(Mining the Mekong: Land and livelihoods lost to Cambodia’s thirst for sand)
Gerald Flynn and Vutha Srey – Bình Yên Đông lược dịch
Mongabay – 29 August 2022
Hak Bopha của xã Roka Koang nhìn ra sông Mekong nới các xà lan khai thác cát đi qua.
[Ảnh: Andy Ball]
· Khai thác cát bởi các công ty có liên kết chánh trị đã bị cáo buộc làm sụp đổ bờ sông dọc theo sông Mekong và Bassac ở Cambodia.
· Các cư dân bị ảnh hưởng nói họ đã mất nhà và cuộc sống, dựa trên đánh cá và du lịch, là kết quả của việc khai thác, nhưng không thấy những thay đổi tích cực hay hy vọng công lý.
· Chánh phủ, tuy nhiên, bác bỏ rằng việc nạo vét có trách nhiệm cho sạt lở, với viên chức cao cấp nói rằng nó thật sự giúp ổn định bờ sông – một tuyên bố mà các nhà khoa học nói là “một huyền thoại.”
· Câu chuyện nầy được hỗ trợ bởi Hệ thống Điều tra Rừng mưa của Trung tâm Pulitzer nơi Gerald Flynn là một thành viên.
ROKA KOANG, Cambodia — Khoảng 45 km, hay 28 miles, về phía thượng lưu của Phnom Penh, Voi Thy ngồi và xem 12 tàu bơm cát từ đáy sông. 11 tàu khác, hạ thấp vì cát mới được khai thác, đang bắt đầu hành trình lạnh lùng qua nhà của bà ở xã Roka Koang, tỉnh Kandal, để đến thủ đô.
Vào cuối tháng 6, Thy 43 tuổi đang xắt bầu ở bên ngoài nhà, được chống đỡ bởi các cột gỗ tạm thời đi xuống bờ sông sạt lở của sông Mekong.
Mỗi năm, bà nói, sạt lở bờ sông thêm tồi tệ. Hai vụ sụp đổ lớn trong mùa mưa ở Cambodia trong tháng 5 và 6 năm 2021 khiến Thy dời nhà của bà xa sông hơn. Nhưng vụ sụp đổ gần đây trong tháng 11 năm 2021 buộc bà phải dỡ bỏ một phần nhà của bà nằm bấp bênh trên mé sông.
“Tôi rất sợ tôi bị mất tất cả, rất thất vọng, từng mảng này sang mảng khác, kể từ khi khai thác cát bắt đầu,” Thy nói.
“20 gia đình khác bỏ đi sau vụ sụp đổ lớn trong tháng 11 [2021]. Những người ở lại vì họ không có sự chọn lựa khác,” bà nói.
Hình chụp vết nứt của cư dân Roka Koang xuất hiện trong tháng 11 năm 2021 trên đường chánh. [Ảnh: Andy Ball]
Thy đã dời nhà của bà liên tục từ năm 2016 để giữ khoảng cách với sông, một thời gian ngắn sau khi Bộ Hầm mỏ và Năng lượng Cambodia bắt đầu đấu cấp giấy phép khai thác cát cho khúc sông Mekong ở Roka Koang hồi giữa năm 2015.
Từ đó, khai thác cát ở Roka Koang và rộng lớn hơn trên khắp Mekong và một nhánh của nó, sông Bassac, đã trở thành doanh nghiệp nhiều triệu USD được cầm đầu bởi tinh hoa của Cambodia, nhiều người có ràng buộc chánh trị với những người diều hành của chánh phủ.
Mặc dù một số cát được xuất cảng sang Việt Nam, kỹ nghệ khai thác cát ở Cambodia được thúc đẩy bởi bùng nổ xây cất ở trong nước, phần lớn được châm ngòi bởi đầu tư khổng lồ từ Trung Hoa.
Việc sử dụng cát sông để xây cất phát xuất từ bản chất thô và có góc cạnh của nó, tạo nên một chất dính tuyệt hảo trong bê tông, xi măng và kiếng.
Tàu khai thác cát hút cát từ Mekong, con sông hỗ trợ sinh kế của khoảng 60 triệu người trong vùng.
[Ảnh: Andy Ball]
Một phúc trình của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) từ tháng 4 năm 2022 đề nghị rằng, trên toàn cầu, việc dùng tài nguyên cát đã tăng gấp 3 trong 20 năm qua, gần 50 tỉ tấn được khai thác mỗi năm. Phúc trình nói “cần phải hành động tức thời trên khắp tất cả các lãnh vực cai quản để ngăn chận khủng hoảng toàn cầu.” Một nghiên cứu được công bố trong tháng 3 cảnh báo rằng nhu cầu toàn cầu của cát trong thành phần xây cất không thôi có thể tăng vọt 45% vào năm 2060 nếu việc khai thác tiếp tục không có kiểm soát.
