Sunday, September 4, 2022

LÁNG GIỀNG CÓ TRÁCH NHIỆM: TRUNG HOA DUY TRÌ XẢ NƯỚC XUỐNG HẠ LƯU MEKONG MẶC DÙ NÓNG, HẠN CỰC ĐOAN

 (Responsible neighbor: China maintains water release to downstream Mekong countries despite extreme heat, drought)

Hu Yuwei – Bình Yên Đông lược dịch

Global Times – August 29, 2022

 

Sông Lancang (Mekong) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) ở tây nam Trung Hoa.

[Ảnh: VCG]

 

Mặc dù nóng, hạn và thiếu nước cực đoan do sụt giảm lượng mưa rõ rệt trong sông Lancang, tuy thế Trung Hoa đã duy trì nguồn nước đến hạ lưu sông Mekong, Global Times vừa nhận được từ nhà điều hành của các trạm thủy điện then chốt trên sông Lancang của Trung Hoa, thượng lưu của sông Mekong chảy qua 6 quốc gia.

Các chuyên viên cảnh báo rằng thời tiết cực đoan và hạn hán có lẽ là thách thức lớn nhất đối với nguồn nước Lancang-Mekong hiện nay, mặc dù một số quốc gia ở ngoài khu vực chẳng hạn như Hoa Kỳ lợi dụng cơ hội để gieo bất hòa hay phóng đại xung đột giữa 6 quốc gia dọc theo sông Lancang-Mekong.

Các đặc sứ và đại diện của các quốc gia Mekong đã kêu gọi tăng cường hợp tác và chia sẽ tin tức để mang cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) đến mức cao hơn mặc dù khiêu khích của Tây phương về sự ràng buộc.

Những thách thức trong lưu vực

Thay đổi khí hậu là một đe dọa gia tăng trong lưu vực sông Lancang-Mekong với lo ngại gia tăng đối với thời tiết cực đoan thường xuyên hơn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng triệu người dựa vào tài nguyên thiên nhiên của sông.  Nhiệt độ dâng cao và những thay đổi trong cường độ và tần suất của mưa, dòng chảy của sông, lũ lụt và hạn hán rất nguy hiểm cho nhà cửa, hạ tầng cơ sở, mùa màng và thủy sản.

“Từ tháng 1 đến tháng 8, lưu vực sông Lancang bị hạn hán cực đoan khi dòng chảy sụt giảm đáng kể.  Dòng chảy tự nhiên của sông Lancang ở Trung Hoa giảm trên 20%.  Sự sụt giảm của dòng chảy lên đến đỉnh trong tháng 7 và 8, khi trên 50% tài nguyên quí giá hầu như biến mất,” Công ty Thủy điện sông Lancang Huaneng điều hành trạm thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) ở gần biên giới Trung Hoa-Lào nói với Global Times hôm Thứ Năm.

Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy lưu vực sông Lancang-Mekong có khuynh hướng có mùa mưa ướt hơn và xen kẻ với mùa khô hơn với nhiệt độ lên cao trùng hợp với thay đổi khí hậu, nhà nghiên cứu Liu Hui của nghiên cứu, từ Viện Thủy lợi và Nghiên cứu Thủy điện Trung Hoa, nói với Global Times, kêu gọi thêm các chiến lược có hiệu quả để nâng cao an ninh nước uống và lương thực trong lưu vực.

Các quốc gia ở hạ lưu cũng trải qua nhiều sự kiện thời tiết cực đoan trong năm nay.  Ở Việt Nam, thí dụ, kể từ đầu năm nay, hiện tường thời tiết tự nhiên đã trở nên không thể tiên đoán trước, với mưa bất thường và lũ lụt đi kèm theo bởi mưa sấm sét, gió mạnh, và giông, truyền thông địa phương báo cáo.

Trung Hoa cũng chịu những khủng hoảng tương tự trong những ngày gần đây khi lưu vực sông Yangtze (Dương Tử), thí dụ, đang vật lộn với hạn hán nghiêm trọng với nhiệt độ xèo xèo trong hơn 2 tháng qua và lượng mưa thấp nhất được ghi nhận trong 6 thập niên.  Tình trạng hạn hán cũng kéo dài ở hầu hết tây nam tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) của Trung Hoa trên 2 tháng.

Quyền lợi chung luôn luôn ưu tiên

Ngay cả đối mặt với lượng mưa thiên nhiên giảm đáng kể, chuỗi trạm điện dọc theo sông Lancang vẫn làm tròn vai trò để điều tiết dòng chảy ở hạ lưu để bảo đảm sự cần thiết nước căn bản được đáp ứng.

