(More help for Lancang-Mekong River needed, experts say)
Yang Han – Bình Yên Đông lược dịch
China Daily Global – September 9, 2022
Một xe lửa điện nhiều toa (EMU) của Đường xe lửa Trung Hoa-Lào chạy qua một cây cầu quan trọng trên sông Yuanjiang trong tỉnh Yunnan (Vân Nam) ở tây nam Trung Hoa ngày 27 tháng 7 năm 2022. [Ảnh: Yang Zixuan]
Các quốc gia Lancang-Mekong cần phải nâng cao hợp tác về quản lý nước để đương đầu với những thách thức thời tiết cực đoan châm ngòi bởi thay đổi khí hậu, các chuyên viên nói.
“Các sự kiện cực đoan thường xuyên hơn chẳng hạn như hạn hán, đợt nóng và lũ lụt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả khu vực Lancang-Mekong, là ảnh hưởng rõ ràng của thay đổi khí hậu và cho thấy sự cần thiết để các quốc gia giảm phóng thích khí nhà kiếng càng sớm càng tốt, Chayanis Krittasudthacheewa, phó giám đốc Trung tâm Á Châu của Viện Môi trường Stockholm ở Bangkok nói.
Hợp tác Lancang-Mekong, hay LMC, được thành lập trong năm 2016 và mang lại với nhau các quốc gia nằm dọc theo sông Lancang-Mekong. Các quốc gia thành viên gồm có Trung Hoa, Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam,
Chayanis, cũng là giám đốc của Hệ thống Nghiên cứu Khả chấp Mekong, nói các quốc gia LMC nên học lẫn nhau về cách họ liên hệ với các bên liên hệ để quản lý nước có hiệu quả và bảo vệ hệ sinh thái trong lúc các sự kiện cực đoan.
Mặc dù phải đối phó với thời tiết cực đoan chẳng hạn như các đợt nóng kéo dài, Trung Hoa đã duy trì nguồn cung cấp nước cho hạ lưu sông, Global Times tường trình.
Dữ kiện của Thủy điện sông Lancang Huaneng, điều hành một trạm thủy điện ở gần biên giới Trung Hoa-Lào, cho thấy rằng lưu vực sông Lancang chịu hạn hán cực đoan từ tháng 1 đến tháng 8, với dòng chảy tự nhiên của sông ở Trung Hoa giảm trên 20%.
Ngày 31 tháng 8, Myanmar phát động Trung tâm Dữ kiện của Dự án Lancang-Mekong ở thủ đô Naypyidaw. Trung tâm được thiết lập cho các dự án qua Quỹ Đặc biệt LMC.
Zheng Zhihong, cố vấn bộ trưởng của tòa đại sứ Trung Hoa ở Myanmar, nói trung tâm sẽ là một thí dụ cho các quốc gia liên hệ về cách nâng cao hợp tác nông nghiệp số, và rằng Trung Hoa mong muốn nâng cao hợp tác trong việc trao đổi kỹ thuật nông nghiệp với tất cả quốc gia trong vùng.
Trung tâm dữ kiện sẽ giúp tiếp xúc với dữ kiện và các dự án chỉ số về nông nghiệp, gia súc, nuôi cá và phát triển nông thôn qua hành lang trao đổi tin tức của các quốc gia Lancang-Mekong. Quỹ Đặc biệt LMC đươc khởi động bởi Trung Hoa trong phiên họp Lãnh đạo LMC lần đầu tiên trong năm 2016.
Aung Tun On, một nhà nghiên cứu ở Myanmar, nói trung tâm dữ kiện mới sẽ đóng một vai trò cốt yếu trong việc cải thiện sinh kế của người dân trên khắp vúng.
Phát triển dữ kiện
Nhà nghiên cứu nói có sự thiếu sót dữ kiện và tin tức ở Myanmar và trung tâm dữ kiện sẽ trở thành một cây cầu để nối liền các chuyên viên và nhà nghiên cứu khu vực để cải thiên cai quản nước và làm chánh sách, cũng như nâng cao sự liên kết giữa các quốc gia trong vùng.
“Tôi tin chắc (các quốc gia Lancang-Mekong) sẽ tiếp tục để chia sẻ kiến thức và tin tức, cũng như thúc đẩy xây dựng khả năng qua các cơ chế phối hợp được cải thiện,” Aung nói.
Với sự gia tăng tần suất và cường độ của nóng và hạn hán, Aung nói khu vực cần phải chuẩn bị và đương đầu với khủng hoảng khí hậu qua các nỗ lực hợp tác và phối hợp được nâng cao để ngăn ngừa ảnh hưởng tồi tệ đối với việc sản xuất lương thực, phát triển kinh tế và giảm nghèo.
“Nhiều hệ thống thông tin nên được thiết lập, và diễn đàn hiện tại nên được cập nhật để phù hợp với những vấn đề mới xuất hiện,” ông nói, thêm rằng các quốc gia nên tiến lên để xây dựng một hệ thống chia sẻ tin tức để nâng cao cảnh báo sớm và các hệ thống hành động đối với thời tiết cực đoan.
Chayanis nói nhiều thành tựu đáng kể đã đạt được trong những năm qua dưới khuôn khổ LMC, gồm có việc phát động Diễn đàn Chia sẻ Tin tức Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong và Diễn đàn Hợp tác Nguồn Nước LMC. “Trung Hoa đóng một vai trò quyết định trong việc quản lý nước xuyên biên giới và hợp tác trong khu vực Lancang-Mekong,” Chayanis nói.
No comments:
Post a Comment