Monday, July 11, 2016

ĐẬP THỦY ĐIỆN HẠ NGUỒN SESAN 2 - LOWER SESAN 2 DAM (By LymHa)








Dự án thủy điện hạ nguồn Sesan 2 . Lower Sesan 2 ( LS2) được xây dựng  trên sông Sê San ở huyện Sesan, tỉnh Stung Treng, Cambodia, 1,5km về phía hạ lưu ngã ba của nó với sông Srepok và 25km từ nơi hai con sông gặp dòng chính sông Mekong. Dự án đã được phê duyệt bởi Hội đồng Bộ trưởng Cambodia trong tháng 11 năm 2012, mặc dù các đánh giá tác động môi trường (EIA) công bố báo cáo không đáp ứng thông lệ quốc tế một cách tốt nhất. Dự kiến đưa vào  hoạt động  năm 2019.

Các tính năng cơ bản của LS2
Công suất lắp đặt: 400 MW
Chiều cao: khoảng 40m (từ đáy sông)
Chiều dài: 8km
Kích thước hồ: 33,500ha
Chi phí ước tính: 816 triệu USD

LS2 là một dự án BOT. (xây dựng-vận hành-chuyển giao) thời gian dự kiến xây dựng là  5 năm. Sau 40 năm hoạt động, quyền sở hữu của nó sẽ được chuyển giao cho RGC. (Royal Government of Cambodia)
Theo thông báo của chính phủ, nguồn điện  được tạo ra sẽ được bán cho  Electricite du Cambodge (EDC), nhưng nó vẫn có thể được bán  sang Việt Nam.
Nhà đầu tư: The Hydro Power Lower Sesan 2 Co. Ltd ( Công ty thủy điện Hạ nguồn  Sesan 2) , một công ty liên doanh giữa Cambodia’s Royal Group (39%) and China’s Hydrolancang International Energy (51%).and EVN International Joint Stock Company (EVNI), a subsidiary of the Electricity of Vietnam (EVN) (10%). 

China’s Hydrolancang International Energy 
(http://www.hydropower.org/companies/hydrolancang) là một công ty con của China Huaneng Group, một trong năm công ty phát điện hàng đầu tại Trung Quốc. Công ty quản lý dự án thủy điện lớn chủ yếu dọc theo sông Lancang (ví dụ Nuozhadu HPP, 5,850MW và Tiểu Loan HPP, 4,200MW) và có một vai trò tích cực trong việc phát triển các nguồn tài nguyên thủy điện khác trong nước và ở nước ngoài.
Điều này bao gồm các trạm vừa và nhỏ thủy điện, các dự án điện gió và nhà máy điện năng lượng mặt trời quang điện trên lưới điện, lớn nhất của loại hình này ở châu Á. HydroLancang là dành riêng cho chất lượng và năng lượng sạch cho tất cả khách hàng
Nguồn vốn: Vốn của  Công ty thủy điện Hạ nguồn  Sesan 2 (30%) và một khoản vay ngân hàng không được tiết lộ (70%), hầu như từ Trung Quốc.
Trong năm 2007, một biên bản ghi nhớ giữa Cambodia's Ministry of Industry, Mines and Energy (Bộ Công nghiệp, Mỏ và Năng lượng Cambodia) và (Electricity of Vietnam ) Điện lực Việt Nam đã được ký kết, bao gồm cả thông số kỹ thuật cho việc thực hiện đánh giá tác động môi trường và nghiên cứu khả thi cho dự án LS2.
Vào tháng Giêng năm 2011, Vietnam Ministry of Planning and Investment licensed Electricity of Vietnam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam) cấp giấy phép cho Electricity of Vietnam (Điện lực Việt Nam ) đầu tư US $ 816,000,000 vào dự án.  Chính phủ Cambodia đã phê duyệt dự án trên 04 tháng 11 năm 2012.
Ngày 26 Tháng 11 năm 2012, một thỏa thuận về việc xây dựng đập đã được ký kết giữa the Royal Group (Tập đoàn Hoàng gia) và China's Hydrolancang International Energy (Năng lượng quốc tế của Trung Quốc Hydrolancang).  Điện lực Việt Nam thông báo rằng họ đã rút khỏi dự án.  (On 26 November 2012, an agreement on the dam construction was signed between the Royal Group and China's Hydrolancang International Energy. Electricity of Vietnam announced that it has withdrawn from the project).

