Sunday, April 17, 2022

CUỘC CHIẾN CHO LƯU VỰC SÔNG SONGKHRAM

 

(The battle for Songkhram River Basin)

GreenNews – Bình Yên Đông lược dịch

March 28, 2022

 


Chương trình quản lý nước lớn lao của Thái Lan đe dọa ngăn đập ‘trung tâm’ bón phân cho lưu vực Mekong.

Vội vàng thúc đẩy dự án quản lý lưu vực toàn quốc của chánh phủ Prayut Chan-o-cha gồm có việc xây cất được dự trù của 3 đập trên sông Songkhram – sông lớn duy nhất ở Thái Lan chưa bị ngăn đập.

Sông Songkhram ở đông bắc Thái Lan được quốc tế công nhận như “trung tâm” bón phân cho lưu vực Mekong.  Đây là một trong những lý do chánh là Hạ Lưu vực sông Songkhram được chỉ định là “Khu Ramsar” – hay Đất ngập nước Quan trọng Quốc tế - trong năm 2019.

Nhưng ở địa phương, tình hình càng ngày càng trở nên lo ngại.  Lưu vực sông Songkhram hiện nay không những đối mặt với một loạt dự án lớn gồm có các đập với tính khả thi đầy nghi vấn, nó cũng đối đầu với 2 đe dọa quan trọng khác – việc phát triển Mekong “thiếu kiểm soát” và hâm nóng toàn cầu.

Làm thế nào những đe dọa nầy ảnh hưởng sông, hệ sinh thái và người dân sống trong lưu vực sông – và làm thế nào để người dân ở đó chống lại những đe dọa nầy?

Chiến trường cho cuộc chiến nầy là quản lý tài nguyên thiên nhiên.  Vấn đề là tìm sự cân bằng giữa phát triển trên một mặt và một tương lai khả chấp cho hàng triệu người trong lưu vực sông Songkhram và hàng triệu người trong lưu vực Mekong trên mặt khác.

Nhóm chủ bút GreenNews làm sáng tỏ trận chiến đang tiếp diễn trong lưu vực sông Songkhram, trong phúc trình đầu tiên của loạt đặc biệt 4 bài “Cuộc chiến cho lưu vực sông Songkhram”.

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

 

Kết thúc của sông không có đập và cái chết của “trung tâm sông Mekong”

“Theo chỗ tôi biết, có 2 dự án – một ở Ban Pak Yam và một ở cửa sông Songkhram.  Dự án kia nằm ngoài tỉnh Nakhon Phanom, vì thế tôi không thể can thiệp,” tỉnh trưởng Nakhon Phanom Chatip Rujanaseri, xác nhận sự hiện diện của các dự án xây đập trên sông Songkhram trong tỉnh của ông.

Cả 2 dự án được đề nghị như công tác xây cất cửa xả lũ.  Một dự trù ngăn chận sông Songkhram cách cửa sông khoảng 10 km, nơi nó chảy vào Mekong ở huyện Ban Na Phiang của tỉnh Nakhon Phanom.

Dự án kia dự trù ngăn chận sông Songkhram ở Ban Pak Yam trong huyện Si Songkhram, tỉnh Nakhon Phanom, cách cửa sông khoảng 80 km.  Dự án thứ 3rd, ngoài quyền hạn của tỉnh trưởng, cách cửa sông khoảng 100 km ở Ban Din Daeng trong huyện Akat Amnuay, tỉnh Sakhon Nakhon.

“Một nghiên cứu khả thi đang được thực hiện cho dự án nầy và một đánh giá ảnh hưởng môi trường (environmental impact assessment (EIA)) cũng được thực hiện để xem nó ảnh hưởng môi trường như thế nào.  Một phiên họp công khai được tổ chức trong giai đoạn cuối để thu thập ý kiến của người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng.  Đương nhiên, phiên họp công khai phải được bao gồm trong tiến trình EIA,” tỉnh trưởng nói.

Ông nói thêm rằng ông đang theo dõi sát các kế hoạch nhưng không tin chúng cấp bách.

“Nghiên cứu dự án ở Ban Pak Yam trong huyện Si Songkhram sẽ thực sự bắt đầu vào năm tới.  Nghiên cứu khả thi của ảnh hưởng môi trường sẽ được thực hiện trong năm 2022-2023, trong khi nghiên cứu cho dự án ở cửa sông sẽ bắt đầu trong năm 2024-2025,” Chatip nói.

