Sunday, April 17, 2022

LÊN MẠNG CÓ THỂ LÀ LỐI RA

Going online a possible way out

Jarasrawee Chaiyatham and Kamol Sukin – Bình Yên Đông lược dịch

GreenNews – 15 February 2022

Giữa những đe dọa đối với đời sống của họ và một tương lai đầy ổ gà, người dân trong lưu vực sông Songkhram muốn nắm tương lai trong tay của chính mình bằng cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã nuôi dưỡng họ qua nhiều thế hệ.

Ho đang tự tranh đấu để làm cho cuộc sống của gia đình tốt hơn, không có bất cứ hỗ trợ có thể trông thấy từ chánh phủ.

Trong nỗ lực mới nhất, họ đã kiếm được các dụng cụ trên mạng để nâng cao sự tham gia và đối thoại rộng rãi hơn để đạt được sức mạnh mặc cả đối với chánh quyền trong khi hình thành tương lai của họ qua việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Hạ lưu vực sông Songkhram, mà họ tin rằng khả chấp hơn và theo hướng của Khu Ramsar.

Jaraswee Chaiyatham và Kamol Surin, nhóm chủ bút của GreenNews, mang đến độc giả hình ảnh của những phong trào đáng chú ý đang xảy ra khi chúng tôi nói trong câu chuyện kết thúc về ‘Songkhram’ trong loạt bài sông Songkhram.

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

Thử một mạo hiểm mới

“Vị trí của đập được đề nghị ở khoảng nầy, như tôi được nghe,” một giọng nói đầy do dự được nghe khi một người chỉ tay vào phía bên kia bờ sông để hướng sự chú ý của mọi người; vài giây trước đó, anh đang nghịch với cái điện thoại cầm tay trên tay kia để cố gắng gởi hình ảnh của vị trí.

Không thể kiểm soát sự thất vọng đang gia tăng, anh quay sang một người bạn ở gần, và rống lên: “Hey, làm sao để gởi lại, bấm nút bên phải… đúng không?”

“Yeah, đúng rồi, chỉ bấm nó.  Vâng, anh làm đúng.  Tôi có thể thấy nó,” bạn của anh trả lời với một giọng vui mừng, khi anh cho thấy ảnh anh vừa nhận được trên màn ảnh di động của anh.

“Đây là ảnh đầu tiên tôi chưa từng gởi bằng điện thoại di động,” Thana Kaenkham trầm ngâm một cách sung sướng.  Anh vừa được bầu làm người cầm đầu nhóm phóng viên của Ban Napiang, nằm trong huyện Tha-uten của tỉnh Nakhon Phanom.  Sử dụng lần đầu tiên dụng cụ liên lạc trên mạng rõ ràng khiến cho anh cười lớn.

Hình ảnh của vị trí đập được đề nghị được gởi đến một nhóm có tên “Hug Maenamkhong Namsogkhram Nakhon Phnom” nơi các thành viên có thể nhận được tin tức cập nhật mới nhất của vị trí, và gồm có trên 50 người cầm đầu cộng đồng sống trong Hạ lưu vực sông Songkhram.

“Chúng tôi dùng nhóm nầy để liên lạc với nhau thường xuyên.  Nó giúp chúng tôi giữ cho các thành viên luôn được cập nhật về những cái xảy ra mới nhất ở vị trí.  Như hôm nay, nó là một cập nhật về việc thăm viếng của báo chí.”

Nói đến bạn của anh ở kế bên, là người kết thúc việc trình bày của anh với báo chí, Thana nói: “Một số thành viên rất mắc cở và im lặng, và phát biểu trước công chúng không phải là tách trà của họ.”

Buổi trình bày ngắn chấm dứt khi người nói xin lỗi vì nó quá ngắn.  Thana cười vô tư và đưa phái đoàn báo chí trở lại chỗ đậu xe.

“Chúng ta có đi đến nơi khác không?” anh hỏi với một giọng hăm hở.

“Toàn thể 1.000 rai mà tất cả các anh thấy trải rộng khắp vùng được thu mua trên 1 thập niên trước đây cho cái chúng tôi được nghe sẽ dùng để xây 1 đập.

