Sunday, September 18, 2022

PHỤC HỒI SIÊU ĐẬP CỦA CAMBODIA TRÊN MEKONG ‘KHỞI ĐẦU CỦA SỰ CHẤM DỨT’

 (Cambodian mega dam’s resurrection on the Mekong ‘the beginning of the end’)

Gerald Flynn and Nehru Pry – Bình Yên Đông lược dịch

Mogabay – 15 September 2022

 


·                    Chánh quyền Cambodia đã bật đèn xanh cho các nghiên cứu cho một đập thủy điện quan trọng trên sông Mekong ở tỉnh Stung Treng, mặc dù cấm xây đập trên sông được đưa ra kể từ 2020.

·                    Các kế hoạch cho đập Stung Treng có công suất 1.400 MW đã được luân chuyển từ năm 2007, nhưng dự án, dưới nhiều nhà phát triển tương lai khác nhau, đã bị xếp lại liên tiếp vì ảnh hưởng của nó.

·                    Lần nầy, dự án được bảo vệ bởi Nhóm Hoàng gia (Royal Group), một tổ hợp có liên hệ chánh trị, cũng nằm ở phía sau đập Hạ Sesan 2 đầy tranh cãi trên một phụ lưu của Mekong, gây lo sợ cho các cộng đồng địa phương cũng như các chuyên viên.

·                    Câu chuyện nầy được hỗ trợ bởi Hệ thống Điều tra Rừng mưa của Trung tâm Pulitzer nơi Gerald Flynn là một thành viên

 

STUNG TRENG, Cambodia – Một kế hoạch ngủ yên từ lâu để xây một siêu đập trên dòng chánh Mekong trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia có vẻ được hồi sinh trong năm nay, khiến cho người địa phương ở ngay dưới hạ lưu của các vị trí tiềm tàng lo ngại và các chuyên viên bối rối.

Lần đầu tiên được nghiên cứu trong năm 2007, dự án thủy điện 1.400 MW, được biết như đập Stung Treng, đã ngẩng đầu trong nhiều dạng, bị hủy bỏ hay xếp xó.  Cuối cùng, trong năm 2020, chánh phủ Cambodia loan báo cấm xây đập trên dòng chánh Mekong trong 10 năm, đặt đập Stung Treng và các đập khác vào trợ sinh vô thời hạn.

Tuy nhiên, vào ngày 28 tháng 12 năm 2022, Nhóm Hoàng gia – được cho là tổ hợp lớn nhất và có liên kết tốt nhất – viết thư cho chánh phủ, yêu cầu được phép để thực hiện nghiên cứu khả thi trong 6 tháng trên một số vị trí dọc theo Mekong trong một cố gắng để hồi sinh dự án thủy điện được theo đuổi từ lâu.

Bộ Hầm mỏ và Năng lượng chấp thuận, và tỉnh trưởng Stung Treng Svay Sam Eang ra lệnh các quận trưởng hợp tác với SBK Nghiên cứu và Phát triển, một hãng cố vấn ở Phnom Penh được Nhóm Hoàng gia mướn, trong khi họ phân tích 3 vị trí cho đập từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022.

Tất cả các vị trí mà SBK phân tích sẽ ảnh hưởng khu Ramsar Stung Treng, một khu đất ngập nước sinh thái đáng kể được bảo vệ bởi Quy ước Ramsar, một hiệp ước quốc tế mà Cambodia đã phê chuẩn trong năm 1999.

Rộng khoảng 14.600 hectares (36.100 acres), khu Ramsar Stung Treng kéo dài 40 km (25 miles) đến hợp lưu của sông Mekong và sông Sekong, gần đến biên giới Lào-Cambodia.  Nó là nơi cư trú của cò quăm vai trắng (Pseudibis davisoni) và cá tra dầu Mekong (Pangasianodon gigaos) cả hai là chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng, và cá heo Irrawaddy (Orcaella brevirostris), có nguy cơ tuyệ chủng toàn cầu nhưng dân số Mekong được xem là có nguy cơ tuyệt chủng nguy ngập.

 

Các vị trí phân tích bởi Hãng cố vấn SBK cho đập Stung Treng của Nhóm Hoàng gia. 

[Ảnh: Gerald Flynn/Mongabay]

 

‘Chúng tôi phản đối… nó không khác biệt’

Đập Stung Treng đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu có kết quả rất ít, đầu tiên trong năm 2020 bởi Bureyagesstroy, một chi nhánh của quốc doanh Nga RusHydro.  Trên 2 năm sau, khi Nga không tiến hành với đập, quốc doanh Sông Đà của Việt Nam thực hiện nghiên cứu.

