Sunday, April 24, 2022

ỦY HỘI SÔNG MEKONG BỎ QUA THỰC TẾ NHƯ THẾ NÀO

(How the Mekong River Commission ignores reality)

Milton Osborne – Bình Yên Đông lược dịch

Lowy Institute – 12 April 2022

 

Ảnh vệ tinh của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi Mekong, con sông dài thứ 12th trên thế giới, chia thành nhiều nhánh và đổ vào Biển Đông.

[Ảnh: Envisat/European Space Agency]

 

Không có gì đáng để ăn mừng trong cách mà dòng sông từng hùng vĩ hoang dại bị chế ngự một cách tàn nhẫn.

Trong số nhiều “ngày” được ăn mừng bởi cộng đồng quốc tế, một ngày mới có vẻ không thích hợp.  “Ngày Mekong” được công bố bởi Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) ở Vientiane để ăn mừng việc ký kết “Thỏa ước Hợp tác và Phát triển Khả chấp sông Mekong” xảy ra ở Chiang Rai vào ngày 5 tháng 4 năm 1995.

Cũng như nhiều “ngày” khác được liệt kê bởi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức ít uy nghi hơn, việc ăn mừng một ngày nào đó không nhất thiết phản ánh hy vọng liên kết với sự kiện mà nó tưởng nhớ.  Mekong, buồn thay, là một tình trạng hư hỏng thực sự.

Mặc dù nó được hy vọng bởi các nhà hoạt động quan tâm đến tương lai của Mekong mà thỏa ước 1995 sẽ cung cấp một cách để ngăn chận việc xây cất các đập trên Mekong, điều nầy không phải là cái đã xảy ra – và đọc kỹ thỏa ước luôn luôn có nghĩa là điều nầy không phải là trường hợp.  Hơn nữa, Trung Hoa chưa bao giờ chấp nhận những lời mời được đưa ra để trở thành thành viên của thỏa ước.  Điều nầy có nghĩa là hành động của Trung Hoa liên quan đến Mekong nơi nó chảy qua tỉnh Yunnan (Vân Nam) không bao giờ bị ảnh hưởng bởi thỏa ước.

Đó là không nói thỏa ước đã không đóng một vai trò hữu ích trong một số cách: nghiên cứu thủy sản được thực hiện bởi văn phòng MRC là một trường hợp.  Nhưng sự kiện căn bản nhất là thỏa ước 1995 đã không ngăn cản việc xây đập, với tất cả những vấn đề liên hệ liên quan đến việc xây cất ở Trung Hoa và Lào.

Trong một bài cậy đăng trên Bangkok Post trong ngày trước “Ngày Mekong” gần đây nhất, CEO mới được đề cử của MRC, Anoulak Kittihoun, một viên chức cao cấp Lào là sinh viên bậc cử nhân ở Đại học Quốc gia Australia, viết về ưu tiên của ông “được trang bị với kiến thức hiện đại tốt hơn… để bảo đảm MRC tiếp tục củng cố vai trò của mình như một diễn đàn hợp tác và người môi giới của ngoại giao nước”.  Điều nầy, Kittihoun viết, không chỉ với 4 quốc gia thành viên chủ chốt, gồm có Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, “nhưng với 2 quốc gia láng giềng then chốt ở thượng lưu của chúng ta: Trung Hoa và Myanmar”.  Trong cái gật đầu với những vấn đề MRC đối đầu, ông lưu ý “tổ chức liên chánh phủ trung lập” nầy không phải là “một quan tòa hay bồi thẩm đoàn” nhưng là một diễn đàn để “ hòa giải các quyền lợi “một cách thành thật và quyết tâm”

 

Đập Xiaowan (Tiểu Loan), Langcang Jiang (thượng lưu Mekong) ở Trung Hoa.

 [Ảnh: Guillaume Lacombe/Cirad]

 

Được đặt bên cạnh cái đã xảy ra với sông Mekong trong 4 thập niên qua, ăn mừng Ngày Mekong và giọng điệu tích cực của tân CEO của MRC có vẻ ít nhất cần được kiểm chứng.  Đó là chỉ có 1 lưu ý đến Trung Hoa trong bài cậy đăng của Kittihoun là nổi bật.

