Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngôi
khoai.
Đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Trần Tế Xương)
Ngay từ khi học tiểu học (cấp 1), học sinh đã học về sông Cửu
Long trong môn đia lý.
Tới Phnom-Pênh, sông Cửu Long chia làm hai nhánh, trước khi đổ
vào địa phận Việt Nam, vùng “Đồng Bằng sông Cửu Long” do phù sa của hai nhánh
sông nầy tạo nên: Nhánh phía Đông tên gọi là Tiền Giang, nhánh phía Tây gọi là
Hậu Giang. Tiền Giang, nôm na là sông Tiền, còn gọi là sông Cửu Long. Hâu Giang
còn gọi là sông Hậu, còn có tên gọi là sông Bassac.
Hai con sông nầy đều đẹp, không cứ chi như Trần Thiện Thanh
viết: “Hậu Giang ơi, em vẫn đẹp ngàn đời.”
Sông Mekông, tiếng Việt phiên âm thành Cửu Long, do đâu mà
ra?
Người Lào cũng như người Thái, gọi con sông nầy là “Mènam
Khong” giải nghĩa: Mè là Mẹ, Nam là sông. Sông Mẹ, cũng tương tự như tiếng Việt
là “Sông Cái” – “Bố Cái Đại Vương” chẳng hạn. Bỏ chữ “Nam” thành ra Mè-Khong, rồi
thành Mèkong, sông Mekong, viết theo tiếng Tây. Tôi không rõ “Mènam Khong” là
tiếng Lào hay tiếng Thái, hay cả hai dân tộc có ngôn ngữ chung như thế.
Hậu Giang, không gọi là sông MêKông mà thường gọi là sông
Bassac. Trên con đường “liên tỉnh lộ” Cần Thơ / Châu Đốc mắt tôi từng thấy những
“cột cây số” dựng lên từ thời Tây đô hộ, còn ghi tên Bassac. Tôi hơi ngạc
nhiên, cứ tưởng Tây đi rồi thì danh từ Bassac theo Tây mà đi luôn. Ai ngời nó vẫn
còn đây!
Thật ra, Bassac đâu phải là tiếng Tây mà nó là tiếng Lào, từ
tên vương quốc Lào “Kingdom of Chapasak” (1714 – 1904) hay còn gọi là Bassac.
Vương Quốc nầy nằm phía trên thác “Strung- Treng” trên sông Mekong, biên giới
Lào – Miên. Thủ đô Attapeu, bây giờ gọi là “At-Tô-Pơ”. Hiện giờ có con đường từ
Ban-Mê-Thuột qua At-Tô-Pơ rất gần.
Sông Tiền và sông Hậu cùng đổ vào nước ta ở Châu Đốc.
Sông Tiền chảy qua vùng phía Nam Đồng Tháp Mười và đổ ra biển
ở 6 cửa. Đó là:
-“Cửa Tiểu, cửa Đại thuộc tỉnh Gò Công – Độc giả xem bài “Chiều
qua sông cửa Tiểu – trong loạt bài “Kinh Xáng Hà Tiên” VănTuyển.net
-“Cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông thuộc tỉnh Bến Tre (xưa gọi là Kiến
Hòa)
-“Cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu thuộc tỉnh Vĩnh Bình.
Hậu Giang chảy qua địa phận tỉnh Châu Đốc (cũ), qua An Giang
nên còn tên gọi là “Dòng An Giang” – “Dòng An Giang sông sâu nước biếc” – Anh
Việt Thu – Qua khỏi Cần Thơ, sông Hậu chia làm hai nhánh, giữa là cù lao Dung.
Nhánh phía đông, đổ ra cửa Định An. Nhánh phía tây, đổ ra cửa Trần Đề. Cù lao
Dung nằm giữa hai nhánh sông nầy, trước 1975 là một xã, nay được nâng lên thành
huyên: Huyện Cù Lao Dung.
Từ nhánh phía tây, xưa có một nhánh sông, chảy qua cù lao nầy,
trỗ ra ở một cửa, xưa gọi là cửa Ba-Thắc – gốc từ Bassac – nay nhánh sông nầy
đã bị lấp, chỉ còn mọt con lạch nhỏ, giữa là “Cồn Tròn” – có phải cái cồn nầy
tròn như cái thúng?
Cửa Ba-Thắc không còn, thành ra Cửu Long có 9 đầu rồng, nay cụt
mất một đầu rồng – đầu Ba-Thắc – nên Cửu Long thành Bát Long! Rắc rối là ở chỗ
nầy!
Cù lao Dung còn có mọt dãi đất bùn rất dài, nằm phía cửa Định
An, dãi đất bùn lấn ra sông dần dần, về phía cửa Định An, làm cho con sông nầy
cạn dần, sâu chỉ chừng 3 mét. Rồi ra, cũng không xa lắm, nếu con sông nầy cạn hẳn,
cù lao Dung dính liền với Vĩnh Bình, cửa Định An cũng biến mất. Cửu Long còn 7
cửa, sông Cửu Long thành ra Thất Long. Cù lao Dung cũng khó thuộc về vùng đất của
tỉnh Sóc Trăng như hiện nay.
Nói về phong thủy, đây là “điềm gì”?
Trong địa lý nước ta, nếu căn cứ vào lịch sử và địa lý, nước
Vìệt Nam đã có bao nhiêu con sông mất đi?
Sông kia rày đã nên dồng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếg ai gọi đò!
Con sông Trần Tế Xương nói ở bài thơ trên là sông Vị Hoàng –
Trần Thanh Mại, khi viết biên khảo về Trần Tế Xương, ông ta đặt tên sách là
“Trông dòng sông Vị” vì ông Trần Tế Xương quê ở Nam Định. Sông Vị Hoàng chảy
qua thành phố Nam Định.