“Chưa có gì được khai phá và không có ai nói gì với chúng tôi, tin tức duy nhất là bảng hiệu trên đó nói nó thuộc về bộ,” Thana giải thích khi nhóm báo chí ngồi trên một ‘e-teak’, một xe cơ giới nông nghiệp được cải tiến, khi chúng tôi đi đến địa điểm kế tiếp dọc theo con đường đất đưa chúng tôi qua những đồng lúa xanh tươi.

“Ngừng, ngừng ở đây một chút.  Có bảng hiệu,” Thana nói, nhảy xuống xe vội vàng trong khi máy xe thình lình ngưng chạy.

Anh đưa chúng tôi đến một bảng hiệu kim loại ở phía sau cây duy nhất ở giữa ruộng lúa: bảng hiệu nói “Đất dành riêng Nha Khuyến khích và Phát triển Năng lượng, Bộ Khoa học, Kỹ thuật và Môi trường”.

“Chúng tôi không biết nó có nghĩa gì?  Bộ sở hữu đất nhưng nó liên quan đến dự án đập?  Không ai giải thích cho chúng tôi, chỉ có bảng hiệu được dựng lên.  Chúng tôi làm gì?

“Điều tích cực duy nhất là họ cho phép các chủ đất cũ tiếp tục trông lúa từ nhiều năm nay, có thể cho đến khi họ muốn dùng đất,” một người cầm đầu làng liên hệ của cộng đồng nơi là vị trí của đập được đề nghị nói.

Trong khi các phóng viên báo chí bận rộn chụp ảnh, chúng tôi có thể thấy những xã trưởng đi theo chúng tôi, ghi nhận cái đang xảy ra trên điện thoại di động của họ.  Nhiều hình ảnh được chụp trong ngày đó được gởi đến nhóm của hệ thống “Hiệp hội Bảo tồn Hạ lưu sông Songkhram, Nakhon Phanom.”

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Đường lối rõ ràng, nhưng cần khai phá con đường

Trong một căn nhà ở bên sông chiều hôm đó, 50 km về phía thượng lưu của Ban Pakyam, Nakhon Phanom, một nhóm cha mẹ ngồi chung quanh một điện thoại di động để xem truyền hình trực tiếp một buổi họp trên mạng qua Zoom.

“Chúng tôi thu xếp để gặp nhau trên mạng mỗi Thứ Sáu, 7:30 PM,” Amnart Trijak, một đại diện của hệ thống tỉnh Nakhon Phanom gọi là “Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng Hạ lưu vực sông Songkhram”, nói.

“Trong quá khứ, chúng tôi luôn luôn gặp nhau thường xuyên từ nhiều năm, nay phải gặp trên mạng vì đại dịch Covid-19,” Amnart tiếp tục.

“Đó là cách để cập nhật thành viên về những chuyển động mới nhất xảy ra, nhất là các báo cáo tại chỗ từ mỗi vị trí.  Kiểu liên lạc nầy giúp chúng tôi bày tỏ và trao đổi ý kiến trong nhóm,” Ormbun Thipsuna, cựu chủ tịch của Hệ thống Hội đồng Cộng đồng sông Mekong trong 7 Tỉnh Đông bắc, nói.

Bà giải thích làm thế nào mà các phiên họp Zoom trên mạng giúp cho hệ thống.  Nó được thiết lập như một sáng kiến mới giữa các thành viên then chốt của hệ thống, một đường dây liên lạc chánh của họ kể từ khi họ thấy rằng đại dịch không chấm dứt sớm và họp mặt-đối-mặt hiên thời là việc của quá khứ.

“Hệ thống sông Songkhram là một phần của Hệ thống 7 Tỉnh Mekong đã hoạt động về vấn đề Mekong trên 13 năm.  Hạ lưu vực sông Songkhram từng có những hệ thống hoạt động trong vùng trước khi có kế hoạch đập đầu tiên nhiều năm trước đây nhưng sự hiện diện của chúng từ từ lu mờ sau khi dự án được xếp lại, bà cho biết.

Chia sẻ thêm lo ngại, Orumbun thêm: “Ngày nay, tình hình dân làng đang đối phó không thể chần chờ được nữa.

“Những cộng đồng sống dọc theo sông Mekong bị đánh nặng nề bởi dao động trong sông Mekong vì việc điều hành các đập thủy điện ở Trung Hoa và Lào PDR, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trong vùng, thường được theo sau bởi việc đổi màu xanh, bùng nổ tảo (gai) và cạn kiệt cá.

