Trên
các sông rạch miền Tây mấy năm thập niên 1960 có thêm loại ghe tắc ráng cũng rất
thông dụng. Loại ghe này xuất xứ từ địa danh Tắc Ráng (Rạch Giá), sau dần dần
lan rộng ra khắp các vùng khác cũng học cách đóng loại ghe này. Đặc tính của loại
ghe này là lườn ghe bằng, mũi ghe hơi quớt lên và gắn máy đuôi tôm ghe chạy khá
nhanh, nên dân quê ở các vùng này còn gọi ghe tắc ráng là vỏ lãi vì nó lướt
nhanh trên mặt sông như rắn lãi.
Vỏ
tắc ráng chở dừa trên sông Sa Đéc (hình Tô Thẩm Huy)
Chiếc
trẹt đậu dưới dạ cầu bắc ngang kinh Vĩnh An Hà, Tân Châu (Châu Đốc)
(hình Thái
Lý)
Chiếc
xuồng mua ve chai lông vịt bơi ngang chiếc trẹt đang đậu nơi rạch Tân Bình
(Lấp Vò, Sa Đéc)(hình Trần Nhiếp)
(Lấp Vò, Sa Đéc)(hình Trần Nhiếp)
Xuồng
lườn trên đường phố Châu Đốc mùa nước lụt năm 1961.(TSCĐ)
Về việc đóng xuồng ghe, hồi đời trước thịnh nhứt là làng Mỹ Hội Đông, Mỹ Hiệp, Mỹ Luông thuộc An Giang nhiều trại đóng ghe xuồng nổi tiếng; riêng vùng Lấp Vò tại vàm rạch Cái Sơn thuộc xã Bình Thành dân cư vùng này cũng như các làng lân cận ưa tới đây đặt đóng xuồng. Xuống vùng Long Hậu, Lai Vung cũng có nhiều trại đóng xuồng. Hồi mấy năm thập niên 1980-1990, các trại xuồng vùng này ưa lên trên các làng Tân Bình, Hội An Đông, Định Yên … tìm mua sao về để cưa be đóng xuồng và chở xuống vùng thuộc Cà Mau để bán. Loại xuồng mà các trại xuồng đóng sẵn và chở đi bán như vậy thì dân quê thường gọi là “xuồng hàng”, tức là loại xuồng đóng gấp và loại cây dùng làm be xuồng không được tốt, chẳng hạn phải dùng cây sao làm be thì người ta lại dùng cây gáo, cây vên vên làm be thì xuồng xài không bền, dùng qua một vài năm là bỏ vì xuồng sẽ bị hư mục không chấp vá gì được nên bà con có nơi còn gọi “xuồng năm quăng”, tức xài một vài năm là bỏ không còn dùng được.
Xe
lôi chở xuồng đóng sẵn qua bắc Vàm Nao (Chợ Mới) An Giang.(HT)
Xuồng
đóng sẵn chờ chở đi bán tại một trại đóng xuồng miệt Chợ Mới (An Giang)
(hình
Thế Ngọc)
Xuồng
trên sông Sa Đéc (hình Tô Thẩm Huy)
Vỏ
lãi trên vùng Vĩnh Hội Đông, Châu Phú, Châu Đốc
(hình Thái Lý)
Xuồng
lườn bên cạnh chiếc ghe tam bản dùng làm nhà trên kinh Vĩnh Tế, Châu Đốc
(hình
Thái Lý)
Xuồng
ghe đi lại trên kinh Vĩnh Tế (Châu Đốc)(hình Thái Lý)
Thợ
bắt đầu ghim lá be đầu tiên(còn gọi “ghim lô”) khởi đóng ghe xuồng
vùng Mỹ Hiệp-Chợ Mới (An Giang) (hình Thế Ngọc)
vùng Mỹ Hiệp-Chợ Mới (An Giang) (hình Thế Ngọc)
Ghe
tam bản còn đang trên nề của trại đóng xuồng làng Mỹ Hiệp
(Chợ Mới-An Giang) (hình Thế Ngọc)
(Chợ Mới-An Giang) (hình Thế Ngọc)
Xuồng
trét chai và lấp vò vừa xong, chờ đóng sạp (hình Thế Ngọc)
Xuồng
có hình dáng giống xuồng cui miệt Chợ Mới (An- Giang) (hình Thế Ngọc chụp)
Thợ
đang ráp then vào chiếc xuồng vùng Mỹ Hiệp (Chợ Mới-An Giang) (hình Thế Ngọc)
Về
việc đóng xuồng ghe ở miền Tây hồi đời trước như đã nhắc là các trại đóng xuồng
thường lên miệt Long Xuyên, Sa Đéc mua cây sao về cưa be đóng xuồng. Trên thực
tế, một cây sao kể từ khi bắt đầu lượm bông rồi ươn hột và có cây con đem trồng,
nếu gặp đất tốt, thì phải mất ít nhứt khoảng ba chục năm thì cây mới đủ chắc thịt
để dùng vào việc ghe xuồng. Còn việc bán cây sao cho trại đóng xuồng thì cũng
tùy vào thời giá cây mỗi thời kỳ, mà nhứt là tùy theo luật cung cầu nữa. Khi thợ
cần cây nhiều thì giá cây mắt lên, ngược lại có lúc xuồng ghe ế thì cây cũng bị
ế. Nhưng bao giờ cũng vậy, dân miệt quê buôn bán thường hay bị lầm chứ người
mua ít khi nào lầm, nên người bán cây bao giờ cũng bán rẻ mạt dù đôi lúc tưởng
mình bán được giá. Việc bán cây sao như vậy gọi là bán cây đứng, mà thường là
bán cây đứng, ít khi nào mình đốn sẵn cây để bán. Khi thuận mua vừa bán thì thợ
mua cây để lại một ít tiền dằn cọc và hẹn ngày đem ghe xuồng lại đốn cây và chở
về, lúc bấy giờ họ mới trả hết tiền mua cây.