Những loạt chỉ trích mà mỗi nghiên cứu gây nên khiến cho đập Stung Treng bị xếp lại liên tiếp.  Một nghiên cứu năm 2012 của Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản Nội địa thuộc Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia cho thấy đập Stung Treng sẽ làm giảm năng suất lương thực ở dưới nước 6% và 24% vào năm 2030.  Điều nầy, các nhà nghiên cứu của chánh phủ cảnh báo, sẽ đưa đến việc gia tăng suy dinh dưỡng và sức khỏe của người dân tồi tệ, nhất là người nghèo và các cộng đồng nông thôn.

Chương trình Mekong và Vùng phụ cận của WWF đoạn công bố một tóm lược rộng rãi trong năm 2018 nhắc lại những đe dọa của đập Stung Treng đối với thủy sản, nông nghiệp, hệ sinh thái, và đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, vào lúc đó, nhiều đe dọa nầy đã được thể hiện qua dạng của đập thủy điện Hạ Sesan 2.

Cũng nằm trong tỉnh Stung Treng, khoảng 30 km (19 miles) từ khu Ramsar, Hạ Sesan 2 được chấp thuận trong năm 2012 trước khi bắt đầu hoạt động trong năm 2018 sau một loạt nghiên cứu ồn ào suốt thập niên 1990s.  Theo sau các vấn đề tài trợ, Nhóm Hoàng gia nhảy vào như nhà tài trợ để cứu dự án, nhưng điều nầy không tránh cho Hạ Sesan nhanh chóng trở thành biểu tượng của một số vấn đề liên quan đến các đập trên Mekong và các phụ lưu của nó.

Ngay cả hiện nay, gần 4 năm sau khi đập hoàn tất, truyền thông Trung Hoa và thân chánh phủ Cambodia tiếp tục ý định để làm sống lại hình ảnh của Hạ Sesan 2, bị ô uế bởi qui mô của suy thoái môi trường và đau khổ của người dân mà nó gắn liền với.

 

Khu Ramsar Stung Treng có thể bị tổn thương bởi tham vọng thủy điện của Cambodia. 

[Ảnh: Gerald Flynn]

 

Nhóm Hoàng gia vẫn nói đập là một thành công và nói dự án cung cấp 20% nhu cầu năng lượng của Cambodia trong năm 2020.  Nhưng trước khi dự án được hoàn tất, nó bị chỉ trích mạnh mẽ bởi Liên Hiệp Quốc, một số NGOs quốc tế lẫn quốc nội, cũng như hàng ngàn cư dân bị dời cư bởi hồ chứa nước rộng 30.000 hectares (74.000 acres) của đập.

Kể từ khi đập hoàn tất, Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) đã quy cho Hạ Sesan 2 là “một tai họa” trong phúc trình 137 trang được phổ biến hồi năm ngoái, gọi các nhà phát triển đập chịu trách nhiệm cho nhiều vụ vi phạm nhân quyền, lạm dụng chống lại người dân bản xứ, và làm giảm thủy sản lớn lao, cùng với việc không thể đạt được mục tiêu sản xuất điện được dự trù.

Ám ảnh bởi Hạ Sesan 2, cư dân trên các đảo của khu Ramsar Stung Treng rất lo ngại khi họ thấy SBK Nghiên cứu và Phát triển tham gia vào việc nghiên cứu địa chất và biết rằng viễn tượng của đập Stung Treng đã trở lại một lần nữa.

“Chánh quyền địa phương quay lại hồi đầu năm,” Mao Sareth, trưởng cộng đồng đánh cá Koh Khan Din ở phía nam của khu Ramsar Stung Treng, nói.  “Họ nói với chúng tôi họ muốn xây 1 đập sẽ cao 7 m (23 feet) và sẽ ảnh hưởng 163 gia đình – nó sẽ khổng lồ, 1.400 MW, đó là cái họ nói với tôi.”

 

Mao Sareth, trưởng cộng đồng đánh cá Koh Khan Din ở phía nam khu Ramsar Stung Treng. [Ảnh: Nehru Pry]

 

Sareth do dự để thảo luận chi tiết đập được đề nghị, gợi ý rằng người ta đã cảnh báo ông không được thảo luận dự án với các phóng viên.  Nhưng đối với ông già 72 tuổi, số gia đình sẽ bị ảnh hưởng nếu đập Stung Treng được tiến hành sẽ cao hơn nhiều cái mà hãng cố vấn SBK đề nghị, mặc dù hậu quả của mỗi đảo sẽ thay đổi tùy theo đập được xây ở thượng hay hạ lưu của cộng đồng họ.

