Tình
trạng sạt lở, lún sụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ngày một trầm trọng,
và chính quyền nhiều khu vực ven sông hay sát biển phải có các biện pháp khẩn
cấp để đối phó.
Các
tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau gần đây công bố
tình trạng khẩn cấp hoặc che chắn các đoạn dài dọc sông Cửu Long do sạt lở,
truyền thông Việt Nam đưa tin.
Ngoài
biến đổi khí hậu, một nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở là việc xây đập ở
thượng nguồn tại Trung Quốc, Lào và Campuchia, ngăn trầm tích chảy xuống vùng hạ
lưu.
Các
vấn đề trên, cũng như tình trạng nước biển dâng gây ngập mặn và nạo vét lòng
sông quá mức là những thách thức lớn cho Việt Nam, phóng viên về môi trường của
BBC World Service nói.
Thách
thức lớn cho các nước ở đồng bằng sông Cửu Long
Sông
Mekong, có chiều dài 4.350 km, chảy từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc qua
biên giới các nước Myanmar, Lào, Thài Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam,
nơi dòng sông còn được gọi là Cửu Long.
Đồng
bằng sông Mekong là khu vực trồng lúa và cũng là nơi có nghề cá lớn trên thế giới.
Trầm
tích sông Mekong, vốn rất cần thiết để kiểm soát dòng chảy của sông, bị mất mát
rất nhiều do nhu cầu khai thác cát không suy giảm, và một ngành công nghiệp
khai thác cát không được quản lý chặt chẽ.
Mekong,
dòng sông của 60 triệu người
TQ
'sẵn sàng làm sâu sắc lòng tin chính trị giữa các nước '
"Cũng
như khu vực sông Nile ở châu Phi hay sông Hằng ở Ấn Độ, khu vực sông Mekong
hiện nay gặp ba vấn đề nghiêm trọng." phóng viên môi trường của BBC
World Service Navin Singh Khadka bình luận.
"Thứ
nhất, chuyện xây đập ở thượng nguồn sông Mekong và những gì đang diễn ra ở
Trung Quốc, Thái Lan, Lào tiếp tục xây dựng ảnh hưởng đến hạ nguồn.
"Thứ
hai, vấn đề nằm ở chỗ những gì đang diễn ra ngay ở Việt Nam. Nước biển dâng
lên gây ngập mặn, tác động đến các đô thị ven biển cũng như các khu rừng
ngập mặn. Ngay tại sông Mekong còn có một vấn đề nữa là nạo vét lòng sông lấy
cát để xây cất hay làm các công trình xây dựng khác nhau."
"Ngoài
ra thứ ba, chúng ta có vấn đề biến đổi khí hậu cũng rất nghiêm trọng đối với
toàn vùng."
Sông
Mekong là khu vực trồng lúa và cũng là nơi có nghề cá lớn trên thế giới
"Với
Việt Nam, mọi chuyện rất khó"
Tình
trạng sạt lở ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hàng năm và không có xu
hướng cải thiện.
Chỉ
riêng tỉnh Cà Mau, hiện có hơn 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông sạt
lở cần khẩn cấp xử lý. Trong khi đó, tỉnh Long An vừa công bố tình trạng khẩn cấp
với khu vực bờ sông có chiều dài 2,4km.
Là
nước cuối cùng nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề
trước tất cả những gì xảy ra ở thượng nguồn, chẳng hạn Trung Quốc xây đập hay
đổi dòng chảy, nhà báo BBC Navin Singh Khadka nói.
Ngoài
ra, sông Mekong ở Việt Nam chảy ra biển, và khi nước biển dâng lên, và các đợt
bão lớn, rừng ngập mặn đã dần dần biến mất, ông nói thêm.
"Việt
Nam phải chịu cả hai vấn đề này và hậu quả là chúng ta thấy trong những năm
qua đã xảy ra tình trạng di dân.
"Chỉ
trong 10 năm qua, theo số liệu của chính phủ Việt Nam đưa ra, có tới ít nhất
2 triệu người sẽ phải di dời khỏi nơi sinh sống của họ do những tình trạng nói
trên," ông Singh Khadka nói.
Cuộc
sống của người dân các khu vực bên sông Mekong chịu ảnh hưởng nặng nề
(hình
minh họa)
Bình
luận về một giải pháp cho Việt Nam, nhà báo chuyên viết về môi trường của
BBC cho rằng "mọi chuyện rất khó vì các nước thượng nguồn đều có mục tiêu
chính trị kinh tế của họ".
"Ngoài
ra một vấn đề khác mà các nước châu Á đang gặp phải là nguồn điện từ than đá
hiện vẫn đang sử dụng ở mức rất cao. Trong bối cảnh trên thế giới lại có yêu cầu
giảm bớt khí thải từ điện than, thì các quốc gia có thể bù lại bằng điện mặt
trời. Ở Thái Lan đã có dự án như vậy. Nhưng Lào vẫn muốn là một nước sản xuất
thủy điện, là 'ác quy của châu Á'.
Tuy
nhiên ông nói ông cũng "có chút hy vọng" vì đã có một số sáng kiến ở
khu vực châu Á xem xét về tác động trên sông Mekong, chẳng hạn như sáng kiến
Lan Thương - Mekong xanh ở Côn Minh, Trung Quốc.
Một
số ý kiến khác tỏ ý nghi ngờ sự chân thành của Trung Quốc trong các sáng kiến
này.
Niwat
Roykaew, đồng sáng lập tổ chức bảo tồn Chiang Khong (Thái Lan) và Mạng lưới người
Thái thuộc 8 tỉnh Mekong, viết trên Bangkok Post hôm 19/7:
"Xin
hãy hiểu rõ. Các cộng đồng địa phương sông Mekong không hưởng lợi gì từ các đập
nước Lan Thương. Trước khi chúng xuất hiện, nước sông Mekong lên xuống theo
mùa. Thay đổi dòng chảy theo mùa của sông Mekong và hệ sinh thái giàu có và sản
lượng có liên hệ khăng khít. Nguồn tài nguyên phong phú của dòng sông hỗ trợ
cho đời sống và là nguồn sống của con người....
Nhưng
thủy điện Lan Thương đã thay đổi tất cả... Sông Mekong không còn lên xuống theo
mùa hoặc thời tiết. Thay vào đó nó chủ yếu lệ thuộc vào thời điểm khi nào các đập
thủy điện xả nước. Hậu quả là mực nước lên xuống bất thường - không những chỉ
theo mùa mà còn thay đổi hàng ngày - để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng."
Ngoại
trưởng các nước tại cuộc họp Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong
tổ
chức tại Thái Lan tháng 8/2019
Source:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49814409
.
No comments:
Post a Comment