Liên minh Cứu sông Mê Kông gồm các
tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng và các công dân quan tâm đến tình
hình khu vực Mê Kông bày tỏ sự bàng hoàng và mối quan ngại đến sự cố vỡ đập mới
đây tại khu vực dự án thủy điện Xe Pian – Xe Nam Noy tại Lào. Trước hết, chúng
tôi chân thành gửi lời chia buồn sâu sắc đến các cộng đồng bị ảnh hưởng tại
miền nam Lào và hạ lưu ở Campuchia.
Sự cố vỡ đập tại thủy điện Pian Xe –
Xe Nam Noy là một thảm họa, nhưng không phải là một thảm họa tự nhiên mà bắt
nguồn từ sai sót của các nhà thầu xây dựng đập thủy điện. Nhiều cộng đồng Lào
và cộng đồng sống ven sông Mê Kông ngày càng dễ bị tổn thương trước những thảm
họa tương tự và bị đe dọa bởi các các vấn đề môi trường nghiêm trọng với
kế hoạch xây dựng 11 dự án thủy điện trên dòng chính sông Mekong và 120 dự án
đập khác trên các phụ lưu vào năm 2040. Các dự án mang lại rủi ro cao chủ yếu
được lên kế hoạch xây dưng tại Lào theo chính sách nhằm biến nước Lào thành
“cục pin của Đông Nam Á”. Thảm họa này đã tạo nên làn sóng kêu gọi chính phủ
Lào xem xét nghiêm túc các dự án lớn đầu tư ở lĩnh vực thủy điện và củng cố
việc thực thi luật pháp quốc gia nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình từ các nhà
đầu nước ngoài.
Thủy điện Xe Pian – Xe Nam Noy là dự
án gây tranh cãi từ khi mới bắt đầu xây dựng. Năm 2013, các nhà hoạt động xã
hội dân sự đã lên tiếng về dự án này do quá trình tham vấn không thỏa đáng, báo
cáo đánh giá tác động môi trường không đầy đủ, thiếu các đánh giá tác động
xuyên biên giới, các tiêu chí về môi trường – xã hội không đáp ứng được tiêu
chuẩn quốc tế. Các giai đoạn lập kế hoạch của dự án thiếu thông tin về tác động
tiềm ẩn và thiếu các phương án giảm thiểu thiệt hại do dự án gây ra cho cộng
đồng địa phương. Tại khu tái định cư thủy điện này, các nhà nghiên cứu đã chứng
kiến cảnh người dân gặp khó khăn về nguồn lương thực, nước và đất canh tác.
Dòng sông Xe Pian và Xe Nam đổ vào
sông Sê Kông – là một trong các phụ lưu quan trọng nhất của sông Mê Kông. Sông
Sê Kông bắt nguồn từ khu vực miền Trung của Việt Nam, chảy qua lãnh thổ Lào và
hòa vào dòng Mê Kông trên lãnh thổ Campuchia.
Tại Lào, hàng chục ngàn người
thuộc khoảng 20 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau sống dựa vào dòng nước từ sông
Sê Kông và các nhánh nhỏ hơn. Họ sống bằng nghề đánh bắt cá tự nhiên và thu hái
các sản vật từ rừng và canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, có hơn 30.000 người sinh
sống dọc theo sông Sê Kông ở tỉnh Stung Treng của Campuchia, đa số họ là các
nhóm dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào các tài nguyên đất đai và tài nguyên
nước. Sức khỏe của các cộng đồng sinh sống ven sông Sê Kông và các hệ sinh thái
ven sông đang bị đe dọa bởi sự phát triển mạnh mẽ dựa vào thai thác tài nguyên
thiên nhiên. Hiện có tới 17 đập được quy hoạch trong lưu vực để xuất khẩu điện
cho Việt Nam và Thái Lan.
Trước khi xảy ra thảm họa này, việc
dự án thủy điện Xe Pian Xe Nam Noy chuyển nước từ sông Xe Pian đến hồ chứa thủy
điện đã gây ra những tác động nghiêm trọng phía hạ lưu. Những thay đổi về chất
lượng nước và thủy văn đã gây thiệt hại đến nghề cá địa phương, song người dân
sinh sống dọc theo sông Xe Pian không nhận được bất kì khoản đền bù hỗ trợ nào
cho những mất mát về sinh kế. Khu Bảo tồn quốc gia Xe Pian nằm ngay cạnh sông
Xe Pian cũng bị tác động tiêu cực bởi dự án thủy điện này. Do vậy, các nhà phát
triển, các đơn vị cung cấp tài chính và nhà đầu tư cho dự án này phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm về những thiệt hại do dự án thủy điện Xe Pian Xe Nam Noy gây
ra theo luật pháp của Lào, phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế và các trường hợp
giải quyết điển hình.
