Sunday, April 17, 2022

THÔNG ĐIỆP TỪ CÁ KHỔNG LỒ ĐANG BIẾN MẤT

 

(Message from the disappearing giant)

Phuthita Dokput and Kamol Sukin – Bình Yên Đông lược dịch

GreenNews - February 15, 2022

Cá đuối khổng lồ Mekong. [Ảnh: Deseret News]

 

Nó từng là cá lớn nhất được thấy và bắt trong sông Songkhram ở tỉnh Nakhon Phanom và vùng phụ cân.  Nhưng những năm gần đây không thấy bóng dáng của loài vật uy nghi nầy trong lưu vực sông, và nhiều người chỉ vào mực nước dao động trong sông Mekong như là lý do cho sự biến mất của nó.

Mực nước sông Mekong đã xuống thấp từ nhiều năm, ngăn chận nước giàu dinh dưỡng mà chủng loại cá khổng lồ nầy dựa vào từ nước chảy vào sông Songkhram.

Nhưng sự biến mất của cá đuối nước ngọt Mekong gây ra những câu hỏi lớn hơn nhiều:  Sự vắng mặt của nó là dấu hiện gì cho người dân, hệ sinh thái và tính đa dạng của lưu vực sông Songkhram, nhất là phần hạ lưu được chỉ định là Khu Ramsar thứ 15th của Thái Lan?  Ai sẽ bị ảnh hưởng và như thế nào?

Phuthita DokputKamol Sukin của GreenNews đưa ra những cái nhìn vào cuộc chiến để sống còn của chủng loại trong phần hai của Phúc trình Đặc biệt với tựa đề “Cuộc chiến cho Lưu vực sông Songkhram”.

[Ảnh: GreenNews/Jamon Sonpednarin]

 

“Những ngày đó với cá khổng lồ”

“Tôi nhớ ngày một con cá không quá lớn, dài khoảng 2 feet (60 cm) và nặng khoảng 2 kg, tình cờ bị vướng vào lưới ở cửa sông Chaiyaburi,” Attaphol Kakham, 58 tuổi, kể lại việc gặp gỡ cá nhân của ông với cá đuối Mekong khổng lồ.

Chủng loại, được người địa phương gọi là “fahlai”, đã giết chết nhiều người, ngư dân về hưu ở huyện Tha Uthen trong tỉnh Nakhom Phanom nói.

“Nó tránh nước trong và rộng và thích trốn trong các khúc sông sâu, đục và tối.  Đuôi của nó cứng và bén như một con dao lớn và có thể đâm thủng qua lưng của anh, tin tôi,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, cá không khó để bắt nếu anh biết cách, Wichit “Cha Goh” Phongrat nói.

“Con lớn nhất cân nặng khoảng 500 kg, nhưng tôi chỉ bắt những con nặng đến 20 kg,” cựu ngư dân 71 tuổi ở huyện Sri Songkhram, tỉnh Nakhon Phanom nói.

Cá đuối Mekong có thể dài đến 2 m, gần bằng các tra dầu Mekong.  Wichit nói chúng sống gần như trọn đời trong Mekong, chỉ bơi lên sông Songkhram để sinh sản trước khi trở lại.

Attaphol nhớ lại: “Cha tôi nói với tôi rằng một ngày khi đánh cá, thình lình ông cảm thấy cái gì đó bám vào đáy thuyền.  Ông quyết định lặn xuống nước để điều tra và thấy một cái bóng sậm giống như một thân cây và dầy như cánh tay của ông.  Ông dùng dao của ông để thả vật nầy và khi ông nổi lên, ông thấy nó không phải là một thân cây mà là cá đuối nước ngọt.  Nó quá lớn, dài trên 2 m.  Ông bị sốc và thề không bao giờ nhảy xuống nước như thế nữa.”

Ông mô tả việc gặp cả gia đình của cá đuối ngoài đảo Don Kasek của sông Mekong, ngay trên cửa sông Songkhram.

