Thursday, March 10, 2016

Chương 3: Vị trí, địa lý dòng sông Mekong

Lưu Vực Lớn Sông Mekong
hay Tiểu Vùng Sông Mekong Mở Rộng

Nguồn: MRC Secretariat 2000
  • Sông Mekong 4800km, dòng sông Danube của Phương Đông (theo Bs. Ngô Thế Vinh) là con sông lớn thứ ba Châu Á (sau sông Trường Giang tức Dương Tử 6300km và sông Hoàng Hà 5464km, cả hai thuộc Trung Hoa) và hạng 11 trên thế giới nếu xếp hạng theo chiều dài, hạng thứ 8 về lưu lượng. 
  • Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). 
  • Lưu lượng Mekong trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. (khoảng 475 tỷ m3 nước/ năm, vào địa phận Việt nam với lưu lượng 53 tỷ m3 nước). Lưu lượng nước bình quân hàng năm chảy xuống đồng bằng khi đạt đỉnh lũ là 38.000m3/sec và khi cạn nhất là 1.800m3/sec. Lũ lớn ngập bãi ven sông vùng trung du và hơn 80% đồng bằng bị ngập trên 0,5m. 
  • Tiềm năng thủy điện của sông Mekong và các phụ lưu khoảng 60,000 MW 
  • Sự phong phú của hệ sinh thái sông Mekong đứng thứ hai sau con sông Amazon.
  •  Mekong nuôi sống 80 triệu dân trong lưu vực, trong số đó là 20 triệu dân Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp lương thực cho khoảng 300 triệu dân trên thế giới. 
  • Ở lưu vực sông Mekong, có hai nguồn trầm tích chính: đó là lưu vực sông Lan Thương và vùng ‘3S’ gồm 3 dòng nhánh của sông Mekong là Sekong, Sesan, Srepok. Hai nguồn trầm tích này đạt 70% lượng trầm tích tìm thấy ở sông Mekong. Số liệu về trầm tích ước tính khoảng 150 đến 170 triệu tấn/năm (Source: CEWAREC.ORG)
Tây Tạng còn được gọi là “tháp nước của châu Á”
đây là nơi khởi nguồn của 5 dòng sông lớn, trong đó có sông Mekong

Chân núi phía Trung Quốc là một cao nguyên cao trên 4,000 mét
thuộc tỉnh Thanh Hải
  • Mekong: Thượng Mekong (Upper Mekong) và Hạ Mekong (Lower Mekong). 
    • Đoạn Thượng Mekong dài 2.200km trong lãnh thổ Trung Quốc, còn có tên là sông Lan Ciang (Lan Thương) có độ dốc rất cao từ đầu nguồn khoảng 5.000m, cho tới  biên giới Trung Quốc – Myanmar chỉ còn ở độ cao hơn 300m. Đoạn này dài gồm 2 phân đoạn: phía trên trong vùng núi rất hiểm trở, dòng chảy trong thung lũng rất hẹp, ngay sát thượng nguồn các sông Dương Tử (Yangtse) và Salween, phía dưới là phân đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tại điểm cuối của biên giới, sông Mê Kông cùng với nhánh sông nhỏ Sop Ruak đã tạo nên ngã ba sông của vùng Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mekong.
 
Thượng nguồn Mekong (ở Trung quốc)

Hợp lưu của sông Mê Kông và Ruak trong mùa khô:
Phía sau là Thái Lan, các bãi cát là Myanmar và bờ đối diện là Lào.

    • Đoạn Hạ Mekong bao gồm 2 phân đoạn: trung du và đồng bằng.

      Phân đoạn Trung du:
      Kể từ biên giới Trung Quốc – Myanmar theo biên giới Myanmar – Thái Lan vào lãnh thổ Lào rồi theo biên giới Lào – Thái Lan tới Hạ Lào, vào lãnh thổ Campuchia tới Kratie. Ở phân đoạn Trung du, lưu vưc mở rất rộng, rất nhiều phụ lưu và dòng chảy tăng nhanh.

      Phân đoạn đồng bằng:
      Từ Kratie cho đến cửa sông. Tại Phnom Penh, có sông Tonlé Sap nối sông Mekong với Biển Hồ ở phía tây bắc.
      Biển Hồ sâu 3,6m và có diện tích 2.700km2 trong những tháng mùa khô. Khi lũ lên, nước đổ về hồ nhiều, mặt hồ lan rộng tới 16.000km2, sâu hơn 10m. Trong mùa mưa, sông Tonlé Sap nối Biển Hồ và sông Mekong, đưa nước sông Mekong vào Biển Hồ khiến cho lượng nước của Biển Hồ dâng lên làm ngập lụt các cánh đồng. Nhờ Hồ Tonlé Sap, lượng nước sông Cửu Long ở Đồng bằng sông Cửu Long được điều hòa vào mùa mưa hạn chế lũ lụt và mùa khô bổ sung nước. Hồ này được hình thành khoảng 5500 năm trước Công Nguyên do sự va chạm của lục địa Ấn Độ với châu Á.

Yellow: Upper Mekong – Green: Lower Mekong


Ghềnh thác trên sông Mekong ở Lào

      Đoạn cuối của sông Mekong trên lãnh thổ Campuchia có một hồ lớn gọi là Biển Hồ (Tonlé Sap), đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á. Hồ này diện tích khoảng 2.700km2 vào thời kỳ nước thấp, trong mùa khô lên đến khoảng 10.360km2 và độ sâu của nó tăng từ 1-3m lên 9-14m.



Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á -
hay Biển hồ (Campuchia) nghĩa là Sông nước ngọt lớn

Sông Mekong ở Tam giác vàng (Myanmar)
Tam giác vàng thuộc thành phố Chiang Rai, Bắc Thái Lan

Trường Học Trẻ Em Việt Nam trên Biển Hồ Campuchia

Sông Mekong ở Campuchia

Mekong River in Laos

Mekong River in Vietnam
(Xin xem thêm hình ảnh ở Chương 12)

No comments:

Post a Comment