Trích:
“Vị Hoàng (sông Hoàng) là tên một con sông đào chảy qua đất Vị
Hoàng tỉnh Nam Định. Con sông này ngày nay không còn nữa.
“Theo sử cũ, sông Vị Hoàng được đào vào đời Trần, nối sông
Đáy với sông Vĩnh Tế (Vĩnh Giang) chảy quanh co quanh phủ Thiên Trường xưa.
“Năm 1832, do sông Vị Hoàng chảy xiết, làm bờ sông ngày càng
xói lở và khu phố buôn bán phía Đông Bắc thành Vị Hoàng có nguy cơ bị mất. Theo
nguyện vọng của địa phương, vua Minh Mạng cho đào một con sông mới, được gọi là
sông Đào, để chia sẻ dòng nước từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá, tách làng
Vị Hoàng thành hai làng: Vị Hoàng và Vị Khê. Từ đây, nước sông Hồng không còn đổ
nhiều vào sông Vị Hoàng, sông chảy chậm và bị phù sa lắng đọng, bồi lấp dần.
“Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sông Vị Hoàng đã bị lấp
dần nên còn được gọi là “Sông Lấp”. Ngày nay, hầu như không còn vết tích của
sông Vị Hoàng.
“Sông Vị Hoàng đã được nhắc đến trong hai bài thơ của Trần Tế
Xương: Thương vợ và Sông Lấp.
“Sách Việt sử thông giám cương mục viết rằng: “Việc đào sông
Vị Hoàng đã chặn mất long mạch nên nhà Trần mất ngôi”.
(Trích Wikipedia)
Tô Lịch là một sông cũ của những con sông bao quanh thành
Thăng Long, thời xa xưa dân chúng buôn bán tấp nập hai bên bờ sông. Dần dà,
sông Tô Lịch bị lấp, chỉ còn là một dòng nước nhỏ, nhận nước thải dơ của thành
phố Hà Nội. Hà Nội không còn là thủ đô của nước Việt Nam.
Hồi cuối thế kỷ trước, – không rõ vì lý do nào – chính quyền
Hà Nội cho nạo vét lại sông Tô Lịch, để giữ cho lâu bền vai trò của Hà Nội hay
sao? Khi làm công việc nầy, người ta tìm thấy không ít những “đồ vật” mà người
ta cho rằng đó là những thứ “trừ yểm” do Cao Biền “gài” ở đó từ thời xa xưa, để
“triệt” người Giao Chỉ không cho họ đứng lên để giành quyền tự chủ. (xem thêm
phụ lục 1).
Sau đó, nước sông Hồng được khơi vào sông Tô Lịch nên con
sông trở nên trong đẹp.
Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
(xem thêm phụ lục 1)
Ông tổng thống Ngô Đình Diệm, nói chung là gia đình họ Ngô,
cũng như ông đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cùng làng, cả hai đều “hiển vinh
một thời” rồi tắt nhanh như ngọn lửa rơm, còn bị người đời mai mỉa, gia đình
nhà Ngô thì mang tiếng Việt gian, còn ông tướng “anh hùng thước mốt” thì bị Lê
Duẫn và Lê Đức Thọ sai đi làm “tướng cai đẻ” “cầm quần chị em” (Ngày xưa đại tướng
cầm quân, Bây giờ đại tướng cầm quần chị em!” là tại làm sao? Tại vì lý
do gì? Có người cho là “đại tướng nhát gan”, sợ Duẫn/ Thọ “cho xe đụng” hay tin
phong thủy thì cho là vì con hói Đợi.
Trước hết xin nói một chút về tỉnh Quảng Bình.
Thời “Trịnh Nguyễn phân tranh”, Quảng Bình được coi là “địa đầu
giới tuyến” của các chúa Nguyễn ở Đằng Trong, chống lại các cuộc xâm lăng của
các chúa Trịnh ở Đằng Ngoài, ranh giới là sông Gianh (Ranh) và Lũy Thầy, cùng
binh hung tướng giỏi của chúa Nguyễn tập trung vào đây để ngăn chận quân chúa
TRịnh ở “ngoài kia” vậy. Nói theo lịch sử, “tinh hoa” của xứ Đằng Trong tập
trung không ít vào đây, nên “hậu duệ” của họ ở nơi nầy, có nhiều người tài giỏi
cũng không có gì là lạ.
Như tôi có trình bày trong bài “Quan hệ Ngô gia / Hồ gia” thì
nội tổ ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Dinh, còn có tên là Ngô Đình Niệm là
dân “thủy cư”, – sống trên sông nước – thuộc một vạn đò nào đấy trên sông Kiến
Giang, một nhánh của sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, sống đời nghèo khổ. Rồi có
một ông cố đạo nào đó, mắt xanh mũi lõ, rậu ria xồm xoàm, giống như các ông cố
đạo Tây phương khác, tìm tới những vùng dân nghèo khổ, lạc hậu để dụ dỗ người
ta theo Đạo: “Nên thờ phượng ông vua nầy, vua của các ông vua – “King of the
kings” để ông cứu giúp cho, được no cơm ấm áo.” Nghe lời, ông Ngô Đình Dinh bèn
chịu “rửa tội”, cho con trai là Ngô Đình Khả theo học dòng tu nào đó ở Penang,
bên Mã Lai. Ông Khả “du học” về, không làm linh mục mà làm thông ngôn cho Tây,
rồi làn quan to triều vua Thành Thái.
Nhờ làm quan mà giàu có hay khá giả lên, ông Ngô Đình Khả
giúp cho cha mẹ, mua đất, làm nhà, làm ruộng sinh nhai ở làng Đại Phong, huyện
Lệ Thủy ở Quảng Bình, từ bỏ cuộc đời sông nước trên sông Kiến Giang.