“Chúng ở gần nhau.  Có rất nhiều và chúng trông rất sợ.”

Cá mẹ dài khoảng 1 m trong khi cá con có kích thước khoảng ½, Atthapol nhớ lại với hồi hộp.

 

[Ảnh: mgronline]

 

Chủng loại Mekong cũng giống như các cá đuối khác, nhưng thân của nó có hình giống như ngũ giác với mắt lớn trong khi cái đuôi giống như cây roi có 1 hay 2 cái gai độc có thể mọc lại nếu bị gảy.  Lưng và đuôi có màu nâu nhạt, trong khi một hàng răng da giống như gai chạy dọc ở giữa lưng.  Phía dưới bụng màu trắng với một sọc màu cam hay vàng nhạt.

Thân của cá đuối Mekong trưởng thành có đường kính khoảng 40 cm, nhưng loại lớn nhất có kích thước gấp đôi.  Đuôi dài đến 1,2 m và có thể nặng trên 10 kg.

Cá đuối Mekong (Dasyatis laosentis/Hemitrygon laosensis) ăn loài không có xương sống, cá nhỏ và các loại giáp xác khác nhau ở đáy sông nhưng thỉnh thoảng cũng nổi lên mặt nước.

Kích thước và khẩu vị không đáng chú ý của thịt là những điều đầu tiên mà người địa phương có trong đầu khi nghĩ đến loại cá nầy.  Nhưng các nhà khoa học như Tiến sĩ (TS) Chaiwut Krudphan, một giảng viên khoa thủy sản ở Đại học Ubon Ratchathani, xem cá khổng lồ nầy như một chỉ số quan trọng của tính phong phú của sông.

“Là một loại cá lớn, nó cần nước luân chuyển tốt và một ẩm thực thích hợp, TS Chaiwut nói, thêm rằng đất giàu chất dinh dưỡng mang bỡi lũ lụt nuôi dưỡng tính đa dạng của dây chuyền thực phẩm mà cá đuối Mekong dựa vào.

[Ảnh: GreenNews/Jamon Sonpednarin]

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP 

 

Chúng vẫn còn hiện diện trong sông Songkhram?

“Tôi tin chúng còn,” Attaphon nói rất tự tin.  “Nhưng không nhiều như trước.  Một số bị bắt.  Thỉnh thoảng các con bị bắt cùng với cha mẹ chúng.”

Tuy nhiên, cựu ngư dân Wichit không đồng ý, nhấn mạnh rằng chủng loại nay đã tuyệt chủng trong sông Songkhram.

“Không thấy chúng từ nhiều năm nay.  Thông thường, chúng đi từ sông Mekong.  Nếu có nhiều nước, anh sẽ thấy chúng.  Mỗi khi anh kéo một mẻ lưới [lưới kéo], anh sẽ thấy chúng.  Nếu sông Songkhram bị lụt, chúng có thể bơi vào vùng để sinh sản, nhưng không có lụt nên không có cơ hội để cá lớn bơi lên đây.  Nếu sông Songkhram và Mekong không gặp nhau, không có cơ hội để cá lớn bơi lên đây,” ông nói.

Trong 3 năm qua, mực nước không đủ cao để cá đuối Mekong sinh sản trong Songkhram,” ông giải thích.  “Loại cá nầy cần nước đục và rất sâu để sinh sản.”

Đối với TS Chawalit Wittayanon, một chuyên viên cá nước ngọt, ông không ngạc nhiên khi cá đuối Mekong đang biến mất trong sông Songkhram.

“Nó không phải là cá phổ biến trong các phụ lưu.  Chúng thường được thấy trong dòng chánh sông Mekong và sẽ bơi vào sông Songkhram trong lúc ngập lụt để bắt cá nhỏ và các động vật nhỏ ở dưới nước làm thức ăn.  Đó là lý do tại sao chúng là một chỉ số tuyệt hảo của tính phong phú của sông.  Số động vật ở dưới nước càng lớn, phẩm chất nước càng tốt và có cơ hội cao hơn để thấy chúng.