Thông thường các trại xuồng mua nhiều cây tại một vùng và mỗi lần đốn là đốn một lượt luôn thể. Khi cây được hạ nằm xuống xong họ bắt đầu dùng cưa đoạn khúc ra vừa với chiều dài ghe xuồng mà họ dự trù sẽ đóng và phần gốc sao họ cũng đào lên và lấy luôn gốc về để cưa ra dùng làm cong ghe xuồng. Trường hợp gặp mùa cây cối mắt mỏ, cây sao không đủ cung cấp cho thợ đóng xuồng thì các trại xuồng họ mua cây tạp như cây gáo, cây xoài về đóng xuồng hàng để bán cho các miền đang cần xuồng. Lúc bấy giờ xoài gáo gì cũng bán được hổng đợi gì tới sao, dầu. Nói có ván dầu, nhưng cây dầu ít được dùng vì be dầu gặp nước ưa nở ra nên be xuồng ghe dễ bị cong, gặp nắng be ván lại co rút lại nên xuồng ghe dễ bị nứt và vô nước; do vậy, vạn bất đắc dĩ người ta mới xài ghe xuồng bằng loại cây dầu vì nghèo quá mua ghe xuồng bằng cây sao hổng nổi chẳng hạn. Loại sao mình trồng và bán cho các trại đóng xuồng ghe gọi là sao vườn. Nói thợ mua cây họ móc gốc về cưa làm cong đóng xuồng là nói trường hợp ghe xuồng nhỏ, chứ đóng ghe lớn thì các thợ phải dùng tới be dày làm cong ghe. Lúc bấy giờ người ta dùng cưa lộng để lộng những tấm be dày này theo chiều cong của lường ghe và ráp nối lại với nhau thành các cong ghe.
Vườn
sao của HT trồng cách nay 33 năm,
có nhiều cây nứt da rùa bắt đầu dùng đóng xuồng
được rồi.
(Trong
hình ông anh Năm của tác giả).
Còn
một loại sao nữa mà các trại đóng ghe lớn ưa mua về cưa be để đóng ghe xuồng đó
là sao sông lớn. Sở dĩ người ta gọi sao sông lớn không phải vì loại sao này được
trồng dọc theo các con sông cái như Hậu Giang, Tiền Giang, mà là loại sao trên
rừng vùng Cao Miên, khi các chủ trại cây lớn dọc theo các con sông cái họ mua
được của Miên rồi họ kết bè dùng tàu kéo hoặc thả trôi theo sông lớn Cửu Long
trôi xuống vùng Châu Đốc, Long Xuyên, Cao Lãnh, Sa Đéc… và rồi các trại đóng xuồng
ghe nhỏ mới tới đây mua lại và cưa be làm be ghe xuồng. Loại sao này thì cây rất
lớn, thịt cây đã già nên xuồng ghe làm bằng loại sao sông lớn thì đi rất bền,
có khi vài ba chục năm xuồng ghe chưa bị hư; do vậy xuồng ghe đóng bằng sao
sông lớn thì rất mắt nhưng bù lại đi bền và nhà quê thường hay nói là “xuồng ghe
đóng sao sông lớn đi đời đời”, tức là dùng hoài mà hổng hư. Nói thì nói vậy,
nhưng ở đời đâu có gì còn hoài, mà nhứt là sao gì cũng vậy hễ gặp nước mặn một
lần thôi thì coi như con hà sẽ chui vô be được rồi thì sớm muộn gì ghe xuồng đó
sẽ bị hà ăn mục rã ra. Thành ra để đề phòng xuồng ghe bị hà ăn khi đi qua các
vùng sông rạch có nước mặn tràn vô, người ta thường phải dát bên ngoài be ghe
xuồng một lớp nhôm mỏng để ngừa bị hà ăn. Nhưng tốt hơn hết, như ca dao có câu:
“Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, là lấy ăn!