“Ảnh hưởng thêm có thể được thấy trong các phụ lưu then chốt như sông Songkhram, hiện đang trải qua một thời gian ngắn và ít dòng chảy Mekong vào sông Songkhram.  Điều nầy không giống như chu kỳ thủy học tự nhiên của nó, và đang tàn phá trung tâm của sông Mekong.

“Vì tính khẩn cấp của khủng hoảng nầy, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ chuyển biến nầy bằng cách làm việc với các hệ thống ở địa phương thuộc lưu vực sông Songkhram.  Chúng tôi thấy một hệ thống lãnh đạo cộng đồng mạnh mẽ dưới sự hỗ trợ của WWF [World Wide Fund for Nature] đã làm vững chắc thêm việc giải quyết nguyên nhân nầy.”

Cả hai là hệ thống then chốt đã làm việc trong lưu vực sông Songkhram nhiều năm và nay đang đối mặt với những đe dọa tương tự cho tương lai của sự hiện diện trong vùng.  Đó là lý do tại sao mục đích chung của họ là thích ứng để sử dụng dụng cụ trên mạng để giúp vươn tay.

“Khủng hoảng chúng tôi đối mặt rất rõ ràng, câu hỏi là làm thế nào để đối phó với nó,” Ormbun hỏi với giọng không chắc chắn.

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

Liên lạc lai giống

Hệ thống Mekong được thành lập năm 2008, sau khi thực hiện Luật Hội đồng Tổ chức Cộng đồng, cho phép các nhóm ở địa phương hình thành các hệ thống trong cùng vùng hành chánh, bắt đầu từ 4 nhóm trong số 93 nhóm trong 6 tỉnh ven sông Mekong [sau đó là 7 sau khi Buengkan trở thành một tỉnh mới].

Chia sẻ lúc Ormbun bị một trận lụt quan trọng, bà nói: “Vào ngày 12 tháng 8 năm 2008, hiện tượng lũ quét đầu tiên xảy ra khi sông Mekong tràn bờ.  Tôi nhớ rõ lúc đó vì nó là Ngày Hiền mẫu và tôi có mang một số du khách từ Việt Nam đến vùng Nong Khai.  Trên đường về nhà, chúng tôi gặp lụt lớn; thật vậy nó lên cao đến ½ bánh xe của chúng tôi.

“Vì không có mưa trong ngày đó, nước từ đâu đến, chúng tôi hỏi lẫn nhau.  Thông thường, dân làng địa phương ở ven sông biết rõ khi nào lụt và vì thế thường chuẩn bị cho mùa lụt.  Không như lần nầy, khi đập thứ nhất của Trung Hoa được xây, và họ để cho tự chống đỡ.

Cuối năm đó, họ nhận được tin về hệ thống Mekong ở bắc Thái Lan hoạt động để đối phó với vấn đề nầy.  Họ có cơ hội để gặp trong tỉnh Maha Sarakham và biết thêm về tình hình của đập Trung Hoa và những ảnh hưởng của nó đối với các cộng đồng chung quanh.

Ở đó, họ quyết định đồng hệ thống với nhau để theo dõi và nghiên cứu Mekong.  Mặc dù hệ thống Bắc chú trọng đến các vấn đề chống đập, sự chú trọng của họ là sự dao động của mực nước.

Ormbun nói một tai nạn đổi đời đưa bà vào hệ thống bà làm việc hiện nay.

“Tôi từng có một doanh nghiệp nhỏ dọc theo sông Mekong trong mùa hè và bị hạn hán nặng nề vào Lễ Songkran 2 năm liên tiếp, góp phần vào việc mất doanh nghiệp trên 140.000 baht.

“Sự kiện là tai nạn nầy có thể được đảo ngược khiến tôi nổi giận và đẩy tôi tham gia vào hệ thống và tiếp tục cho đến nay.

“Các nỗ lực của hệ thống dân làng chúng tôi đã tiếp tục nâng cao sự hiểu biết về ảnh hưởng của việc phát triển các siêu đập.  Chúng tôi đã làm qua việc biểu tình trên đường phố, đưa thỉnh nguyện thư đến các cơ quan nhà nước.  Tuy nhiên, điều nầy không có hiệu quả, thật đáng buồn.

