Sunday, September 25, 2022

TRONG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NƯỚC NGỌT, NƯỚC LỢ, VÀ NƯỚC MẶN TẤT CẢ LÀ NHỮNG TÀI NGUYÊN CÓ THỂ KHAI THÁC

 (In Mekong Delta, fresh water, brackish water, and seawater are all exploitable resources)

Linh Linh and Pham Giang – Bình Yên Đông lược dịch

Vietreader – 8 September 2022

 


Mới đây, ở Thảo luận Bàn tròn có tựa đề “Hợp lực để biến chuyển khả chấp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),” các nhà làm chánh sách và chuyên viên của Việt Nam và The Netherlands trình bày một loạt giải pháp về quy hoạch kết hợp, hạ tầng cơ sở và phát triển yểm trợ, và quản lý và sử dụng nước có hiệu quả để khuyến khích phát triển khả chấp nông nghiệp ở ĐBSCL, trong đó tăng trưởng hài hòa với thiên nhiên được nhấn mạnh.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của thiên nhiên

ĐBSCL là một vùng phát triển nông nghiệp quan trọng, cung cấp 32% GDP của thành phần nông nghiệp, duy trì an ninh lương thực quốc gia, và xuất cảng hàng hóa nông nghiệp.  Khả năng sản xuất của toàn vùng chiếm 50% sản phẩm gạo, 65% sản phẩm thủy sản, 70% trái cây, 95% gạo xuất cảng, và 60% cá xuất cảng.  Nó cũng là nguồn gốc của một số sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng trên quốc tế và cung cấp một số vật liệu để kỹ nghệ hóa và hiện đại hóa miền nam và cả nước.

 

ĐBSCL là vùng phát triển nông nghiệp then chốt của Việt Nam. [Ảnh: TL]

 

Đảng và chánh phủ đã công bố một số chánh sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn ở ĐBSCL, theo đó nâng cao sản xuất trong vùng để tiến bộ.

Theo Tiến sĩ (TS) Trần Công Thắng, giám đốc Viện Chánh sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (IPSARD), hệ thống nông nghiệp ở ĐBSCL đã trải qua một biến chuyển rõ rệt trong những năm gần đây, với việc sụt giảm đáng kể trong diện tích trồng lúa và dành tài nguyên nhiều hơn cho các hoa màu có giá trị cao hơn.  Ngoài ra, diện tích cây ăn trái và nuôi cá đã nới rộng trong 5 năm qua, hình thành những vùng canh tác đặc biệt đại qui mô và tăng cường hợp tác giữa doanh thương và nông dân.  Biến chuyển nầy nhấn mạnh chiều hướng thích ứng với thay đổi khí hậu của vùng.

Tuy nhiên, ĐBSCL đương đầu với nhiều chướng ngại và các vấn đề liên hệ, chẳng hạn như điều chỉnh cấu trúc đã gây ra sụt lún, nước mặn xâm nhập, và sạt lở.  Việc phát triển thị trường tôm và cá tra bị cản trở bởi quy định và tiêu chuẩn chặt chẽ, đưa đến cạnh tranh khốc liệt trong phẩm chất của các sản phẩm nông nghiệp và ở dưới nước, việc phát triển khoa học và kỹ thuật 4.0 đặt nhu cầu lớn hơn vào nhân sự có phẩm chất cao; một chánh sách đồng bộ cần có để tăng cường khả năng quản lý của nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia.

Lãnh đạo IPSARD đề nghị các giải pháp then chốt trong chiều hướng của biến chuyển nông nghiệp ở ĐBSCL, gồm có tôn trọng luật thiên nhiên, thích hợp với các điều kiện thật sự, và tránh can thiệp mạnh mẽ đến thiên nhiên, tích cực thích ứng, khuyến khích tiềm năng và sức mạnh, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh thay đổi khí hậu; đặt nông nghiệp sinh thái làm trọng tâm, thực hiện các chánh sách nông nghiệp sinh thái, và thực hiện các chánh sách nông nghiệp sinh thái.

Ông Trần Thành Nam, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phản ánh quan điểm của chánh phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rằng biến chuyển nông nghiệp được duy trì phải dựa trên khái niệm thiên nhiên.  Các vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt ở ĐBSCL được xem là những tài nguyên có thể khai thác được.

“Quan niệm của chúng tôi là quản lý nước mặn thay vì ngân chận nó; chúng tôi xem nó như một tài nguyến có thể khai thác.”  Để thực hiện điều nầy, đầu tư vào hạ tầng cơ sở thủy nông phải được khuyến khích.  Ông Trần Thành Nam nói.  “Chúng tôi lo ngại với 2 vấn đề: tiếp tục xây và cải thiện hạ tầng cơ sở thủy nông để quản lý các vùng nước lợ, mặn, ngọt thích hợp cho từng vùng, và tái tổ chức sản xuất cho nông dân.”

Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn nước

Liên quan đến quản lý, khai thác, và sử dụng các nguồn nước trong sông ĐBSCL, TS Nguyễn Anh Đức của Viện Khoa học Thủy lợi (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói rằng các nguồn nước ở ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, gồm có thủy điện Trung Hoa trên sông Lạn Thương, thủy điện ở hạ lưu Mekong, việc chuyển nước ra vào lưu vực, phát triển thủy nông, và sử dụng nước cho kỹ nghệ và đời sống hàng ngày.

 

Nước là một tài nguyên và là động cơ phát triển then chốt của ĐBSCL.

 

Đại diện của MONRE đưa ra 2 giải pháp công trình và phi công trình để quản lý và sử dụng nguồn nước ở ĐBSCL cho việc tăng trưởng kinh tế và nông nghiệp trong vùng.  Hậu quả là, cần phải hoàn tất hệ thống công trình khai thác và sử dụng nước ngọt ở nội dồng phù hợp với công trình trên hệ thống kinh và công trình tiểu vùng; tích cực kiểm soát độ mặn để sử dụng có hiệu quả nước mặn cho việc nuôi thủy sản và giảm ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập vào vùng sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu ăn được, rau cải, hoa màu kỹ nghệ), gia súc, và nguồn cung cấp nước gia dụng cho người dân ở ven biển, và xây dựng cái gọi là “hồ chứa nước” để dư trữ nước ngọt.

Đại diện của toán chuyên viên Dutch, TS Gerardo van Helsema, TS Peter Smeets và ông Martijn van de Groep, trình bày những đề nghị khoa học liên quan đến nước và nông nghiệp, cũng như việc thiết lập một trung tâm phân phối sản phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL.

No comments:

Post a Comment