Theo dữ kiện cung cấp cho Global Times bởi Huaneng, dòng chảy ra thật sự của hồ chức Jinghong từ tháng 1 đến tháng 8 gia tăng 410 m3/sec, một sự gia tăng trên 30% của dòng chày tự nhiên, cho thấy làm thế nào các trạm thủy điện đóng tròn vai trò điều tiết và bảo đảm có hiệu quả nhu cầu nước ở hạ lưu để chuyển vận, sinh thái và cung cấp nước.

Theo dữ kiện công bố trên trang mạng của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), mực nước ở khúc sông Vientiane và Stung Treng trên dòng chánh Mekong đã ở mức bình thường và không bị ảnh hưởng bởi hạn hán mà các chuyên viên nói là được lợi từ việc xả nước rộng rãi của Trung Hoa.

Đáng chú ý, hồ chức nước Jinghong, là một nguồn điện quan trọng ở Trung Hoa, đã từ bỏ tham gia vào cung cấp thủy điện và công tác khẩn cấp trên toàn quốc trong lúc cao điểm, mặc dù tình trạng thiếu điện cao hiện nay ở tây nam Trung Hoa, nhưng đặt ưu tiên để bảo đảm rằng dòng chảy ra thỏa mãn chặt chẽ những cần thiết căn bản của việc vận chuyển sông Mekong và các hoạt động khác trong mùa khô sắp tới bắt đầu từ tháng 11, Global Times học hỏi từ công ty.

Điều nầy có nghĩa là Trạm Thủy điện Jinghong không hoàn toàn thi hành chức năng cung cấp như cầu điện ở trong nước, nhưng cố gắng để giúp hạ lưu đối phó với hạn hán có thể có và tránh chuyển thêm những thách thức ở thượng lưu xuống hạ lưu, Han Zhao, tổng thư ký của Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong, nói với Global Times.

 

Chức năng của hồ chứa nước Jinghong trong hạn hán cực đoan.

[Ảnh: Huaneng Lancang River Hydropower Inc.]

 

Từ năm 2016, chuỗi trạm thủy điện trên sông Lancang đóng một vai trò quan trọng trong việc ngừa lụt và cứu trợ hạn hán dọc theo sông Lancang-Mekong.

Dòng chảy đến của sông ở phí dưới Trạm Thủy điện Jinghong thường đủ cho thủy vận ngay trong mùa khô, điều không thể được trước khi chuỗi trạm thủy điện Lancang được xây cất.

Trong mùa khô từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022, dòng chảy vào Trạm Thủy điện Jinghong chỉ có 831 m3/sec, trong khi trạm xả đến 1.431 m3/sec, khoảng 72% cao hơn dòng chảy tự nhiên, chứng tỏ đầy đủ hiệu năng của đập.

Các nỗ lực của Trung Hoa để giúp các quốc gia ở hạ lưu giảm nhẹ thời tiết cực đoan và những căng thẳng điện cũng phản ánh trong sự hỗ trợ duy trì đập ở hạ lưu của Trung Hoa.

Qua khuôn khổ của cơ chế LMC, các chuyên viên kỹ thuật Trung Hoa huấn luyện các toán chuyên viên ở Lào, Thái Lan và Việt Nam để kiểm tra đập và kiểm soát an toàn.

Trung Hoa cũng giúp Lào xây dựng một trung tâm dữ kiện và tin tức nguồn nước quốc gia để cung cấp dữ kiện nước tin cậy và kịp thời để giúp ngừa lụt và cứu trợ hạn hán, đã được lãnh đạo Lào đánh giá cao.

Trong chuyến viếng thăm 4 ngày gần đây đến các trạm thủy điện dọc theo sông Lancang trong tỉnh Yunnan, các nhà ngoại giao và các đại diện từ Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã học hỏi vể những câu chuyện cảm động có chung chủ đề cho các quốc gia thượng và hạ lưu trong các nỗ lực chung để ngừa lụt và hạn hán, và hoan nghênh các nỗ lực của Trung Hoa trong việc xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai của các quốc gia Lancang-Mekong trong một thỏa ước chung đạt được trpng Phiên họp Ngoại trưởng LMC lần thứ 7th được tổ chức ở Bagan, Myanmar ngày 4 tháng 7 năm 2022.

Zin Mar Htwe, Công cán Ngoại giao của Tòa Đại sứ Myanmar ở Trung Hoa, cảm ơn Trung Hoa đã liên tục chia sẻ tin tức thủy học với các quốc gia Mekong và ủng hộ các dự án do Quỹ Đặc biệt LMC tái trợ.

Minh bạch và chia sẻ tin tức được nhấn mạnh

Lời nói bóng gió của Tây phương rằng “Trung Hoa rất do dự trong việc chia sẻ tin tức về các đập [ở thượng lưu] đang gây căng thẳng trong vùng hạ lưu” không bao giờ ngưng.