D án Đập Thủy Điện Lower Sesan 2, nằm cách 100km về phía nam của đập Don Sahong ở Lào, đã  một trong những diễn biến gây nhiều tranh chống đối nhất trong những năm gần đây.


Ba dòng sông huyết mạch Tây Nguyên:


1. Sông tại Serepôk (sông Đăk Krông):

- Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana và sông Krông Nô tới chỗ hợp lưu với Sông Mê Kông dài 406 km, trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.
Sông được hình thành hoàn toàn trên địa phận Đăk Lăk và được hợp thành từ hai dòng sông nhỏ là sông Krông Ana và sông Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Sông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp của Đăk Lăk. Vừa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Serepôk được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H'leo. Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng. Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam).
Sông Serepôk có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Dòng sông này có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông cũng rất phong phú và đa dạng, tạo nên một nguồn lợi to lớn về thủy sản và thủy điện. Ở đây có các loài cá đặc sản như cá lăng và đặc biệt là cá mõm trâu, (loài cá nhiều người vẫn đinh ninh là cá anh vũ tiến vua).Serepôk là nguồn nước mặt quan trọng của Đắk Lắk.
Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Serepôk là một trong những đường giao thương quan trọng trong vùng. Người Lào và Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên.Người Lào khi đến buôn bán đã định cư ở đây rất đông, góp phần xây dựng lên một Bản Đôn nổi tiếng với những bản sắc văn hóa đặc trưng như ngày nay.

2. Sông Sê San:

- Sông Sê San là chi lưu lớn của sông Mekong bắt nguồn từ Bắc và Trung Tây Nguyên rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia và nhập vào sông Serepok gần Stung Treng.
Sông Sê San có lưu vực rộng 17.000 km². Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê San nằm trên hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với tổng chiều dài sông chính là 237 km, diện tích lưu vực là 11.450 km². Sông Sê San có hai chi lưu là krong Pô Kô ở phía hữu ngạn và dak Bla phía tả ngạn. Trên lãnh thổ Campuchia, sông chảy qua tỉnh Ratanakiri và Stung Treng.
Phần phía thượng lưu của sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình trung bình. Trên phía Đông-Bắc của phần thượng lưu, sông tiếp giáp với vùng phân thuỷ giữa Đông và Tây của dải Trường sơn. Phần phía hạ lưu, thung lũng sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn.

3. Sông Sekong:

- Sekong là một dòng sông quốc tế,Se (xế) trong tiếng Lào có nghĩa là sông và Kon mới là tên gọi của dòng sông, tuy nhiên tên quốc tế của sông này vẫn là Sekong hoặc Sekon và ở Việt Nam dùng tên Xê Kông. Nó là một chi lưu của sông Mê Kông và nhập vào sông này ở gần thị xã Stung Treng.
Sekong bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, đoạn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ở đấy, nó được gọi là sông A Sáp. Từ tháng 6 năm 2007, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng một công trình thủy điện trên A Sáp.
Ở trên lãnh thổ Lào, Sekong chảy qua các tỉnh Saravane, Sekong và Attapeu. Các thị xã của Lào nằm bên Sekong là Banbak, Lamam và Attapeu. Tại Lào, Sekong tiếp nhận nước từ một chi lưu quan trọng là Sekaman. Chính phủ Lào cũng cho xây dựng một số công trình thủy điện và thủy lợi trên Sekaman.
Ở trên lãnh thổ Campuchia, Sekong chảy hoàn toàn trong địa phận tỉnh Stung Treng, hội lưu với sông Serepôk và sông Mê Kông tại ngã ba sông rộng lớn gần thị xã Stung Treng. Ngoài Stung Treng, một thị xã khác của Campuchia cũng nằm bên sông Sekong là Siempang.
Toàn bộ lưu vực của Sekong rộng 29.750 km² trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam là 750 km² (quanh sông A Sáp và một chi lưu nhỏ của Sekong bắt nguồn từ Kontum), phần trên lãnh thổ Lào là 23.000 km², trên lãnh thổ Campuchia là 5.400 km².
Các con sông Sekong, Srepok, và Sesan là sông nhánh quan trọng nhất đối với hạ lưu sông Mekong.
  cung cấp lưu lượng nước và trầm tích cần thiết cho các vùng lũ ở hạ lưu và phục vụ như là các tuyến đường chính cho việc di chuyển cá.
Tuy nhiên, phát triển thủy điện nhanh chóng đã  thay đổi đáng kể các sông 3S và các dịch vụ mà họ cung cấp cho người dân địa phương.