Một duyệt xét các bài báo về cá đuối Mekong trên 10 năm qua xác nhận lời của TS Chawalit.  Hầu hết bài báo nhấn mạnh tính hiếm hoi và kích thước lớn của các cá đuối bắt được ở các tỉnh Thái Lan và Lào dọc theo Mekong, mặc dù cũng lưu ý rằng cá hiếm được ưa thích để tiêu thụ.

“’Fahlai’ bắt trong sông Songkhram khổng lồ,” tít trên trang mạng của Siamensis.org ngày 3 tháng 8 năm 2009.  Báo cáo đi kèm với hình ảnh và chi tiết của con cá đuối nước ngọt Mekong 10-15 kg được dân làng bắt.

Một báo cáo ngày 17 tháng 6 năm 2013 về cá đuối trong Thairath Online nói: “Cá như thế không được bắt trong 50 năm.  Dân làng giúp cắt cá thành nhiều mảnh để bán với giá 100 baht/kg, vì thế nhiều món ăn có thể được thưởng thức trong gia đình.  Họ tin rằng sẽ gặp may mắn nếu ăn cá hiếm như vậy.”

Báo Krungthep Turakij tường trình ngày 16 tháng 9 năm 2014: Dân làng rất phấn khởi khi thấy cá đuối nước ngọt khổng lồ nặng 200 kg xuất hiện trong sông Mekong.  Nó được bắt và bán bởi các ngư dân và trở thành nạn nhân của thói háu ăn của con người.”

Hàng tít của Post Today ngày 5 tháng 11 năm 2015 hét lên rằng: “Cá đuối nước ngọt khổng lồ được bắt lần đầu tiên trong 20 năm,” bên trên hình của con cá đuối khổng lồ trong tình trạng hoàn hảo đang được kéo lên bờ sông bằng một sợi dây.

“Thật lạ lùng! Một ‘Fahlai’ 240 kg được tìm thấy ở Nakhon Phanom.  Một dân làng nói ông đã mua từ người Lào.  Nó được cắt thành nhiều mảnh để bán,” sanook.com báo cáo vào ngày 30 tháng 5 năm 2016, cùng với hình ảnh của cá đuối rất lớn trên xe bán tải.

Mặc dù những báo cáo nầy giúp xác nhận chủng loại chưa tuyệt chủng, tin xấu là hầu hết các loại đang được thấy trong dòng chánh Mekong.  Nghiên cứu cho thấy chỉ có 1 báo cáo trong vài năm qua, một bản tin trên Facebook cho biết một con cá đuối khổng lồ được bắt ở cửa sông Songkhram.

“Ảnh của con cá đuối bị bắt ở cửa sông Songkhram nói nó bơi vào sông Mekong ở Chaiyaburi, huyện Tha Uthen, tỉnh Nakhon Phanom,” ngày 28 tháng 10 năm 2020, được đăng trên trang Facebook của “Paknam Song Si Restaurant, Chaiburi”.

Mặc dù có những phúc trình nầy, Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature (IUCN)) đã thêm cá đuối nước ngọt Mekong vào Danh sách Đỏ các Chủng Loại Bị Đe dọa.

[Ảnh: GreenNews/Jamon Sonpednarin]

 

‘Nguy cơ tuyệt chủng’ cùng với 642 chủng loại khác

Cá đuối nước ngọt Mekong là một trong số 20 chủng loại cá trong sông Songkhram đã được xác định như “có nguy cơ tuyệt chủng”, theo một phúc trình của Nha Thủy sản Thái về Lưu vực sông Songkhram.

Tuy nhiên, nhiều chuyên viên bảo tồn tin rằng con số chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng thực sự thì lớn hơn nhiều, mặc dù không có nghiên cứu chánh thực được thực hiện để xác nhận điều nầy hiện nay.

