Sunday, September 18, 2022

VŨ KHÍ HÓA NƯỚC Ở NAM VÀ ĐÔNG NAM Á


(Weaponisation of Water in South and South-East Asia)

Hari Godara – Bình Yên Đông lược dịch

Daily Excelsior – September 2, 2022

 


Trong tác phẩm cổ diển của ông “Những tù nhân của Địa lý,” Tim Marshal lập luận làm thế nào địa lý đúc cũng như hạn chế tiến trình làm quyết định cho các lãnh đạo toàn cầu.  Điều tương tự rất đúng cho Nam và Đông Nam Á (ĐNA), nơi Trung Hoa kiểm soát hiệu quả nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên thế giới,  có thể quy cho việc kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, nguồn của các sông xuyên biên giới quan trọng trong khu vực nầy.  Các con sông hùng vĩ chẳng hạn như Mekong, Brahmaputra đã được thuần hóa qua việc xây đập không chỉ gây ra rủi ro địa chánh trị cho các quốc gia duyên hà ở hạ lưu mà còn có ảnh hưởng tai hại đối với hệ sinh thái được duy trì bởi những sông nầy.  Trung Hoa xem những tài nguyên nầy có chủ quyền thay vì tài nguyên chung mà cuối cùng trở thành một lý do để Trung Hoa lẫn tránh tầm nhìn của nguyên tắc Luật Công cộng Quốc tế chẳng hạn như trong trường hợp của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) nơi Trung Hoa chưa chánh thức gia nhập như một đối tác vì thế bác bỏ lập trường của họ đối với sông Mekong (sông Lancang ở Trung Hoa) như một chủ quyền.  Tuy nhiên, đối với bối cảnh của Nam Á nơi Ấn Độ như một trong những tay chơi lớn nhất thì hơn là một đối thủ hơn các quốc gia rơi vào bầu ảnh hưởng cú họ, chúng ta cần thăm dò những dự trữ nước khổng lồ nầy như một đe dọa tiềm tàng chống lại Ấn Độ.

Trong tháng 11 năm 2003, một câu hỏi được khởi đầu qua Bộ Ngoại giao để yêu cầu Bộ Thủy lợi đến đối tác Trung Hoa để hỏi về kế hoạch chuyển nước của họ bắt nguồn từ Tây Tạng đến phía bắc Trung Hoa.  Rồi trong tháng 8 năm 2004, các phúc trình xuất hiện của một hồ hình thành với 1 diện tích khoảng 200 hectares và sâu khoảng 40 m ở một trong những phụ lưu của sông Sutlej hay sông Pare Chu.  Sự hình thành thình lình của hồ gây nguy hiểm cho một số điểm rất chiến lược gần biên giới Trung Hoa-Ấn Độ gây nghi ngờ liệu đó là một hành động cố tình như xây cất trên bờ sông Pare chu và các sông khác ở Tây Tạng được xác định qua hình ảnh vệ tinh.  Trong năm 2005, một mất mát 800 Crore trong Himachai Pradesh cuốn trôi con đường chiến lược Trung Hoa-Tây Tạng cùng với nhiều cầu và đường dây. 

Một nghiên cứu kết luận rằng hồ Tso Morari ở Tây Tạng là thủ phạm chánh ở phía sau 1.060 triệu m3 nước thoát trong số đó hồ Pare chu có thể góp tối đa 155 triệu m3 nước thoát nhưng nhiều chuyên viên nghi ngờ vị trí phòng thủ chiến lược bị hồ chứa gây nguy nhiểm.  Suy đoán rộng rãi rằng hiện tượng nầy cũng có thể được lặp lại ở trường hợp sông Brahmaputra nơi nước của nó có thể được chuyển sang phí bắc khan hiếm nước của Trung Hoa nơi 45% dân số chỉ có 13,8% nước.  Nhận thức rằng đó là một hành động cố tình của Trung Hoa gặp nhiều chống đối theo nhiều chuyên viên, yêu cầu của Ấn Độ để gởi một toán chuyên viên bị từ chối.  Trung Hoa chưa ký hay  khắc phục Quy ước về Cấm đoán Quân sự hay Bất cừ Kỹ thuật Điều chỉnh Môi trường Thù địch (Convention on Prohibation of Military or Any Other Hostile Environmental Modification Technique (ENMOD)) là một lập trường rõ ràng đối với sự bất nhất của Trung Hoa để xem những nguồn nước nầy như kiểm soát chủ quyền.

Theo Dữ kiện của Tổ chức Lương Nông, các quốc gia Nam và ĐNA dựa nặng nề vào nước của các sông xuyên biên giới bắt nguồn từ Tây Tạng gồm có Ấn Độ (34%), Bangladesh (91,3% kể cả Ganga, một sông bắt nguồn ở Ấn Độ), Lào (42,9%), Thái Lan (47,1%), Cambodia (74,7%) và Việt Nam (58,9%).  Trung Hoa qua việc xây cất các đập trong lãnh thổ của Ấn Độ, đó là Kashmir do Pakistan Chiếm đóng đã gia tăng rủi ro sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các quốc gia dyên hà ở hạ lưu Ấn Độ qua địa chánh trị cũng như rủi ro nông nghiệp.  Hình dạng tách rời sẽ làm trống đồng bằng phía bắc của Ấn Độ những chất dinh dưỡng phì nhiêu của nó vì thế đòi hỏi một cái giá sinh thái nặng nề.  Sự kiện rằng Trung Hoa đã kiểm soát Aksai Chin sau chiến tranh 1962 được kết hợp như dự án CPEC trong Sáng kiến Vành đai và Con đường là các yếu tố cho thấy sự kiện rằng Trung Hoa nếu không từ bỏ việc quản lý nước để làm áp lực lên Ấn Độ trong tương lai.  Tình hình tương tự cho các quốc gia duyê hà ở hạ lưu khác trong khu vực.  Tình hình gây đe dọa nghiêm trọng trong các trường hợp hiện đại nơi khái niệm của “chiến tranh nước” đang được quan tâm như như trách nhiệm của các bên kiên hệ rất cao.  Nó kêu gọi một khuôn khổ quốc tế nơi những rủi ro tiềm tàng như thế được quan tâm trong khi có một sự chuyển dịch hệ biến hóa từ những cách khai thác lấy trọng tâm là con người sang các phương pháp để bảo đảm cân bằng sinh thái.

No comments:

Post a Comment