Wednesday, March 2, 2016

Chương 11: Hội nghị về dòng sông Mekong

- Cho đến nay Liên Hợp Quốc vẫn chưa ban hành Luật về sông quốc tế. Sự hợp tác giữa các quốc gia ven sông nói chung trên thế giới vẫn chỉ dựa vào thiện chí của mỗi bên chứ chưa có văn bản pháp lý nào qui định.

- Ở một số sông quốc tế, như sông Danube có dòng chính chảy qua 10 nước (Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Moldova và Ukraina) và lưu vực còn có những phần thuộc 9 nước khác nữa (Italia, Ba Lan, Thụy Sĩ, Séc, Slovenia, Bosnia & Herzegovina,  MacedoniaAlbania) ở Trung và Nam Âu, đã có cơ quan điều phối lợi ích trong toàn lưu vực. Sông Mekong chưa đạt được điều đó. 

- Từ những năm 70 có Uỷ hội sông Mekong (MRC) do LHQ tổ chức. Đến năm 1995, bốn nước hạ du là Thái Lan, Lào, Campuchia  và Việt Nam ký Hiệp định tại Chiang Rai (Thái Lan) với mục đích hợp tác trao đổi thông tin và phối hợp duy trì  dòng chảy, môi trường sông Mekong. 

- Trung quốc không tham gia vì không muốn có sự ràng buộc nào đó mà theo họ thì sông chỉ thuộc chủ quyền quốc gia mà không có khái niệm sông quốc tế.
Miến Điện cũng không tham gia vào MRC.

  • Năm 1957, với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, Ủy hội sông Mekong (MRC) được thành lập bao gồm bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (do chính quyền Sài Gòn đại diện) và một văn phòng thường trực đặt tại Bangkok, với kế hoạch phát triển toàn diện vùng hạ lưu sông Mê Kông nhằm cải thiện cuộc sống cho toàn thể cư dân sống trong lưu vực. Trong những bước ban đầu, Ủy ban sông Mekong đã được sự hướng dẫn và hỗ trợ của Ủy ban Kinh tế châu Á và Viễn Đông (ECAFE) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP).
  • Năm 1994, Văn phòng Thường trực của Ủy ban Quốc tế Mekong (Mekong Secretariat) phổ biến một nghiên cứu [7] đề nghị 12 đập thấp, với chiều cao từ 20 đến 50 m so với đáy sông, từ Pak Beng, Oudomxay ở Lào cho đến Tonle Sap ở Cambodia. Trong số nầy, có 8 đập nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Lào (Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Sanakham, Latsua, Don Sahong, và Thakho), 2 đập nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Cambodia (Stungtreng và Sambor) và 2 nằm trên biên giới Lào-Thái Lan (Pak Chom và Ban Koum). Các đập thủy điện nầy là đập dòng chảy (run-of-river), nghĩa là nó không trữ nước mà chỉ trực tiếp sử dụng lưu lượng tự nhiên chảy qua đập. Tuy nhiên, trong mùa khô, nước có thể bị đập giữ lại đến 3 tuần trong năm trung bình và 1 tháng trong năm khô hạn. Các đập nầy có công suất tổng cộng là 13.427 MW với sản lượng điện trung bình hàng năm là 64.229 GWh
  • Ngày 5-4-1995, bốn nước hội viên gốc của Ủy ban sông Mê Kông đã họp tại Chiang Rai, Bắc Thái Lan cùng ký kết một “Hiệp ước hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông” - nay đổi thành Ủy ban sông Mê Kông (MRC), không còn lệ thuộc vào ECAFE và UNDP nữa.
  • Hiệp Định Mekong 1995Năm 1995, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong được ký kết, Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) được thành lập. MRC đã làm được nhiều việc, tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu dòng chảy, xã hội, môi trường, dự thảo qui hoạch sử dụng nước, giảm nhẹ lũ,…và ban hành một số thỏa thuận về đảm bảo dòng chảy cùng với những qui định thủ tục tham khảo lẫn nhau khi tiến hành các dự án phát triển. Tuy nhiên, những thảo luận kéo dài về phát triển thủy điện và gìn giữ môi trường, duy trì dòng chảy xuống hạ du ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc và Myanmar không tham gia MRC.  Lào là quốc gia thượng nguồn trong bốn nước Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam đã ký Hiệp Định sông Mekong năm 1995. Theo đó, các thành viên đồng ý tuân theo thủ tục Thông báo trước, Tham vấn trước và Thỏa hiệp (PNPCA).
    Theo Chương II của HĐ Mekong 1995, PNPCA được giải thích như sau:

    “Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.”
    Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians' rights.