Mực
nước trên cánh đồng Vĩnh Ngươn (Châu Đốc) giáp với Campuchia
vào mùa nước lên nhưng vẫn còn rất thấp, có nơi chưa vượt khỏi ngọn cỏ.(Hình Thái Lý)
vào mùa nước lên nhưng vẫn còn rất thấp, có nơi chưa vượt khỏi ngọn cỏ.(Hình Thái Lý)
Ngày
nay với tình trạng khô hạn ở miền Tây và qua nhiều mùa nước lên mà nước không
ngập nổi các cánh đồng làm cho chẳng những dân cư sống ở các vùng sông rạch miền
Tây ấy rất rầu, mà nhiều người ở khắp nơi có lòng cũng rầu theo; nhưng qua lược
kể một vài sông rạch miền Tây và vài loại xuồng ghe thông dụng nơi các sông rạch
ấy mà tôi có dịp biết qua hồi còn nhỏ, chắc bạn cũng đã nhận ra rằng vùng đất
phía Tây Nam này là một vùng đất đi đâu bạn cũng gặp sông và đi đâu bạn cũng gặp
ghe xuồng. Ngày nay, đường xá như giăng mắc, xe cộ chạy rầm rập nhưng ghe xuồng
vẫn còn dù không thịnh như bảy tám chục năm về trước với những trại đóng ghe xuồng
vẫn còn rải rác nơi này, nơi khác. Và tên gọi các loại ghe xuồng tuy gần như giống
nhau, cũng xuồng cui, xuồng câu, xuồng ba lá, xuồng lườn, ghe tam bản, ghe cui,
ghe cà-vom, ghe tắc ráng, ghe lườn, trẹt … nhưng mỗi vùng có những kiểu xuồng
ghe hơi khác nhau đôi chút; điều đó cho thấy sự ưa thích của cư dân mỗi vùng
không giống nhau. Thợ đóng ghe xuồng dù không có ý thi đua với ai nhưng người
nào cũng để lộ ra bên ngoài bàn tay khéo léo của họ nơi những chiếc ghe xuồng
mà họ đã làm ra và quyết định của người tiêu dùng chính là thước đo cái tài
khéo léo cùng uy tín của những người thợ khéo ấy. Thành ra, bạn nhìn qua hình
dáng xuồng ghe mỗi vùng bạn sẽ đoán được phần nào đời sống bên trong tâm hồn của
cư dân của các vùng ấy như thế nào, giống như bạn “đọc văn mà biết người” vậy!
Hai Trầu
Cước chú:
1/Theo
tài liệu bạn Huỳnh Hồng Quang gởi, địa danh Lấp Vò được sưu tầm như sau:
“Hiện
nay Lấp Vò là một địa danh cùng một lúc dùng để gọi bốn đối tượng: một con
sông, một cái chợ, một thị trấn và một huyện.
Đến
nay, có hai nguồn tài liệu liên quan đến địa danh Lấp Vò:
-
Theo dân gian:
Có
truyền thuyết cho rằng vào thời nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh trên đất Nam Bộ
(1777-1789), trước và sau khi Nguyễn Ánh về lập căn cứ ở Hồi Oa (Nước Xoáy-Long
Hưng), thì rạch Lấp Vò là một thuỷ đạo vô cùng quan trọng trong việc di chuyển
quân của Nguyễn Ánh bằng ghe thuyền từ sông Tiền sang sông Hậu. Để phục vụ cho
việc di chuyển thường xuyên này, hai bên bờ sông xuất hịên nhiều cơ sở sửa chuyển
ghe thuyền, trong đó khâu chủ yếu là sản xuất, nấu ra dầu chai, một thứ dầu
dùng để trét, xảm các đường ráp nối, hoặc kẻ nứt chung quanh ghe thuyền, mà tiếng
nhà nghề gọi là lấp dò (dò là chỗ nứt trong ghe). Người chuyên làm công việc
này được gọi là thợ lấp dò. Vì thế nên con sông được mang tên Lấp Vò (dò bị viết
thành vò).
