Minh Bảo
25/5/2020
Công lao lớn nhất của
thời đại các chúa Nguyễn có lẽ là công cuộc bảo vệ bờ cõi
và khai phá thành
công miền Nam, vựa lúa lớn nhất cả nước - Ảnh: Shutterstock.
"Bao phen quạ nói
với diều Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm"... Trong hơn 300 năm lịch sử đầy
biến động của mình, vùng đất phương Nam của chúng ta chứng kiến vô số thay đổi
thời cuộc. Suốt thời gian đó, có những con người mà sự nghiệp của họ đã thành bất
tử, tên của họ được nhân dân ca tụng, lan truyền mấy trăm năm với tình cảm vô
cùng trìu mến, hóa thành những địa danh, những câu ca dao truyền miệng...
Khai phá miền Nam, bình
định Chân Lạp
Công lao lớn nhất của
thời đại các chúa Nguyễn có lẽ là công cuộc bảo vệ bờ cõi và khai phá thành
công miền Nam, vựa lúa lớn nhất cả nước. Mùa thu tháng 8 năm Mậu Dần 1698 có lẽ
là mùa thu đẹp nhất suốt nghìn năm lập quốc của dân tộc vậy.
Sử chép:
“Năm Mậu Dần (1698) mùa
xuân, chúa sai Hữu Cảnh làm Thống suất, đem quân đi kinh lược Chân Lạp, lấy đất
Đồng Phố, đặt làm phủ Gia Định phân chia đất ấy, lấy Đồng Nai làm huyện Phước
Long, đặt doanh Trấn Biên, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn.
Mở đất nghìn dặm, dân được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính
trở vào nam cho ở đất ấy. Đặt xã, thôn, phường ấp, khai khẩn ruộng đất, định ngạch
tô thuế, làm sổ đinh. Đến lúc về, Hữu Cảnh lại lĩnh trấn như cũ”.
(Đại Nam Liệt Truyện-Nguyễn Hữu Cảnh)
(Đại Nam Liệt Truyện-Nguyễn Hữu Cảnh)
Mở rộng bờ cõi tuy
không dễ, nhưng làm thế nào để vỗ yên dân chúng mới là việc khó nhất. Nguyễn Hữu
Cảnh với tấm lòng khoan dung, thương dân cùng tài quản trị tuyệt vời đã đem lại
sự yên bình cho miền Nam chỉ sau một thời gian rất ngắn. Sử cũ còn ghi lại những
việc ông làm để ổn định miền Nam. Ân uy của ngài phủ đến cả lưu dân Hoa Việt và
Miên:
“Ông lấy đất Nông Nại đặt
làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn
Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh
Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Mỗi dinh lập ra chức Lưu thủ, Cai bạ và
Ký lục để cai trị. Về vệ thuộc thì có hai ty Xá, Lại để làm việc, quân binh thì
có tinh binh cơ đội thuyền thủy bộ và thuộc binh để hộ vệ. Ngàn dặm đất đai,
dân hơn 4 vạn hộ, chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp, lập ra thôn
xã phường ấp, phân định địa giới, ruộng đất, lập ra tô thuế, xây dựng đinh điền
bạ tịch. Con cháu người Hoa nếu ở Trấn Biên được quy lập thành xã Thanh Hà, còn
ở Phiên Trấn thì lập thành xã Minh Hương rồi cho phép vào hộ tịch”. (Gia Định
thành thông chí-Trịnh Hoài Đức).
Nguyễn Hữu Cảnh với tấm
lòng khoan dung, thương dân cùng tài quản trị tuyệt vời
đã đem lại sự yên bình
cho miền Nam chỉ sau một thời gian rất ngắn. (Ảnh: Pexels).
Suốt một thời gian dài
hàng thế kỷ, công cuộc vừa khai phá vừa chiến đấu bảo vệ vùng đất mới luôn khó
khăn và gian khổ. May mắn nhờ có các văn thần và võ tướng tài năng nên dẫu có
trải qua nhiều phen binh lửa nhưng vẫn giữ vững được lãnh thổ. Năm 1699 cũng lại
là một năm khá biến động với các tướng sĩ vùng biên cương phía Nam này:
“Kỷ mão, năm thứ 8
(1699), mùa thu, tháng 7, Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản, đắp các lũy Bích Đôi,
Nam Vang và Cầu Nam, cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là Trần Thượng Xuyên
đóng giữ Doanh Châu (nay thuộc Vĩnh Long) đem việc báo lên.
