Đập Trà Sư thời điểm xả lũ. Ảnh: Lục
Tùng
Sáng nay 27.8, nước lũ nội đồng tứ
giác Long Xuyên lên nhanh, mực nước đã tràn qua đập Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh
Biên, An Giang).
Nước lũ tràn
qua đập Trà Sư. Ảnh: LT
Theo ghi nhận tại hiện trường, cao
trình mực nước thượng lưu của hai đập đã vượt đỉnh đập khoảng 0,10m nên nước chảy
tràn qua với lưu tốc khá cao.
Mực nước thực đo tại vùng thượng nguồn
thân đập Trà Sư. Ảnh: LT
Các ngành chức năng tỉnh An Giang đã
đến hiện trường thị sát và bày tỏ quan ngại, nhưng vẫn chưa thể ra lệnh xả đập
(thực tế thân đập là caosu dầy 3cm) vì còn chờ ý kiến đồng thuận từ cơ quan chức
năng tỉnh Kiên Giang.
Cận cảnh nước chảy tràn qua đập. Ảnh:
LT
Một vị lãnh đạo ngành nông nghiệp An
Giang cho biết, dự kiến ban đầu ngày 3.9 sẽ chính thức vận hành xả đập. Tuy
nhiên do diện tích lúa hè thu trong vùng tứ giác Long Xuyên (gồm An Giang, Cần
Thơ, Kiên Giang) còn nhiều, nhất là Kiên Giang nên An Giang và Kiên Giang đang
thảo luận thời điểm thích hợp và hài hòa nhất.
Lũ vùng nội đồng tứ giác Long Xuyên
đang lên nhanh. Ảnh: Lục Tùng.
Đây là hiện tượng khá lạ, bởi theo
thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn An Giang, hiện mực nước lũ trên 2 sông
chính của vùng đầu nguồn sông Cửu Long là Tiền Giang (tại Tân Châu) và sông Hậu
(tại Châu Đốc) vẫn còn thấp hơn mức báo động II khoảng 0,10m, trong khi đó mực
nước nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên lại lên nhanh.
Tính đến sáng nay, mực nước trên kênh
Vĩnh Tế tại Xuân Tô (Tịnh Biên) đã vượt mức báo động II. Vì vậy mà nước lũ đã
tràn qua 2 đập Tha La và Trà Sư.
Cận cảnh đập
cao su Trà Sư. Ảnh: Lục Tùng
Được biết Tha La và Trà Sư là công
trình đập bằng caosu đầu tiên ở Việt Nam, cao trình đỉnh là 3,80m. Chiều dài
thân đập lần lượt của Trà Sư và Tha La là 90m và 72m. Đập có nhiệm vụ ngăn lũ đầu
vụ và cuối vụ nhằm kiểm soát mực nước lũ vùng đầu nguồn tứ giác Long Xuyên.
Đập Trà Sư thời
điểm xả lũ. Ảnh: Lục Tùng
Khi áp lực nước phía thượng nguồn vượt
đỉnh, sẽ điều hành xả lũ để bảo vệ thân đập.
Lục Tùng
No comments:
Post a Comment