Sunday, April 3, 2022

Ý KIẾN: MEKONG ĐỐI MẶT VỚI CÁC VẤN ĐỀ AN NINH NƯỚC SỐNG CÒN

 (Opinion: Mekong Faces Existential Water Security Issues)

Christopher Chen – Bình Yên Đông lược dịch

VOD – March 21, 2022

 

Một thuyền đánh cá đi trên khúc sông Mekong với các hố sâu và nơi cư trú rừng ngập nước được bảo vệ ở làng Kampong Cham tỉnh Kratie. [Ảnh: Andy Ball]


Đô thị hóa và suy thoái hạ tầng cơ sở đang đe dọa làm sáng tỏ triển vọng sinh thái và tài chánh của Mekong – kể cả nguồn nước sạch của nó.

Nhiều nơi ở Bangkok, người dân thức dậy để thấy nước máy quá mặn không an toàn để uống trong tháng 2 năm 2021.  Chánh phủ bất lực để pha nước mặn – theo sau trận hạn hán tồi tệ nhất ở Thái Lan trong 40 năm, dự trữ nước ngọt rất hiếm để được tiết kiệm.

Đây là một trong nhiều thí dụ của nước mặn xâm nhập ảnh hưởng các quốc gia dọc theo sông Mekong.  Lưu lượng sông và lượng mưa thấp trong mùa khô làm cho nước mặn từ biển chảy vào sông, ảnh hưởng nông nghiệp, nuôi cá và sinh kế.

Trên 70 triệu người dựa vào sông Mekong như nguồn lợi tức và sinh kế.  Cùng với nước mặn xâm nhập, họ đối mặt với mực nước giảm và gia tăng mất an ninh nước như là những ảnh hưởng cộng dồn của thay đổi khí hậu, phát triển đập và suy thoái môi trường.

Mặc dù các sáng kiến khu vực mới đây báo hiệu việc thúc đẩy đến sự tham gia sâu hơn về vấn đề, những thách thức an ninh nước sống còn trong khu vực Lancang-Mekong không được giải quyết đủ nhanh để chống lại thiệt hại đang giáng lên khu vực.

Nhiệt độ tăng vọt và điều kiện thời tiết hay thay đổi đang tạo thêm áp lực cho nguồn cung cấp nước đang cạn trong hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA).  Các tiên đoán dài hạn cho thấy nhiều hạn hán nghiêm trọng trong tương lai, gây rủi ro thêm vì xâm nhập nước mặn.

Ở Việt Nam, Mekong thường trở mặn chỉ khoảng 1 tháng mỗi năm.  Trong những năm gần đây, nông dân đã đối mặt với độ mặn ít nhất 4 tháng, một hậu quả của các đập ở thượng lưu, khai thác cát và thay đổi khí hậu khiến lưu lượng nước ngọt vào đồng bằng thấp hơn.  [Lời người dịch: Các đập thủy điện trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô, vì thế chúng làm tăng lưu lượng trong mùa khô để đẩy mặn.]  Độ mặn cao trong đất không thể trồng hoa màu và sản xuất để sống, tạo nên mất mát to lớn cho nông dân trong khu vực.

Vì đa số vùng ĐNA dựa vào việc sản xuất nông nghiệp để sinh sống, hạn hán và mất an ninh nước có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của họ.

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2020, các quốc gia thành viên ASEAN [Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia ĐNA)] đã thông qua Tuyên cáo về Tăng cường Thích ứng Hạn hán thứ 1st.  Tuyên cáo kêu gọi hành động quan trọng, nhằm để nâng cao khả năng thích ứng và giảm nhẹ hạn hán trong khu vực, cũng như khuyến khích đường lối dài hạn chiến lược hơn để quản lý hạn hán.

ASEAN hy vọng rằng 2 tài liệu sẽ xây dựng phối hợp giữa nhóm và đối phó hữu hiệu với ảnh hưởng của hạn hán.  Để đối phó với những thách thức an ninh nước ở Mekong, ASEAN cũng chánh thức tham gia với Ủy hội Sông Mekong (Mekong Rivers Commission (MRC)).

Người dân có phần trong Mekong đã cộng tác để đối phó với tình trạng khan hiếm nước, ô nhiễm nước, và các nguy cơ tai họa liên quan đến nước.  Họ có thể học hỏi từ Singapore.

Chiến lược Bốn Vòi nước Quốc gia của chánh phủ Singapore (lưu vực địa phương, nước nhập cảng, Nước mới, và nước khử mặn) đã giúp nước nầy xây dựng một nguồn cung cấp nước vững chắc, đa dạng và khả chấp mặc dù mật độ dân số cao của quốc gia và thiếu tài nguyên thiên nhiên.

Làm việc với đối tác ngoài khu vực cũng là một cách để đối đầu với mất an ninh nước.  ASEAN có thể khuyến khích ràng buộc tốt hơn với các khối khu vực khác như Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương.

Các quốc gia ĐNA có nhiều cái chung với các đảo quốc Thái Bình Dương về tính dễ tổn thương địa dư và kinh tế.  Tất cả đều quan tâm trong việc đối phó với các vấn đề an ninh nước.

Christopher Chen là một Phụ tá Nghiên cứu của Chương trình Viện trợ Nhân đạo và Cứu trợ Tai họa (Humanitarian Assistance and Disaster Relief (HADR)), Trung tâm Nghiên cứu An ninh Ngoại lệ (Non-Traditional Security Studies (NTS)) của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratman (S. Rajaratman Scholl of International Stusies (RSIS)), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Nanyang Technological University (NTU)), Singapore.

No comments:

Post a Comment