Mùa đông, tháng 10, lại
sai Nguyễn Hữu Kính làm Thống suất, Cai bạ Phạm Cảm Long làm Tham mưu, Lưu thủ
Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh làm tiên phong, lãnh quân hai dinh Bình Khang, Trấn
Biên, và thuộc binh 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với tướng sĩ Long Môn đi
đánh.” (Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).
Không may cho nước Chân
Lạp, lần này người cầm quân là một tướng quân tài năng hàng đầu của quân đội
Đàng Trong:
“Tháng 2, Nguyễn Hữu
Kính đem quân các đạo tiến vào nước Chân Lạp, đóng ở Ngư Khê (Ngư Khê: Rạch
Cá), sai người dò xét thực hư, chia đường tiến quân.
Tháng 3, Thống binh Trần
Thượng Xuyên cùng quân giặc đánh liên tiếp nhiều trận đều được. Khi quân ta đến
lũy Bích Đôi và Nam Vang, Nặc Thu đem quân đón đánh. Nguyễn Hữu Kính mặc nhung
phục đứng trên đầu thuyền, vung gươm vẫy cờ, đốc các quân đánh gấp, tiếng súng
vang như sấm. Nặc Thu cả sợ, bỏ thành chạy. Nặc Yêm (con vua thứ hai Nặc Nộn)
ra hàng, Hữu Kính vào thành, vỗ yên dân chúng.
Mùa hè, tháng 4, Nặc
Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Nguyễn Hữu Kính báo tin thắng trận rồi
lùi quân đóng đồn ở Lao Đôi, kinh lý việc biên giới”.
(Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).
(Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).
Ý trời khó cưỡng, vĩnh
biệt Đức Chưởng Cơ
Cổ nhân thường hay nói:
“Việc tốt chẳng kéo dài lâu” và “Có được ắt có mất”. Điều này quả là chí lý, vì
chỉ sau 2 năm thành lập miền Nam, quân dân xứ này lại phải đột ngột chia tay vị
tướng quân tài ba kính mến của mình:
“Nặc Thu cũng đến quân
dinh xin hàng, Hữu Cảnh với lòng thành thực vỗ về yên ủi. Cho Nặc Thu về thành
La Bích chiêu tập lưu dân. Còn mình dẫn quân về bãi Sao Mộc, báo tin thắng trận.
Gặp mưa to gió lớn, núi Lao Đôi ở bãi trước bị sạt lở. Hữu Cảnh đêm mộng thấy
thần bảo rằng: "Tướng quân nên về sớm, chứ ở lâu đây không lợi". Hữu
Cảnh cười, rằng: "Mệnh ta ở trời, há ở đất này đâu". Thức dậy thân thể
nhọc mệt. Nhân ngày tết Đoan ngọ, Hữu Cảnh gượng dậy, cùng uống rượu mua vui với
các tướng tá, thình lình thổ ra một cục máu, Hữu Cảnh lấy tay áo che đi, không
để cho mọi người biết để yên lòng quân. Đến lúc ốm nặng, Hữu Cảnh than rằng:
"Ta muốn nối chí ông cha, hết sức báo nước, ngặt vì số trời có hạn. Chứ há
phải sức người làm được đâu?" Bèn dẫn quân về, đến Rạch Gầm(66) Hữu Cảnh
chết, thọ 51 tuổi”.
(Đại Nam Liệt Truyện).
(Đại Nam Liệt Truyện).
“Việc tốt chẳng kéo dài
lâu” - Dường như sứ mệnh đến với con dân Việt của Hữu Cảnh đã hết, ông đêm mộng
thấy thần bảo rằng: "Tướng quân nên về sớm, chứ ở lâu đây không lợi".
(Ảnh: Pexels).
“Chúa nghe tin thương
tiếc, tặng Hiệp tán công thần đặc tiến chưởng dinh, thụy là Trung cần. Cho vàng
lụa để hậu táng. Về sau thiêng lắm, người Chân Lạp lập đền thờ (năm Gia Long thứ
5 được tòng tự ở Thái miếu, năm Minh Mệnh thứ 12, phong Vĩnh An hầu).
(Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).
(Đại Nam Thực Lục tiền biên- quyển VII).