Làng Đai Phong cũng là làng ông Võ Nghiễm (1), thân phụ ông
Võ Giáp (tên khi còn đi học, giống như Giáp, Ất, Bính, Đinh của “thập thiên
can… vậy), tức là Võ Nguyên Giáp, đại tướng, (tên khi theo Cộng Sản).
Làng Đại Phong xưa kia có một cánh đồng rất rộng, giữa có một
con hói nhỏ, tên chữ là Hói Đại Phong, gọi nôm na là Hói Đợi. Hói là một con rạch
nhỏ, do dân đào để đưa nước vào ruộng.
Khi ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống ở miền Nam vĩ tuyến 17,
thì làng Đại Phong dưới ách cai trị của Cộng Sản Bắc Việt. Để “rửa mặt” với miền
Nam, và lại là quê hương của đại tướng Võ Nguyên Giáp, công việc gọi là “Cải
cách ruộng đất” của Cộng Sản Bắc Việt tập trung rất cao vào xã Đại Phong, làm
thế nào để “hợp tác xã nông nghiệp tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã
Hội Chủ Nghĩa, từ cấp thấp lên cấp cao”. Vì vậy, Hói Đợi được mở rộng, đào sâu
làm đứt long mạch của làng. Vì vậy, hai nhà họ Ngô và họ Võ mới gánh cái hậu quả
không mấy vinh quang như nói ở trên.
Cũng có dư luận nói rằng ở cuối làng Đại Phong có một ngọn
núi tên là núi An-Mã, dân làng cho là “núi linh” (linh thiêng), trên núi có mấy
ngôi mộ nhà họ Ngô. Đầu năm 1963, một đơn vị “bộ đội Cộng Sản” về đóng quanh ở
núi nầy, ngày đêm bí mật đào một cái hào sâu quanh núi. Đến tháng 11 cùng năm,
nhà Ngô ở miền Nam vĩ tuyến sụp đổ, anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô
Đình Cẩn chết thảm. Người ta cũng cho là tại “bộ đội” đào đứt long mạch, đem
tai họa cho họ Ngô. Người ta cũng không rõ lý do nào mà “bộ đội Cộng Sản” đến
đóng ở đây và làm công việc kỳ cục nầy.
Cũng có người cho rằng đây là âm mưu của mấy tay tổ Cọng Sản ở
Bắc Bộ phủ hoặc âm mưu của mấy “chú Ba đỏ” ở Bắc Kinh sang Hà Nội làm cố vấn
cho Việt Công, muốn làm như Cao Biền ngày xưa sang làm “Tiết Độ Sứ” ở nước ta vậy.
Dư luận nầy không lấy gì làm chắc.
Người Tàu ngày xưa rất tin phong thủy. Ngày nay có khác đi
không? Người Việt Nam cũng tin phong thủy như người Tàu vậy hay chăng???!!! Khi
người Pháp còn cai trị dân ta, họ mở đường xe lửa mà không gặp phản ứng, vì người
Việt sợ Tây thực dân “đá đít, bợp tai, bỏ tù…” trong khi đó thì người Tàu ra sức
phá nhiều con đường xe lửa mới được dựng xong vì họ cho rằng việc xây dựng đường
xe lửa cắt đứt long mạch ở xứ họ.
Việc đào hay lấp một con sông, – sông thiên nhiên hay sông
đào – thường đem lại những hậu quả tai hai. Người Việt tin như vậy.
Nếu so sánh việc lấp đào sông Tô Lich (Hà Nôi), sông Vị Hoàng
(Nam Định), Hói Đợi (Quảng Bình) với sông Ba-Thắc và cửa Ba-Thắc có làm cho
chúng ta suy nghĩ, lo lắng gì không? Sông Cửu Long có chín (9) cửa ví như chín
(9) đầu rồng, nay “rụng” mất một đầu, còn lại có tám (8) đầu rồng có thể làm
cho người ta lo lắng, cho rằng đó là “điềm trời”, không tốt cho dân tộc Việt
Nam hay cho người miền Nam, nhất là dân chúng thuộc miền đồng bằng Nam Bộ.
Nếu nhìn lại lịch sử miền đồng bằng Nam Bộ, quả thật, chúng
ta thấy nơi nầy là một vùng đất có nhiều “tang hải biến vi thương điền”. Đó là
vùng đất trong lịch sử từng có tên là “Tầm Phong Long”, từng có một vương quốc:
Vương Quốc Phù Nam, một nền văn minh: Văn minh Óc Eo nay đã mất dấu. Vậy khi
chín đầu rồng còn tám, rồi ra mai đây, – như người ta dự đoán – tám đầu rồng sẽ
còn bảy, thì “thế sự” chắc còn nhiều đau thương cho con cháu ta sau nầy hay
sao?
Tầm phong long
“Tầm Phong Long” là do từ tiếng Khmer: Kompong Luong, có
nghĩa là vùng có sông, vũng của vua (Miên), có thể kể từ sông Vàm Cỏ Đông đến hết
vùng bờ biển Hà Tiên/ Cà Mau, nếu tính từ bắc xuống nam; và từ biên giới Việt
Miên: Châu Đốc / phía Tây Đồng Tháp Mười/ cho đến Gò Công / Ba Thắc / Sóc
Trăng…
Những cái tên nay là Việt nhưng hầu hết là gốc từ tiếng
Khmer:
Ví dụ: Gốc của tiếng Sadec là Phsar-Deck. Vĩnh Long là Long
Hor, Châu Đốc là Meàth Chrouk, có nghĩa là cai mõm heo, Gò Công là tên mới của
đất Xuy Lạp xưa của Miên, Srok Kh’ leang là Sóc Trăng, Po-Loenh (cây đa
cao) là Bạc Liêu…
Lịch sử:
Vùng nầy xưa thuộc “Vương Quốc Phù Nam”, là một “đế quốc” rộng
lớn, lãnh thổ bao gồm toàn bộ miền châu thổ sông Cửu Long, nước Chân Lạp và Nam
Lào bây giờ, qua tới lãnh thổ Thái Lan, giáp với Mã Lai.
