(Mekong Nations Promise Cooperation But Skip
Disputes Over Damming The River)
Donald Kirk – Bình Yên Đông lược dịch
Forbes – November 28, 2019
Từ trái sang phải: Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Lãnh
đạo Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha, Tổng thống Nam
Hàn Moon Jae-in, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng kiêm
Ngoại trưởng Prak Sokhom của Cambodia trong Thượng đỉnh Mekong-ROK lần thứ nhất
tại Busan, Nam Hàn ngày 27 tháng 11 năm 2019.
Nam Hàn ôm chặt 5 quốc gia Đông Nam Á dọc theo sông Mekong trong
một kế hoạch có vẻ táo bạo để phát triển dòng sông vì lợi ích của “người dân,
hòa bình và thịnh vượng”, nhưng chứa đựng nhiều nguy hiểm đang đối mặt với sự
hiện hữu của nó.
Vâng, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in tuyên bố “phát triển
Mekong là phát triển Triều Tiên.” Không,
ông và các lãnh đạo của 5 quốc gia Mekong, Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Lào và
Myanmar, chẳng nói một tiếng về các vấn đề đang đe dọa con sông hùng vĩ và hàng
triệu người dựa vào đó để sinh tồn.
Trung Hoa được chú ý không những vì sự vắng mặt trong bất cứ
vai trò nào ở hội nghị Busan mà còn vì sự im lặng của các quốc gia tham dự đối
với Trung Hoa, với sức mạnh và uy thế ảnh hưởng đến tất cả.
Thay vào đó, Moon tìm cách kết nối lợi ích của Nam Hàn với
lợi ích của Mekong bằng “Tuyên ngôn Mekong-Hàn” – ám chỉ sông Hàn ở Nam Hàn với
lưu vực bao phủ hều hết lãnh thổ trước khi đổ ra bờ tây trên biên giới với Bắc
Hàn.
Bản tuyên ngôn, được công bố một ngày sau khi Moon chủ tọa
một “thượng đỉnh” các lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN, Hiệp hội các
Quốc gia ĐNA (Association of Southeast Asian Nations), kêu gọi “hợp tác” trên
mọi mặt từ nông nghiệp đến hạ tầng cơ sở, môi trường và an ninh.
Trong khi Moon tìm kiếm những điểm chung với 5 quốc gia
Mekong, ông và các lãnh đạo khác đã không công nhận công khai, trong khung cảnh
lạc quan của câu chuyện ASEAN, những ẩn ý của việc xây đập trên sông ở thượng
lưu, gần khởi nguồn của nó ở Trung Hoa.
Tổng thống Moon Jae-in, người ngồi thứ hai từ trái, phát biểu
trong Thượng đỉnh Mekong-ROK lần thứ nhất. [Ảnh: AP]
Một cách ngẫu nhiên, Moon và các lãnh đạo khác tham gia trong
tuyên ngôn về Mekong đúng vào ngày công bố một phúc trình quan trọng tóm lược
những vấn đề đang đối mặt với tất cả các quốc gia mà dòng sông chảy qua, đến
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong các tỉnh phía nam của Việt Nam trước khi
đổ ra Biển Đông.
“Đập và Thay đổi Khí hậu Giết Mekong”, chủ đề một phân tích
của Yale Global, bắt đầu với điềm xấu, “Những dòng nước xoáy của Mekong hùng vĩ
ngày nào, chùn lại do hạn hán và càng ngày càng tê liệt vì đập báo hiệu cho một
cuộc khủng hoảng trong việc quản lý nguồn nước chưa từng thấy dọc theo con sông
dài 4,900 km, sông dài nhất ĐNA.”
Phúc trình của Tom Fawthrop, giám đốc của phim tài liệu,
“Giết Mekong từ Đập nầy đến Đập khác (Killing Mekong Dam by Dam),” trích dẫn
Chainarong Setthachua, chuyên viên tài nguyên thiên nhiên của Đại học
Mahasarakham ở Thái Lan, nói thẳng rằng, “Đây là một thảm họa sinh thái tệ hại
nhất trong lịch sử của Mekong… một hồi chuông báo động vang dội cho những nhà
hoạch định chánh sách và lãnh đạo trong khu vực.”
Lãnh đạo các quốc gia Mekong được biết những vấn đề, nhưng vì
họ không muốn làm mất lòng Trung Hoa, ít nhất trong khung cảnh đa phương của
ASEAN, nên chắc họ không nêu lên những tranh cãi chung quanh loạt đập ở Trung
Hoa đang làm chậm dòng chảy của sông.
Lào, Thái Lan và Cambodia cũng xây đập ngăn chận nước chảy vào Việt Nam
qua Cambodia.
Brian Eyler, tác giả của “Những Ngày Cuối cùng của Mekong Hùng
vĩ (The Last Days of the Mighty Mekong),” nhận thấy việc xây tất cả các đập ở
Trung Hoa và Lào là “hàng ngàn vết cắt giết chết Mekong.”
Eyler, giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở
Washington, nhận thấy ảnh hưởng đối với Cambodia nghiêm trọng đặc biệt. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Malis
Tum của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, “Số lượng cá vô cùng thấp đánh được trong năm nay
có thể gây khủng hoảng lương thực lớn ở Cambodia. Vương quốc nầy không có nhiều tài nguyên để
thay thế số lượng cá bị mất bằng các nguồn chất đạm khác. Khủng hoảng có thể kéo dài suốt mùa đông.”
Tuy nhiên, tại Thượng đỉnh ASEAN, những quan tâm như vậy
không được lưu ý. Thay vào đó, Joo
Hyung-chul, một trong các cố vấn kinh tế của Tổng thống Moon, nói rằng thượng
đỉnh đã “có những thành tựu vượt quá mục tiêu và kỳ vọng của chúng ta.” Ông hứa Nam Hàn sẽ “thúc đẩy mạnh mẽ hơn để
hợp tác với các quốc gia ASEAN” dựa trên “nền tảng tin cậy của họ” vào “chánh
sách phía nam mới” của Nam Hàn.
Đối với Moon, Mekong đã tạo nên một cơ hội vô cùng to lớn cho
các hãng kiến tạo và xây cất Nam Hàn muốn có các hợp đồng trong khu vực. Trên căn bản đó, ông thấy “điều kỳ diệu của
sông Hàn” – một từ ngữ thường được dùng để mô tả sự trỗi dậy của Nam Hàn như
một cường quốc kỹ nghệ kể từ Chiến tranh Triều Tiên – như một tiền lệ cho sự
phát triển “năng động” của Mekong.
Trong một cuộc gặp gỡ riêng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc, Moon cũng bỏ qua những vấn đề về Mekong, với các nhánh chảy qua
ĐBSCL đang khô cạn và chết dần.
Ông nói ông hy vọng “nâng cấp sự hợp tác giữa viễn kiến kỹ
nghệ quốc gia của Việt Nam với Chánh sách phía Nam Mới của Nam Hàn lên qui mô
khác” mà không đề cập đến Mekong, chịu đau khổ ít hơn vì sự khai thác bừa bãi
nguồn tài nguyên của nó.
Donald Kirk – Bình Yên Đông lược dịch
No comments:
Post a Comment