Lưu vực sông 3S có diện tích 78.650 km2 ở hạ nguồn Mekong, được chia sẻ bởi Lào (29%), Việt Nam (38%) và Campuchia (33%)
Mặc dù chỉ với 10% của toàn bộ lưu vực sông Mekong, nó đóng góp 23% lượng nước sông Cửu Long hàng năm trung bình (Adamson et al., 2009) khoảng 3.000 mét khối mỗi giây trong mùa khô và 4.500 mét khối mỗi giây vào mùa mưa.

Ngoài dòng nước, 3S cung cấp rất nhiều các dịch vụ hệ sinh thái vào
Sông Cửu Long, đồng bằng ngập nước hạ lưu của nó, và đồng bằng sông Cửu Long:

• Gần 15% xả cặn lơ lửng trong Cửu Long (20 tấn mỗi năm) bắt nguồn từ 3S (Koehnken, 2012). Những trầm tích này là một nguồn chính của chất dinh dưỡng đến Tonle Sap và vùng ĐBSCL quan trọng cho nông nghiệp.

• Các 3S là lưu vực quan trọng nhất trong toàn bộ Cửu Long cho việc duy trì các quần thể cá di cư (Ziv et al., 2012).

• Bởi vì nó gần các vùng lũ hạ lưu sông Mekong, các 3S ảnh hưởng mạnh mẽ đến thủy văn và năng suất của hồ Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển thủy điện trên sông Sekong, Srepok, và Sesan (3S). Hủy diệt nguồn sống của đồng bào vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Bài đã đăng ở Blog Mekong-Cuulong ngày 19 tháng 5 năm 2016.