Ngàn đời còn thương tiếc,
anh linh bảo hộ dân Nam
Ngày Nguyễn Hữu Cảnh
qua đời, chính là ngày đau buồn nhất của toàn thể quân dân miền Nam, khi mất đi
một người bảo hộ, một quan phụ mẫu đáng trọng. Dẫu thời gian Ngài ở xứ này chưa
đến ba năm, nhưng lại chiếm trọn cảm tình và lòng tôn kính của nhân dân cả Chân
Lạp và Đại Việt:
“Người Chân Lạp lập đền
thờ ở đầu bãi Nam Vang. Ở chỗ ông đóng quân, và ở sông đạo Đông Khẩu là chỗ ông
đi qua, nhân dân nhớ công đức, đều lập đền thờ. Người ta gọi bãi ấy là bãi ông Lễ,
sông ấy là sông ông Lễ vì tước phong của Hữu Cảnh là Lễ Tài hầu. Bãi Đại Phố Trấn
Biên là nơi đỗ quan tài, nhân dân cũng lập đền thờ. Chỗ nào cũng linh ứng”.
(Đại Nam Liệt Truyện - Nguyễn Hữu Cảnh).
(Đại Nam Liệt Truyện - Nguyễn Hữu Cảnh).
“Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh
mất, người Cao Miên lập miếu thờ ông ở đầu châu Nam Vang. Nơi cù lao ông nghỉ bệnh,
nhân dân cũng lập đền thờ, được mang danh là Cù lao ông Lễ. Còn chỗ đình quan
tài ở dinh Trấn Biên cũng lập miếu thờ. Các miếu ấy đều được linh ứng. Vậy có
phải do lòng trung thành chính khí của ông lưu hành xa rộng khắp trong trời đất
chăng?”
(Gia Định thành thông chí-Trịnh Hoài Đức).
(Gia Định thành thông chí-Trịnh Hoài Đức).
Khắp nơi trên dải đất
Nam Bộ từ xưa đến nay, hầu như ở đâu cũng thấy đền thờ của Ngài, toàn là những
ngôi đình lâu đời, bề thế và rất linh thiêng.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
tại Cù Lao Phố. (Ảnh: Wikipedia).
Ví dụ như đình Châu Phú
có tên chữ là Trung Nghĩa Từ (chữ Hán: 忠 義
祠),
còn được gọi là Lễ Công Từ Đường (gọi tắt là đền Lễ Công, dân chúng quen gọi là
đền Ông). Đền tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Thoại, thuộc phường
Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một ngôi đình xưa nhất của
tỉnh, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, và là ngôi đình vào loại lớn
và đẹp nhất Nam Bộ. Đình này được kiến tạo trong khoảng từ năm 1817-1828, do
Thoại Ngọc Hầu khi làm Trấn thủ vùng An Giang xây dựng.
Ngoài Châu Phú, những
nơi làng xóm lập nên trên đất mới Nam Bộ, dân làng dựng đình đều thờ Nguyễn Hữu
Cảnh. Ông là Thần hoàng Bổn cảnh của rất nhiều làng ở miền Nam. Hiện nay, thật
khó có thể thống kê hết được, vì có đến hàng trăm ngôi đình thờ ông. Có lẽ do
ông là người khai phá đầu tiên của Nam Bộ, lại linh ứng giúp dân sau khi mất,
nên ý thức thờ phụng ông đã làm nên một điểm tựa tâm linh vững vàng trấn trụ
trong lòng người dân miền Nam giữa cõi biên thùy đầy bất ổn này vậy.
Lời bàn:
Sự nghiệp to lớn của
Nguyễn Hữu Cảnh đối với vùng đất Nam Bộ này có lẽ đã quá nhiều người biết. Nếu
ca ngợi thêm từ nào chỉ có thể là rườm lời mà thôi, vì Ngài đã hóa thân vào
trong lòng của từng người dân, từng ngọn cỏ cây ở xứ này. Suốt mấy trăm năm
binh lửa của miền Nam, có lẽ sự linh thiêng và niềm tin vào Lễ Công là nguồn gốc
của sự kiên cường của những lưu dân bám trụ và xây dựng nên mảnh đất xinh đẹp
này chăng? Quả thật là:
“Chân Lạp trần thanh,
Đông Phố bách niên lưu vĩ tích,
Sầm Giang tinh vẫn, Tây thùy thiên cổ cảnh dư uy”.
Sầm Giang tinh vẫn, Tây thùy thiên cổ cảnh dư uy”.
Tạm dịch:
"Chân Lạp bụi tan,
Đông Phố trăm năm còn vĩ tích
Sầm Giang sao rụng, cõi Tây nghìn thuở khiếp uy thừa".
Sầm Giang sao rụng, cõi Tây nghìn thuở khiếp uy thừa".
(Hai câu đối ở đền Châu
Phú, ngôi đền lớn nhất miền Nam thờ Nguyễn Hữu Cảnh).
Minh Bảo
.
No comments:
Post a Comment