    Theo tiến trình của thủ tục PNPCA (Procedure for Notification, Prior Consultation and Agreement) đã được chính thức công bố và bốn nước ký kết vào năm 2003, quy định còn rõ ràng hơn vì nhấn mạnh là mọi dự án sử dụng nước phải có thỏa hiệp:
    Tham vấn trước: Thông báo đúng lúc cùng các dữ kiện và tài liệu thông tin cho Ủy Ban Liên hợp theo quy định của các Thể lệ Sử dụng và Chuyển Nước của Chương 6, là cho các nước thành viên lưu vực thỏa luận và đánh giá tác động của dự án sử dụng nước và các hậu quả khác, làm cơ sở để tiến đến một thỏa hiệp. Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác

    Prior consultation: Timely notification plus additional data and information to the Joint Committee as provided in the Rules for Water Utilization and Inter-Basin Diversion under Article 26, that would allow the other member riparians to discuss and evaluate the impact of the proposed use upon their uses of water and any other affects, which is the basis for arriving at an agreement. Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians' rights.

    Từ căn bản đó, HĐ 1995 không cho Cam Bốt hay Việt Nam quyền phủ quyết dự án trên Mekong của Lào nhưng HĐ 1995 cũng không cho Lào đơn phương tiến hành dự án nào của họ. Lào có nghĩa vụ phải tham vấn với các thành viên khác và đạt thỏa hiệp với nhau về các dự án của họ dựa theo thủ tục PCPCA của HĐ 1995.
  • Công ước Quốc tế 1997 (Convention on the Law of the Non-navigational Uses of International Watercourses 1977)Lào là quốc gia chủ trương và tán thành Công Ước 1977, nhưng Lào lại vi phạm Điều 5: “Sử dụng công bình và hợp lý và hợp tác tham gia” và Điều 7: “Nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể cho nước khác” như nguyên văn trích dẫn sau đây:
Chương 5
Sử dụng và tham gia hợp tác công bình và hợp lý
1. Các quốc gia trong lưu vực phải sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của mình một cách công bình và hợp lý.
2. Các quốc gia trong lưu vực phải tham gia hợp tác trong việc sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn nước một cách công bình và hợp lý.
Chương 7
Nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể
1. Các quốc gia lưu vực, khi sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của mình, phải dùng mọi biện pháp thích ứng để tránh gây thiệt hại đáng kể cho những quốc gia lưu vực khác.
2. Trong trường hợp thiệt hại đáng kể xảy ra cho một quốc gia khác, và không có thỏa hiệp trước, quốc gia gây ra thiệt hại phải dùng mọi biện pháp, dựa theo các điều khoản trong Chương 5 và 6, tham vấn với quốc gia bị ảnh hưởng, để ngăn ngừa hay giảm thiểu các thiệt hại ấy, và thảo luận về vấn đề bồi thường thiệt hại.
Article 5
Equitable and reasonable utilization and participation
1. Watercourse States shall in their respective territories utilize an international watercourse in an equitable and reasonable manner.
2. Watercourse States shall participate in the use, development and protection of an international watercourse in an equitable and reasonable manner.
Article 7
Obligation not to cause significant harm
1. Watercourse States shall, in utilizing an international watercourse in their territories, take all appropriate measures to prevent the causing of significant harm to other watercourse States.
2. Where significant harm nevertheless is caused to another watercourse State, the States whose use causes such harm shall, in the absence of agreement to such use, take all appropriate measures, having due regard for the provisions of articles 5 and 6, in consultation with the affected State, to eliminate or mitigate such harm and, where appropriate, to discuss the question of compensation.