Tuy
nhiên, cũng có người cho rằng tên Lấp Vò xuất phát từ tiếng Khmer “Srok tak
por” (xứ Lấp Vò). Tak por phát âm theo tiếng Việt thành Lấp Vò. Nhưng hai tiếng
tak por không có nghĩa là lấp dò ghe thuyền, mà có nghĩa “nước sôi”.
-
Theo nguồn tài liệu thành văn:
Trong
bộ “ Đại Nam quấc âm tự vị” của Huình Tịnh Paulus Của in năm 1895, viết: Lấp vò
là xảm trét ghe thuyền. Trong sách “Chuyên đời xưa” của Trương Vĩnh ký, in năm
1866 cũng viết;: “Người làm nghề trét, xảm ghe xuồng gọi thợ lấp vò”. Theo
Vương Hồng Sển, trong sách “Tự vị tiếng Việt Miền Nam”, thì Lấp Vò cũng có
nghĩa là sửa chửa, o bế lại vật gì đã hư hỏng.
Trong
khi đó, trong “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, ở mục Sơn xuyên,
viết:
“Cường
Thành giang (sông Cường Thành): tục gọi là sông Lấp Vò, ở bờ phía đông sông Hậu
Giang, rộng 12 tầm, sâu 18 thước ta, cách trấn về phía nam 178 dặm rưởi. Bờ
phía nam có Du giang, chảy ra sông lớn, cách bờ nam nửa dặm đến thủ sở Cường
Thành, ở đây chợ búa đông đúc (gọi là chợ Lấp Vò). Lại 50 tầm đến ngã ba sông:
nhánh phía bắc thông với sông Qua Giang (Cái Bí), sông Trường Tiền, rồi chảy ra
sông lớn (sông Hậu); nhánh phía đông 70 dặm đến ngã ba nữa: nhánh phía bắc
thông với sông Hội An rồi ra sông Tiền Giang, nhánh phía đông qua sông Thủ Ô,
sông Hồi Luân (Nước Xoáy), ra sông Sa Đéc, rồi cùng thông với Tiền Giang. Hai
bên đều có ruộng vườn và dân cư”.
Từ
các nguồn tài liệu trên, có thể tóm lược:
-
Địa danh Lấp Vò ra đời khá sớm, trước cuộc nội chíến Tây Sơn-Nguyễn Ánh (1777),
do cư dân ngụ hai bên bờ sông có nhiều người làm nghề nấu dầu chai để “lấp dò”
ghe thuyền, nên con sông mới mang tên này.
-
Sông Lấp Vò là đường thủy quan trọng nối liền sông Tiền và sông Hậu, được Nguyễn
Ánh khai thác triệt để trong cuộc nội chiến; dùng con sông này để vừa tránh né
quân Tây Sơn, vừa di chuyển quân, vừa dùng làm nơi tu bổ ghe thuyền và chiêu mộ
người lẫn thu mua lương thực.
-
Vùng này từ xưa dân cư đông, nghề nghiệp đa dạng: trồng lúa, trồng cau (nhiều
nhứt là ở Tân Lộc, trong nội chiến Nguyễn Ánh chế ra súng đại bác bằng gỗ bắn hột
cau khô, đuổi được quân Tây Sơn khi bao vây đánh căn cứ Long Hưng), đóng ghe xuồng,
nấu dầu chai...Chợ Lấp Vò ra đời sớm là một minh chứng cho sự phồn thịnh của
khu vực.
-
Sông Lấp Vò có nhiều chi lưu ăn thông đến rạch Nước Xóay, nơi đóng căn cứ Long
Hưng, đến rạch Cái Bí, Trường Tiền (nay thuộc xã Hòa An, Hòa Bình, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang), nơi này Nguyễn Ánh cho mở lò đút tiền, nên con rạch mới có tên
này...
-
Vào năm 1957 Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), do nghị định số
308-BNV/NC/NĐ ngày 8-10-1957, lập lại quận Lấp Vò trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Năm năm sau bằng nghị định số 718-NV ngày 11-7-1962, hai quận này tách ra để lập
hai quận mới là Đức Thành vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến ngày 24-4-1966, tỉnh Sa
Đéc được thành lập lại với diện tích nhỏ hơn trước đây gồm 4 quận, cho tới năm
1975. Trong đó, quận Lấp Vò có 8 xã: Bình Thạnh Đông, Bình Thạnh Tây, Bình Thạnh
Trung, An Hội Đông, Mỹ An Hưng, Định Yên, Vĩnh Thạnh, Long Hưng.”
2/
Từ điển Từ Ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Việt
Nam, năm 2006.
No comments:
Post a Comment