Nhưng sự kiện là Trung Hoa đang gia tăng nỗ lực để nâng cao việc chia sẻ dữ kiện minh bạch.

Để đóng góp vào các nỗ lực cộng tác, Trung Hoa đã làm tốt trong hứa hẹn để chia sẻ dữ kiện thủy học quanh năm của sông Lancang với việc phát động một diễn đàn chia sẻ tin tức trên mạng vào ngày 30 tháng 11 năm 2020.

Diễn đàn nhằm mục đích cung cấp dữ kiện tin cậy và dịch vụ cảnh báo sớm liên quan đến lũ lụt và hạn hán.  Dữ kiện được thu thập phần lớn bởi Trạm thủy học Yunjinghong trên sông Lancang và Trạm thủy học Man’an trên phụ lưu.  Phóng viên của Global Times viếng Trạm thủy học Yunjinghong hôm Thứ Năm, và thấy rằng trạm đã sử dụng kỹ thuật tiên tiến chẳng hạn như máy quét mìn bên hông để khám phá mực nước và lưu lượng từ năm 2019, cùng với việc kiểm soát bằng tay để bảo đảm độ chính xác của dữ kiện được thu thập.

Lấy Trạm thủy học Yunjinghong làm thí dụ, Trung Hoa chi sẻ dữ kiện tức thời với các quốc gia ở hạ lưu 2 lần một ngày vào lúc 8:00 AM và 8:00 PM.  Tin túc rất quan trọng cho các quốc gia ở hạ lưu, trưởng trạm nói với Global Times.

Dữ kiện được thu thập được chia sẻ lập tức với các giới chức thủy lợi nhà nước ở hạ lưu và cũng đang tải trên diễn đàn chia sẻ tin tức đã nói ở trên.  “Cập nhật hàng ngày chưa bao giờ bị gián đoạn, và chưa bao giờ báo cáo sai.  Các quốc gia ở hạ lưu cũng cảm ơn hiệu năng và sự thành thật của Trung Hoa trong việc chia sẻ tin tức,” Hao ghi nhận.

 

Các nhà ngoại giao và đại điện từ các quốc gia Mekong viếng thăm Trạm thủy điện Jinghong trong tỉnh Yunnan trong tháng 8 năm 2022. [Ảnh: Hu Yuwei]

 

Hoa kỳ đã, trong nhiều năm, quy cho Trung Hoa gây hạn hán ở hạ lưu bằng cách rút ra những kết luận không tin cậy và không chính xác từ dữ kiện vệ tinh viễn thám và các mô hình phân tích.  Do đó, quan trọng hơn để giới thiệu kỷ thuật số hơn và các mô hình trưởng thành hơn qua cơ chế LMC để cung cấp và chia sẻ dữ kiện tin cậy để bác bỏ những cáo buộc sai như thế.  Guo Yanjun, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Á Châu của Đại học Ngoại giao Trung Hoa ở Beijing, nói với Global Times.

Trong một kế hoạch hành động do Tòa Bạch ốc công bố trên an ninh nước toàn cầu được phổ biến trong tháng 6, Hoa Kỳ thề sử dụng đường lối được dữ kiện thúc đẩy trong việc lấy quyết định liên quan đến nguồn nước quốc tế.  Các cơ quan kỹ thuật, khoa học và Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ sẽ được sử dụng trong tất cả giai đoạn làm chánh sách, ngoại giao, và thảo chương, kế hoạch cho biết.

Thời tiết cực đoan và hạn hán có thể là thách thức lớn nhất đối với việc hợp tác nguồn nước Lancang-Mekong.  Trong khi đó, Hoa Kỳ và một số quốc gia ngoài khu vực có thể nắm lấy cơ hội để tạo xung đột và khuấy động tranh chấp giữa các quốc gia Lancang-Mekong.  Trung Hoa và các quốc gia LMC khác nên làm tốt nhất để công bố chi tiết và kết quả của hợp tác kín, và hoan nghênh sự tham gia của quốc tế để làm sáng tỏ các tin đồn, Zhai Kun, một chuyên viên về khu vực Mekong của Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Peking, nói với Global Times.

“Năm nay là năm đặc biệt khó khăn cho việc phát triển và cai quản khả chấp trong vùng Lancang-Mekong vì nó đối mặt với nhiều thách thức, gồm có đại dịch Covid-19, khủng hoảng năng lượng và lương thực do xung đột Nga-Ukraine mang đến, và hạn hán gần đây.  Chúng đại điện những nguồn căng thẳng tiềm tàng, nhất là khi thay đổi khí hậu và tính có sẳn của nước trở nên khó tiên đoán hơn, nhưng cũng có cơ hội cho các dạng hợp tác mới lạ,”Zhai nói.

No comments:

Post a Comment