“Có ít nhất 24 chủng loại vắng mặt,” cựu ngư dân Wichit nói, thêm rằng nhiều chủng loại cá ông biết từ lúc ông mới 7 tuổi nay đã biến mất.

Wichit vừa mới góp phần với một ngư dân địa phương khác trong nghiên cứu “Thai Ban” để xác định các chủng loại cá vắng mặt.

“Ngoài cá, có khoảng 642 chủng loại thực và động vật trong vùng ở trong tình trạng tương tự,” Yanyong Sricharoen, quản đốc của Dự án Quản lý Đất Ngập nước Hạ lưu sông Sông Songkhram, nói.  Yanyong là một trong những người ở đàng sau việc đăng ký vùng đất ngập nước nầy như khu Ramsar thứ 15th của Thái Lan.

Bảng: “642 chủng loại: tài nguyên đa dạng trong Hạ Lưu vực Songkhram hiện nay”

 


Hệ quả của sống còn

“Sông Songkhram rất đặc biệt.  Mặc dù lực vực và chiều dài của nó không bằng sông Mun và Chi, vùng đất ngập nước của Songkhram rất quan trọng vì nó khuyến khích hệ sinh thái ở dưới nước.  Điều nầy cung cấp nhiều cơ hội để tạo nên nơi cư trú thích hợp gồm có nơi sinh sản và tăng trưởng cho động vật ở dưới nước,” giảng viên Chaiwut nói.

Ông nói lưu vực sông Songkhram rất năng động, vì những đặc tính của nguồn nước thay đổi cùng với mùa, và điều nầy tạo nên đời sống đa dạng trong hệ sinh thái nước ngọt.  Những sinh vật nầy đã thích ứng với môi trường trong nhiều thế hệ, có thể hàng ngàn, hay hàng chục hàng năm, ông nói.

“Kết quả là, có một số chủng loại chỉ có thể được thấy trong những vùng đặc biêt nầy.”

TS Chawalit, người đã khám phá ít nhất 20 chủng loại mới ở Thái Lan và các quốc gia láng giềng trong cuộc nghiên cứu đa dạng sinh học từ năm 1983, ước tính có khoảng 200 chủng loại trong đất ngập nước Songkhram.

“Một số 40 hay 50 là di ngư chẳng hạn như cá chép Siamese, cá mè, cá bông lau và cá nheo [siluridae].  Một số loại cá như cá lóc, cá rô và cá bông lau thích nước đứng.  Tính đa dạng ở đây tương tự như ở sông Mun trước khi bị ngăn chận bởi đập.  Ngày nay cá lớn hiếm khi di chuyển đến đó, vì thế sông Songkhram không có đập vẫn ở trong tình trạng tốt hơn,” ông nói.

Ngoài các loại cá lớn lao và các chủng loại động vật ở dưới nước, Hạ Lưu vực sông Songkhram cũng phong phú về cây cối.  Rừng ven sông ở đây hình thành nền tảng cho hệ sinh thái phức tạp và phong phú.  Một số vùng có dòng chảy theo mùa, trong khi các vùng khác bị ngập quanh năm và có tính đa dạng sinh học cao vô cùng.

“Có khoảng 232 chủng loại cây cối được tìm thấy trong rừng ven sông.  Nhiều loại đặc biệt vì chúng là cây của trái đất đã qua biến hóa dài để sống còn trong hệ sinh thái ngập lụt có chu kỳ.  Chúng ta có các cây hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng chỉ được tìm thấy trong vùng Đông bắc,” một phúc trình về giá trị và tầm quan trọng của đất ngập nước ở Hạ lưu sông Songkhram của Ban Bảo tồn Tài nguyên Nước ngọt của WWF Thailand cho biết.

Điều nầy phù hợp với nghiên cứu Thai Ban được thực hiện bởi những người địa phương, xác định 208 chủng loại cây và đến 28 phân hệ sinh thái trong lưu vực sông nầy.  Cây và thực vật được tìm thấy ở đây có thể được chia thành 7 loại – cây lâu năm, buội rậm, cây leo, rau cải, nấm, cây ở dưới nước và cỏ.