Tuy nhiên, Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới Thái Lan (World Wildlife Fund Thailand (WWF-Thailand)) cho rằng ngay nếu chỉ có 1 dự án được tiến hành, nó sẽ đánh dấu sự chấm dứt của “sông lớn duy nhất không có đập ở Thái Lan.”

“Một trong những chức năng của sông Songkhram là trung tâm của sông Mekong nơi nhiều loại cá đến để sinh sản,” Yanyong Sricharoen, quản đốc của Dự án Quản lý Đất ngập nước Hạ lưu sông Songkhram của WWF-Thailand, nói.

“Cá mới nở sẽ trở lại sông Mekong, làm trẻ lại sự phì nhiêu của nó và tạo an ninh lương thực cho trên 60 triệu người trong 4 hay 5 quốc gia trong sông Mekong,” Yanyong giải thích.  Ông cũng là 1 trong những tay chơi then chốt trong việc thúc đẩy đăng ký Hạ lưu vực sông Songkhram như “Khu Ramsar”, hay một tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng quốc tế.

“Có 1 tục ngữ ở Ban Tha Rae nói rằng: khi lũ đến, nó mang cá, và khi nó đi, nó để lại cá.”

Nói cách khác, khi sông Mekong làm ngập vùng nầy, nó làm đầy sông Songkham, các ao, rạch và đầm lầy với cá.  Rồi trong tháng 9 đến 11, khi lũ rút xuống, một số cá bơi trở lại sông Mekong, và một số ở lại.  Vì thế ngay trong mùa khô, dân làng vẫn có thể đánh cá trong sông Songkhram, ao hồ, đầm và rạch trong vùng của họ.”

Những vùng đất ngập nước lớn ở 2 bên sông Songkhram có tác dụng như các nơi sinh sản và tăng trưởng cho cá con trong mùa sinh sản.  Sau khi lũ rút xuống và mùa khô đến, những đầm nầy vẫn còn nước – cùng với một số lớn cá.  Dân làng dựa vào những vùng đất ngập nước nầy và sông để sinh sống.

“Đối với sông Songkhram, một số cá ở lại.  Tuy nhiên, trong mùa khô, cá cũng bắt đầu di chuyển trở lại sông Mekong,” Montri Chantarawong, một nhà nghiên cứu của nhóm hoạt động môi trường địa phương Mekong Butterfly, nói.

“Một phần vì muối.  Muối đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cho cá mới nở lớn lên trong mùa sinh sản.  Những người nuôi cá biết rõ việc nầy, và đó là lý do tại sao họ giữ cho các ao cá khô và bỏ thêm muối vào ruộng lúa.  Họ biết cá thích nó, và nó là một yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng của các động vật ở dưới nước khác.

“Mỗi năm, sông Songkhram không thôi sản xuất nhiều cá con hơn Nha Thủy sản,” Aomboon Thipsuna, chủ tịch của Hệ thống Cộng đồng Đông bắc Lưu vực Mekong (ComNet Mekong), nói.  Vì thế, sẽ phải trả một cái giá quan trọng nếu chánh phủ đóng sông Songkhram “trung tâm của Mekong” qua các dự án đập được dự trù mới đây, ông nói thêm.

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Dao động của mực nước Mekong gây xáo trộn trong lưu vực sông Songkhram

Các dự án đập mới sẽ làm tồi tệ thêm vấn đề nguy ngập của mực nước Mekong dao động, Aomboon giả thích.

“Nếu sông Mekong ngưng chảy vào sông Songkhram, Songkhram chắc sẽ chết,” ông nói, thêm rằng sự vắng mặt của dòng nước Mekong sẽ giết chết đa dạng sinh học của sông Songkhram.

“Lượng, dòng chảy và phẩm của nước từ sông Mekong cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sông Songkhram.”

Sóng cồn bất thường trong mùa khô trong hệ thống Mekong thỉnh thoảng tràn vào sông Songkhram, Aomboon nói, làm nó dâng lên và xáo trộn chu kỳ tự nhiên của cá và hệ sinh thái trong sông Songkhram.