Bản chất miễn phí tất cả của kỹ nghệ khai thác cát ở Cambodia từ năm 2011 đến 2016 đã cho phép những khác biệt quan trọng trong việc báo cáo mua bán giữa Cambodia và Singapore. Điều nầy đưa đến việc cấm xuất cảng cát của chánh phủ Cambodia trong năm 2017, trước khi hủy bỏ việc cấm đoán trong năm 2020 – mặc dù dữ kiện từ COMTRADE, kho dữ kiện thống kê mậu dịch của Liên Hiệp Quốc, đề nghị xuất cảng tiếp tục trong suốt năm 2019 và cho thấy thêm những khác biệt trong việc xuất cảng được báo cáo trong năm 2020.
Hiện nay, Cambodia có 49 giấy phép khai thác cát bao gồm 2.320 hectares (5.730 acres) của sông Mekong và Bassac, theo Bộ Hầm mỏ và Năng lượng. Trong năm 2020, bộ báo cáo rằng 11,7 triệu m3 (413 triệu ft3) cát được khai thác, theo sau bởi 11,5 triệu m3 (406 triệu ft3) trong năm 2021. Sáu tháng đầu của năm 2022 đã thấy 6,1 triệu m3 (215 triệu ft3) cát được khai thác từ 2 sông nầy.
Công nhân xây cất đi phà sau khi làm việc trên Koh Pich, một đảo nhân tạo đầu tiên của Cambodia được cải tạo trên Mekong.
[Ảnh: Andy Ball]
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Khai thác Mekong để lấy cát đã đưa đến đô thị hóa nhanh chóng, nhưng nó cũng liên kết với gia tăng sạt lở bờ sông và một khồi lượng sụp đổ lớn đã lấy đi nhà cửa và sinh mạng. Hiện tượng nầy được cáo cáo trên khắp Cambodia và Việt Nam, nơi khai thác cát cũng trở nên phổ biến hơn. Mặc dù chánh phủ Cambodia nói rằng sụp đổ là tự nhiên, cư dân của Roka Koang nhấn mạnh rằng họ đang mất đất vì kỹ nghệ khai thác cát.
Tám cư dân từ những nơi khác nhau của Roka Koang nói với Mongabay rằng trong khi bờ sông đã bị sạt lở từ lâu, với một số trong thập niên 1980s, nó luôn luôn có thể quản lý ở 1-2 m (3,3-6,6 ft) đất bị mất mỗi năm. Trong năm 2020, cư dân báo cáo một sự sụp dổ 200 m (656 ft).
Sụp đổ gần đây nhất trong tháng 11 năm 2021 khiến cho nhiều đoạn đường lớn chạy song song với sông đổ xuống sông, cùng với một phần nhà cửa của người dân – một hiện tượng mà cộng đồng đã trở nên hòa hợp chết người, nhưng không thể thoát khỏi.
“Ai sẽ mua đất của tôi?” Thy nói. “Không có kế hoạch tái định cư cho chúng tôi, vì đây là đất công. Chúng tôi không có đủ sức để đi, nhưng họ bảo chúng tôi không thể xây lại nhà của chúng tôi.”
Thy nói gia đình bà sẽ đi, chỉ khi nào họ có tiền, nhưng khai thác cát đã hủy hoại nơi cư trú của cá và với nó, sinh kế của cộng đồng. Điều nầy, Thy nói, có nghĩa là cộng đồng không thể dời đến nơi an toàn hơn hay để đối phó với thiệt hại của nhà cửa khi đất rút xuống Mekong.
Với 3 giấy phép khai thác cát hiện có hiệu lực trên khúc sông chảy qua xã Roka Koang tương đối nhỏ, vùng đã trở thành biểu tượng của vô số vấn đề mà cư dân cũng như các nhà nghiên cứu nói nó liên kết với khai thác cát quá mức.
Hậu quả của sụp đổ bờ sông dọc theo Quốc lộ No. 70A xảy ra ở Roka Koang trong tháng 11 năm 2021. [Ảnh: Andy Ball]
Những sửa chữa xiêu vẹo
Khi thu nhập cạn dần dọc theo các bờ sông sụp đổ của Mekong ở Roka Koang, chánh phủ đã nghi ngờ quyền của cư dân để sống trong vùng. Các viên chức địa phương dùng cả sự sụp đổ bờ sông và việc sửa chữa sau đó để biện minh cho việc tháo dỡ nhà cửa.