“Sau cùng, chúng tôi thử đường lối trung dung, có một tư thế vững chắc trong yêu cầu của chúng tôi trong khi đủ uyển chuyển để hợp tác với những thành phần khác nhau gồm có các cơ quan chánh quyền, học thuật và NGOs, tất cả những ai có cùng mục tiêu.”

Bà nói 13 năm kinh nghiệm nầy đủ để hệ thống hạ lưu sông Songkhram thích ứng, vì thế không cần phí thêm thì giờ để thăm dò các bài học.

Các phiên họp trên mạng đã dóng một vai trò chủ chốt trong việc tiếp tục công việc của họ trong đại dịch.  Làm quen với các dụng cụ trên mạng chẳng hạn như chương trình họp Zoom và nhóm Line là một bước trong chiều hướng đúng, theo Ormbun.

Đối với hệ thống tích cực khác, “Hiệp hội Bảo tồn Hạ lưu sông Songkhram, Nakhon Phanom”, Yanyong Sricharoen, quản đốc Dự án Quản lý Đất Ngập nước ở hạ lưu vực sông Songkhram của WWF Thailand, nói sự hình thành của họ khá khác biệt.

“Chúng tôi bắt đầu Hệ thống sông Songkhram sau 4 năm chuẩn bị dữ kiện để đề nghị cho hạ lưu sông Songkhram trở thành một khu Ramsar, phần lớn vì lợi ích sinh thái của nó.  Đề nghị nầy cũng được chấp thuận bởi nội các vào ngày 3 tháng 11 năm 2009.  Chúng tôi phải thu thập dữ kiện tại chỗ và phải làm việc với các bên liên hệ then chốt gồm có giới chức tỉnh và nhà nước ở địa phương và dĩ nhiên cư dân ở địa phương.  Đó là cách mà hệ thống bắt đầu.”

Trong tiến trình Ramsar, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất là vùng đất được đề nghị.  Sau nhiều năm làm việc về vấn đề nầy, bà nói một thỏa thuận đã đạt được với người địa phương rằng vùng Ramsar nên bao gồm những vùng nước chằng hạn như rừng Pa-Bugg Pa trên bờ sông và phải tránh đất canh tác ở địa phương.

Điều nầy có nghĩa là hàng ngàn rai đất được loại trừ khỏi đề nghị ban đầu của khu Ramsar, thật vậy, khoảng 38.000 rai đất loại trừ khỏi đề nghị sau cùng được chấp thuận bởi chánh quyền tỉnh, theo sau việc cứu xét của chánh quyền trung ương và Hội đồng Môi trường Quốc gia, cả hai cũng bật đèn xanh.  Tất cả mất 4 năm để hoàn tất.

“Một khi được liệt kê là khu Ramsar, chúng tôi tiếp tục làm việc với 52 cộng đồng trong vùng qua các lãnh đạo của họ.  Vào giai đoạn nầy, dự án đập được đề nghị và chúng tôi hỗ trợ sơ khởi chúng sau khi đọc tin tức cần thiết về đập và ảnh hưởng của nó.  Tuy nhiên, có nhiều thứ hơn được thấy.  Khi chúng tôi tiếp xúc với nó, chúng tôi thấy rằng chúng tôi sẽ bị thiệt hại.  Vì thế chúng tôi yêu cầu họ cứu xét xem bao nhiêu ảnh hưởng tiêu cực mà quyết định của họ có thể có đối với các cộng đồng ở trong vùng.  Điều nầy được đi theo bởi việc phát động để chống lại kế hoạch xây đập và việc hủy bỏ.

“Chúng tôi không có ý định chống đối bất cứ dựa án đập nào nhưng giữ vững nguyên tắc của chúng tôi.  Ưu tiên của chúng tôi là đóng vai trò hỗ trợ cho cộng đồng ở địa phương để họ được trang bị với đầy đủ tin tức để làm dễ dàng việc đối thoại với các giới chức nhà nước, vì thế quyết định cuối cùng sẽ nằm trong tay họ,” bà nói.

Ngày nay, lưu vực tiếp tục đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng qua các sự kiện nhân tạo hay thiên tạo.  Làm thế nào các cộng đồng dọc theo lưu vực đối phó với những tai họa nầy là khía cạnh thách thức nhất của các hệ thống trong vùng.