“Trong quá khứ, lũ lụt đến và đi theo mùa, vì thế việc sinh sản của động vật ở dưới nước xảy ra tự nhiên.  Nay, tuy nhiên, thay vì rút xuống trong mùa khô, mực nước sông có thể dâng lên khi đập trên Mekong xả nước để kiểm soát dao động trong hệ thống sông, vì thế ảnh hưởng đến các sông nối với Mekong,” Yanyong nói.

Trong quá khứ, mùa lũ Mekong kéo dài vài tháng – thường từ tháng 7 đến tháng 9 – làm đầy sông Songkhram với nhiều loại cá khác nhau, Montri của Mekong Butterfly nói thêm.

“Tuy nhiên, trong vài năm qua, nước chỉ chảy vào sông Songkhram 1 tuần.”

Rất ít loại cá có thể bơi vào sông trong mùa lũ ngắn, có nghĩa là đa dạng sinh học giảm, ông nói.

Các nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng được thực hiện từ khi đập đầu tiên trên sông Mekong được xây cất trong năm 1995 cho thấy hệ sinh thái đã thay đổi, với mực nước lên xuống nhanh chóng và không tự nhiên, Montri nói.

“Thỉnh thoảng, có quá nhiều nước và thỉnh thoảng sông khô đến nỗi các cồn cát xuất hiện, giúp anh đi qua phía bên kia sông ở một số nơi.”

Ảnh hưởng đối với thủy sản rất lớn lao, Kamphon Loychuen, một viên chức của Sở Thủy sản tỉnh Nakhon Phanom, nói.

“Khi nước xuống quá thấp, cá di chuyển và tập trung ở các nơi sâu hơn, buộc ngư dân phải đổi vùng đánh cá.  Điều nầy cũng khiến cho số cá có cơ hội bị hủy hoại cao.”

Kamphon nói rừng ven sông, trong đó nhiều chủng loại ở dưới nước dựa vào trong mùa sinh sản và tăng trưởng, cũng giảm đáng kể.

“Tài liệu cho thấy vùng có diện tích rừng ven sông 200 rai [32 hectares] lúc ban đầu.  Nay, vì mực nước thay đổi, rừng hầu như biến mất.  Khi nơi sinh sản của chủng loại ở dưới nước biến mất, con số của chúng giảm xuống.”

[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

 

Hâm nóng toàn cầu khiến đe dọa thêm tồi tệ

“Ảnh hưởng chắc chắn ở đó,” Montri nói, mô tả ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu ông ghi nhận trong một nghiên cứu độc lập về lưu vực sông Songkhram.

“Thí dụ, trong năm 2018, hâm nóng toàn cầu gây mưa lớn liên tục.  Kết quả là, nước từ 3 đập trên Nam Ngum ở Lào – Nam Ngum 1, Nam Ngum 2 và Nam Ngum 5 – phải được xả nhanh chóng trong 3 đến 4 tháng.”

Điều nầy khiến cho mực nước sông Mekong vọt lên 3 đến 4 m cao hơn bình thường, tạo nên khủng hoảng ngập lụt mà Montri mô tả như một hậu quả gián tiếp của hâm nóng toàn cầu.

Tuy nhiên, lưu vực sông Songkhram không có mưa lớn rơi xuống khu vực trong năm 2018, 2019 và 2021, có nghĩa là mực nước sông không dâng lên nhiều.  Thay vào đó, nước bị đẩy xuống hạ lưu Đông bắc trong năm 2019, gây ngập lụt nặng nề ở Ubon Ratchathani và Roi Et, Montri nói.

“Cùng với việc Trung Hoa chối họ xả nước từ các đập trong mùa mưa – cho dù đúng hay sai, chúng tôi thực sự không biết – yếu tố khí hậu cũng đáng lo ngại.  Tuy nhiên, khi họ không xả nước xuống hạ lưu, mực nước trong Mekong không đủ cao để cung cấp cho các phụ lưu.”

Điều nầy hướng về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, nhưng những ảnh hưởng nầy bị lạm dụng và làm lu mờ vấn đề quản lý nước của các đập lớn trong khu vực, Montri nói.