Ngồi bên ngoài mảnh chắp vá của tôn, đà gỗ và các tấm che còn lại của nhà ông, Samnang, người yêu cầu được ẩn danh vì lo sợ bị trừng phạt bởi các giới chức địa phương, đã sống ở Roka Koang trên 10 năm và nói ông tin chắc khai thác cát là nguyên nhân của những vấn đề của ông.
“Chúng ta có thể thấy lý do tại sao đất và nhà của chúng tôi đang đổ xuống sông: đó là khai thác cát,” Samnang nói. “Chúng tôi luôn luôn sửa nhà cửa của chúng tôi, nhưng chánh phủ đang sửa bờ sông gần 1 năm nay và việc bảo vệ của nó chỉ có một phần.”
Công nhân sửa chữa bờ sông trong khi một cư dân nhìn từ nhà của bà.
[Ảnh: Andy Ball]
Trong tiến trình sửa chữa bờ sông, một máy đào đất tình cờ đào qua một phần nhà của Samnang không bị đổ xuống sông, khiến cho ngôi nhà vách đất không thể chống lại mưa ở Cambodia và phá hủy tất cả nhà bếp của Samnang.
Họ cho ông tương đương với 50 USD để sửa chữa, “nhưng người quản đốc công trường nói với tôi là tôi không thể xây lại nhà – tôi phải chờ đến khi hoàn tất việc bảo vệ bờ sông,” Samnang nói thêm. “Không có kế hoạch tái định cư, vì thế chúng tôi phải ở đây trong căn nhà đổ nát. Chẳng bao lâu sông sẽ trở thành biển, họ sẽ lấy tất cả cát.”
Cảm nhận đó, rằng việc nạo cát đã làm tồi tệ sạt lở bờ sông và châm ngòi cho sự gia tăng sụp đổ nghiêm trọng gần đây, được chia sẻ rộng rãi giữa cư dân Roka Koang. Nhưng chánh quyền địa phương tiếp tục bác bỏ bất cứ nối kết giữa chúng. Một số người địa phương đề nghị xã trưởng Roka Koang, người không thể cho ý kiến trong tháng 6, được lợi khi không chống lại nguyên nhân nghi ngờ của sạt lở.
Bất chấp nguyên nhân, có ít hy vọng giữa các cư dân để can thiệp của chánh phủ sẽ nới rộng ngoài việc sửa chữa tạm thời và cuối cùng đuổi đi.
Một cư dân của Roka Koang nhìn ra bờ sông được sửa chữa ở sau nhà ông.
[Ảnh: Andy Ball]
Cộng đồng lo ngại rằng với mùa khô năm nay, mực nước Mekong sẽ rút khỏi bờ và kéo theo bờ sông mới được củng cố, hiện gồm có những bao – được làm đầy với cát lấy từ sông – và những cũi đá chồng lên nhau dài 800 m ( ½ miles) dọc theo sông, cao 9 m (30 ft) và rộng 8 m (26 ft) từ mé nước.
Củng cố bờ sông là Vinh Sothy, 42 tuổi, người quản lý một lực lượng lao động của cư dân Roka Koang dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Thủy lợi và Khí tượng. Ông giải thích kích thước của công trình bảo vệ, lưu ý rằng mỗi cũi “bẫy” chứa 1 m3 (35 ft3) và rằng cần tổng cộng 800, nhưng phản ánh tuyên bố của chánh phủ, nói việc sửa chữa không cần vì khai thác cát.
“Bờ sông sụp đổ vì dòng chảy của sông. Có một cù lao cát ngày càng lớn ở giữa sông, đẩy nước vào bờ,” Sothy nói, ra đấu về phía tây của Mekong. “Khi họ bơm cát từ sông, nó sẽ làm sông chảy trong cách không ảnh hưởng cộng đồng ở đây.”
Ông nói thêm bờ sông đã sụp đổ trong 20 năm qua, nhưng thừa nhận rằng trong 5 đến 10 năm qua, vấn đề đã gia tăng cường độ. Rằng cùng lúc, ông nói thêm, Bộ Hầm mỏ và Năng lượng đảm nhiệm việc quản lý khai thác cát từ Bộ Thủy lợi và Khí tượng – một hành động nhằm để giải quyết ứ đọng của các đơn xin giấy phép khai thác cát được giữ bởi các nghiên cứu thủy học.
“Tôi không có kiến thức,” Sothy nói. “Nếu giữa sông trở nên sâu hơn, có thể cát và đất từ bờ sông sẽ sụp đổ để thay thế, nhưng sự hiểu biết của tôi là khai thác cát ở giữa sông để cho các tàu lớn hơn đi qua sông.”
Các bao cát được đặt ở nơi bờ sông sụp đổ để ngăn chận tạm thời sạt lở thêm.