Về các dụng cụ trên mạng đang được sử dụng trong cuộc chiến của họ để được nghe, Yanyong nói mặc dù Zoom và Line đang trở nên phổ biến giữa người địa phương, họ cũng mở rộng để dùng các áp dụng khác để giúp đạt được các mục tiêu của họ trong tương lai.

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

Quy hoạch chiến lược khi sống còn là kiểu hoạt động

Ormbun công nhận rằng các dụng cụ trên mạng đã giúp họ cập nhật hữu hiệu những chuyển động xảy ra tại chỗ cho các thành viên của hệ thống Mekong, khuyến khích đối thoại tốt hơn về các vấn đề gây áp lực, cũng như giúp lan truyền tin tức cần thiết từ bên ngoài đến thành viên của hệ thống các cộng đồng sông trong một cách ít tốn kém và nhanh hơn trong quá khứ.

Tuy nhiên, bà nói, chúng [các dụng cụ trên mạng] cũng có những hạn chế và chướng ngại đáng kể, trong khi giải thích, bà ghi nhận: “Trên mặt tích cực, nó giúp báo cáo thay đổi lớn lao của lũ lụt và hạn hán cũng như các vấn đề dân làng đối mặt trên mạng một cách nhanh chóng, có thể làm cho sự giúp đỡ từ bên ngoài đến nhanh hơn.

“Nó cũng trở thành một đường đây chánh thức để liên lạc với các giới chức nhà nước và ở bên ngoài đang giúp tay như đại dịch, NGOs và truyền thông, mà không phải di chuyển và gặp mặt.

“Trên mặt kia, nó làm mất nhiều thì giờ của dân làng thay vì dùng để làm việc canh tác.  Dân làng cũng phải trả tiền cho gói internet để sử dụng những áp dụng nầy.  Hầu hết không mua gói internet hàng tháng.

“Phiên họp trên mạng nhiều giờ thường làm cho thành viên của chúng tôi ở trong tỉnh Buengkan tốn đến 400baht cho mỗi phiên họp.  Chúng tôi cố gằng để giúp gánh chi phí internet cho họ từng trường hợp vì ngân sách của chúng tôi thấp.”

Ormbun nói rằng ngoài các buổi họp hàng tuần thường lệ mỗi Thứ Sáu vào lúc 7:30 PM, các thành viên nay cũng có những buổi họp trên mạng thường xuyên với các viên chức nhà nước gồm có Nha Thủy sản, Bộ Nông nghiệp, Văn phòng Quốc gia Thủy lợi (Office of National Water Resources (ONWR)), Bộ Ngoại giao (Ministry of Foreign Affairs (MFA)) và truyền thông.  Điều nầy cũng góp phần làm kiệt tâm trí của một số thành viên.

Bên trên tất cả các điều chỉnh họ phải làm để hiểu biết về mạng hơn, bà nói, sự kiện là mỗi cá nhân chọn dùng một áp dụng khác nhau cho các buổi họp trên mạng, hầu hết với hướng dẫn bằng tiếng Anh, khiến một số thành viên gặp khó khăn.

Bàn thêm về việc nầy, bà tiếp tục: “Điều nầy làm cho dân làng gặp khó khăn, mặc dù một số đã cố gắng để học.

“Thỉnh thoảng họ có thể sai khi điền những chi tiết căn bản, thí dụ, thêm tên hay chức vụ/địa điểm trước khi gia nhập, tất cả có thể dễ dàng làm cho họ thiếu tự tin khi tham dự một buổi họp trên mạng.

“Chúng tôi cố gắng sắp xếp hỗ trợ kỹ thuật càng nhiều càng tốt và dự trù các buổi hội thảo huấn luyện trong tương lai cho họ.”

Ngoài việc giải quyết những khó khăn với vấn đề kỹ thuật trên mạng, bà nói, nghiên cứu là một phần quan trọng khác của công việc của hệ thống mà họ tiếp tục càng nhiều càng tốt qua phương pháp nghiên cứu ‘taibaan’ có nghĩa là dựa trên cộng đồng và có đường lối tham gia, với hỗ trợ của giới học thuật.

“Chúng tôi nhận thức rằng tin tức là chìa khóa để có sức mạnh mặc cả tham gia vào việc quản lý tài nguyên trong lưu vực,” nhà hoạt động nói, “vì thế, chúng tôi cố gắng để có thêm nghiên cứu về điều nầy bởi các thành viên của cộng đồng.”