Yanyong của WWF nói có bằng chứng rõ rệt để chứng minh thay đổi khí hậu và hâm nóng toàn cầu có thật.  Ông đưa ra những thay đổi theo mùa, mùa mưa trễ và sự trở lại của sâu bệnh nông nghiệp vì nhiệt độ toàn cầu gia tăng.

Tuy nhiên, một viên chức của sở thủy sản Nakhon Phanom hạ thấp thiệt hại do hâm nóng toàn cầu gây ra.

“Có thể có ảnh hưởng nhẹ đối với nhiệt độ của nước, có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản của các chủng loại ở dưới nước.  Tuy nhiên, khi so sánh với dao động của sông Mekong, các yếu tố hâm nóng toàn cầu ít quan trọng,” ông nói.


[Ảnh: GreenNews/Preecha Srisuwan]

 

Một loạt dự án phát triển của chánh phủ - các yếu tố tăng tốc then chốt

Yanyong, Aomboon và Montri cảnh báo 3 dự án đập sắp đến chỉ là đỉnh của tảng băng chìm khi nói đến các đe dọa của các dự án phát triển của chánh phủ.  Những dự án nầy bị chỉ trích vì đi ngược với dòng phát triển khả chấp cho xả hội và môi trường.

Nó cũng châm ngòi cho những câu hỏi về tính khả chấp của Dự án Quản lý Nước Isaan với ý tưởng chuyển nước Mekong, Aomboon nói.

Với một kế hoạch tổng thể cho các dự án quản lý nước quan trọng trong lưu vực sông Mekong đã được soạn thảo, các diễn đàn tham vấn công cộng sẽ không có quyền để ngưng các dự án đập nay chuyển nước, ông nói thêm.

“Chánh phủ đầu tư những số tiền khổng lồ vào dự án chuyển nước sông Mekong với hy vọng lấy nước vào các sông Loei, Chi, Mun, biết rõ rằng không có đủ nước trong sông Mekong ngay trong mùa mưa.  Cái gì sẽ xảy ra trong mùa khô?  Cái gì sẽ xảy ra cho tất cả các tỉnh ở dọc theo sông Mekong nếu nước của nó, cùng với nước của các sông Loei, Chi, Mun cũng như từ các đập Huay Luang và Sri Sok Rak bị lấy vào vùng nội địa?

Cùng với việc thiếu nước của các quốc gia ở thượng lưu Mekong, chúng ta mong đợi nước sẽ đến từ đâu, Aomboon hỏi.

“Lào đang chận nước với các đập của họ, vì thế nước ở đâu cho các dự án phát triển của anh?”

“Chúng tôi muốn nêu lên lo ngại của chúng tôi với Văn phòng Quốc gia Thủy lợi (Office of National Water Resources (ONWR)) cũng như các cơ quan liên hệ khác và thúc giục họ theo dõi vấn đề sát sao.  Kế hoạch tổng thể của anh ra sao?  Sẽ có nhiều công tác xây cất đập, đập tràn và đê.  Vì thế, việc quản lý nước về việc nối kết các phụ lưu đã được dàn xếp chưa?”

Ngoài các dự án chuyển nước và xây cất đập, kế hoạch phát triển tổng thể cũng bao gồm một bờ dọc theo bờ sông Songkhram cũng như dự án nạo vét sông.

“Chúng tôi được biết rằng các cơ quan Quân đội đã đến để xây đập, đê và bờ sông dọc theo sông Songkhram.  Việc xây cất nầy sẽ hủy hoại rừng ven sông và đa dạng sinh học của sông.  Nó sẽ làm đất cứng [qua việc thoát nước], trùng đất sẽ biến mất, và cá không thể đến đất ngập nước của rừng ven sông để sinh sản như trước,” Aomboon nói thêm.

Việc xây cất như thế đã xảy ra trong hầu hết mỗi tỉnh dọc theo sông Songkhram, nhất là tỉnh Bueng Kan.  Trên 1 bên của sông, là rửng ven sông, trong khi bên kia chỉ là đất cứng.

“Một sự phân chia rõ rệt được thấy giữa nạo vét và không nạo vét.  Các cộng đồng ở đó liên tục than phiền rằng khi sông được nạo vét, nó trở nên trống rỗng, và họ phải yêu cầu Sở Thủy sản thả cá.”