Vương quốc Phù Nam xuất hiện vào thời đầu Công Nguyên và tan
rã vào thế kỷ thứ 7. Lúc nầy, Vương Quốc Chân Lạp trở nên giàu mạnh, đánh đổ
Vương Quốc Phù Nam và chiếm lãnh thổ của nước Phù Nam cũ. Đến thế kỷ thứ 8, nước
Chân Lạp bị chia làm hai: Lục Chân Lạp là vùng đất Miên ngày nay và Thủy Chân Lạp
được coi như là vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam bây giờ. Đến thế kỷ
18, vua Chân Lạp đem vùng đất Tầm Phong Long, lãnh thổ cũ của Phù Nam xưa kia,
dâng cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Tầm Phong Long trở thành lãnh thổ nước ta.
Theo sử cũ, năm 1756, – sau khi mấy ông vua Chân Lạp tranh
ngai vàng với nhau – , thì Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ (con của
Mặc Cửu), tâu lên với Chúa Nguyễn xin giúp đỡ lấy lại ngôi vua. Mặc Thiên Tích
(tên khác của Mạc Thiên Tứ) đưa Nặc Tôn về xứ Miên làm vua. Để trả ơn, Nặc Tôn
dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn.
Đến thời Tây Sơn, vùng đất Tầm Phong Long là một chiến trường
đẫm máu nhất trong suốt 25 năm Nguyễn Ánh đánh nhau với nhà Tây Sơn.
Khi Pháp xâm lăng nước ta, mặc dù nhờ có ông Phan Thanh Giản
uống thuốc độc tự tử để tránh cho dân những nỗi điêu linh, nhưng vẫn có những
cuộc khởi nghĩa khác, của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Khoa Huân, của
Bảy Thưa…
Sau khi các cuộc khởi nghĩa chống Pháp bị dẹp tan, hòa bình
kéo dài chưa được bao lâu thì xảy ra “Nam Bộ Kháng Chiến” năm 1945, chống Thực
Dân Pháp xâm lăng nước ta một lần nữa. Hiệp định Genève đem lại hòa bình chưa
được 5 năm thì lại xảy ra “Đồng Khởi” năm 1960. Trên thực tế, “đội quân tóc
dài” chỉ là hoạt động khởi đầu cho công việc “xâm lăng miền Nam” của Cộng Sản Bắc
Việt, người miền Bắc đánh người miền Nam để thực hiện tham vọng của những lãnh
tụ Cộng Sản ở Bắc Bộ phủ.
Chúng ta không rõ lịch sử về Vương Quốc Phù Nam, kéo dài từ đầu
Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7, cũng như lịch sử “Đế Quốc Khmer từ khi Phù Nam sụp
đổ đến khi Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn vào thế kỷ 18, nhưng
từ khi vùng đất nầy trở thành lãnh thổ nước ta, chưa bao giờ được yên ổn hòa
bình trong khoảng thời gian một thiên niên kỷ.
Những cái mốc lịch sử quan trọng có thể kể ra như sau:
-1757: Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn.
-1777: Chúa Nguyễn bị nhà Tây Sơn lật đổ, Nguyễn Ánh chạy vào
Gia Định: Chiến tranh giữa Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn.
-1857: Pháp xâm lăng Nam Bộ
-1945: Nam Bộ Kháng Chiến.
-1960: Đồng Khởi. Bắc Việt xâm lăng miền Nam.
Văn Minh Óc-Eo
Óc-Eo không phải là thủ phủ của Vương Quốc Phù Nam, mà đó là
một hải cảng lớn, nối liền viêc giao thương của nước nầy với các quốc gia Đông
Nam Á vào thời kỳ ấy. Di tích cua hải cảng nầy còn để lại ở vùng Ba-Thê – thị
trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay. (2 và 3)
Đồng tháp mười
Đồng Tháp Mười là một vùng đất trũng thấp của Đồng Bằng Sông
Cửu Long trong địa giới ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Đây là vùng đất
bồi của Tiền Giang và sông Vàm Cỏ chưa hoàn chỉnh nên việc canh nông chưa phát
triển toàn diện được.
Về danh xưng, tháp mười có hai nghĩa: Tháp mười tầng hoặc
tháp thứ mười. Hiểu theo cách thứ nhất, năm 1958, thời tổng thống Ngô Đình Diệm
đã cho xây một cái tháp 10 tầng cao 42, nhưng chiến tranh đã tàn phá. Theo cách
hiểu thứ hay thì vua Jayavarman VII (1181-1218) của nước Chân Lạp cho xây 102 bệnh
viện trong toàn vương quốc, xây thêm nhiều tháp đẻ thờ thần Lockecvara của đạo
Bà-La-Môn là thần có khả năng trị bệnh cho người. Tháp Mười, theo ý nghĩa đó là
ngôi tháp thứ mười (4)
Trận dịch tả ở Cái Tàu Thượng và hậu quả:
Trong lịch sử, người ta thấy có những vùng thường xảy ra nhiều
biến động: Chiến tranh, loạn lạc, thiên tai… đem lại những hậu quả tai hại to lớn
và lâu dài, khó có thể tiên đoán được.
Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng vậy. Cuối thế kỷ 19, vùng Cái
Tàu Thượng, tả ngạn sông Hậu, xảy ra một trận dịch lớn, hàng ngàn, hàng vạn người
chết vì dịch, “chó không sủa, gà không gáy”. Trận dịch kéo dài cả năm, người chết
không kịp chôn, dân chúng bỏ đi tứ tán.
Bấy giờ có ông Đoàn Minh Huyên đến chữa bệnh giúp cho dân.
Ông chỉ dùng tàn nhang, tro giấy, cầu nguyện Phật tổ mà đẩy lui được bệnh, đem
lại đời sống yên lành cho dân chúng.
Dân chúng biết ơn, tôn ông là “Đức Phật Thầy Tây An”. Ông là
một nhà cải cách tôn giáo, “Bửu Sơn Kỳ Hương”, là nguồn gốc của “Phật Giáo Hòa
Hảo” của ông Huỳnh Phú Sổ, là một tôn giáo lớn ở Miền Tây Nam Bộ. “Đức Phật Thầy
Tây An” cũng là một người yêu nước, phát triển kinh tế bằng cách thành lập các
“Trại Ruộng”, đi trước chương trình Dinh Điền, khu Trù Mật của tổng thống Ngô
Đình Diệm hàng trăm năm. Các “Trại Ruộng” của Đức Phật Thầy vừa có nhiệm vụ
kinh tế vừa có nhiệm vụ an ninh, bởi vì trong công cuộc chống Pháp xâm lược,
các Trại Ruộng của Đức Phật Thầy là những căn cứ chống Pháp vững chắc và lâu bền,
khiến bọn Thực Dân Pháp lo sợ cho đốt phá hết các Trại Ruộng ngày trước, nay chỉ
còn Trại Ruộng Láng Linh ở làng Thạnh Mỹ Tây, tỉnh Châu Đốc (cũ).
Kết:
Trở lại câu chuyện cửa Ba-Thắc nay đã bị lấp, Cửu Long thành
Bát Long, là sự kiện bắt đầu từ đầu thập niên 1960, sau khi Việt Cộng Đồng Khởi
ở quận Mỏ Cày, tinh Bến Tre và tiếp sau đó bao nhiêu trận chiến tang tóc xảy ra
cho đồng bào Miền Nam.
Ngày nay, nhờ hòa bình, đời sống dân chúng có khá giả hơn, hy
vọng tương lai có nhiều phát triển, vững chắc, nhưng nghĩ tới con sông bị lấp,
người có lòng với quê hương, đồng bào không khỏi băn khoăn.
Người theo Chúa, tin Chúa sẽ đem lại “Bình an dưới thế cho
người thiện tâm”. Người theo Phật thì tin vào “Nhơn/ Quả: một dân tộc hiền hòa,
một đất nước hiền hòa sẽ đem lại an lạc cho mọi người. Người tin vào phong thủy
thì tin vào ai để những gì điêu linh không còn xảy ra nữa.
Trong viễn tượng đó, tôi chỉ có tấm lòng yêu quê hương trước
một “điềm trời” không biết lành hay dữ sẽ xảy ra trong tương lai như thế
nào???!!!
đầu tháng 5/ 2020
Hoànglonghải
(1)/Tên thật là Võ Nghiễm, không có chữ lót là “Quang”. Có thể
mấy tên nịnh hót thêm vào cho “văn vẻ” nhà quan. Ông Võ Nguyên Giáp, khi còn đi
học tên là Võ Giáp – Đọc theo tiếng Quảng Bình là Vọ Dạp – theo cách đặt tên hồi
ấy: Giáp, Ất, Bính, Đinh… Sau nầy, theo Việt Cộng, ông Giáp thêm chữ lót là
Nguyên – Nguyên Giáp, là Giáp chưa bị đâm thủng, còn nguyên. Chỉ sau 1975, mới
bị Lê Duẫn, Lê Đức Thọ đâm cho tanh bành.
(2)/Thoại Sơn: lấy tên ông Nguyễn Văn Thoại (còn gọi là Thoại
Ngọc Hầu) đặt tên cho núi.
(3)/Anh Lê Khắc Thiệu người cùng trại tù với tôi ở Xuân Lộc nói
với tôi: Nhà anh gần Óc Eo. Trước 1975, có một gia đình trong xóm tôi có khu vườn
không trồng trọt gì được. Sau tìm ra phần dưới mặt đất của vườn là một lớp vỏ
sò dày lưu niên. Một công ty Nhật ở Saigon biết việc nầy, đến mua độc quyền lớp
vỏ sò, trả cho chủ nhân mấy triệu bạc thời kỳ đó. Tôi đoán chừng vùng nầy thời
xưa lắm là bờ biển.
(4)/Trong chiến tranh, ở Đồng Tháp Mười, quân đội Mỹ xử dụng
một loại xuồng máy chạy như bay trên mặt nước, bằng cánh quạt đặt cao phía sau
đuôi xuồng, không gắn dưới mặt nước. Đây cũng là một loại “xuồng bay”, phát
sinh từ chiến tranh Việt Nam, giống như Thiết Vận Xa M-113 vậy./
Phụ lục 1:
“Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại:
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con
vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy,
như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần
tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn
nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6
thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng
vệ quân sự. Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở
vây quanh với bốn vạn căn nhà. Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý,
đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau
này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối
vùng đất long mạch nước ta.
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại
La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật
lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy
theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873). Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết
định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất
thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy
đem về cho trẫm xem”.
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi,
xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì
đều yểm cả. Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là
chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.
Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng,
đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam. Vì thế, sau nhiều
ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy
địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm
và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.
La Quý nối chỗ đứt long mạch
Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy
thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy
là ngài La Quý phá tan.
Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du
phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền
khai ngộ. Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là
lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc
phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền
pháp là Thiền Ông đến căn dặn: “Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch,
dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên
đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta
đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa”.
“Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây
bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để
trấn an và nối liền những chỗ đứt trong vùng đất long mạch, mục đích để đời sau
sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công
Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được
thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại
hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam… Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng
đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.
Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi
khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết
sách địa lý lưu truyền đến nay. Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không
những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.
Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ, cũng như việc tìm vùng đất long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn
nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch:
Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn
hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn
Mạch âm phần dùng chôn cất.
(trích huyenbi.net)
Phụ lục 2:
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy) (1807-1856) còn có tên
là Đoàn Văn Huyên là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, thường được
các tín đồ và người dân vùng miền này gọi tôn ông “Phật Thầy Tây An”. Ngoài vai
trò là một nhà cải cách Phật giáo, một danh y giỏi về thuốc nam, ông còn là một
nhà yêu nước, nhà dinh điền lớn, đã có công khai hoang vùng đất Tây Nam tổ quốc.
Phật Thầy sinh vào giờ ngọ ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão
(1807), nhằm năm Gia Long thứ sáu. Ông quê làng Tòng Sơn, tổng Vĩnh Trinh, huyện
Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Nay thuộc xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp. Tổ phụ tên họ là gì ngày nay không ai biết được. Chỉ biết
trong thân tộc Ngài, còn có hai người anh em chú- bác là Đoàn Văn Điểu và Đoàn
Văn Viên. Về sau, khi hai ông này mất, cũng không còn ai thấy hậu duệ của Ngài
đâu nữa.
Thực ra, về gia thế của Phật Thầy đến nay khó mà biết đích
xác được, cuộc đời của Ngài là cả một huyền thoại giữa hư và thật, căn cứ vào sấm
truyền thì trước khi Ngài trở về Tòng Sơn và An Giang (1849), từ năm Giáp Thìn
(1844) đã xuất hiện tại Gò Công, rồn vân du đến Mỏ Cày (Bến Tre), tiếp đến là Cần
Thạnh xã Tân Tạo (huyện Bình Chánh), cuối cùng dừng chân ở miền Thất Sơn (An
Giang). Như vậy, Phật Thầy chu du khắp cả Nam Kỳ lục tỉnh.
Đoàn Minh Huyên sinh ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mão – 1807, nhằm
ngày 14/11/1807 dương lịch, tại làng Tòng Sơn, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An,
phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thanh (1) , nay là xã Mỹ An Hưng ‘A’, Huyện Lấp Vò, Tỉnh
Đồng Tháp.
Thưở nhỏ, Đoàn Minh Huyên sống, sinh hoạt như thế nào? Học
hành ra sao? Cha mẹ ông là ai … không ai biết, không có tài liệu nào ghi chép.
Lớn lên Đoàn Minh Huyên rời quê quán, có lẻ là đi tu hành. Hình bóng của ông đã
bị vùi lấp trong ký ức của mọi người cùng thời nơi nguyên quán. Qua sấm giảng
truyền lại, năm 1844, ông đã xuất hiện tại Gò Công. Sau đó ông vân du qua các xứ
Mõ Cày, Bến Tre, Cần Chông, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá và miền Thất
Sơn…
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu, đầu năm Kỷ Dậu – 1849, Phật
thầy Đoàn Minh Huyên xuất hiện tại làng Tòng Sơn. Lúc bấy giờ, tại Tòng Sơn
cũng như nhiều vùng khác thuộc miền Hậu Giang lúc đó đang có dịch bệnh rất nặng.
Ông bèn ra tay trị bệnh, dập dịch cứu người. Từ Tòng Sơn ông đến Trà Bư – Cái
Nai (cách đình Tòng Sơn khoảng 10km, nay thuộc ấp An Bình, xã Hội An, huyên Chợ
Mới), rồi đến Xẻo Môn (nay thuộc xã Long Điền B, huyện Chợ Mới), cuối cùng ông
dựng trại đơn sơ ở cốc Ông Đạo Kiến (nay là Tây An cổ tự, thuộc xã Long Giang,
huyện Chợ Mới).
Tại cốc Ông Đạo Kiến, vào mùa thu năm 1849, Phật Thầy vừa trị
bệnh, dập dịch cứu người, vừa tuyên truyền, dạy cho dân một cách tu mới. Đoàn
Minh Huyên giảng giải cách tu này, cũng “học Phật – tu nhân”, nhưng đơn giản
hóa nghi thức tu hành, chỉ thờ một Trần Điều (tấm vải đỏ) treo trước chánh điện,
thể hiện tấm lòng từ bi, bác ái, đoàn kết, yêu mến đồng bào, nhân loại. Không
có chuông, mõ, không thờ tượng cốt phật, không cần phải, ăn chay, xuống tóc…
Người quy y được phát cho một “lòng phái” bằng giấy vàng có ấn triện bốn chữ “Bửu
Sơn Kỳ Hương”.
Nhờ tài trị bệnh cứu người, lý thuyết về tu hành của Phật Thầy
đơn giản, xiểng dương “học Phật – tu nhân”. “Học Phật” nghĩa là học tập
rèn luyện theo trí tuệ giác ngộ, lòng từ bi hỷ xả và tùy duyên hóa độ của Phật.