“Thêm tin tức về tài nguyên trong lưu vực sẽ cung cấp một hình ảnh rõ hơn về cái chúng tôi nên hay không nên làm khi phát triển đến vùng của chúng tôi.  Nó sẽ làm cho tiếng nói của chúng tôi có giá trị đối với chánh quyền khi chúng tôi hiểu sâu rộng vấn đề trong tay.”

Như một thí dụ, bà nói rằng họ đã tìm thấy lưu vực có một loại cây gọi là ‘chaiwan’ (cephalanthus tetradra) có một hệ thống rễ khác thường, tương tự như cây đước, và rất phổ biến trong vùng nầy.  Họ cũng khám phá rằng loại chim di cư Siberian đến đây mỗi năm.”

Ormbun nói 2 dự án bảo tồn chủng loại cá cũng được thực hiện ở hạ lưu sông Songkhram để đối phó với con số đang giảm của đa dạng cá, và rằng gồm có Dự án Nongkha và Dự án Pla Naa Wat (cá ở trước chùa).

Dự án Nongkha là một phần của dự án nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái được hỗ trợ bởi Hội Khuyến khích Y tế Thái, một trong 21 vị trí được thực hiện trong nghiên cứu trong năm 2019-2020.

“Ủy ban bảo tồn cá chọn 50 rai đất trong số 500 rai đầm lầy để làm nơi nghiên cứu.  Điều nầy được thực hiện qua sự hỗ trợ của lãnh đạo cộng đồng và với sự hợp tác của Nha Thủy sản.  Nó đã thành công ở mức độ nào đó và tiếp tục cho đến nay,” Montri Chantawong, một nhà nghiên cứu của Ủy ban Mekong Butterfly, giải thích.

“Dự án Pla Naa Wat sẽ giúp thiết lập một vùng bảo tồn trong đất chùa như niềm tin của Phật giáo không cho phép câu cá ở bên trong chùa.  Chúng tôi nghĩ rằng điều nầy có hiệu quả lâu dài nếu nó được nới rộng đến nhiều cộng đồng trong lưu vực,” ông giải thích.

Đo độ đục của nước là một hoạt động khác của hệ thống, theo dõi những thay đổi vật lý của nước trong sông Songkhram và so sánh với dữ kiện của sông Mekong.

“Chúng tôi dùng kiến thức tự phát triển, vì thế sự giúp đỡ nầy có thể được dùng một cách dễ dàng bởi dân làng dọc theo sông Mekong từ Chiang Khong đến Ubon Ratchathani, nay nới rộng đến sông Songkhram.  Điều nầy có thể cho thấy những thay đổi vật lý được tìm thấy trong 2 sông.  Ban đầu, chúng tôi khám phá rằng nước trong sông Songkhram trong hơn nước sông Mekong, năm nay ngược lại, Mekong trong hơn,” Montri ghi nhận.

“Tất cả những nỗ lực nầy cùng với một thỏa thuận chánh sách được thông qua vào ngày 11 tháng 3 năm 2021 với các đại diện chánh phủ, sẽ hỗ trợ các hoạt động theo dõi để thực hiện thêm.”

Ormbun tiếp tục: “Sau lần tập họp của chúng tôi ở Bangkok trong tháng 3 [năm ngoái], những yêu cầu của chúng tôi được chấp thuận trên nguyên tắc bởi 12 viên chức có liên quan trong chánh sách và biện pháp đối phó với ảnh hưởng của dao động trong Mekong do việc phát triển siêu đập gây ra.  Ngoài ảnh hưởng đối với hệ thống theo dõi, bồi thường cho nạn nhân và giảm nhẹ [cũng được cứu xét].

“Đây là một lý do nổi bật khác chúng tôi cần các dụng cụ họp mặt trên mạng hơn bao giờ để chúng tôi có thể tiếp tục để đạt được các mục tiêu của chúng tôi.”

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

Ánh sáng lờ mờ ở cuối đường hầm, giữa cơn giông dữ dội

Ormbun tin rằng mặc dù tiến trình thương thảo dài và nhạt nhẽo mà họ phải đối đầu với các viên chức, bà hy vọng một ngày mai tốt hơn.

