Sunday, April 10, 2022

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH VĂN PHÒNG MRC KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH TRONG DIỄN VĂN NGÀY MEKONG ĐẦU TIÊN

(MRC Secretariat Chief calls for urgent action in first Mekong Day address)

MRC – Bình Yên Đông lược dịch


Vientiane, Lao PDR, 7 April 2022 – Trong diễn văn đánh dấu “Ngày Mekong,” CEO của Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) lên tiếng cảnh báo về sức khỏe và “thách thức chưa từng thấy” nay đang đối mặt với thủy lộ lớn nhất ở Đông Nam Á, sau 4 năm có dòng chảy thấp và các hoạt độn phát triển không khả chấp đã tàn phá đất ngập nước và sinh kế của hàng triệu người trong khu vực.

Vào ngày 5 tháng 4, nói trước các đại sứ, người cầm đầu các tổ chức quốc tế và các khách mời danh dự khác – trong một diễn văn được trực tiếp truyền hình đến hàng ngàn người trên truyền thông xã hội – Tiến sĩ Anoulak Kittihoun trình bày những sự kiện về thiệt hại đang diễn ra đối với sông là mạch sống của khoảng 70 triệu người.  Nhất là, những người dựa vào sông để đánh cá và canh tác.

“Tôi mong tôi có thể chỉ mang đến tin tức tốt đẹp về sức khỏe của sông của chúng ta; tuy nhiên, tôi có nhiệm vụ phải tiếp tục cảnh báo,” Kittihoun nói trong những từ ngữ nghiêm khắc nhất kể từ khi được đề cử trong tháng 1 như CEO người Lào đầu tiên của tổ chức liên chánh phủ.  “Với tình trạng của Mekong hiện nay, chúng ta không thể nghỉ ngơi.  Chân của chúng ta phải ở trên lửa.  Chúng ta cần phải hành động, để sống còn và thịnh vượng.”

Cách đây không lâu – trong thập niên từ 2008 đến 2017 – khu vực, với một vài ngoại lệ, thường thấy dòng chảy mạnh khỏe bình thường trên khắp hạ lưu vực sông Mekong.  Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đem lại điều kiện sống tốt hơn trong lưu vực, được hỗ trợ bởi nguồn nước Mekong và tài nguyên liên hệ.  Việc trữ nước ở thượng lưu mang cơ hội dẫn tưới thêm trong mùa khô, giảm đỉnh lũ và khả năng để đẩy mặn xâm nhập vào đồng bằng.  Kể từ nhiều năm nay, tuy nhiên, hạn hán, lũ lụt và các dự án hạ tầng cơ sở nước mới đã gây thiệt hại.

Dòng chảy trong mùa mưa nay, trung bình, 50% thấp hơn.  Mùa mưa đã rút ngắn từ 5 tháng – từ tháng 6 đến tháng 10 – xuống còn 4 tháng: từ tháng 7 đến tháng 10.

Ngoài sự biến mất của đất ngập nước hiện nay, phù sa giàu dinh dưỡng đã giảm vì bị ngăn chận và khai thác cát; độ mặn lên cao đang tàn phá lúa; nồng độ oxygen hòa tan giảm ảnh hưởng khả năng thở của một số loại cá; và các lề lối đánh cá hủy diệt đã làm giảm số cá đánh được, và khích thước của cá.

Cùng với đại dịch Covid-19, tất cả các yếu tố nầy đang tạo nên khó khăn cho hàng triệu gia đình đánh cá và canh tác dễ tổn thương.  Theo dữ kiện của MRC, khoảng 1/3 số gia đình bị ảnh hưởng ghi nhận lợi tức thấp hơn 5 năm trước; trên 60% báo cáo mất mát do lũ lụt và hạn hán.

Thực tế đó giúp giải thích tại sao lãnh đạo mới của Văn phòng MRC – gồm có các quốc gia thành viên Cambodia, Lao PDR, Thái Lan và Việt Nam, củng như các Đối tác Đối thoại ở thượng lưu Trung Hoa và Myanmar – chọn ngày 5 tháng 4 thẳng thừng: vào ngày đó trong năm 1995, việc ký kết Thỏa ước Mekong cũng thiết lập MRC.  Văn phòng và CEO phục vụ MRC.

“Kiểu hợp tác liên chánh phủ đó rất cần thiết hiện nay, cũng như ngày trước,” Kittihoun nói với cử tọa.  Một số thách thức của Mekong “gây ra bởi thiên nhiên và thay đổi khí hậu, dĩ nhiên.  Nhưng hầu hết cũng nhân tạo.”

Tuy nhiên, như ông giải thích, “Tin tức không luôn luôn u ám.”

Trong những năm gần đây, MRC, với sự trợ giúp của các đối tác, đã xây dựng một nền móng vững chắc trong kiến thức, dụng cụ và cơ chế hợp tác gia tăng.  Nay, nó đang nâng cao thêm nữa.  Thí dụ, một hệ thống theo dõi và báo cáo “Tình trạng Lưu vực” được phát triển để theo dõi tình trạng và chiều hướng trong 5 chỉ số chiến lược: môi trường, xã hội, kinh tế, thay đổi khí hậu và hợp tác.

Trong tuần rồi, MRC đã phát động một trạm thủy học mới ở Xieng Kok, trên biên giới Lào-Myanmar.  Nó là trạm đầu tiên nằm trên cùng hạ lưu Mekong.  Như cơ sở nầy, mỗi trạm mới hay tân trang được trang bị với “viễn báo (telemetry)” tối tân để truyền dữ kiện mưa và mực nước mỗi 15 phút – có thể cảnh báo đến tất cả cư dân ở hạ lưu.

Tương tự, Trung tâm Quản lý Lũ lụt và Hạn hán Khu vực của MRC, có trụ sở ở Phnom Penh, đã nâng cao khả năng tiên đoán của khu vực – giúp cứu sống nhân mạng và bảo vệ tài sản.

Trong lãnh vực “Ngoại giao Nước,” một mốc của hợp tác MRC-Trung Hoa được thực hiện trong năm 2020, khi Beijing (Bắc Kinh) đồng ý chỉa sẻ dữ kiện thủy học quanh năm, khong chỉ dữ kiện trong mùa mưa.  Tin tức tiên tiến giúp các quốc gia và người dân chuẩn bị tốt hơn khi giới hạn hay xả nước.

Với quá nhiều vấn đề liên kết và xuyên biên giới, chúng ta phải “mang khoa học trực tiếp đến người dân,” Kittihoun nói, “để chúng ta có thể thảo luận các vấn đề Mekong dựa trên sự kiện chứ không phải cảm tính.”

Thật vậy, không chỉ các chánh phủ hay MRC có trách nhiệm đối với Mekong hùng vĩ.  Chiến lược Phát triển Lưu vực Mekong 2021-2030, ông lưu ý, là “một chiến lược mở đường, nếu được thực hiện bởi mọi người, sẽ biến việc phát triển khả chấp và tối ưu hơn.”

“Tất cả chúng ta có thể đóng một vai trò,” Kittihoun kết luận.  “Với thủy lộ quan trọng của chúng ta đang đối mặt với quá nhiều thách thức, chúng ta ngồi yên và hy vọng vấn đề của chúng ta sẽ đi qua? Hay chúng ta sẽ đối phó?  Và cùng nhau, xây dựng kiến thức, sáng tạo và duy trì hợp tác.”

No comments:

Post a Comment