[Ảnh: Andy Ball]
Câu chuyện của chánh phủ ‘một huyền thoại’
Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 7, Ung Dipola, tổng giám đốc của Nha Khoáng sản thuộc Bộ Hầm mỏ và Năng lượng, bảo vệ quyết định để tiếp tục khai thác Mekong để lấy cát.
“Chúng tôi yêu nước, chúng tôi yêu và chúng tôi chăm sóc cho người dân của chúng tôi, hãy cho tôi biết nếu anh biết bất cứ việc phát triển [đang tiến hành] mà không chạm chút nào đến môi trường hay xã hội,” Dipola nói với Mongabay, chỉ vào sự cần thiết cho sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường. “Đối với cát, nó cũng tương tự, nhưng cho đến nay, chúng tôi chỉ cho khoảng 4% sông được nạo vét để phát triển quốc gia của chúng tôi.”
Mekong, Dipola nói, chảy khoảng 500 km (310 miles) qua Cambodia với chiều rộng trung bình 1 km (0,6 miles), với diện tích khoảng 50.000 hectares (124.000 acres). Sông Bassac nhỏ hơn nhiều chỉ dài 85 km (53 miles) qua Cambodia và có chiều rộng trung bình 300 m (990 ft), với diện tích khoảng 2.300 hectares (5.700 acres) trên toàn quốc.
Sáu công ty có giấy phép khai thác trên sông Bassax, trong khi 42 công ty khác trên sông Mekong, và cùng nhau họ bao gồm 2.320 hectares – nhiều hơn 1 chút 4% của tổng số diện tích sông.
Khi được hỏi về ảnh hưởng của 3 giấy phép ở Roka Koang, Dipola nói sông “rất mạnh và chảy nhanh” bên phía tây và rằng bằng cách nạo vét cát ỡ giữa sông, có thể ngửng sạt lở thêm.
Thành phần xây cất của Cambodia đang châm ngòi cho kỹ nghệ khai thác cát, đưa đến mức lấy cát không khả chấp. [Ảnh: Andy Ball]
Nhưng các học giả đã cảnh báo từ lâu rằng tất cả nghiên cứu hiện có đều cho thấy một mực lấy cát không khả chấp từ Mekong và lưu ý rằng câu chuyện của chánh phủ thiếu bằng chứng.
“Lập luận rằng nó có thể giúp trong sông nầy là một huyền thoại,” Chris Hackney của Trường Địa dư, Chánh trị và Xã hội học ở Đại học NewCastle, và Julian Leyland và Steve Darby của Đại học Southampton, viết trong một email.
Trong nhiều năm, Hackney, Leyland và Darby đã nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác cát trên Mekong, và trong năm 2020 đã công bố một nghiên cứu được duyệt xét nhóm trên Nature liên kết việc khai thác cát quá mức với sự không ổn định của bờ sông.
Hackney cũng công bố một nghiên cứu vào giữa năm 2021 đề nghị rằng mức lấy cát trên Mekong vươt quá mức bổ sung tự nhiên gần 5 lần trong năm 2018, trong khi dòng chảy thấp trong sông trong 2019 và 2020 làm giảm nguồn cung cấp cát tự nhiên cho lưu vực Mekong. Vậy mà mức lấy cát tiếp tục gia tăng, vượt quá mức bổ sung tự nhiên với tỉ số 16 trong năm 2020.
Khi được trình bày với dữ kiện nầy, Dipola không đồng ý rằng điều nầy sẽ gây những vấn đề cho sông, nói rằng, “Chúng tôi không muốn cát làm đầy trở lại, vì chúng tôi muốn thủy đạo, vì chúng tôi muốn dòng chảy thay đổi hướng, vì thế đối với chúng tôi, chúng tôi bơm nó và chúng tôi không muốn cát [trở] lại.”
Nhưng các học giả U.K. nói đường lối nầy sẽ khiến không còn cát để khai thác, trong khi thay đổi lớn lao sinh thái của sông. Họ lưu ý rằng các sông nhỏ hơn có thể bị lái bởi nạo vét, nhưng khi áp dụng cho một sông có kích thước của Mekong, ảnh hưởng “nhiều nhất là vừa phải.”
Với đáy sộng hạ thấp hơn do kha thác cát, ngư dân của Roka Koang chật vật để bắt ốc.
[Ảnh: Andy Ball]
Bằng cách dùng máy dò tiếng dội nhiều tia, một dụng cụ vẽ bản đồ đáy sông bằng sonar, trong chuyến di Cambodia cuối cùng trong tháng 5, Leyland và Darby khám phá các vị trí của hoạt động khai thác cát mạnh mẽ, nơi các vết sẹo lấy cát thường sâu 5 m (16 ft) và một xà lan bơm cát duy nhất đã lấy khoảng 9.450 m3 (333.700 ft3) trong 1 ngày.