“Chúng tôi tin chúng tôi đi đúng đường, tranh đấu với tin tức biện minh cho việc tranh đấu của chúng tôi.  Tôi thấy nhiều dấu hiệu phản ứng tích cực mặc dù kết quả vẫn còn xa với điều chúng tôi mong muốn và muốn thấy xảy ra.”

Cái bà nói là dấu hiệu tích cực là đáp ứng từ Nha Thủy sản.  Ormbun nói buổi họp chánh thức của họ rất hài lòng, đóng góp vào một số chuyển động nội bộ, đến với dạng của bộ thiết lập một kế hoạch để dàn xếp các vấn đề thương thảo song phương với các quốc gia như Trung Hoa và Lào PDR làm chủ đập.

Hơn nữa, bà nói thêm: “ONWR cũng cho thấy thêm dấu hiệu liên lạc 2 chiều với các hệ thống dân làng của chúng tôi, trong khi đồng ý thiết lập một nhóm Line để cập nhật hàng ngày tình hình sông Mekong.

“Mặc dù tình trạng của chúng tôi vẫn ở trong ‘dạng khó hiểu’, chúng tôi đã thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.  Chúng tôi đang nhận được cập nhật và đáp ứng với yêu cầu của chúng tôi nhanh hơn có thể đưa đến đáp ứng tích cực có hệ thống hơn đối với lũ quét và hạn hán trong tương lai.  Đây là hy vọng của chúng tôi như cư dân địa phương nay có thể chia sẻ những vấn đề theo một con đường nhóm Line chánh thức hơn.”

Ormbun nói rằng sự kiện là các nghiên cứu đang diễn ra của dự án đập được đề nghị được mở để công chúng tham gia nên được xem là một dấu hiệu tích cực cho tương lai.

Đối với Montri, ông nói: “Về chánh sách, không có gì làm cho người địa phương cảm thấy hài lòng.

“Vâng, ở mức độ thực tế có thể có thêm hợp tác từ chánh quyền, tuy nhiên, chúng tôi không biết nếu điều nầy liên quan đến người dân trong tư thế lấy quyết định.”

Thí dụ, ông nói, rằng thỏa thuận tháng 3 năm 2021 giữa các hệ thống làng và chánh phủ, Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha đã ra lệnh cho ONWR và MFA là các viên chức chủ chốt để cộng tác với 10 cơ quan khác nhau, để đáp ưng thích đáng với 7 yêu cầu của hệ thống.

“Nó chưa xảy ra,” Montri thất vọng nói.  “Chúng tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu của việc kết hợp phải làm việc dưới thẩm quyền của một tổ chức.  Họ có vẻ không nhận thức rằng đây là một vấn đề phức tạp, và đòi hỏi kết hợp để mong có kết quả.”

“Một tổ chức mới thành lập như ONWR cũng có thể xác định rằng cách mà chúng tôi đang có hiện nay là vô vọng.  Hiểu biết về kết hợp của chánh phủ có vẻ gắn chặt với khuôn khổ làm việc quan liêu của nó.”

Về việc sử dụng các dụng cụ trên mạng để có sự tham gia rộng lớn hơn của cư dân địa phương, ông nói: “Như tôi thấy, trong khi nắm lấy các hoạt động trên mạng của 2 bên rất quan trọng để tiến bộ, nó cũng có thể làm chánh quyền ngăn cản việc tiếp xúc của dân làng với tin tức quan trọng để tham gia thích đáng trong tiến trình.

“Thí dụ, họ có thể mời dân làng tham gia trong phiên họ trên mạng với một hồ sơ 20 trang qua điện thoại di động trong tay?”

“Câu trả lời chắc là không, và ngay nếu có, không có nhiều sẽ thấm sâu vào.”

Yanyong kết luận bằng cách nói rằng: “Củng cố hệ thống cho dân làng để họ được chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức là mục tiêu tương lai của chúng tôi.  Họ phải được trang bị với kiến thức đòi hỏi để đi trước các giới chức nhà nước.  Chúng tôi sẽ tiếp tục vai trò hỗ trợ của chúng tôi để hoàn thành điều nầy.

“Nhiều chọn lựa nên được đưa ra để cộng đồng địa phương tăng trưởng.  Điều nầy nên được cứu xét kỹ lưỡng hơn khi chúng ta nói về việc tăng cường phát triển khả chấp ở trong vùng!”

No comments:

Post a Comment