  • Tháng 7, 2005: Mười năm trước, TT Hun Sen, trước khi sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Côn Minh, đã tỏ ra thỏa mãn với tình hình khai thác con sông Mekong như hiện nay. Ông công khai lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh, đối với kế hoạch khai thác sông Mekong [Hunsen backed China's often-criticized development plans for the Mekong River, Phnom Penh, Jun 29, 2005, AFP]
  • Vào tháng 05/2009, Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc đã phải lên tiếng cảnh báo rằng “chuỗi đập Vân Nam” là “mối đe dọa duy nhất – lớn nhất / the single greatest threat” đối với tương lai và sự phồn vinh của con sông Mekong
  • Ủy Hội sông Mekong (MRC) thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane, là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong. Ở tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong.“Về lịch sử hình thành Ủy Hội Sông Mekong: Năm 1957, Ủy Ban Sông Mekong / Mekong River Committee được Liên Hiệp Quốc thành lập bao gồm 4 nước Thái, Lào, Cam Bốt và Việt Nam với trụ sở đặt tại Bangkok để có kế hoạch khai thác con sông Mekong không phải chỉ có tiềm năng thủy điện mà còn cả về phát triển thủy lợi, canh nông, ngư nghiệp và giao thông. Nhưng do Chiến Tranh Việt Nam lan rộng mọi nên kế hoạch khai thác sông Mekong phải đình hoãn. Đến tháng 4 năm 1995, bốn nước lại nhóm họp để thành lập Ủy Hội Sông Mekong / Mekong River Commission với trụ sở đặt tại Nam Vang nhưng với điều thay đổi rất cơ bản là không nước hội viên nào có quyền phủ quyết / veto power)”
    (Theo tác giả Ngô Thế Vinh)
  • Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong cấp Thủ tướng lần đầu tiên của Ủy Hội sông Mekong (MRC) khai mạc ngày 5-4-2010 tại thành phố ven biển Hua Hin, Thái Lan. Hội nghị 2 ngày tại hội trường khách sạn Hyatt, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng là thành viên của MRC và đại diện của Trung công và đại diện của Miến Điện là 2 quan sát viên vì 2 nước nầy không chịu gia nhập Ủy Hội Mekong.Ông Ian Campbell, viên chức cao cấp tại văn phòng của MRC ở Vientiane (Lào) xác định rằng "Các đập của Trung công là thủ phạm gây ra hầu hết mọi thứ".
    Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho rằng những con đập ngăn sông sẽ làm cho sông mẹ (Mekong) đang bị đe dọa trầm trọng và có thể sẽ không còn tồn tại nữa.
    Thủ tướng Việt Nam đề nghị TC hãy gia nhập vào Ủy Hội Mekong và cần phải thành lập một cơ chế pháp lý để quản lý việc xử dụng tài nguyên của nước sông Mekong.
    Đại diện TC, thứ trưởng ngoại giao, ông Tống Đào, phủ nhận tất cả các cáo buộc, cho rằng hạn hán là do thời tiết
  • Năm 1992, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lại khởi xướng chương trình hợp tác sông Mekong, giữa các nước liên hệ (GMS), thúc đẩy sự đầu tư khai thác của các nước trong vùng, qua các dự án đầu tư do ADB chi phối.
  • Năm 1993, Nhật Bản đề xướng diễn đàn phát triển toàn diện Ðông Dương (F&DI), chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng có sông Mekong chảy qua. Tiếp theo Nhật lại đưa thêm dự án AEM-MITI nhằm giúp Miến Ðiện, Lào, Kampuchia chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Cũng năm 1993, Thái Lan lại đề xướng chương trình hợp tác sông Mekong, nhằm phát triển khu vực sông chảy qua các nước Tàu, Miến Ðiện, Thái Lan và Lào.
  • Tháng 12-1995, Tân Gia Ba và Mã Lai lại đề xướng dự án hợp tác phát triển sông Mekong của các nước thành viên Asean có sông Mekong chảy qua, ưu tiên là đặt hệ thống đường sắt.