Dữ kiện từ các khảo sát trong vùng cho thấy rằng rừng ven sông đã bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là Đất Ngập nước Kasa chiếm một bán kính 5 m [km?] của sông Songkhram, Aomboon nói.

Đa dạng sinh học đất ngập nước đang biến mất qua chu kỳ đốt cháy trong mùa khô theo sau bởi cày xới trong mùa mưa – nhất là ở thượng lưu vực.  Các cơ quan chánh phủ ở địa phương đã cố gắng để tạo nên một đường ranh giới để bảo vệ vùng, kể cả dựng bảng và tường, nhưng việc xâm phạm tiếp tục, ông nói.

Yanyong nói thêm rằng thay đổi trong cách sử dụng đất trong lưu vực sông Songkhram một phần được thúc đẩy bởi chánh sách phát triển của quốc gia.

“Một yếu tố quan trọng ở phía sau sự suy thoái của sông Songkhram là cách mà đất đang được sử dụng bởi thành phần công và tư.  Thành phần tư nhân đã thiết lập nhiều nhà máy kỹ nghệ khác nhau, trong khi các cộng đồng địa phương đã chuyển từ trồng cây khuynh diệp sang cao su và dầu cọ để cung cấp cho những nhà máy nầy.

“Chánh sách quốc gia đẩy mạnh năng suất cao cho mỗi rai khuyến khích sử dụng phân bón cũng như kỹ thuật, gây nguy hại cho phẩm chất nước và hệ sinh thái của lưu vực sông.  Chánh phủ cũng cần biết rằng nhiều vùng rừng bị đốt để biến thành đất canh tác.”  Yanyong nói.  Ông thêm rằng tình hình của thượng lưu vực sông Songkhram nay đang ảnh hưởng phẩm chất nước chảy vào hạ lưu vực ít bị thiệt hại hơn.

“Cũng có ít nhà máy kỹ nghệ hơn ở [hạ] lưu vực sông Songkhram, có thể vì nó là vùng đất thấp nơi dễ bị ngập lụt, khiến nó không đáng để đầu tư.

“Việc sử dụng đất ở hạ lưu vực sông Songkhram có thể được chia thành 2 loại.  Một là canh tác các loại cây lâu năm như cao su.  Hầu hết các cây cao su nầy đủ lớn để không cần phân bón hay thuốc diệt cỏ.  Cũng thế, các nông dân trồng lúa không dùng nhiều hóa chất trong mùa đầu tiên hay mùa thứ hai,” Yanyong nói.

[Ảnh: Preecha Srisuwan/GreenNews]

 

Tình trạng Khu Ramsar và những thách thức đối mặt bởi tất cả sinh vật sống trong lưu vực sông

Chiều hướng đáng lo ngại trong hạ lưu vực sông Songkhram châm ngòi cho một câu hỏi quan trọng: Chúng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng Khu Ramsar của lưu vực như thế nào?

Yanyong, là một tay chơi then chốt ở phía sau việc lưu vực nhận giải thưởng, nói hâm nóng toàn cầu không thôi chắc không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình trạng.

“Nếu những thay đổi đối với hệ sinh thái gây ra bởi các yếu tố tự nhiên, thì không có vấn đề.  Nhưng cái nên lo ngại là hệ sinh thái đã thay đổi vì các yếu tố khác,” ông nói.

Theo Tỉnh trưởng Chatip: “Mặc dù các mục tiêu được loan báo của Khu Ramsar là để bảo tồn và phục hồi môi trường tự nhiên, chúng không chống lại tất cả việc phát triển trong vùng, khi mà việc bảo tồn môi trường được tôn trọng.

“Đối với dân làng sống ở đây, ảnh hưởng của tất cả các đe dọa được thấy rất rõ.  Chúng tôi phải đối mặt với nó và cố gắng để chống lại.  Cái chúng tôi học hỏi và cố gắng để làm hiện nay là thu thập tin tức và liên lạc với nhau, rất cần thiết để đưa chúng tôi đến tương lai nơi chúng tôi có thể quản lý các lưu vực sông nầy và đời sống của chính chúng tôi,” Aomboon nói, phản ánh trên chiều hướng của các hệ thống lưu vực sông Songkhram và Hệ thống Cộng đồng Đông bắc lưu vực sông Mekong (ComNet Mekong).

No comments:

Post a Comment