nhưng nếu lũ lụt giàu dinh dưỡng không đến, không có gì là quan trọng.  Không có chúng, ngay với những khu bảo tồn được bảo vệ tốt nhất cũng không thể giữ cá khỏi biến mất.

.

No comments:

Post a Comment