  • Ngày 15-10-2010, Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) đưa ra lời kêu gọi các quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam hãy đình hoãn các dự án xây đập thủy điện lại trong thời gian 10 năm, lý do là các nghiên cứu cho thấy việc đắp đập ngăn sông sẽ tạo ra nhiều nguy cơ đối với hệ sinh thái, gây bất ổn về an toàn lương thực
  • Cách đây 10 năm (11/ 2000) Ủy Hội Đập Thế Giới (WCD / World Commission on Dams), đã cho ấn hành một nghiên cứu rộng rãi trên toàn cầu về ảnh hưởng các con đập lớn và phát triển.
    Mười năm sau 2010, Water Alternatives, là một nhóm độc lập gồm các nhà nghiên cứu, các chủ bút (independent academic online journal), đã cùng duyệt xét lại bản khảo sát của WCD, xem các con đập lớn hiện nay ảnh hưởng ra sao trên sinh cảnh môi trường, kinh tế xã hội và đời sống cư dân ven sông – khảo sát này không phải chỉ có thu hẹp trên những nạn nhân trực tiếp trên vùng xây đập bị cưỡng bách tái định cư mà bao gồm cả các cộng đồng dân cư phía hạ nguồn, tại 70 quốc gia nơi 120 con sông trên thế giới.
    Theo Brian Richner, người chủ trì cuộc nghiên cứu và cũng là Giám đốc Chương Trình Bảo Tồn Thiên Nhiên ( Nature Conservancy) thì có gần nửa tỉ người (472 triệu) trong số này 85% là cư dân Á Châu sống dưới nguồn phải chịu hậu quả tiêu cực thật đáng ngại từ những con đập lớn do hủy hoại môi trường, phá rừng, làm mất nguồn cá, mất đồng cỏ nuôi gia súc… Điển hình là vùng hạ lưu sông Mekong, nếu không kể đám thị dân, thì đã có hơn 40 triệu người chủ yếu là nông và ngư dân, sống bằng nguồn tài nguyên của con sông với nguồn lúa gạo, nguồn cá mà cá từ sông Mekong là nguồn protein chính của họ.
  • Ngày 17 tháng 11 năm 2010, tại thủ đô Nam Vang bên bờ con sông Tonle Sap, một lần nữa Thủ tướng Hun Sen, sau Hội Nghị Thượng Đỉnh ACMECS [Ayeyawady-Chao Praya-Mekong Economic Cooperation Strategy] gồm 5 nước Cam Bốt, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Việt Nam
  • Ngày 4/6/2012, tại Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức hội thảo về thích ứng với biến đổi khí hậu và vấn đề di cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng nếu mực nước biển dâng lên thêm 1 mét thì có đến 1/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 1/4 diện tích Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập sâu trong nước.
    Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, cộng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, việc di cư một chiều từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các đô thị thương mại và công nghiệp trong cả nước diễn ra ngày một tăng.
  • At the MRC's Council meeting in January 2013, Cambodia, Vietnam, and the MRC’s donor governments all continued to raise concerns about the project. Construction on the project is proceeding rapidly and much of the river has already been blocked off.
  • Công Ước Liên Hiệp Quốc 2013 về Nguồn Nước (UN Watercourses Convention)
    Nếu Việt Nam kiện Lào theo luật quốc tế, và tòa án áp dụng Công ước 2013 vào trường hợp Mekong, Lào sẽ vi phạm Chương 2 của Công ước này:
Chương 2
ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT
Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.
Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để:
(a) ngăn ngừa kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước khi chảy qua biên giới nếu gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới.
(b) nắm chắc nước được sử dụng với mục đích quản lý môi sinh đúng cách, và nguồn nước hợp lý, bảo toàn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;
(c) nắm chắc nước được sử dụng một cách hợp lý và công bằng, đặc biệt để ý đến tích cách xuyên biên giới, trong những hoạt động gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới;
(d) nắm chắc có bảo toàn và phục hồi môi sinh khi cần thiết.