Tháng 4 năm 2016 tờ Báo Mới số báo điện tử có đăng bài:
Làm thủy điện trên đất Lào
Phóng sự của Trương Cộng Hòa, trong đó có đoạn viết như sau:
… Đội quân tinh nhuệ
Trên thực tế thì Sông Đà 9 đã tham gia vào hai công trình thủy điện lớn Xê-ca-mản 1 và Xê-ca-mản 3 ở Nam Lào nhưng đấy là hai công trình do TCty Sông Đà làm chủ đầu tư. Người và việc vẫn vậy, khác chăng là làm trên đất Lào. Còn đối với công trình thủy điện Nậm Nghiệp 1 ở huyện Pa-ka-san tỉnh Bô-li-khăm-xay thì lại khác. Công trình do Tập đoàn điện lực Lào và Cty điện lực Kan-sai (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Tổng thầu xây lắp là Cty Ô-bay-si (Obayshi) cũng của Nhật. Có đến 5 nhà thầu phụ trúng thầu xây lắp các hạng mục công trình. Việt Nam có Cty Sông Đà 5, Sông Đà 9 và Cty CP Lắp máy 10 (LILAMA 10).
“Đào núi-ngăn sông-đắp đập”, đấy là nghề chính ,cũng là thế mạnh của Sông Đà 9. Thế mạnh ấy được đang hiển hiện trên công trường Nậm Nghiệp 1. Hành quân tới công trường tháng 10/2015, từ đó đến cuối tháng 3/2016, chi nhánh 9.08 của Sông Đà 9 đã kịp thời làm được nhiều việc: tham gia lắp đặt hệ thống băng tải (cùng Sông Đà 5), hoàn thành đắp đê quây thứ cấp của công trình chính bằng bê tông đầm lăn (15.000 m3). Dự án Nậm Nghiệp 1 có 2 bậc. Chi nhánh Sông Đà 9.08 đã hoàn thành việc đổ bê tông đầm lăn đập điều tiết của nhà máy thứ 2 (công suất 18 MW) ở phía hạ du nhà máy chính. Và ngày 21/3/2016 khối bê tông đầm lăn đầu tiên của đập chính nhà máy đã được đổ xuống. Gặp chúng tôi trên công trường, kỹ sư Đinh Văn Đại, Giám đốc chi nhánh Sông Đà 9.08 vui vẻ cho biết: sau khi hoàn thành việc đổ bê tông trám phẳng hố móng đập chính, từ ngày 10/4, bắt đầu đổ bê tông đầm lăn đập chính. Công việc phải hoàn thành trong hơn 22 tháng….
12/04/2016
Đúng là đoàn quân tinh nhuệ đang tự cắt “cuống họng” của  sông Sesan, một trong 3 dòng sông đóng góp 23% lượng nước sông Cửu Long trung bình hàng (Adamson et al., 2009). Như vừa trình bày ở trên quy trình “cõng rắn cán gà nhà” của tập đoàn cầm quyền Hà Nội là :
2007 ký kết với Cambodia.
2011 chi tiền…do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn chi.(816 triệu USD).
2012 Điện lực Việt rút lui khỏi dự án và “bán lại” cho Trung Cộng. Đây là một hình thức rữa tiền..
Và điện được bán cho dân chúng Việt nam với giá cả ..như giá điện bán ở Mỹ, một nước có bình quân thu nhập cao hơn Việt nam nhiều lần..

Biểu giá điện áp dụng từ ngày 16 tháng 3 năm 2015
Ngày 12 tháng 3 năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2256/QĐ-BCT Quy định về giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được áp dụng từ ngày 16/3/2015. ( giờ cao điểm 2459 VN đồng)..
Trong khi điện ở Mỹ…( khu vực  Trung Tây Hoa Kỳ)1 kWH ở Mỹ khoảng 10 cent, chưa bao gồm thuế (mệnh giá Vn đồng và USD là 22300$)
Ở VN 1 kWH giá 1622- 2459 VNĐ, chưa bao gồm thuế, ai xài càng nhiều càng tăng giá
Chuyện vui về thu nhập và chi tiêu ở Mỹ và Việt Nam.
Tổng thống Mỹ và thủ tướng Việt Nam nói chuyện với nhau:
- Ở Mỹ công nhân làm được mỗi tháng khoảng 1500 $ nhưng chỉ cần chi 500 $ là bảo đảm cuộc sống.
- Trời, vậy họ làm gì với số tiền còn lại?
- À đó là việc riêng của họ, chúng tôi không quan tâm, thế ở Việt Nam thì sao?
- Ở VN chúng tôi lương công chức khoảng 800 ngàn VND và mỗi tháng cần khoảng 3 triệu VND thì mới đủ chi.
- Trời, vậy họ kiếm đâu ra phần còn lại?
- À đó là việc riêng của họ, chúng tôi không quan tâm.
Đây là một “quy trình” hợp pháp của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay để hợp thức hóa việc “ra tiền” và “cõng rắn vào nhà” hoàn tất “quy trình ( lại quy trình, ngày nay tại Việt Nam tất cả những  “bi kịch, thảm họa..đến với người dân” đều được nhà cầm quyền cho biết là đúng quy trình) bán nước qua Hiệp ước bí mật Thành Đô đã được ký kết vào Tháng 9, 1990.)
Những nổ lực của công đồng người Việt và các nước quan tâm:
Những nổ lực của  cộng đồng người Việt và các nước quan tâm đến nguồn  sống của hàng triệu nông dân sống chung quanh vùng hạ nguồn sông Mekong và Cửu Long như một khảo luận của Giáo sư Tôn Thất Trình dưới đây được viết vào năm 2005,( đọc bài viết kèm theo) ở đoạn cuối, Gs Trình có đề nghị  gii pháp “cầu nước”, như là những đóng góp thực tế vào những gì đang thấy và đã xảy ra trên quê hương mà bổn phận của những con dân Việt luôn đau đáu với niềm đau cho cuộc sống của đồng bào  ở quê nhà không thể nào nhắm mắt làm ngơ.
Và Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI) (Lower Mekong Initiative) như là một thí dụ điển hình về những hoạt động quốc tế luôn luôn muốn góp phần tìm ra các giải pháp chung cho các thách thức phát triển xuyên biên giới bức thiết nhất.