Hackney, Leyland và Darby giải thích rằng khai thác cát hạ thấp đáy sông Mekong, cắt ngang chân của bờ sông, nơi bờ sông và đáy sông giao nhau. Điều nầy gây mất ổn định dốc của bờ sông, rồi góp phần vào sự sụp đổ đã tàn phá Roka Koang.
“Hơn nữa, nếu chúng ta công nhận lập luận của những người khai thác cát – nếu khai thác cát được cho là lái dòng chảy tránh những bờ nầy đã thất bại, nó rõ ràng không làm việc, phải không?” họ viết.
Các học giả U.K. tiếp tục để chi tiết tầm mức của đe dọa mà khai thác cát đặt lên các hệ sinh thái mong manh của Cambodia, cảnh báo rằng đáy sông Mekong bị hạ thấp qua việc nạo vét có nghĩa là nhiều nước hơn cần cho sông Tonle Sap để đảo ngược dòng chảy hàng năm – một hiện tượng đặc thù đã duy trì hồ Tonle Sap, một trong những nền thủy sản phong phú nhất thế giới.
“Điều nầy sẽ có những hậu quả quan trọng cho khối nước ở trong hồ và thời điểm của việc di chuyển hàng loạt của cá và các chủng loại khác đến và từ nơi sinh sản ở hồ,“ họ viết, thêm rằng, khi nhìn vào bối cảnh của thay đổi khí hậu, phá rừng và việc bành trướng khả năng thủy điện trên Mekong, khai thác cát đóng góp “một phần của cơn giông tuyệt hảo.”
“Chúng ta sẽ lập luận rằng khai thác cát đang có một ảnh hưởng lớn, nếu không phải lớn hơn đối với đồng bằng và các nhánh ở Cambodia. Nó là động cơ lớn nhất của nước mặn xâm nhập ở đồng bằng, và kết quả trong việc gia tăng sạt lở bờ nhiều hơn thủy điện,” họ viết. “Vì thế, trong khi thay đổi khí hậu có thể thay đổi cường độ và biến đổi của lưu lượng sông và lượng phù sa… nó là sự kết hợp của tất cả 3 có tiềm năng gây thiệt hại lớn lao cho khu vực.”
Các chuyên viên đã cảnh báo rằng việc phát triển thủy điện ở thượng lưu sẽ làm bất ổn thêm hệ sinh thái của Mekong. [Ảnh: Andy Ball]
Từ chối nhượng bộ
Mặc dù bằng chứng tăng lên cho thấy ngược lại, Dipola, viên chức bộ hầm mỏ, tiếp tục bác bỏ việc khai thác cát đóng một vai trò trong việc sạt lở bờ sông.
Ngày 10 tháng 8, ông đóng vai chính trong cuộc họp báo do Bộ phận Phát ngôn Chánh phủ Hoàng gia tổ chức và đề nghị rằng sự ổn định của bờ sông có thể liên kết với việc điều hành khai thác cát không theo đúng hướng dẫn của chánh phủ.
Tuy nhiên, một đoạn phim của buổi họp báo dài 2 tiếng rưỡi đồng hồ chú trọng đến các chi tiết của Dipola được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, với nhiều công dân mạng Cambodia mỉa mai viên chức cố gắng để hạ thấp hậu quả của việc khai thác cát đối với bờ sông Mekong.
Trong cuộc họp báo được truyền hình, Dipola nói đến các nghiên cứu được thực hiện bởi chánh phủ, phản ánh những lập luận ông đã nói khi được Mongabay phỏng vấn trong tháng 7.
“Trước khi cấp giấy phép, công ty phải có thỏa thuận của Bộ Môi trường, vì thế họ cần phải đánh giá ảnh hưởng môi trường,” ông nói hồi tháng 7. “Nếu Bộ Môi trường thấy vùng [sẽ] tạo thêm nguy hiểm [với việc cấp] giấy phép, họ sẽ không cho phép và Bộ Hầm mỏ và Năng lượng cũng sẽ không cho phép.”
Dipola từ chối chia sẻ những điều được tìm thấy của những đánh giá nầy, nói chúng chỉ dùng trong nội bộ. Neth Pheaktra, phát ngôn viên của Bộ Môi trường, không trả lời yêu cầu liên tục để cho ý kiến.