“Tu nhân” nghĩa là sửa mình để làm người tốt, người lương thiện. Người tu chỉ
phải thực hành theo “Tứ ân” (ân tổ tiên-cha mẹ; ân quốc vương–thủy thổ; ân tam
bảo (phật, pháp, tăng); ân đồng bào- nhân loại), … phù hợp với hoàn cảnh và tâm
lý người nông dân Nam bộ lúc bấy giờ, vốn ít học, cuộc sống ở vùng đất mới tuy
có thoải mái nhưng vừa trải qua loạn lạc, chiến tranh với Xiêm La, lại xảy ra dịch
bệnh, rất khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, có sự bế tắc trong đời sống tinh thần…
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đã được người dân An Giang tin tưởng, theo về rất
đông. Như vậy, Phật Thầy đã khai sáng một tôn giáo mới đầu tiên ở Nam bộ, Đạo Bửu
Sơn Kỳ Hương. Đây là một tôn giáo nội sinh, có giáo lý xuất phát từ văn hóa tín
ngưỡng, phong tục tập quán bản địa Việt Nam. Ông được mọi người tôn vinh như một
vị hoạt Phật (Phật sống) và tôn xưng là Phật Thầy.
Uy tín, đạo đức của Phật Thầy lan rộng nhanh chóng, pháp môn
tu hành của Ông hướng dẫn tín đồ khác thường, chẳng bao lâu đã làm cho chính
quyền huyện, tỉnh nghi ngờ, sợ có ý đồ khởi loạn. Phật Thầy bị triệu tập về
Châu Đốc. Lúc này là cuối năm 1849. Sau khi điều tra, thử thách, thấy không có
lý do để giam giữ Ông, chính quyền tỉnh An Giang chỉ định Phật Thầy cư trú và
tu hành tại chùa Tây An ở Núi Sam.
Chùa Tây An là ngôi chùa được Tổng đốc An- Hà Doãn Uẩn xây dựng
từ năm 1847, tại Núi Sam – Châu Đốc, đang được Thiền sư Hải Tịnh trụ trì, theo
Thiền phái Lâm Tế, đời thứ 37. Thiền sư Hải Tịnh tục danh là Nguyễn Văn Giác,
sinh năm 1788, viên tịch năm 1875. Thiền sư từng được vua Minh Mạng mời ra trụ
trì tại chùa Thiên Mụ – Huế và được phong là Tăng cang. Tại chùa Tây An, Phật
Thầy phải xuống tóc, quy y theo Thiền phái Lâm tế, pháp danh là Pháp Tạng, đời
thứ 38, đạo hiệu là Giác Linh. Có lẽ thuyết phục được Thiền sư Hải Tịnh, những
tháng ngày ở chùa Tây An, Phật Thầy vẫn tiếp tục trị bệnh cho bá tánh, phổ truyền
giáo pháp, thu nhận nhiều đệ tử, tín đồ, mở rộng việc cấp lòng phái Bửu Sơn Kỳ
Hương.
Tuy chỉ là tu sĩ và ở chùa Tây An chỉ có gần 6 năm ngắn ngủi,
nhưng Phật Thầy đã hoạt động tích cực phổ truyền giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương, khai
hoang, lập trại ruộng và nhiều hoạt động khác, Ông được người dân trong vùng
tôn xưng là Phật Thầy Tây An.
Phật Thầy Đoàn Minh Huyên viên tịch ngày 12 tháng 8 năm Bính
Thìn- 1856 (nhằm ngày 10/9/1856 dương lịch), hưởng dương 50 tuổi. Phần mộ của
Ông hiện nay nằm tại chùa Tây An, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc.
Sự nghiệp của Phật Thầy:
a) Trong quá trình tu học, chắc chắn Phật Thầy đã học được y lý và khả năng sử dụng thuốc Đông y. Do vậy, đầu năm 1849, khi Ông về tới làng Tòng Sơn thì dịch bệnh bùng phát dữ dội. Ông không đồng ý với chức việc làng về việc giết heo, gà để cúng “tống gió”. Đoàn Minh Huyên cho rằng đây là việc làm đầy mê tín dị đoan. Ông đã ra tay dập dịch, trị bệnh, cứu người.
a) Trong quá trình tu học, chắc chắn Phật Thầy đã học được y lý và khả năng sử dụng thuốc Đông y. Do vậy, đầu năm 1849, khi Ông về tới làng Tòng Sơn thì dịch bệnh bùng phát dữ dội. Ông không đồng ý với chức việc làng về việc giết heo, gà để cúng “tống gió”. Đoàn Minh Huyên cho rằng đây là việc làm đầy mê tín dị đoan. Ông đã ra tay dập dịch, trị bệnh, cứu người.
Theo truyền thuyết, Ông chỉ sử dụng nước lã, tro nhang cho
người bệnh uống và hoa tươi để cúng Phật. Thế là hết bệnh.
Trận dịch đầu năm 1849 là trận dịch lớn, làm chết hàng chục
ngàn người dân. Nhờ trị được bệnh, ngăn chặn được dịch, Phật Thầy mới được dân
chúng tín nhiệm, tin tưởng. Đó chính là cơ hội để Phật Thầy phổ truyền giáo lý
mới, cách tu mới và tôn giáo mới… và được dân chúng nghe theo. Song quan trọng
hơn là giáo lý đạo Bửu Sơn Kỳ Hương xiển dương “học Phật – tu nhân”, đề cao thực
hành “Tứ Ân”, đơn giản hóa nghi thức thờ tự, không xuống tóc, cạo râu, có thể
cưới vợ, có con,… phù hợp với đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống của lưu dân khai
hoang mở cõi ở vùng đất mới. Có thể nói, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên là một thầy
thuốc Đông y rất giỏi, và có tài trị bệnh, dập dịch cứu người. Chính nghề thuốc
giỏi đã hỗ trợ cho Ông rất lớn đến việc thu phục nhân tâm, phổ truyền giáo lý đạo
Bửu Sơn Kỳ Hương phát triển và tồn tại đến hôm nay.
b) Ngoài vai trò một tu sĩ, có tài trị bệnh, Phật Thầy còn là
một người yêu nước, một nhà dinh điền, có công lớn trong công cuộc vận động, hướng
dẫn nhân dân khai hoang, lập ấp. Từ cuối năm 1851, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên đã
cử một số đệ tử, hướng dẫn từng nhóm tín đồ, đi nhiều hướng, đến nhiều vùng đất
xa xôi hẻo lánh để khẩn hoang, lập trại ruộng. Đây là việc làm đầy ý nghĩa nhân
văn, vị “nhân sinh”. Ông muốn tạo điều kiện cho tín đồ là những nông dân nghèo,
khẩn hoang để có ruộng cày, có cuộc sống khá hơn. Tín đồ vừa “học Phật – tu
nhân”, vừa lao động sản xuất, tự túc lương thực, không phải nhờ vào người khác.