“Có 144 gia đình trong làng của chúng tôi không thôi, với nhiều gia đình trải khắp các đảo và có hàng trăm đảo ở đây, đầy nông dân và ngư dân,” Sareth nói.  “Dĩ nhiên, chúng tôi bị ảnh hưởng nếu họ xây đập, nhiều cộng đồng sẽ bị ngập, mỗi người tùy thuộc vào nông nghiệp ở đây, đập sẽ hủy hoại mùa màng của chúng tôi.”

Đã nằm dưới sự kiểm soát của xả nước hay giữ nước của các đập ở thượng lưu Lào, Sareth nói cộng đồng của ông hiện hữu trong sự cân bằng mong manh, thêm vào sự hiện diện xoay quanh việc tiếp xúc với cá từ nước hay mùa màng được nuôi dưỡng.  Hệ sinh thái của khu Ramsar Stung Treng, ông nói, đã giữ cộng đồng với nhau, chỉ có 7 gia đình rời đi hồi năm ngoái để tìm việc lao động hàng ngày ở Thái Lan.

“Hầu hết người dân cố gắng để ở lại và tìm một thị trường mới cho hoa màu của họ,” Sareth nói.  “Họ có thể lấy lương thực từ sông – họ có thể sống còn ở đây.”

Nhưng Sareth không xa lạ để thua trong tay các nhà phát triển thủy điện, và biết rằng nếu chánh phủ quyết định bỏ việc cấm xây đập Mekong thì cộng đồng của ông sẽ bị tổn thương.

“Chúng tôi phản đối đập Don Sahong ở Lào vì chúng tôi biết nó sẽ làm tổn thương người dân của chúng tôi, sinh kế của chúng tôi, nhưng những phản đối của chúng tôi không làm gì khác – họ hoàn tất đập như thường,” ông nói.  “Rồi chúng tôi phản đối đập Hạ Sesan 2, nhưng một lần nữa, nó không làm gí khác, chúng tôi không có kết quả, chỉ mất.  Chúng tôi mất quá nhiều khi họ mở cửa nước, mùa màng, sinh kế, đủ mọi thứ.”


Một chiếc thuyền đơn độc đi lên sông Mekong qua khu Ramsar Stung Treng. 

[Ảnh: Gerald Flynn]

 

Ngăn đập và đáng ghét

Trong khi đó, 12 km (7,5 miles) ở xa hơn về phía thượng lưu, du lịch và các cộng đồng đánh cá trên đảo Koh Snaeng nói họ lo sợ cách sống có thể bị xóa bởi các dự án thủy điện mới.

Lim Sai, 52 tuổi, là một trong khoảng 1.000 người sống trong 4 làng của Koh Snaeng, giạng chân Mekong bên trong trung tâm của khu Ramsar Stung Treng, khoảng 30 km từ đập thủy điện Hạ Sesan 2.

“Nói chung, chúng tôi biết nếu chúng tôi phản đối, chúng tôi sẽ đối mặt hậu quả, chúng tôi biết sẽ có vấn đề - có thể kiện tụng,” Sai nói.  “Anh có thể bị kiện khi nói ra, vì thế nếu chánh phủ không xem đập là vấn đề, thì người dân thường như chúng tôi không có dụng cụ để ảnh hưởng tương lai của chúng tôi.”

Sai là cư dân sống trọn đời trên đảo và đã thấy nó thích ứng trong việc đối mặt với một tương lai không chắc chắn.  Cư dân Koh Snaeng  xoay quanh từ đánh cá đến canh tác khi các đập đầu tiên ở xa về phía thượng lưu ở Lào và Trung Hoa bắt đầu thay đổi dòng chảy của sông mà đảo nằm trong.  Rồi, khi khủng hoảng khí hậu tăng cường và mưa ở Cambodia trở nên ít tin cậy hơn, một lần nữa cư dân chuyển chú tâm của họ, lần nầy vào du lịch sinh thái.

Trong suốt những thay đổi nầy, Sai đã làm việc trong chánh quyền địa phương.  Nhưng mặc dù với vai trò nầy, ông nói cộng đồng của ông phần lớn bị chánh quyền quốc gia bỏ qua.

“Họ [chánh quyền quốc gia] chỉ xây đường nối Quốc lộ 7 với phà mang người đến Koh Snaeng hồi năm ngoái, chúng tôi hỏi một con đường từ nhiều thập niên,” ông nói như một thí dụ.  “Có thể vì chúng tôi đã có bầu cữ xã ấp trong năm nay và họ biết chúng tôi sẽ hỗ trợ họ.”