Không đầy 40 năm từ khi chánh phủ Trung Hoa bắt đầu chương trình xây đập của họ trên thượng lưu Mekong (được gọi là Lancang Jiang ở Trung Hoa) khi họ bắt đầu xây cất đập Manwan (Mạn Loan) trong năm 1984.  Kể từ đó, Trung Hoa đã hoàn tất 11 đập trong khi chánh phủ Lào đã hoàn tất 2 đập với ít nhất 2 đập khác trong tương lai gần.  Không có đập trên dòng chánh Mekong ở Cambodia nhưng đập Hạ Sesan 2 nay hoàn tất trên 1 phụ lưu quan trọng trong tỉnh Stung Treng đã có ảnh hưởng tai hại đối với dòng chánh.

Khi Trung Hoa bắt đầu xây cất chuỗi đập của họ, không có lối thoát cho sự suy thoái đều đặn của các chức năng của Mekong như một nguồn cá và là một phần quan trọng của các hệ thống canh tác và nuôi cá nuôi dưỡng dân số của hạ lưu vực Mekong gồm có Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.  Tóm lại, một dòng sông lớn đã được biến đổi để nó không bao giờ trở lại vai trò trước đây như một dòng sông hoang dại chảy tự do.  Điều đó phải là một thảm kịch của con người và sinh thái.  Các quan sát viên chuyên môn biết rõ tình hình vừa được mô tà nhưng không rõ đây là trường hợp của quần chúng rộng lớn hơn.

Ngược với lạc quan của MRC, 3 trích dẫn ngắn sau đây từ nhiều bình luận gia có uy tín trong thời gian gần đây là một cảnh báo thực tế.

“Sông Mekong định nghĩa đời sống của trên 100 triệu người đã biến từ một đơn vị sinh thái nguyên thủy đến những khúc sông đứt đoạn, được khai thác với sự phối hợp giới hạn giữa các quốc gia trong lưu vực.  Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam nằm dưới thấp đang trên đường trở thành nạn nhân tối hậu của nhiệt độ dâng lên toàn cầu, xây đập ở thượng lưu, đô thị hóa nội địa, áp lực canh tác/nuôi cá, phản ánh qua sụt lún đất, sạt lở sông và ven biển, khuếch đại thủy triều và gia tăng SWI [xâm nhâp của nước mặn]” – Nature News 21 July 2021

“Luang Prabang – cố đô [ở Lào] nổi tiếng với di sản kiến trúc cổ điển phong phú và môi trường thanh bình – đã bị ảnh hưởng bởi đập kế tiếp ở hạ lưu, ở Xayaburi.  Mặt sông của Luang Prabang đã biến mất, và thủ đô của hoàng gia xưa nay là một thị trấn bên bờ hồ ở cuối hồ chứa Xayaburi.  Chỉ khi mực nước của hồ chứa 2 hay 3 m dưới mức cung cấp đầy đủ, nước chảy qua Luang Prabang một cách tự nhiên.  Nhưng duy trì mực nước thấp như thế có nghĩa là hy sinh sản lượng điện và vì thế lợi tức của nhà phát triển đập” – Philip Hirsch, Đại học Sydney, trong Bangkok Post 29 June 2021

“Trong 3 thập niên, Trung Hoa đã xây các đập trên thượng lưu vực của sông Mekong, các quốc gia ở hạ lưu lo ngại rằng Trung Hoa có thể ngày nào đó khóa vòi nước.  Dữ kiện mới đây cho thấy trong 6 tháng năm 2019, trong khi Trung Hoa nhận được lượng mưa cao bất thường, các đập của họ giữ nhiều nước hơn bao giờ - ngay khi các quốc gia ở hạ lưu trải qua hạn hán chưa từng thấy.  Những điều được tìm thấy mới nầy xác nhận cái mà nhiều người đã nghi ngờ từ lâu: Trung Hoa đang giữ nước nhiều hơn trước đây và gây ra những thay đổi bất thường và tàn phá trong mực nước ở hạ lưu.” – Brian Eyler, Regan Kwan and Courtney Weatherby, Stimson Center 13 April 2020.

.

No comments:

Post a Comment