– Đoàn thứ nhất tiến vào Thất Sơn, chọn địa điểm khai phá dưới
chân núi Két. Đoàn này chia làm hai nhóm nhỏ, một nhóm do cụ Bùi Văn Thân (tức
Tăng Chủ Bùi Thiền Sư) hướng dẫn, nhóm còn lại được chỉ đạo bởi cụ Bùi Văn Tây
(tức Đình Tây). Tại đây, đoàn đã khai phá và thành lập được các trại ruộng Hưng
Thới và Xuân Sơn, hình thành 2 làng Hưng Thới và Xuân Sơn (nay là xã Thới Sơn,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), xây dựng đình Thới Sơn. Sau này, 2 trại ruộng
được tín đồ tu bổ thành 2 ngôi chùa: chùa Phước Điền và chùa Thới Sơn (còn gọi
là chùa Lâm Vồ hay chùa Phật). Tiếng là chùa nhưng thờ Trần Điều, không thờ cốt
Phật, không chuông mõ.
– Đoàn thứ hai đặt dưới sự chỉ huy của Quản cơ Trần Văn Thành
(Đức Cố Quản) đến Láng Linh – nơi tiếp giáp với rừng Bãi Thưa, được xem là vùng
nê địa, mùa nước thì mênh mông như biển, mùa khô hạn thì đất nứt chân chim, là
nơi thanh tịnh cho những người thích ẩn cư. Tại đây, đoàn đã khai phá được một
diện tích khá lớn, thành lập trại ruộng mang tên Bửu Hương Các (nay là xã Thạnh
Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
– Đoàn thứ ba do ông Đặng Văn Ngoạn (Đạo Ngoạn) chỉ huy, khai
hoang vùng Đồng Tháp Mười, ở khu vực rạch Trà Bông, sông Cần Lố, rạch Ông Bường;
xây dựng một ngôi chùa ở rạch Trà Bông (chùa Ông Chín), nay thuộc xã Nhị Mỹ,
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
– Đoàn thứ tư do ông Nguyễn Văn Xuyến (Đạo Xuyến) chỉ huy,
khai hoang khu vực Cái Dầu, lập chùa Long Thới (nay thuộc xã Bình Long và thị
trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Nhờ niềm tin tôn giáo, tín đồ vượt qua mọi khó khăn, khổ cực,
nguy hiểm, bệnh tật, thú dữ, kiên cường đoàn kết, bám trụ và khẩn hoang, biến
những vùng nê địa, đầm lầy, rừng rậm hoang vu, trở thành những vùng đất thuộc,
màu mỡ, dựng lên làng mạc dân cư đông đúc, cùng nhau gìn giữ bảo vệ vùng đất địa
đầu tổ quốc lắm gian khó này. Bên cạnh, Phật Thầy Đoàn Minh Huyên còn chủ xướng
đào kinh xẻ rạch, chuyên cần cày cấy, tạo dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp cho
tín đồ.
Cùng với việc khẩn hoang lập làng, Phật Thầy còn giao cho Quản
cơ Trần Văn Thành tiến hành cắm 5 cây thẻ ở 5 điểm theo dịch đồ “Ngũ long trấn
phuc” bao bọc xung quanh vùng Thất Sơn. Hiện nay vẫn còn các di tích như sau:
+ Bắc Phương Hắc đế (Ngã Bát, rạch Cái Dầu, xã Vĩnh Thạnh
Trung, huyện Châu Phú, An Giang.
+ Đông Phương Thanh đế (xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, An
Giang).
+ Tây Phương Bạch đế (chùa Bài Bài, xã Vĩnh Tế, Tp Châu Đốc).
+ Nam Phương Xích đế (Giồng Cát, Kiên Giang).
+ Trung ương Huỳnh đế (phía trước núi Cấm, Tú Tề, Tịnh Biên),
chưa xác định địa điểm.
Năm cây thẻ trên đây đều bằng gỗ lào táo rất nặng, đầu tiện
búp sơn hình hoa sen, có khắc chữ nho. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về mục
đích cắm thẻ: nhằm “phá ếm” của người Trung Hoa hay xác định vị trí của Hội
Long Hoa,…
Rõ ràng, Đoàn Minh Huyên là một tu sĩ nhập thế, vừa là một
người yêu nước, thương dân đồng thời là một nhà doanh điền tài ba. Ông đã khai
sáng một tôn giáo bản địa đầu tiên ở Nam Bộ, mượn học thuyết “Tứ Ân”, xiển
dương “học Phật – tu nhân”, nhưng sửa đổi cách tu hành, tu mà không cần xây dựng
chùa, đúc tượng mà hãy hướng đến việc khai hoang, lập ấp, tích cực tham gia sản
xuất, coi nông trại như chùa chiền. Các đại đệ tử của Phật thầy vừa là các ông
đạo truyền giáo, vừa là thủ lĩnh của trại ruộng./.
Nguồn : https://quanvan.net/
No comments:
Post a Comment