Article 2
GENERAL PROVISIONS
1. The Parties shall take all appropriate measures to prevent, control and reduce any transboundary impact.
2. The Parties shall, in particular, take all appropriate measures:
(a) To prevent, control and reduce pollution of waters causing or likely to cause transboundary impact;
(b) To ensure that transboundary waters are used with the aim of ecologically sound and rational water management, conservation of water resources and environmental protection;
(c) To ensure that transboundary waters are used in a reasonable and equitable way, taking into particular account their transboundary character, in the case of activities which cause or are likely to cause transboundary impact;
(d) To ensure conservation and, where necessary, restoration of ecosystems.
  • Nghiên cứu Châu Thổ Mekong (MDS) là một dự án có trị giá 4,3 triệu USD được ký kết giữa UBSMCVN và DHI tại Hà Nội, Việt Nam ngày 4 tháng 6 năm 2013. Dự án kéo dài 30 tháng nhằm mục đích thu thập dữ kiện và tìm hiểu những ảnh hưởng môi trường, xã hội, và kinh tế, nếu có, của 11 đập thủy điện - được dự trù xây trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong ở Lào và Cambodia.
  • Ngày 24/6/2004, 12 tổ chức và 30 khoa học gia và giáo sư đại học về các lãnh vực môi sinh trên thế giới cùng ký chung một lá thư gởi Thủ tướng Ôn Gia Bảo yêu cầu các công ty của Trung Cộng ngưng phá rừng lấy gỗ thuộc phạm vi lãnh thổ Miến Điện, nơi giáp biên giới với Hoa Lục.
  • Theo bản tin của AFP từ Bangkok vào ngày 16/11/2004 với chủ đề “ASIA’S MEKONG RIVER UNDER THREAT FROM CHINA: EXPERTS”: Phát ngôn viên của Tổ chức bảo vệ sinh thái TERRY, qui tụ trên 200 chuyên viên Quốc tế về môi trường họp tại Bangkok ngày 15/11/2004 đã lên tiếng báo động về một hiểm họa do Bắc Kinh gây ra qua việc xây 8 đập thủy điện ở thượng nguồn, cũng như việc đặt mìn phá các ghềnh đá trên sông Mekong cho tàu bè di chuyển đã hủy hoại nguồn cá trên sông và làm ô nhiễm môi trường chứ không phải do thời tiết gây ra.Phía Tổ chức Phát triển LHQ/ UNDP trong bản báo cáo: “MEKONG RIVER DEVELOPMENT MAY TRIGGER CONFLICT” có đưa ra nhận định như sau: “Các quốc gia hạ nguồn như Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi có sự tăng giảm mực nước. Mùa khô sẽ làm cho nước mặn tràn vào và như thế sẽ gây hư hại cho mùa màng canh tác dọc theo hai bên bờ sông”.
  • Bản tường trình tháng 5/2009 của Chương trình LHQ về Môi trường (Programme des Nations Unies pour l’environment) và Học viện Kỹ thuật Á Châu (Institut Asiatique de Technologie) đã nhận định Trung Cộng xây đập làm hư hại dòng sông Mekong
  • Ngày 23/7/2009, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã tham dự cuộc họp lần thứ nhất với các Bộ Trưởng Ngoại Giao 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia và VN được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN và các hội nghị liên quan tại Phukhet.Theo cuộc họp thì bốn nước vùng hạ lưu Mekong hoan nghênh sáng kiến kết nghĩa giữa ỦY HỘI MEKONG & ỦY HỘI MISSISSIPPI (Mỹ). Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith mong muốn cuộc họp sẽ phát triển thành cơ chế hợp tác giữa hai con sông lớn của thế giới: Mekong ở Đông Nam Á và Mississippi ở Mỹ.
  • Tháng 7/2009, tại Hội Nghị ASEAN ở Phukhet, bà Ngoại trưởng Clinton đã loan báo ý định của Mỹ là củng cố trở lại vai trò của mình trong khu vực. Trung tâm của chiến lược nầy là do sáng kiến của Lower Mekong Initiative đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm VN, Lào, Campuchia và Thái Lan. Tài liệu trên trang Web của Bộ Ngoại Giao ngày 6/1/2010 đã xác định 4 lãnh vực hợp tác chủ yếu giữa Mỹ và 4 nước hạ nguồn sông Mekong: môi trường, y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở nhằm nghiên cứu phương cách phát triển vùng lưu vực nầy được bền vững. Đồng thời thắt chặt quan hệ với Ủy ban sông Mekong (MRC) để hạn chế ảnh hưởng càng lúc càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. Theo giáo sư Catherin Dalpino, chuyên gia về Đông Nam Á – nguyên phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, thì với hành động tích cực dấn thân vào vùng hạ nguồn sông Mekong bên cạnh 4 nước hạ nguồn, có thể giúp tình hình trong vùng cân bằng trở lại.