Sai nói đảo vẫn rất dựa vào sông và rằng ông nghĩ rằng nghiên cứu thủy điện mới nhất không kể cộng đồng của ông là một yếu tố trong quyết định.

Cư dân của Koh Khan Din được mời dự phiên họp ở thủ đô Cambodia nơi đại diện của Nhóm Hoàng gia thảo luận vấn đề dời cư và bồi thường trong tháng 6, nhưng Sai nói ông chỉ khám phá điều nầy qua những người khác.

“Đập sẽ có ảnh hưởng khổng lồ, không chỉ ở đây, nhưng xuống đến tận Phnom Penh, ngay cả Việt Nam – nó sẽ ảnh hưởng dòng nước xuống tận cùng hạ lưu,” Sai nói.

 

Lim Sai đã thấy Koh Snaeng xoay quanh du lịch khi đánh cá 

và canh tác trở nên ít tin cậy trên Mekong. [Ảnh: Nehru Pry]

 

Ma Chantha, 29, là phó du lịch xã Koh Snaeng và nói rằng khi cư dân thấy hãng cố vấn SBK khoan mẫu từ đáy sông hầu đầu năm, họ đến bên cô với lo sợ.

“Người dân rất lo ngại, họ nghĩ họ sẽ  mất nhà vì nước ngập hay bị dời cư,” cô nói, lưu ý rằng dự án du lịch của xã bao gồm cả Koh Snaeng và đão kế cận Koh Han, với khoảng 2.750 cư dân tham gia vào dự án kể từ năm 2016.

Chantha nói NGOs đang quan tâm trong việc phản đối đập được dự trù, thêm rằng lễ hội để chào mừng giá trị du lịch của đảo được tổ chức trong tháng 6 và rằng Trung tâm Thính thị Tài nguyên Bophana hiện đang thực hiện một tài liệu về cư dân trên đảo gọi khu Ramsar Stung Treng là nhà.

“Chúng tôi hy vọng cái video và chiến dịch thành công, hay ít nhất hữu ích, trong việc ngưng xây cất thủy điện ở đây, vì người dân sẽ thấy rằng có địa điểm du lịch đáng được bảo vệ ở đây,” Chantha nói.  “Loại ủng hộ nầy đã cho người dân ở đây cơ hội để đứng dậy cho các cộng đồng của họ.  Tôi hy vọng điều đó làm cho người dân thay đổi đầu óc của họ về việc xây đập ở đây.”

“Người dân rất lo ngại” Ma Chantha nói, người dựa vào du lịch trên Koh Snaeng.

 [Ảnh: Nehru Pry]

 

Các câu chuyện mâu thuẫn

Nhưng trong lúc các cộng đồng tập họp để ngưng đập Stung Treng, có rất ít rõ ràng liệu dự án sẽ tiến hành.  Trong tháng 3, truyền thông thân chánh quyền The Phnom Penh Post tường trình rằng đập đã được “chấp thuận trên nguyên tắc,” nhưng không cung cấp gì thêm ngoài việc chấp thuận nghiên cứu khả thi để chứng minh điều nầy.

Chantha và Sai của Koh Snaeng, cũng như Sareth của Koh Khan Din, tất cả đồng ý rằng họ dược nói trong những tháng qua rằng dự án sẽ không tiến hành, mặc dù không ai có thể cung cấp bất cứ tài liệu nào để chứng minh điều nầy.

“Tôi rất vui nếu họ thật sự hủy bỏ nó,” Sai nói.  “Đoạn, chúng tôi có thể tiếp tục dùng sông để đánh cá và du lịch, nhưng tôi chỉ tin vào việc hủy bỏ khoảng 40% và ngay nếu họ hủy bỏ nó ngay bây giờ, nó luôn luôn có thể xảy ra về sau.”

Chantha nói không có thông báo chánh thức về việc hủy bỏ và rằng nó chỉ là tin đồn lan truyền giữa những cư dân hy vọng.  Sareth nói một bức thư trong tháng 8 năm 2022 của Bộ Môi trường xác nhận việc hủy bỏ, nhưng không thể tìm bức thư cho Mongabay vào lúc câu chuyên nầy được phổ biến.  Nhưng ông vẫn tin là nó hiện hữu.

Khi được hỏi về đập và việc hủy hỏ được dự đoán, phát ngôn viên bộ môi trường Neth Pheaktra từ chối có bất cứ tin tức.  Srey Sunleang, một viên chức cao cấp của bộ chịu trách nhiệm cho đất ngập nước ngọt và các khu Ramsar, từ chối cho ý kiến.

