(Mekong River region on
more minds)
Thitinan Pongsudhirak –
Bình Yên Đông lược dịch
Bangkok Post – 6 December 2019
Cồn cát có thể nhìn thấy ở nhiều nơi trên sông Mekong ở
Nakhon Phanom
khi mực nước xuống rất thấp. [Ảnh: Pattanapong Sripiachai]
khi mực nước xuống rất thấp. [Ảnh: Pattanapong Sripiachai]
Khi Việt Nam đang sẵn sàng để làm chủ tịch luân phiên của
ASEAN [Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ĐNA))] vào tháng 1 năm 2020, chánh sách ngoại giao ưu tiên đứng hàng thứ nhì
sau Biển Đông được cho là khu vực Mekong.
Trong khi Biển Đông, nơi có trên 1/3 tàu bè trên thế giới qua lại, được
xem là mối quan tâm chung của ASEAN, khu vực Mekong được giao khoán cho 5 quốc
gia duyên hà ở lục địa ĐNA để đối phó với các đập thủy điện của Trung Hoa ở
thượng lưu khiến cho hạn hán trở nên thường xuyên và lượng cá sụt giảm ở các
cộng đồng hạ lưu, đặc biệt ở Cambodia và Việt Nam.
Nếu Việt Nam là chủ tịch của ASEAN, Mekong có thể sớm trở nên
một vấn đề của ASEAN, cho phép 5 quốc gia duyên hà có thêm lực bẫy để vật lộn
với sự tham lam nước đơn phương của Trung Hoa ở thượng lưu. Lần lượt, nếu ASEAN có thể cùng tập họp phía
sau Biển Đông và Sông Mekong, tổ chức khu vực với 10 thành viên có thể có thế
lực hơn để thương lượng với Trung Hoa, đặc biệt nếu tranh thủ được sự tham gia
của các tay chơi quan trọng khác như Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Với thế lực toàn cầu và động lực vùng đang thay đổi ở Á Châu,
lục địa ĐNA giáp ranh và gần gũi với khu vực Mekong – cái có thể gọi là “lục
địa Mekong” – đã trỗi dậy như một không gian khác biệt của việc phát triển kinh
tế đầy hứa hẹn, chia sẻ tài nguyên, và trau dồi khả năng đòi hỏi một sự hợp tác
chặt chẽ hơn giữa các phe có liên hệ.
Mặc dù với nguồn nước bao la và sự cần thiết để hợp tác chia sẻ tài
nguyên giữa các quốc gia duyên hà, lục địa Mekong có một khuôn khổ quản trị khu
vực lỏng lẻo và không có ràng buộc pháp lý, xoay quanh Đại Phân vùng Mekong
(Greater Mekong Subregion (GMS)) từ đầu thập niên 1990s.
“Thế hệ thứ nhất” của sự hợp tác khu vực Mekong nầy nẫy sinh
ra một số thỏa ước hợp tác, tiêu biểu là Thỏa ước Mekong (Mekong Agreement
(MA)) và Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) cùng với Viện Mekong
(Mekong Institute (MI)). Mục đích chung
là làm mạnh mẽ và dễ dàng cho sự phát triển và tăng trưởng khả chấp của các
quốc gia lục địa Mekong, gồm có Cambodia, Trung Hoa, Lào, Myanmar, Thái Lan, và
Việt Nam, mặc dù Trung Hoa và Myanmar chỉ là quan sát viên ở MRC.
Gần 3 thập niên sau, khi các nền kinh tế của lục địa ĐNA bành
trướng mạnh qua mậu dịch rộng rãi, đầu tư và động lực tăng trưởng ở ASEAN,
không gian Mekong trở nên hấp dẫn hơn.
Trong phạm vi của GMS bao gồm các tỉnh Yunnan (Vân Nam) và Guangxi (Quảng
Tây), khu vực nầy hiện nay cung cấp một thị trường với trên 350 triệu người và
một GDP trên 1.200 tỉ USD, một tiềm năng đang lên đáng kể. Việc nối kết hạ tầng cở sở của GMS đem lại hệ
thống đường sá và xa lộ, từ bắc xuống nam và từ đông sang tây, đi qua toàn thể
lục địa ĐNA từ Kunming (Côn Minh) ở Yunnan đến tây nam Thái Lan và từ đông nam
Myanmar đến miền trung Việt Nam. Điều
đang thiếu trong việc phát triển hạ tầng cơ sở khu vực là đường sắt. Mặt đi xuống của việc phát triển khu vực
Mekong là việc sử dụng nước không cân đối giữa các quốc gia ở thượng và hạ lưu.
Mặc dù các phương tiện của thế hệ thứ nhất từ GMS đến MA và
MRC đã đóng góp rất lớn trong thời gian vừa qua, việc thay đổi địa chánh trị và
phát triển kinh tế gần đây đã thách thức vai trò, ích lợi và hiệu năng của
những tổ chức nầy. Rõ ràng, cần có nhu
cầu lớn hơn trong việc hợp tác khu vực để theo kịp với việc gia tăng sử dụng
tài nguyên trong khu vực Mekong.