Chánh phủ Cambodia từ chối công bố các đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện trước khi cấp giấy phép khai thác cát. [Ảnh: Andy Ball]
Quyền lợi mạnh mẽ hình thành Roka Koang
Măc dù chánh phủ không muốn chia sẻ những nghiên cứu nầy, lịch sử của một số công ty hoạt động ở Roka Koang và mối liên lạc của họ với các viên chức cao cấp đề nghị rằng việc theo đuổi lợi nhuận có thể thắng những lo ngại về việc bảo vệ môi trường.
Phát triển Năng lượng Xanh Toàn cầu, một trong 3 công ty hoạt động ở Roka Koang, mãi cho đến năm ngoái được cầm đầu bởi Try Dalin, con gái của đại tư bãn gỗ nổi tiếng Try Pheap, người bị Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ phạt hồi tháng 12 năm 2019 vì có liên quan đến vụ tham những nổi tiếng đã châm ngòi cho việc đốn gỗ trái phép khổng lồ của ông.
Dalin và 2 người anh, Try Daphors và Try Dalux – giống như cha, đã được ban cho tước hiệu Oknha vì những tặng phẩm cho đảng cầm quyền – có vẻ đã giao quyền hành của công ty cho Hann Sinath trong tháng 12 năm 2021, theo tài liệu của Bộ Thương mại. Tài liệu củng cho thấy rằng, cùng năm, Sinath giữ chức giám đốc của Try Palace Resort và cũng chia sẻ một địa chỉ với Daphors, đề nghị rằng ông có thể hành động ngoài mặt cho gia đình Try.
Try Pheap đã phục vụ như một cố vấn của Thủ tướng Hun Sen và có liên hệ chặt chẽ với quan đội và các viên chức chánh phủ khác có thể giúp thành trì băng đảng gỗ trái phép ở Cambodia. Từ đó Pheap đã chia nhánh từ đốn gỗ, phát triển các cảng, các đặc khu kinh tế và khu giải trí sang trọng, cũng như đi vào doanh nghiệp khai thác cát.
Hủy hoại môi trường là đặc tính chung của đế quốc doanh nghiệp của ông. Mặc dù sự kiện được ghi rõ nầy, Bộ Hầm mỏ và Năng lượng thấy thích hợp để cấp cho Toàn cầu Xanh giấy phép xuất cảng cát từ Roka Koang trong tháng 1.
Các xà lan khai thác cát khai thác cát trên biên giới Việt Nam-Cambodia của sông Mekong. [Ảnh: Andy Ball]
Một công ty khai thác cát khác nạo vét Mekong ở Roka Koang là Jin Ling Construction, có vẻ liên kết với Prince Group, một trong những tổ hợp lớn nhất Cambodia. Prince Group do người Trung Hoa tên Chen Zhi làm chủ tịch, người trở thành công dân Cambodia trong năm 2014 và trong năm 2020 được phong tước hiệu Oknha cũng như được cử làm cố vấn cho Thủ tướng Hun Sen.
Mối liên lạc phát xuất từ chủ tịch của Jin Ling, Pang Weizhi, người cũng được liệt kê như giám đốc của Tian Xu International Technology cùng với Chen Bo, một người được liệt kê 53 lần trong nối kết với doanh thương hoạt động ở Cambodia, nhưng hầu hết trong khả năng của giám đốc ở nhiều công ty khác nhau thuộc Prince Group.
Địa chỉ email mà Pang Weizhi đã liệt kê trên tài liệu của Bộ Thương mại cho Jin Ling Construxtion phù hợp với cái của Pang Visal. Tương tự, địa chỉ Jin Ling Construction của Jin Ling được đăng ký là chung với các công ty khác điều hành bởi Pang Visai, người điều hành nhiều doanh nghiệp với Chen Bo.
Tài liệu của Bộ Thương mại về First Unite Construction Group của Cambodia liệt kê Pang Visai như giám đốc duy nhất, nhưng cho thấy công ty đăng ký với địa chỉ của Chen Bo. Tài liệu tương tự cũng liệt kê Chen Bo như giám đốc duy nhất của First Aquatic Industrial, nhưng địa chỉ email của Pang Visai được liệt kê như tiếp xúc chi tiết chánh thức và công ty được đăng ký với cùng địa chỉ trong tỉnh Kandal như 2 doanh nghiệp Prince Group của Chen Zhi.
Prince Group gần đây có liên quan đến các khách sạn nơi các băng đảng scam Trung Hoa được tin là có tham gia vào việc buôn lậu người, nô lệ nợ nần và gian lận số. Tài liệu môi trường của công ty cũng nói, với truyền thông địa phương báo cáo rằng Canopy Sands Development, một công ty khác do Chen Zhi làm chủ, đã lấp 400 hectares (990 acres) của vịnh trong tỉnh Preah Sihanouk với cát mà không thực hiện đánh giá ảnh hưởng môi trường.