“Sự hiện diện của những đa dạng nầy đã đóng góp đáng kể vào con người và sinh thái tự nhiên trong vùng,” TS Chawalit cho biết.

“Người dân trong lưu vực Sakon Nakhon [như vùng nầy được biết] đã sống bên cạnh sông kể từ thời tiền sử.  Đa dạng có một số lợi ích đối với các cộng đồng địa phương và cho họ an ninh lương thực.  Đương nhiên, người địa phương không tiêu thụ tất cả 200 chủng loại cá nầy, nhưng đa dạng cần được bảo tồn.  Một số chủng loại nhỏ là nguồn thực phẩm của 40 đến 50 chủng loại khác và một số giúp hệ sinh thái nẩy nở,” ông nói.

Rừng ven sông tương đương với các rặng san hô ở biển – dược thảo và thuốc giải độc của ‘tủ thuốc’.  Lưu vực sông Songkhram được trải thảm với cây ven sông, nhiều loại được dùng như dược thảo bởi người địa phương.

Đa dạng cũng là một chỉ số quan trọng của sự suy thoái môi trường.  Thí dụ, việc sử dụng quá nhiều hóa chất nông nghiệp có thể giết chết một số chủng loại cá, có tác dụng như một dấu hiệu cảnh báo làm thế nào người địa phương phải quản lý hệ sinh thái và môi trường của họ.

“Một số lớn chủng loại cá cũng giúp đa dạng hóa nguy cơ cho sự sống còn của cá hay cây giữa những tình trạng thay đổi,” TS Chawalit nói.

 

[Ảnh: GreenNews/Jamon Sonpednarin]

Những đe dọa sắp tới và ảnh hưởng được cám thấy của chúng

“Mực nước dao động của sông Mekong cùng với các dự án phát triển trên sông Songkhram hầu như là những yếu tố then chốt đe dọa sự sống còn của các chủng loại cây và thú vật ở Hạ lưu vực Songkhram,” Yanyong, người dành nhiều năm trong công tác bảo tồn trong vùng, nói.

Cựu ngư dân Wichit giải thích các đập ở thượng lưu đã chấm dứt chu kỳ lũ lụt theo mùa của Mekong.

“Khi mực nước quá thấp, có ít cá hơn.  Vì thế không có đủ cá cho mọi người bắt.  Vì các đập và dân số gia tăng, cá đang trở nên khan hiếm.  Mực nước sông cũng hạ thấp vì Mekong bị ngăn chận với 11 đập hiện nay,” ông nói, cung cấp quan điểm địa phương đối với môi trường thay đổi.

Ông thêm rằng các dụng cụ đánh cá hiện đại cũng đang hủy hoại số cá, tôm và loại không có xương sống.

“Ngày xưa, chúng tôi chỉ bắt cá trưởng thành hoàn toàn và thả các cá nhỏ.  Nay họ giết tất cả mọi thứ họ bắt.  Các dụng cụ đánh cá trái phép được dùng rộng rãi, và họ đánh bắt quanh năm, ngay cả trong mùa sinh sản,” Wichit than thở.

Những năm gần đây mực nước trong lưu vực thấp bất thường.  Trong năm 2021, vùng nầy chỉ ngập 1 tháng, trong tháng 9.  Không như năm trước, lụt rút xuống trong tháng 10, không để cá ở lại.

Trong khi đó, khoảng 70% rừng ven sông đã biến thành ruộng lúa trái mùa, làm giảm nơi sinh sản và lớn lên của cá và tăng tốc sự cạn kiệt của số cá.

Xáo trộn chu kỳ theo mùa cũng có nghĩa là người địa phương phải thay thế thực phẩm tìm kiếm truyền thống bằng các sản phẩm nông nghiệp.

