(Opinion: Floodplain wetlands of the Mekong – going, going, gone?)
Ding Li Yong and Khwankhao Sinhaseni – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – April 11, 2022
Một cặp sếu đầu đỏ, đã sụt giảm nhanh chóng trong đồng lụt Mekong vì mất nơi cư trú và xáo trộn. [Ảnh: Harshvardhan Sekhsaria]
Rừng đầm lầy, bãi sậy, đồng cỏ ngập nước của hạ lưu vực Mekong hình thành một trong những vùng sinh học quan trọng nhất trên địa cầu. Nhưng những hệ sinh thái nầy đang biến mất ở mức đáng báo động.
Một thay đổi nhanh chóng và không thể đảo ngược đang xảy ra trong hạ lưu vực Mekong. Các đồng cỏ và đất ngập nước nước ngọt đang biến mất – những hệ sinh thái kỳ lạ từng hỗ trợ cho nhiều cộng đồng động vật có vú lớn và chim chóc nẩy nở. Chúng gồm có sếu đầu đỏ kỳ lạ; già đẫy, một trong những chủng loại cò lớn nhất trên thế giới; và ô tác Bengal, một loại chim lớn như gà nổi tiếng với kiểu bay lao xuống. Ngày nay, chúng là những chim lớn có nguy cơ tuyệt chủng nhất. Trong khi đó, nai, trâu rừng và mèo rừng đã hoàn toàn tuyệt giống trên khắp hầu hết khu vực bởi sự kết hợp của áp lực săn bắn và mất nơi cư trú.
Ba trăm năm trước, đồng bằng Mekong là một vùng rừng đầm lầy bao la, bãi sậy và đồng cỏ ngập nước hình thành một vùng đất ngập nước nội địa khổng lồ có kích thước gần bằng Lebanon, được biết như “Đồng Sậy”. Từ đó, đất ngập nước có trên ½ kích thước, và đồng bằng nay là biển của canh tác và nuôi cá.
Ở xa về phía thượng lưu, vùng Isaan ở đông bắc Thái Lan là một vựa lúa quan trọng, cũng như những vùng trên khắp biên giới ở Lào. Đồn điền cao su, chuối và các hoa màu có giá trị khác đang gia tăng trên khắp vùng. Phần nầy của đồng lụt Mekong từng được che chở trong rừng khô thay lá, bãi sậy và đồng cỏ ngập nước theo mùa.
Ướt sũng với chất dinh dưỡng từ nhịp lũ mưa mùa, các đồng lụt Mekong phì nhiêu lạ thường. Các hệ sinh thái Mekong hình thành trung tâm của điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Burma, một trong những vùng sinh học quan trọng nhất trên trái đất. Các chủng loại mới được khám phá liên tục: khoảng 200 chủng loại cây cối và thú vật mới được ghi nhận trong năm 2020. Trong số các chủng loại được nhận ra nhiều nhất của Mekong là sếu đầu đỏ, chân bơi (masked finfoot) (một loại vịt hay lẫn tránh), cá sấu Siamese và cá tra dầu Mekong, cũng như trâu rừng có lẽ đã diệt chủng.
Nguồn: The Third Pole
Sự phì nhiêu đã cho lưu vực đa dạng sinh học phong phú như thế cũng là lý do nhiều vùng lớn của đồng lụt ở Thái Lan, Lào và Cambodia nay là một biển đồng lúa không chấm dứt.
Ở mọi nơi dọc theo Mekong, đất ngập nước bao la hiện hữu từng mảnh. Chúng ta có thể thấy tàn tích của những đầm lầy, bãi sậy và rừng đầm lầy ở Công viên Quốc gia Tràm Chim ở Việt Nam, vùng bảo vệ Boeng Prek Lapov và Anlung Pring ở Cambodia và đất ngập nước Xe Champhone và Bueng Kiat Ngong ở Lào, và các nơi khác.
Ở Thái Lan, một cái nhìn của những nơi nầy trước đây có thể được tìm thấy ở hồ Nong Bong Khai và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Nam Kham, nơi là một vùng chật chội nhưng vùa được phục hồi của bãi sậy ven sông đầy dẫy chim di cư chẳng hạn như chim chích sậy và oanh cổ đỏ.
Đất ngập nước ở Khu Bảo tồn Nam Kham ở Thái Lan, được phục hồi bởi nhóm bảo tồn ở địa phương Nhóm Chim Lanna, cho một cái nhìn của cái đất ngập nước đồng lụt Mekong từng có. [Ảnh: Nam Kham Nature Reserve]
Sụt giảm của sếu đầu đỏ lạ thường
Chủng loại chim tiêu biểu nhất của đồng lụt Mekong có lẽ là sếu đầu đỏ. Sếu là cư dân duy nhất ở Đông Nam Á (ĐNA), nâng cao một phân chủng đặc thù, sếu đầu đỏ từng có mặt rộng rãi trong các vùng đất thấp của khu vực, kéo dài về phía bắc đến Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa, nơi nay nó bị tuyệt chủng.
Những con sếu uy nghi nầy sinh sống trong rừng khô thay lá và liên quan đến đất ngập nước dọc theo đồng lụt của Mekong và các phụ lưu trong mùa mưa. Đến mùa khô, chúng di chuyển xuống hạ lưu để định cư ở đất ngập nước dọc theo hồ Tonle Sap ở Cambodia, cũng như vài đất ngập nước ở phía trên đồng bằng sông Cửu Long giáp với biên giới Cambodia-Việt Nam.