  • Tổ chức Sông Ngòi Quốc tế (International Rivers) có trụ sở tại Hoa Kỳ ra thông cáo phát đi ngày 18/6/2014, xác nhận công trình xây dựng gây tranh cãi – đập Don Sahong ở miền Nam Lào đang tiếp tục, bất chấp sự phản đối từ chính phủ các nước láng giềng và các yêu cầu tham vấn. Bà Pianporn Deetes (Điều phối viên tại Thái Lan của Internation Rivers) cho biết: “Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tuyên bố rõ ràng rằng: Dự án xây đập Don Sahong phải trải qua sự kiểm định tư vấn theo yêu cầu của Hiệp định Mekong năm 1995, trước khi thực hiện. Yêu cầu đó đã được nhắc lại trong một cuộc họp đặc biệt của Ủy Ban sông Mekong (MRC) hồi tháng 1/2014. Đồng thời người dân Thái Lan cũng phản đối xây dựng đập Xayaburi bằng biểu ngữ “STOP THE XAYABURI DAM”.
  • Ngày 2/2/2015, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra thông báo, khẳng định việc bảo vệ dòng sông Mekong có ý nghiã quyết định đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững khu vực nầy. Cố vấn Tom Shannon và cố vấn cao cấp Đại sứ David Thorne của Bộ Ngoại giao Mỹ đã dẫn đầu một phái đoàn tham dự Cuộc họp Đặc biệt của Nhóm Hạ nguồn Mekong và Những người bạn FLM tại Pakse (Lào).Phát biểu tại cuộc họp, phái đoàn Mỹ đã công bố một sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến “Năng lượng Mekong Bền Vững” (SMEI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)
  • Vào ngày 21 tháng 10, 2015 vừa qua, tại Diễn đàn về Nước, Lương thực và Năng lượng Vùng Mekong năm 2015 (2015 Greater Mekong Forum on Water, Food and Energy (GMF 2015) ở Phnom Penh, Cambodia, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (UBSMCVN) (Vietnam National Mekong Committee (VNMC) cùng với Viện Thủy lực Đan mạch (Danish Hydraulic Institute (DHI), Kỹ sư cố vấn của UBSMCVN, trình bày kết quả sơ khởi về ảnh hưởng của 11 đập thủy điện được dự trù xây trên dòng chính ở hạ lưu sông Mekong đối với Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL), còn được gọi là Nghiên cứu Châu thổ Mekong (Mekong Delta Study (MDS). Kết quả nghiên cứu sơ khởi nầy đã bị cáo buộc là “...nguy hiểm… thiếu trách nhiệm”; “...làm người đọc cảm nhận dường như những tác động của 11 đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng trên dòng chính Mêkông được làm cho bớt nghiêm trọng, không đáng kể”; và “...cần xem xét lại”
  • Ngày 10/11/2015, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức hội thảo "Thủy điện Mê Công tại TP. Long Xuyên (An Giang).
  • “…Mới đây Ủy ban sông Mekong Việt Nam đưa ra kết luận rằng 11 con đập trên con sông Mekong có tác hại không đáng kể đối với hạ nguồn. Điều này bị GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân phản bác là một kết luận thiếu trách nhiệm và có thể đưa tới những quyết định phương hại đến đời sống của hơn 18 triệu người dân sinh sống tại khu vực hạ nguồn con sông. GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long và cũng là đại biểu quốc hội 3 khóa liền trong vai trò Phú chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội”.Source: "Kết luận nguy hiểm của UB Sông Mekong Việt Nam" - Bản tin tháng 11/2015
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/danger-conclu-fr-vnmc-11052015121144.html
  • Chainarong Sretthachau, giám đốc Mạng Lưới Sông Đông Nam Á cho rằng “Trung Quốc đã có quyền lực để kiểm soát dòng sông Mekong.Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới khẳng định Ngân hàng Thế giới sẽ nỗ lực hết mình, cùng với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết sẽ tăng khoản tài chính 29 tỷ USDhàng năm hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
    Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đề nghị Việt Nam với vai trò là quốc gia đi đầu trong khu vực về ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường hành động mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời khẳng định Hà Lan sẵn sàng làm tất cả để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
    Kết thúc phiên Đối thoại, các bên đã ra Tuyên bố chung giữa Việt Nam, Hà Lan và Ngân hàng Thế giới về việc ủng hộ và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long.