Khảo luận về công cuộc phát triển vùng Hậu Giang Việt Nam
Tôn Thất Trình bài viết năm 2005

... Xử lý hợp lý nguồn nước sông Hậu cũng như sông Tiền
Mặc dù thừa nước bị  lũ lụt, ngập úng mùa mưa, vùng Hậu Giang cũng như Châu thổ sông Cửu Long sẽ thiếu nước dùng trong 30 năm tới, đặc biệt vào mùa nắng (Pingali và Rosegrant  Confronting the environmental consequences of the green revolution -1996). Do đó, e phải tạo thêm (chứ không phải chống đối vô hiệu như trường hợp các đập thượng nguồn sông Mê Kông ở Trung Quốc, nhưng tăng thêm nghiên cứu địa chất sâu rộng, giảm thiểu tối đa tai hại môi sinh, đập vở hay tràn bùn, thiếu nước v.v..) hồ đập thủy điện miền núi phía Bắc, trên dãy Trường Sơn, hồ lớn chứa lũ, nhiên hậu cung cấp nước sạch phèn, không ô nhiễm cho vùng Đồng Tháp Muời, khu Tứ giác Long Xuyên v.v... Trong tương lai, e có lẽ còn phải nghĩ đến  đào kinh kinh ngầm (hay cầu nước cao aqueduc nếu cần) từ Kratíe hay trên nữa từ Stung Streng, đưa nước sông Cửu Long tiếp sông Bé - sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông  (như Ca Li đã làm, đưa nước miền Bắc hay Arizona, Colorado về cho miền Nam Ca Li như đã thực hiện từ thập niên 1930, ở Hoa Kỳ) cung cấp nước cho miền Đông Nam Bộ, đã có nhiều dấu hiệu thiếu nước rồi đó.
Tôn Thất Trình biên khảo.

Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI)
Lower Mekong Initiative

Burma · Cambodia · Laos · Thailand · Vietnam · United States
The five Lower Mekong countries include: Burma, Cambodia, Laos, Thailand, and Vietnam.
Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông (LMI) là một chương trình đối tác đa quốc gia do Hoa Kỳ khởi xướng năm 2009 nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác tại tiểu vùng sông Mê Kông này. Chương trình hợp tác bao gồm 6 nội dung chính: Nông nghiệp và An ninh Lương thực, Kết nối, Giáo dục, An ninh Năng lượng, Môi trường và Nước, và Y tế, Giới và các vấn đề khác và vấn đề bao trùm. LMI được xây dựng thành một diễn đàn để các đối tác tham gia LMI có thể cùng nhau đưa ra các giải pháp chung cho các thách thức phát triển xuyên biên giới bức thiết nhất.
Hoa Kỳ có lịch sử lâu dài gắn kết với các nước Đông Nam Á, do vậy có nhận thức ngày càng tăng về việc ngày càng có nhiều vấn đề vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Các nước thuộc tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông có nhiều mối quan tâm chung, bao gồm các vấn đề như quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới, các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết và cúm đại dịch, và nguy cơ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Mục tiêu của LMI là hỗ trợ xây dựng một hiểu biết chung trong khu vực về các vấn đề này và thúc đẩy các giải pháp hiệu quả có sự phối hợp giữa các quốc gia.
Để tìm hiểu thêm về các dự án và sáng kiến trong khuôn khổ Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông, xin mời kết nối với đường link này.
Tiền nhân mở nước.
Pic 5
Theo Quốc triều chánh biên toát yếu , thì vào năm Minh Mạng thứ ba (1822) tháng 10, nhà vua đã dụ rằng:
“Đường sông Vĩnh Tế liền với tân cương, xe thuyền qua lại đều là tiện lợi, Đức Hoàng Khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta mưu sâu, tính xa, chú ý việc ngoài biên. Công việc đào kinh mới bắt đầu chưa xong.
Nay ta theo chí tiên hoàng, cố nghĩ cách khó nhọc một lần mà được thong thả lâu dài về sau”.
Đoạn vua Minh Mạng ra lệnh cho Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt bắt binh dân ở các đồn Uy Viễn, Vĩnh Thanh, Định Tường hơn 39.000 người, binh dân Chân Lạp hơn 16.000 người, chia làm 3 phiên để hoạt động. Nhưng hết xuân sang hè thì công tác lại tạm hoãn nữa vì hạn hán. Trong đợt nầy, phụ lực với Thống chế Thoại , có Thống chế Nguyễn văn Tuyên và Thống chế Trần công Lại .
Đợt cuối cùng đúng vào tháng hai năm Giáp thân (1824). Số lượng bề dài của con kinh còn lại chỉ 1.700 trượng kể từ cuối rạch Giang Thành trở vào tới nơi đã đào xong. Công tác lại tích cực với sự hỗ trợ của Phó Tổng trấn Trần Văn Năng và binh dân bị bắt làm xâu lên tới 25.000 vừa Miên vừa Việt. Họ hoạt động có khi thâm vào đêm. Đến tháng năm năm ấy thì xong cả .
Như vậy, nhân công đào kinh tổng số lên đến trên 80 ngàn người. Thời gian công tác dai dẳng 5 năm trường, từ tháng chạp năm Mẹo (1819) cho tới tháng 5 năm Thân (1824) mới hoàn tất…( đọc bài viết kèm theo).
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, trên tờ Saigontimes online có đăng một bài viết của Gs  Lê Anh Tuấn thuộc viện Đai Học Cần Thơ với đề tựa:
Đừng để xảy ra một thảm họa môi trường ở Tây Nam bộ
(Bài đã được đăng trên Blog Mekong-Cuulong)

Trong bài viết có một phần  nội dung như sau:
Dọc theo sông Hậu đã và đang hình thành một loạt các nhà máy nhiệt điện: từ nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở Trà Nóc, thành phố Cần Thơ, đến nhà máy nhiệt điện chạy than của Lee & Man; bốn nhà máy nhiệt điện than Duyên Hải 1, 3, 3 mở rộng và 2 ở Trà Vinh; nhà máy nhiệt điện than đang xây dựng ở Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Tất cả các cụm nhà máy nhiệt điện này sẽ thải ra một lượng khí thải khổng lồ như CO2, các nitơ oxit (NOx), các vi hạt rắn lơ lửng (PM 10, PM 2.5) và khí sulfur dioxide (SO2) cộng thêm khói bụi, tiếng ồn và các kim loại nặng bay hơi... đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư và góp phần đáng kể vào nguy cơ nóng lên toàn cầu, gây hiện tượng biến đổi khí hậu.
Giám đốc Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo việc phát triển điện than sẽ là một thảm họa đối với hành tinh của chúng ta, trong đó lưu ý bốn quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam, chiếm ba phần tư tổng các nhà máy điện than toàn thế giới, sẽ phá hỏng thỏa ước Khí hậu Paris (COP21) nếu các nước này tiếp tục xây dựng các nhà máy điện than. Việc phát triển các nhà máy điện than ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị đánh dấu như là các điểm đen cho các tại họa tàn phá sức khỏe và môi trường khu vực…
Bài viết của Gs Tuấn như là tiếng kêu cầu cứu của một nhà trí thức đang chứng kiến cảnh Đồng  Bằng Sông Cửu Long  bị hủy diệt vì những tham vọng, ngu dốt của tập đoàn cầm quyền Cộng Sản Việt Nam hiện nay.

Lymha
Tháng 7/ 2016.






 


No comments:

Post a Comment