Dự án đang được triển khai bởi Công
ty Năng lượng Xe Pian Xe Namnoy (PNPC). PNPC là một liên doanh được thành lập
vào năm 2012 bởi công ty SK Engineering and Construction (Hàn Quốc), Korea
Western Power, Ratchaburi Electricity Generating Holding, và Lao Holding State
Enterprise. Con đập dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019 với 90% lượng
điện sản xuất dự kiến sẽ xuất khẩu sang Thái Lan.
Cơ quan điện lực Thái Lan
(EGAT) là bên mua điện và một số ngân hàng lớn của Thái Lan đã tài trợ cho dự
án này bao gồm: Ngân hàng Krung Thai, Tanachart, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái
Lan and Ngân hàng Ayudhaya (Krung Sri).
Những người dân bị ảnh hưởng nặng nề
từ sự cố vỡ đập đang gặp khó khăn trong việc đòi lại công lý từ các công ty và
các bên cung cấp tài chính cho dự án. Việc các quy trình pháp lý quốc gia của
Lào đang trong quá trình hoàn thiện đã tạo nên những rào cản đáng kể đối với
trách nhiệm giải trình từ các nước đầu tư. Bên cạnh đó, tính nhạy cảm chính trị
của các khoản đầu tư khiến người dân cảm thấy e ngại và thiếu an toàn khi tiếp
cận với các cơ chế của công ty để yêu cầu đền bù.
Kế hoạch mở rộng các hệ thống thủy
điện tại hạ nguồn sông Mê Kông gây ra các mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái
sông Mê Công, an ninh lương thực, sinh kế và phúc lợi của người dân địa phương.
Dự án thủy điên Xe Pian-Xe Nam Noy được xây dựng theo phương thức phổ biến mà
các dự án thủy điện ở Lào và trong khu vực đang theo đuổi, bằng cách khai thác
tài nguyên thiên nhiên để tạo ra doanh thu mà thiếu các tham vấn ý kiến của
các cộng đồng bị ảnh hưởng hoặc các bên liên quan một cách thỏa đáng về các
thiệt hại về xã hội và môi trường. Phần lớn lợi ích và lợi nhuận từ các dự này
đều rơi vào tay các chủ xây dựng và nhà đầu tư trong khi người dân địa phương
phải gánh chịu các ảnh hưởng và rủi ro. Hiện tại đã có rất nhiều biện pháp thay
thế thủy điện quy mô lớn để phát triển năng lượng. Các giải pháp này cần được
đánh giá toàn diện và cần được xem xét trong trong quá trình ra quyết định và
lập quy hoạch phát triển.
Trong bối cảnh thảm họa này, Liên
minh Cứu sông Mê Kông đưa ra các yêu cầu sau:
- Các nhà xây dựng và đầu tư tài chính dự án phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi tổn thất và thiệt hại, bao gồm cả những thiệt hại xảy ra ở hạ nguồn sông tại Campuchia.
- Để minh bạch, các thỏa thuận chuyển nhượng giữa công ty và chính phủ có quy định rõ trách nhiệm của công ty phải được công bố rộng rãi.
- Một hệ thống hỗ trợ độc lập, toàn diện cần được thiết lập ngay lập tức cho những nạn nhân sống sót sau thảm họa này nhằm đảm bảo an toàn, đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu bồi thường của họ.
- Các nhà xây dựng dự án cần phải cam kết giải quyết đầy đủ các yêu cầu của người dân và kế hoạch thực hiện lâu dài nhằm cứu trợ và phục hồi khu vực bị ảnh hưởng. Việc này phải được tiến hành ngay lập tức.
- Chính phủ các nước hạ lưu sông Mê Kông cần tạm dừng các dự án thủy điện trong khu vực để tiến hành đánh giá một cách toàn diện, độc lập và minh bạch; đồng thời các chính phủ cần tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế và chính sách phát triển bền vững.
Source:
ABOUT VIETNAM RIVERS NETWORK (VRN):
No comments:
Post a Comment