Trường hợp cá biệt, việc phát triển kinh tế nhanh chóng của
Trung Hoa gây nguy hiểm cho các đường hướng và cơ chế mới trong việc thúc đẩy
hợp tác khu vực. Quan trọng nhất trong
số đó là Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)), được thành
lập vào năm 2015. Trong suốt vài năm
qua, LMC đã tổ chức 2 Hội nghị Thượng đỉnh vào năm 2016 và 2018. LMC đã được đưa ra và đẩy mạnh như phương
tiện hợp tác “thế hệ thứ hai” quan trọng nhất cho lục địa Mekong.
Gần đây hơn, Thái lan vừa hồi sinh Chiến lược Hợp tác Kinh tế
Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (Ayeyawady-Chao Praya-Mekong Economic Cooperation
Strategy (ACMECS)), được phát động đầu tiên trong năm 2003, gồm có tất cả các
quốc gia lục địa ĐNA nhưng không có Trung Hoa.
ACMECS được chú ý nhiều hơn vì nó cung cấp một giải pháp thay thế cho
LMC của Trung Hoa.
Mặt khác, LMC, được sự ủng hộ của Sáng kiến Vành đai và Con
đường (Belt and Road Initiative (BRI)) của Trung Hoa, với viễn kiến Hành lang
Kinh tế Bán đảo Trung Hoa-Đông Dương-Trung Hoa (China-Indo-China Peninsula
Economic Corridor (CICPEC)). Việc phát
triển đường sắt của nước nầy đang diễn ra ở Lào, nối Kunming với Vientiane (Vạn
Tượng) trên bờ sông Mekong. Một tuyến
đường sắt từ Vientiane qua Thái lan về phía nam đến Malaysia và Singapore nằm
trong kế hoạch hạ tầng cơ sở của BRI.
Kết quả là lục địa Mekong đã trở thành một bức tranh ghép hình (jigsaw)
cho việc sử dụng nguồn tài nguyên chung và phát triển hạ tầng cơ sở. Cái gì có thể là khuôn khổ luật lệ, mẫu mực,
và quản trị để hình thành giai đoạn tiếp theo của sự hợp tác khu vực giữa các
phe có liên hệ vẫn còn trong vòng tranh cãi.
Và sự tương hợp giữa các khuôn khổ hợp tác như MRC và LMC cũng như thế.
Về phần mình, với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam chọn chủ
đề “ASEAN gắn liền và phản ứng (cohesive and responsive ASEAN).” Nền tảng của chủ đề là 5 ưu tiên góp phần vào
hòa bình và ổn định trong khu vực, khuyến khích nối kết khu vực và ý thức cá
biệt và cộng đồng của ASEAN, khuyến khích đối tác với bên ngoài cho hòa bình và
phát triển khả chấp, và trau dồi khả năng để thích ứng. Thêm vào đó, Việt Nam cũng trở thành hội viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
Hiệp Quốc trong năm 2020, một năm quan trọng đối với một quốc gia đầy hứa hẹn,
đánh dấu kỷ niệm năm thứ 25th gia nhập vào ASEAN.
Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chủ tịch Thái Lan trong năm nay
và thành tựu quan trọng của nước nầy trong việc tiến tới Quan điểm của ASEAN về
Ấn Độ-Thái Bình Dương (ASEAN Outlook on the Indo-Pacific (AOIP)), một tài liệu
dài 5 trang đề cập và thông qua giữa chiến lược Tự do và Rộng mở Ấn Độ-Thái
Bình Dương( Free and Open Indo-Pacific (FOIP)) do Hoa Kỳ dẫn đầu và BRI của
Trung Hoa. Với AOIP làm nền tảng để tiến
đến quan hệ với 2 siêu cường đang ganh đua với nhau, Việt nam có thể tập chú
nhiều hơn vào các ưu tiên tức thời. Nếu
Việt Nam có thể nâng các vấn đề của Mekong lên cùng với Biển Đông vì lực bẫy
nặng nề của Trung Hoa từ các đập ở thượng lưu, đó sẽ là một thành tựu không chỉ
cho Việt Nam mà còn cho toàn thể lục địa Mekong ở phía nam Trung Hoa.
Sơ lược về tác giả
Thitinan Pongsudhirak: Tác giả là phó giáo sư và giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh và
Quốc tế, Khoa Khoa học Chánh trị, Đại học Chulalongkorn với trên 25 năm giảng
dạy. Ông tốt nghiệp MA về Nghiên cứu
Quốc tế Cao cấp ở Trường John Hopkins và PhD về Kinh tế ở Trường London, nơi
ông đoạt giải nhất về luận án tiến sĩ ở Anh vào năm 2002.
.
No comments:
Post a Comment