Công nhân xịt nước để làm nổi cát để nó có thể được bốc lên khỏi xà lan.
[Ảnh: Andy Ball]
Công ty thứ ba được cấp giấy phép để khai thác cát ở Roka Koang là Sophearoth Aphivath, mà giám đốc từ khi thành lập năm 2016 là Meas Sophearoth, con gái của cựu tổng tư lệnh Lực lượng Quân đội Hoàng gia Cambodia Tướng Meas Sophea.
Dipola có liên hệ gián tiếp với Sophearoth Aphivath. Viên chức bộ hầm mỏ cưới Seng Pisey, người cầm đầu một công ty với Sophearoth từ năm 2013.
Seng Pisey cũng ở trong ban giám đốc của công ty được đồng hướng dẫn bởi mẹ vợ của Hun Manet, con lớn nhất của Hun Sen và hiện là tư lệnh của lực lượng quân đội sau khi thay thế Tướng Sophea.
Các anh của Seng Pisey, anh rễ của Dipola, cũng có vẻ có liên hệ với doanh nghiệp của Sophearoth và gia đình. Anh của Seng Pisey là Seng Piseth điều khiển một công ty xây cất với Sophearoth từ năm 2014, và người anh khác, Thiếu tướng Seng Pitou, cưới Sophearoth và phục vụ như một cựu phụ tá cho cha vợ, Tướng Sophea.
Sơ đồ cho thấy liên hệ của Ung Dipola với Sophearoth Aphivath, một công ty với giấy phép khai thác cát ở Roka Koang. [Nguồn: Cambodia Ministry of Commerce, Media Onwership Monitor (Cambodia), Facebook]
Dipola và vợ điều khiển ít nhất 3 công ty cùng với nhau trước khi Dipola trở thành phó giám đốc của bộ trong năm 2014. Khi được hỏi vào tháng 7 về mối liên hệ giữa đối tác doanh nghiệp của vợ ít nhất 9 năm và các ràng buộc gia đình khác với kỹ nghệ ông điều khiển, Dipola ban đầu từ chối có bất cứ kiến thức nào và chỉ xác nhận rằng ông đã làm việc với vợ.
Trong tháng 8, Dipola trả lời cho nhiều yêu cầu để cho ý kiến về vấn đề, nói “Không có luật lệ ấn định rằng người vợ của viên chức chánh phủ không thể làm doanh thương hay ở trong doanh nghiệp với những người khác. Điều quan trọng nhất là vợ tôi không tham gia vào thành phần khai thác cát.”
Dipola mạnh mẽ từ chối có bất cứ liên hệ cá nhân với kỹ nghệ khai thác cát và nói rằng các giấy phép chỉ được cấp theo đúng các thủ tục thay vì dựa trên tình trạng của người xin.
Nhưng một loạt chủ nhân có thế lực ở đàng sau các công ty khai thác cát ở Roka Koang được biết có thể đi vòng qua quy định mà không bị trừng phạt, do sự liên hệ của họ với một số nhân vật có ảnh hưởng và thế lực nhất ở Cambodia.
Không có công ty hoạt động ở Roka Koang trả lời câu hỏi do Mongabay gởi đến họ.
Theo quy định trong kỹ nghệ khai thác cát ở Cambodia đã thấy đất và cuộc sống của cư dân Roka Koang trôi đi vì sông thay đổi. [Ảnh: Andy Ball]
Lợi nhuận của khai thác cát không đến các cộng đồng Cambodia
Giới tinh hoa của Cambodia từ lâu đã cáo buộc lạm dụng quyền hạn của họ, nhưng đối với cư dân của Roka Koang, quyền hành không kiểm soát nầy đã giúp hoạt động khai thác cát xóa bỏ cuộc sống của họ và làm mất ổn định đất họ sinh sống đồng thời ngăn chận khả năng tìm công lý không thể có.
Samang, mà nhà bị thiệt hại theo sau việc sửa chữa bờ sông ở Roka Koang nhớ lại khi bắt cá và chở du khách đến một cù lao ở ngoài sông có thể duy trì cả cộng đồng. Nhưng cá và cù lao cả hai nay đều biến mất, được thay thế bởi một đoàn tàu vét cát, buộc cư dân phải tìm ốc.
“Không ai ở đây có đất canh tác” ông nói thêm. “Chúng tôi đã là người duy nhất trên sông. Nước nay quá sâu để bắt ốc, họ đã lấy bờ cát mà chúng tôi đứng, vì thế chúng tôi không thể làm việc.”
Những người khác trong làng, như Hak Bopha, đả bỏ cách sống truyền thống và lưỡng lự tham gia kinh tế khai khoáng bằng cách bán sạn, khi trộn với cát từ sông, cũng có thể dùng để xây cất.
