Tuesday, March 8, 2016

Chương 5: Sự hình thành dòng sông Mekong

1. Điểm phát xuất
  • Mekong dài 4.800 km, chảy qua lãnh thổ 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia và đổ nước ra biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam. 
  • Sông Mekong phát nguyên từ vùng núi Tanghla Shan trong dãy Himalaya, thuộc cao nguyên Thanh Tạng, tỉnh Thanh Hải (Tây Tạng), Tây Bắc Trung Quốc. Nước của sông Mekong chủ yếu là do mưa, nước mưa ở thượng nguồn sông góp khoảng 25% tổng lượng nước.
  • Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mekong chia ra hai nhánh: Nhánh tây bắc (Dzanak Chu) và Nhánh bắc (Dzakar Chu). Những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc Nhánh bắc. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224 m - kinh tuyến đông 94°41'44", vĩ tuyến bắc 33°42'41", gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km.
Mekong River in the mountains of Tibet / Yunnan
  • Đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc ở gần Xương Đô (Trung quốc) tạo ra Lan Thương Giang.
Sources of the Mekong identified in 1894 (Lungmug), 1994 (Rupsa) and 1999 (Jifu)
And the source first identified in 1994 and made official in 1999 (Lasagongma).
Map from Japanese Alpine News, No. 1, 2001, drawn by Tomatsu Nakamura
of the Japanese Alpine Club.
2. Nhận thêm nguồn nước:
  • Theo tài liệu của GS Thái Công Tụng: Sông Sesan bắt nguồn trong lãnh thổ Việt Nam, chảy qua hai tỉnh Gia Lai và Kontum với hai phụ lưu là Dak Bla và sông Pô Kô  và chảy sau đó vào  lãnh thổ Campuchia. Từ Pleiku đi Kontum, ta phải qua sông Dak Bla gần thị xã Kontum...
    Khi sông Sesan chảy vào địa phận Campuchia, sông xuyên qua hai tỉnh là Ratanakiri và Stungtreng và hợp lưu với sông Srepok từ vùng Darlac chảy đến và rồi chảy vào sông Mekong gần thành phố StungTreng.

    Sông Sesan là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong vì lưu vực rộng đến 17.000 km2 (11.000 km2 trong Việt Nam và 6.100 km2 trong Kampuchia)

    Sông Srepok là dòng sông lớn ở Darlac, với hai nhánh sông chính tại Darlac là sông Krong Ana và Krong Kno.

    - Krong Ana chảy ở phía Đông-Nam tỉnh Darlac, theo hướng Đông-Tây và có nhiều phụ lưu như Krong Bông, Krong Buk, Krong Pak.

    - Krong Knô (Krong Nô) bắt nguồn từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viên chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.

    Krong Nô là một nhánh của sông Srepok, một chi lưu lớn của sông Mê Kông, dài 332km.  Krong Nô (sông Bố) bắt nguồn  từ phía Tây Bắc cao nguyên Lâm Viện chảy theo  hướng Đông Nam - Tây Bắc  và họp lại với nhánh thứ hai là  Krong Ana (sông Mẹ)  thành sông Ea Krong (hay Dak Krông), tạo nên nhiều đất phù sa phía Đông Nam Banmêthuột.

    Khi sông Srepok ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì hợp với sông Ea H'Leo (sông này có  hai chi lưu là Ia Drang và Ia Sup ở phía Tây Pleiku, bắt nguồn từ dãy núi Chư Hron, chảy theo hướng Đông Tây) sau đó chảy vào sông Mekong sát StungTreng (tỉnh StungTreng, Kampuchia). Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan.

    Tính từ  chỗ  hợp lưu của sông Krong Ana và  sông Krong Nô tới StrungTreng, nó dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km với nhiều thác ghềnh như DrayLinh, Dray Sáp .., đoạn chảy trong lãnh thổ Campuchia dài khoảng 281 km.
  • “3S” là tên hệ thống 3 con sông phụ lưu lớn sông Mekong: Sekong, Sesan, Srepok cùng đổ vào dòng chính sông Mekong nơi tỉnh Stung Treng, Đông Bắc Campuchia.
Mạng Lưới 3S, ba sông phụ lưu: Sekong, Sesan, Srepok
cùng hội tụ đổ vào dòng chính sông Mekong [nguồn: Decarboni]

  • Cuối nguồn của dòng sông K'mar chảy vào sông Krông Ana (phía Đông Bmt)
3.  Chuyển nguồn nước:
  • Thái Lan đã nhiều lần đề xuất việc tăng cường nước cho sông Chao Phraya, vùng Bangkok, từ nước sông Mekong hay đã tận dụng mực nước dâng cao để thực hiện các dự án chuyển nước từ Mekong đến vùng Đông Bắc Thái Lan. 
  • Trung Quốc chỉ có 6% lượng nước ngọt, nên Trung quốc muốn chuyển dòng chảy của sông Mekong theo hướng Nam-Bắc để chuyển lượng lớn nước ngọt đến các khu vực khô hạn hơn.

No comments:

Post a Comment