29/05/2018
TTO - Nhiều chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về Đồng bằng
sông Cửu Long đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối dự án ước tính tiêu tốn hơn 8.000 tỉ
đồng trên sông Cái Lớn - Cái Bé (Kiên Giang).
Cửa sông Cái Bé đổ thẳng ra vịnh Rạch
Giá - Ảnh: K.NAM
Tại buổi tham vấn các chuyên gia ở Đồng bằng sông Cửu Long về
quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tổ chức ở TP Cần Thơ
ngày 28-5, nhiều người lo ngại dự án này sẽ "giết chết" Đồng bằng
sông Cửu Long và gây ra những hậu quả không thể có cơ hội sửa sai.
"Mơ hồ" về dự án ngàn tỉ
Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn độc lập của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn cùng Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại VN,
kỹ sư Phạm Chu Đông (chuyên gia công trình thủy lợi) đã trình bày những phát hiện
và nhận định ban đầu dựa trên kết quả rà soát tài liệu thứ cấp và thảo luận với
các chuyên gia của UNDP.
Báo cáo này chỉ ra một số băn khoăn như: mặn xâm nhập ở ĐBSCL
chủ yếu từ biển Đông, nhưng hai cống Cái Lớn - Cái Bé chỉ có thể kiểm soát mặn
từ biển Tây, liệu có khả thi trong việc kiểm soát mặn trong khu vực dự
án?
Một băn khoăn khác là nhu cầu giao thông thủy trên hai sông
Cái Lớn - Cái Bé ngày càng cao, đòi hỏi hai cống phải mở liên tục, do đó sẽ khó
kiểm soát mặn theo yêu cầu.
Tuy nhiên, trong phần "kết luận và kiến nghị", nhóm
tư vấn lại cho rằng "dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là cần thiết",
nhưng phương án xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé là chưa rõ tính khả thi.
Đáng chú ý, tại buổi lấy ý kiến, ông Đặng Kiều Nhân (đại diện
Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL) cho biết những thông tin chứng tỏ ngay cả chủ
đầu tư dự án ngàn tỉ này cũng "rất mơ hồ".
Theo đó, Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn - chủ đầu tư dự án) có hợp đồng với viện này và
dự kiến cuối năm 2017 xong việc lấy thông tin xã hội về dự án.
Thế nhưng có vấn đề là thông tin về dự án không rõ ràng. Việc
trình bày về dự án, mô tả dự án cho người dân hiểu tác động của dự án thế nào
cũng không được đề cập...
Người dân ở đây trên cùng một mảnh ruộng, lúc cần nước mặn,
lúc cần nước ngọt, họ đã sống thuận thiên như vậy cả trăm năm rồi, giờ ngăn lại
làm gì?
TS Dương Văn Ni
TS Dương Văn Ni
Không bệnh mà bắt uống thuốc?
Đó là nghịch lý được thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc
lập về sinh thái ĐBSCL) chỉ ra khi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của
dự án cống Cái Lớn - Cái Bé đưa ra 4 luận điểm cho thấy sự cần thiết cho dự án.
Ông Thiện cho rằng ĐBSCL không hề bị "bệnh" như ĐTM của dự án đề cập.
Thứ nhất, dự án lấy mốc năm 2016 hạn mặn khốc liệt, ông Thiện
cho rằng do năm đó ảnh hưởng của El Nino và chỉ khoảng 90 năm mới có một lần,
còn những năm qua thực tế cho thấy ĐBSCL không bị hạn mặn như vậy nữa.
Vì thế, không thể lấy hạn mặn năm 2016 để coi đó là tình hình
chung của ĐBSCL "rồi làm cống lung tung".
Thứ hai, lý do nước biển dâng, ông Thiện cho rằng "trật
lất", bởi thực tế nước biển dâng chỉ 3mm/năm, trong khi vấn đề nguy hiểm của
ĐBSCL chính là sụt lún do khai thác nước ngầm.
Mà nguyên nhân của việc này chính là do môi trường bị hủy hoại,
sông ngòi bị chặn không chảy được buộc người ta phải khai thác nước ngầm nhiều
hơn.
"Nếu tiếp tục làm thêm cống Cái Lớn - Cái Bé thì nguy cơ
môi trường bị hủy hoại nhiều hơn và nước ngầm lại bị lấy nhiều hơn, dẫn đến sụt
lún càng nặng hơn" - ông Thiện cảnh báo.
Thứ ba, ông Thiện cũng phản đối lấy lý do "đảm bảo an
ninh lương thực" để làm dự án này. Để dẫn chứng, ông Thiện cho biết năm
2016 là năm hạn mặn khốc liệt nhưng VN vẫn xuất khẩu gần 5 triệu tấn gạo (tương
đương 10 triệu tấn lúa) thì không thể nói là an ninh lương thực bị ảnh hưởng
nghiêm trọng được.
Lý do thứ tư để làm cống này là "nguy cơ cạn kiệt nguồn
nước ngọt ở ĐBSCL", ông Thiện cũng "bẻ" và cho rằng không có cơ
sở.
"Đưa ra 4 lý do không có tức là tôi không bị bệnh gì cả
nhưng vẫn bị khiêng vô bệnh viện, cho hội chẩn rồi cho tôi uống thuốc, rồi
tranh luận phải uống thuốc gì. Tôi không bệnh gì cả, cho tôi ra khỏi bệnh viện"
- ông Thiện hài hước.
Nước mặn là tài nguyên, sao lại đẻ ra dự án ngăn mặn?
Tham gia phản biện dự án này, TS Dương Văn Ni (khoa môi trường
và tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ) chỉ ra tinh thần nghị quyết 120 năm
2017 của Chính phủ đã xác định "coi nước mặn là tài nguyên" và đặt
câu hỏi: "Sao bây giờ lại đẻ ra một dự án đồ sộ để ngăn mặn, trong khi dự
án này sẽ làm cả ngàn hộ dân điêu đứng.
Dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau là một bài học (thất bại) nên
phải nhìn nhận để cái đi sau không mắc những sai lầm của cái đi trước".
TS Dương Văn Ni cũng nêu thực tế dự án muốn chuyển vùng bán đảo
Cà Mau thành vùng chuyên nước ngọt, nhưng mặn trong đất vẫn còn.
"Nhìn bản đồ ta biết mũi Cà Mau mỗi năm dài ra mấy chục
mét là do phù sa từ biển mang vào. Đất này bản chất của nó là nền biển, muối
nhiều, sở dĩ canh tác được là nhờ 2.000mm nước mưa mỗi năm. Giờ lấy lý do lúa
chết, rồi đóng cống, ngăn mặn. Nói cần thiết ngăn mặn thì mục tiêu số một là
sai rồi vì có ngăn mặn dưới đất xì lên không?" - ông Ni hỏi.
No comments:
Post a Comment