“Trước khi khai thác cát bắt đầu, chúng tôi có thể bắt cá rồi ốc. nay, không có gì ở trong nước ngoài cát và sạn,” Bopha nói.
Bà thêm rằng thay vì cá hay ốc, bà nay mua sạn từ người nhặt đến 18 USD/m3 (khoảng 50 US cents/ft3), rồi bà có thể bán với giá khoảng 25 USD/m3 (70 cents/ft3). Nhưng việc mua bán của bà bất thường, và trong khi một số tháng bà có thể bán 5 m3 (177 ft3), các tháng khác không bán được gì.
Trong cuộc phỏng vấn trong tháng 7, Dipola nói rằng mỗi m3 cát được xuất cảng, các công ty phải trả 2 USD bản quyền cho Bộ Hầm mỏ và Năng lượng, cùng với 1,68 USD thuế xuất cảng (khoảng 6 cents/ft3 tiền bản quyền và 5 cents/ft3 tiền thuế xuất cảng). Công ty khai thác cát sử dụng trong nước trả 70 cents/m3 (2 cents/ft3) tiền bản quyền, nhưng cả 2 công ty khai thác cát để sử dụng ở trong nước và xuất cảng cần phải trả vào quỹ cộng đồng của bộ: 5 và 10 cents/m3 (0,1 và 0,3 cents/ft3) theo thứ tự.
Quỹ nầy để giúp các cộng đồng phát triển và cũng để bảo vệ bờ sông – nhưng chỉ có nếu viên chức cộng đồng thành công trong việc yêu cầu ngân quỹ từ bộ. Xã Roka Koang, Dipola nói, đã nhận được ngân quỹ 2 lần, trong năm 2017 và 2022, liên quan đến việc sửa chữa bờ sông.
Tuy nhiên, theo thú nhận của Dipola, rất ít người biết về ngân quỹ và chỉ có 33 trong số 69 dự án mà ngân quỹ đã hỗ trợ từ năm 2016 đã được hoàn tất.
Khi thành phố tiếp tục tăng trưởng, cơn khát cát cũng vậy, đưa đến tương lai không chắc chắn cho sông Mekong và những ai dựa vào nó. [Ảnh: Andy Ball]
Theo nghĩa chính xác, mặc dù hàng triệu USD được nạo vét từ đáy sông của Cambodia, các cộng đồng địa phương nói họ không thấy những thay đổi tích cực hay bất cứ hy vọng rằng họ sẽ thấy công lý nếu họ đánh cuộc với kỹ nghệ khai thác cát.
“Chúng tôi quá nhỏ để đánh cuộc với các công ty, họ rất mạnh, họ sẽ thằng,” Thy của xã Roka Koang nói trong khi bà xắt rau cải trên bờ sông Mekong. “Chúng tôi chỉ nhìn khi đất đai của chúng tôi cuốn đi.”
Samnang, nay làm việc như công nhân hàng ngày ở các vị trí xây cất châm ngòi cho khai thác cát gần nhà ông, đồng ý rằng không có gì nhiều để làm và ít hy vọng cho cộng đồng.
“Khai thác cát chỉ quan trọng cho người khai thác cát, nó không có công dụng đối với chúng tôi,” ông nói. “Nó chỉ mang lại cho chúng tôi đau đớn, lấy đi sinh kế của chúng tôi, hủy hoại bờ sông của chúng tôi, nó không có gì ngoài ảnh hưởng tiêu cực cho chúng tôi ở đây.”
Trích dẫn
Zhong, X., Deetman, S., Tukker, A., & Behrens, P. (2022). Increasing material efficiencies of buildings to address the global sand crisis. Nature Sustainability, 5(5), 389-392. doi:10.1038/s41893-022-00857-0
Hackney, C. R., Darby, S. E., Parsons, D. R., Leyland, J., Best, J. L., Aalto, R., … Houseago, R. C. (2020). River bank instability from unsustainable sand mining in the lower Mekong River. Nature Sustainability, 3(3), 217-225. doi:10.1038/s41893-019-0455-3
Hackney, C. R., Vasilopoulos, G., Heng, S., Darbari, V., Walker, S., & Parsons, D. R. (2021). Sand mining far outpaces natural supply in a large alluvial river. Earth Surface Dynamics, 9(5), 1323-1334. doi:10.5194/esurf-9-1323-2021
NG, W. X., & Park, E. (2021). Shrinking Tonlé Sap and the recent intensification of sand mining in the Cambodian Mekong River. Science of The Total Environment, 777, 146180. doi:10.1016/j.scitotenv.2021.146180
No comments:
Post a Comment