“Chúng tôi dựa vào rừng ven sông mỗi ngày, hái măng, nấm và các sản phẩm thiên nhiên khác,” em của Wichit nói, người sống bằng nghề dệt chiếu.  Nhưng bà nói thêm răng thiếu thực phẩm trong năm nay buộc dân làng quay qua rau cải, nay rất nhiều.

Theo quan niệm của TS Chawalit, các đập là đe dọa lớn nhất đối với sự cân bằng sinh thái của lưu vực.

“Cá lớn, nhất là những loại đặc thù của vùng nầy, sẽ là loại đầu tiên biến mất.  Cá đao khổng lồ, cũng được gọi là cá mập thợ mộc, đã tuyệt chủng [ở địa phương].  Không có mẫu nào được tìm thấy trong cuộc thám hiểm mới đây ở Lào và Cambodia.  Cá tra dầu Mekong không được thấy trong sông Mekong kể từ khi đập Xayaburi bắt đầu hoạt đông [cuối tháng 10 năm 2019],” Chawalit nói.  “Khi đập Pak Mun được xây cất [trong năm 1994], ảnh hưởng rất rõ ràng.  Từ 200 chủng loại cá chúng ta thấy trong quá khứ, chỉ còn 40 đến 50 loại sau khi đập được xây.  Cá lớn rất hiếm thấy.  Ngư dân trong sông Mekong chỉ có thể bắt cá khi đập xả nước.”

Montri Chantarawong, một nhà nghiên cứu của Mekong Butterly, giải thích lo ngại lớn nhất là số cá tụt giảm trong sông Songkhram.  Mặc dù các giới chức tuyên bố ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ thêm nếu một đập được xây trên sông, ông nói thêm.

Các giới chức nói việc xây 1 đập sẽ mang thêm nước, giúp cá đi vào rừng ven sông và đầm lầy và cũng cung cấp cho mùa lúa trái mùa,” Montri nói.

 

[Ảnh: GreenNews/Jamon Sonpednarin]

 

Thăm dò những chọn lựa để sống còn

Nếu cá đuối Mekong và các chỉ số khác của độ phì nhiêu của lưu vực Songkhram sống còn, tài nguyên sinh học phải được quản lý thích hơp.  Nhưng câu hỏi then chốt là, làm thế nào và bởi ai?

“Dưới Luật Thủy sản 2015, văn phòng thủy sản tỉnh loan báo 7 nơi cư trú ở dưới nước trong lưu vực sông Songkhram.  Kết quả là, phép từ Sở Thủy sản phải được ban ra mỗi khi anh muốn đánh cá trong những vùng nầy.  Điều nầy giúp bảo vệ và bảo tồn những chủng loại ở dưới nước trong sông,” Kamphon Loychuen, một viên chức của Văn phòng Thủy sản Nakhon Phanom, nói.

Tỉnh trưởng Nakhon Phanom Chatip Rujanaseri cũng xác nhận sự cần thiết để cứu xét ảnh hưởng môi trường trước khi có quyết định phát triển.

Ông nói sự cần thiết nầy được thêm vào kế hoạch chiến lược quốc gia 20 năm của chánh phủ, và ông sẽ tiếp tục tôn trọng chúng như tiền nhiệm của ông.

“Điều quan trọng là phát triển phải đi cùng với ý kiến và sự tham gia của người dân trong cộng đồng, vì thế chúng ta có thể giúp nhau quản lý tình hình.”

Nhà bảo tồn Yanyong, trong khi đó, nói minh bạch và hợp tác với người địa phương rất quan trọng đối với mỗi dự án phát triển trong lưu vực.

“Trước hết, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc của lan truyền tin tức tự do.  Thứ hai, sự tham gia rất quan trọng trong mỗi dự án phát triển.  Tin tức phải công khai và được chia sẻ với cộng đồng một cách toàn bộ và đầy đủ,”

Montri của Mekong Butterfly nói thêm rằng vấn đề cạn kiệt cá không thể được giải quyết bởi đập và thả cá.