  • 2016 International Day of Action for Rivers - Feb 12, 2016When is the last time you did something for rivers? On March 14, thousands of people around the world will stand for rivers. Join us!
     
  • Three Gorges Dam: Resettlement + Construction - Part I - Dec 7, 2007
    This footage, taken in 2002, shows towns and cities that were at the time slated for demolition and are now flooded by the Three Gorges Dam. There is footage of actual demolition of some towns, and of construction on the dam itself.

  • Three Gorges Dam: Resettlement + Construction - Part II

\
  • International Day of Action for RiversJoin us to celebrate International Day of Action for Rivers and Against Dams
    March 14, 2016
    will mark the 19th Annual Day of Action for Rivers!


    Every year on March 14, hundreds of communities around the world hold events to celebrate their rivers and educate the world about the importance of healthy, vibrant rivers. By gathering our voices together, we send a powerful message: This world is full of people who are working to revive and protect their rivers from pollution and corporate control. By sharing our stories as one community, we gain visibility, power and hope.
    Add Your Voice, Hold an Event
    If you're holding an event, please take a brief moment to add your event to the interactive Day of Action map using our online event form.
    Some examples of past events can be found here.
    Let the Rivers Sing
    This year, in honor of the art that rivers have inspired across cultures, we would love to hear your river songs. To participate in this year's Let the River Sing project:
    1) Record yourself, your group, or your community performing a song, poem, or piece of music that's about rivers or flowing water. Local, traditional folk songs are encouraged!
    2) Upload your video to YouTube or another online video site. Our hashtag #RiversUniteUs collects all our posts about Day of Action for Rivers.
    3) Send your video link to dayofaction@internationalrivers.org. We will share videos on our website and social media pages.
    As always, we'd also love to see photos from your event. Submit your photos to dayofaction@internationalrivers.org.
     
  •  International Day of Action for Rivers 2016
March 14, 2016 will mark the 19th Annual Day of Action for Rivers!

    Every year on March 14, hundreds of communities around the world hold events to celebrate their rivers and educate the world about the importance of healthy, vibrant rivers. By gathering our voices together, we send a powerful message: This world is full of people who are working to revive and protect their rivers from pollution and corporate control. By sharing our stories as one community, we gain visibility, power and hope.
    19th Annual International Day of Action for Rivers
    Dear friends,
    Just a reminder that we are nearly a month away from the 19th Annual International Day of Action for Rivers! Please encourage your community to show support for healthy rivers and the communities that depend on them. Together, we can ensure that March 14 is a successful day of hope and celebration for vibrant, dynamic rivers.
    If you’ve planned an event, don’t forget to register it! We’ve already heard from groups in South Africa, Colombia, and Indonesia and we’re expecting many more to come.
    This year we are also launching our new project “Let the Rivers Sing” to celebrate river-inspired art from across the world. Send us videos and recordings of your community or group performing original river and water songs. All forms of music, poetry, and performance are welcome.
    Need more inspiration? Check out last year’s events from our Day of Action homepage. You can also like & follow the International Day of Action for Rivers Facebook Page to stay updated and exchange stories from across the globe.
    I look forward to hearing your plans for March 14!
    P.S. Don’t forget to send me your event photos to add to this year’s Flickr album. Take a look last year’s photos for ideas.
    Sincerely/ Sinceramente,
    Margaret Daly
    2016 Day of Action for Rivers Coordinator
    Coordinadora del Día Internacional de Acción por los Ríos 2016

No comments:

Post a Comment