Hen Kunleang, giám đốc Nha Năng lượng thuộc Bộ Hầm mỏ và Năng lượng, không trả lời những câu hỏi được gởi đến qua email, trong khi Khnhel Bora, giám đốc SBK Nghiên cứu và Phát triển, nói ông cũng không biết có bất cứ hủy bỏ.

Đại diện của Nhóm Hoàng gia, tổ hợp phát triển đập, cũng không có ý kiến về câu chuyện nầy.  Công ty được tường trình sẽ xây đập Stung Treng với sự cộng tác của China (Cambodia) Rich International, một công ty đăng ký ở Phnom Penh mà các giám đốc cũng là những khuôn mặt then chốt của Nhóm Hoàng gia Cambodia trùm tư bản Kith Meng, Trưởng tài chánh của Nhóm Hoàng gia Mark Hanna, và trưởng ban năng lượng của Nhóm Hoàng gia Thomas Pianka.

Hanna và Piamka không trả lời các câu hỏi qua email, trong khi Kith Meng cũng là chủ tịch của Phòng Thương mại Cambodia và là một cố vấn của thủ tướng Hun Sen không thể tiếp xúc để xin ý kiến.

Thành tích của Nhóm Hoàng gia về việc phát triển đập cho đến nay chỉ giới hạn ở Hạ Sesan 2 với công suất 400 MW, là một đầu cơ hỗn hợp vời quốc doanh Hydrolancang International Energy của Trung Hoa và công ty điện quốc doanh EVN International của Việt Nam.  Trong tổ hợp nầy, Nhóm Hoàng gia được cho là có trách nhiệm tài chánh thay vì xây dựng.

Số phận của Koh Snaeng và khu Ramsar Stung Treng vẫn chưa rõ. 

[Ảnh: Gerald Flynn]

 

‘Bắt đầu của chấm dứt’

Ian Baird, giảng sư địa lý của Đại học Wisconsin, người chuyên về nghiên cứu việc phát triển thủy điện trên khắp Cambodia, Lào và Thái Lan, nói ông nghe các tin đồn về dự án đập Stung Treng đang được hồi sinh.  Trong khi vẫn chưa rõ chính xác cái gì sẽ được xây hay ở đâu và ra sao, ông nói, dự án là một đe dọa đáng kể đối với khu vực Mekong.

“Quy ước Ramsar khá yếu vì các chánh phủ thật sự có thể làm cái họ muốn trong các khu Ramsar, nhưng Cambodia có trách nhiệm đối với các quy ước quốc tế hơn các láng giềng và trong lịch sử lo ngại nhiều hơn các nước khác về các chỉ trích quốc tế so với Lào hay Việt Nam,” Baird nói về việc ngưng xây đập trên Mekong của Cambodia trong năm 2020 – một hành động mà các quốc gia khác trong lưu vực Mekong chưa đi theo.

“Nhưng đây là một trong những lý do tại sao tiết lộ các vấn đề liên quan đến Hạ Sesan 2 rất quan trọng, vì nó có cùng nhà phát triển,” Baird nói, thêm rằng ông hy vọng những thất bại của dự án thủy điện thứ nhất của Nhóm Hoàng gia sẽ ngăn ngừa chánh phủ chấp thuận một đập khác.

Nếu đập Stung Treng tiến hành, Baird nói nó sẽ thêm thiệt hại hơn đập Don Sahong và Xayaburi gây tranh cãi – cả 2 trên dòng chánh Mekong ở Lào – và đáng kể hơn là đập Sekong A sẽ được hoàn tất trên khúc sông Sekong ở Lào, một phụ lưu then chốt chảy từ Việt Nam, qua Lào và vào sông Meoong ở Cambodia.

“Có nhiều lý do để lo ngại ở đây, nếu nó tiến hành, vâng – nó là khởi đầu của chấm dứt,” Baird nói.  “Mekong đang chết bời ngàn vết cắt, tôi đã thấy nó nhiều năm, và thành thật mà nói, rất buồn, nhưng anh có thể làm được cái gì?”

Cư dân chỉ vào lịch sử của Nhóm Hoàng gia trong tỉnh Stung Treng như một lý do để lo sợ, thêm rằng một dự án thủy điện mới, lớn hơn đáng kể có thể sẽ có ảnh hưởng rộng lớn hơn.

“Tôi không biết tôi sẽ làm gì nếu họ tiến hành với nó,” Sai của Koh Saeng nói.


Đời sống trên sông Mekong đang thay đổi và cư dân chật vật để duy trì. [Ảnh: Nehru Pry]

No comments:

Post a Comment