“Số cá thấp vì mực nước sông Mekong không đủ cao để chảy vào các phụ lưu.  Vì thế, chúng ta phải tìm cách để mang nước trở lại gần mức tối ưu.  Chúng ta phải tìm cách để duy trì lòng lạch giữa đầm lầy và sông Songkhram.  Lòng lạch phải quang đảng để cá có thể bơi 2 chiều và tìm thêm nơi cư trú,” ông nói.

Montri mô tả việc thả cá như một nghi lễ không có hiệu quả trong việc phục hồi số cá.  “Nha Thủy sản cũng thừa nhận rằng điều nầy không thể được.  Anh không thể gây giống tất cả các loại cá [để thả].”

Cần có thêm nghiên cứu khoa học để hiểu làm thế nào hệ sinh thái sông Songkhram hỗ trợ kinh tế địa phương và sự hỗ trợ đó lớn đến đâu, TS Chawalit nói.

“Chúng ta có một số kiến thức khá tốt, nhưng chúng ta không có đủ tin tức và ngân sách để nghiên cứu hay xem xét sinh thái hay đánh cá lâu dài.”

Một nghiên cứu để thu thập dữ kiện và thống kê rất hữu ích cho các nhà xây đập, giúp họ so sánh việc thân hay chống lại việc xây cất, ông nói thêm.

“Nếu đập được xây, anh có thể chỉ được nước.  Nếu anh không có đập thay vào đó để nước chảy tự nhiên, nó sẽ tốt cho cộng đồng?”

TS Chawalit cũng cho thấy rằng việc xây đập có khuynh hường tạo ra những lợi ích kinh tế chanh chóng, nhưng phần lớn cho nhà thầu và những ai cần nước trong thành phần kỹ nghệ và nông nghiệp.  Các cơ quan nhà nước cũng được nâng cao vì những lợi ích nầy là mục tiêu trong các kế hoạch đập của họ.  Nhưng một biện pháp thành công hẹp hòi như thế bỏ qua những lợi ích môi trường lâu dài.

“Rất quan trọng ở thời điểm nầy để thu thập dữ kiện về đa dạng của tài nguyên trong lưu vực sông Songkhram để xây kinh tế tuần hoàn sinh thái xanh,” TS Chawalit nói.

Nhưng các cộng đồng ở địa phương cũng có vai trò quan trọng để đóng, theo cựu ngư dân “Cha Thong”.

“Nếu người dân trong lưu vực Songkhram không có lương tâm, không có giải pháp nào có tác dụng.  Các giới chức không thể ngồi và nhìn chúng ta toàn thời gian,” ông nói.

Ngư dân đồng nghiệp Wichit lạc quan.  “Nếu chúng ta để sông chảy tự do và nếu cá sông Mekong vẫn còn, chúng chắc sẽ lên đây để sinh sản và lớn lên.  Nếu chúng ta thực sự có ý định bảo tồn hệ sinh thái của chúng ta, chúng ta phải nhìn toàn thể hình ảnh vì sông Mekong và Songkhram nối với nhau như một.”

Đa dạng sinh học rất quan trọng đối với sinh kế và sự sống còn của cộng đồng, ông nói thêm.  “Nó như nhà bếp của cộng đồng… một siêu thị.  Trong mùa nấm, chúng ta ăn nấm, trong mùa măng, chúng ta ăn măng, trong mùa côn trùng, chúng ta ăn côn trùng, và trong mùa cá, chúng ta ăn cá.  Nếu chúng ta có dư, chúng ta có thể bán chúng.”

Aomboon Thipsuna, chủ tịch của hệ thống Cộng đồng Đông bắc Lưu vực sông Mekong (ComNet Mekong), nói các cộng đồng địa phương nên tạo cơ hội để thảo luận cái nên được giữ để bảo tồn sinh kế của họ.  “Họ không nên hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường hay nguồn thực phẩm của họ.  Họ cần lấy quyết định với nhau.  Thảo luận và nghiên cứu rất cần để thiết lập những hướng dẫn thích hợp.”

No comments:

Post a Comment