Số sếu đầu đỏ đã sụt giảm đều đặn trong lưu vực Mekong, với dưới 200 đếm được ở Cambodia và Việt Nam trong năm 2021, một sự sụt giảm 80% kể từ năm 2013. Không rõ nếu sếu còn ở Lào. Số sếu ở Thái Lan rất nhỏ, bắt nguồn từ chim được thả trong tỉnh Buriram.
Sếu đối mặt với nhiều đe dọa, từ các hoạt động canh tác không khả chấp trong tầm bay của chúng đến mức vỡ tổ cao vì xáo trộn của việc làm tổ và thú ăn thịt. Cùng với sự xáo trộn nầy, sự mất mát nhanh chóng và lớn lao của đất ngập nước ở hạ lưu Mekong có lẽ là lý do quan trọng nhất cho sự sụt giảm nhanh chóng của chim trong vài thập niên qua.
Vì sao đất ngập nước đồng lụt đang mất?
Mekong chảy xuống từ cao nguyên Qinghai-Tibet (Thanh Hải-Tây Tạng) ở Trung Hoa, nơi nó được gọi là Lancang. Sông và nhiều phụ lưu uốn khúc gần 4.000 km qua đồi núi và đất thấp của lục địa ĐNA, nuôi dưỡng nhiều vùng lớn ở Lào, Cambodia, Myanmar và Thái Lan trước khi đổ ra Biển Đông trong một vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ Cambodia đến Việt Nam.
Rất nhiều đã được viết về ảnh hưởng của các đập lớn trên Mekong. Việc xây cất các siêu đập đã thay đổi lớn lao thủy học của sông. Trên 10 đập đã được xây trên thượng lưu Mekong trong tỉnh Yunnan, Trung Hoa. Trong lúc đó, đập Xayaburi và Don Sahong đầy tranh cãi trong vùng Si Phan Don trên biên giới Lào-Cambodia, cũng như các đập được dự trù trên sông Tonle Sap, được mong đợi sẽ làm thay đổi thêm.
Việc điều hành các đập lớn trên Mekong gây nên lũ lụt trái mùa và làm giảm lưu lượng của sông, tạo căng thẳng cho hệ sinh thái dựa vào nước lũ, và chủng loại đã phát triển cùng với nhịp của sông. Chim chóc dựa vào các đảo và cồn cát dọc theo sông để làm tổ đã giảm rất nhiều hay nay đã bị tuyệt chủng ở địa phương. Nhạn sông, nhạn yếm đen và nhạn Indian, những chủng loại ven sông cổ điển thường xảy ra dọc theo Mekong và một số phụ lưu, nay phần lớn là chuyện của quá khứ. Chim te mào và dô nách (pratincole), mặc dù chịu đựng hơn một ít, cũng ở dưới quyền của lưu lượng trái mùa làm ngập nơi sinh sống ven sông dễ tổn thương.
Đánh cá quá mức, ô nhiễm, hủy hoại nơi cư trú và xây đập cũng làm sụt giảm nghiêm trọng số di ngư trong Mekong. Trọng lượng của cá bắt từ sông được ước tính là 4,4 triệu tấn mỗi năm và có trị giá 17 tỉ USD. Nếu số cá nầy sụp đổ, các quốc gia Mekong chẳng hạn như Cambodia có thể mất nguồn chất đạm và sinh kế quan trọng của hàng triệu người.
Mekong ở Si Phan Don trên biên giới Cambodia-Lào. [Ảnh: Ding Li Yong]
Làm thế nào để bảo vệ đồng lụt Mekong
Rừng và đất ngập nước còn lại của Mekong đang lâm nguy do việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không khả chấp khi các quốc gia ĐNA cố gắng để thúc đẩy việc phát triển kinh tế.
Cái cần thiết cấp bách hiện nay là các chánh phủ, các nhà khoa học và các nhà bảo tồn phải nâng cao nỗ lực để bảo tồn các hệ sinh thái đồng lụt còn lại, trong khi phục hồi nối kết giữa những khung cảnh nầy nếu có thể được. Những hành lang ven sông chưa ngăn đập chẳng hạn như sông Sekong ở Cambodia rất hiếm, và cần được bảo đảm cho đa dạng sinh học và sinh kế của người dân địa phương.
Những thách thức gây áp lực nhất có lẽ là điều kiện kinh tế xã hội của các cộng đồng con người sống trong hạ lưu vực Mekong. Nghèo khó triền miên trong các cộng đồng nông thôn là một khối trở ngại quan trọng của hành động để bảo tồn đa dạng sinh học của đồng lụt, và có thể được mong đợi để tiếp tục thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không khả chấp trong tương lai.
Cuối cùng, quản lý và bảo vệ một vùng bao la và phức tạp như lưu vực Mekong sẽ đòi hỏi sự tham gia và hợp tác của các bên liên hệ ở mọi cấp, gồm có các cộng đồng ở địa phương, và chánh quyền tỉnh và quốc gia. Hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn cũng cần thiết giữa các quốc gia Mekong để cải thiện các nỗ lực xuyên biên giới để bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như đẩy mạnh sinh kế của các cộng đồng con người.
No comments:
Post a Comment