Saturday, July 2, 2016

Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

Posted on 28.06.2016 by Phạm Thu Hương
VNA – 19/04/2016 06:01 

Dự án MAM (Bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải) được thực hiện tại tỉnh Cà Mau nhằm hỗ trợ việc nuôi tôm sinh thái kết hợp với rừng ngập mặn đang tạo ra hiệu quả trông thấy khi vừa phát triển kinh tế cho người nông dân vừa phục hồi và mở rộng diện tích rừng ngập mặn đã mất.

Thành quả tôm sinh thái

Cà Mau hiện là tỉnh chiếm nửa diện tích rừng ngập mặn tại Việt Nam với diện tích gần 72.887 ha rừng ngập mặn tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân. Những năm qua diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau giảm dần do việc mở rộng ồ ạt các ao nuôi tôm thâm canh (Cà Mau là tỉnh sản xuất 50% sản lượng tôm của Việt Nam). Tuy nhiên, ngành nuôi tôm đang gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với rừng ngập mặn và môi trường. Vì vậy, phải có hướng đi bền vững cho ngành nuôi tôm và rừng ngập mặn. Chính vì thế, Cà Mau là nơi được chọn làm giai đoạn 1 của dự án MAM.
Dự án MAM bắt đầu thực hiện từ năm 2012 được hỗ trợ bởi Sáng kiến Khí hậu quốc tế do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên Bang Đức (BMUB) tài trợ, do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện nhằm giúp khôi phục rừng ngập mặn và xúc tiến chứng chỉ sản phẩm hữu cơ tôm sinh thái (Naturland) tại Cà Mau.

 Dự án MAM – Bảo tồn rừng ngập mặn dựa vào nuôi tôm bền vững và giảm phát thải thực hiện tại tỉnh Cà Mau nhằm hỗ trợ việc nuôi tôm sinh thái kết hợp với rừng ngập mặn.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, nuôi tôm kết hợp trong rừng ngập mặn là một ví dụ điển hình về thích ứng dựa trên hệ sinh thái.

Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng chia sẻ kinh nghiệm cũng như hướng phát triển nuôi tôm sinh thái cho người nông dân ở Cà Mau

Các chuyên gia của SNV và IUCN Khảo sát thực địa nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn của MAM.
Kiểm tra độ mặn môi trường nước

Mô hình nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn của MAM bắt buộc nông dân phải thực hiện theo yêu cầu của mình là kết hợp nuôi tôm truyền thống quảng canh với môi trường ngập mặn tự nhiên. Đó là trong ao nuôi tôm phải có 50% độ che phủ rừng ngập mặn. Con giống chất lượng cao và thả không được vượt quá 20 con/m2/ năm. MAM sẽ tổ chức huấn luyện các kỹ thuật nuôi tôm sinh thái cho nông dân. Đáp ứng được tiêu chí đó, nông dân sẽ được cấp chứng chỉ Naturland (Sản phẩm hữu cơ tôm sinh thái) và giấy chứng nhận này được công nhận trên toàn cầu.
Gia đình ông Võ Minh Tuấn (xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) tham gia dự án MAM chia sẻ: “Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn là hướng đi rất chắc ăn và hiệu quả vì giảm đi rất nhiều chi phí về thức ăn và công sức chăm sóc tôm do sống trong môi trường tự nhiên. Hơn nữa, tôm ít bị dịch bệnh nên phát triển tốt, mức độ rủi ro thấp. Ngoài ra, nông dân có thu nhập thêm về khoản tiền gọi là dịch vụ hệ sinh thái rừng do bảo vệ rừng ngập mặn”. Với 5 ha nuôi tôm sinh thái, mỗi năm gia đình ông Tuấn thu về 200 triệu.

Với mỗi ha tôm sinh thái, người nuôi sẽ lãi 40 triệu đồng. Tuy không lời nhiều bằng hình thức nuôi tôm thâm canh và tôm lúa nhưng nó lại là hướng phát triển bền vững vì nó giữ được rừng, không ô nhiễm môi trường và gần như người nông dân không thua lỗ. Hơn nữa, giá tôm sinh thái cao hơn 10 – 15 % giá nuôi tôm thường. Tôm sinh thái được dự án MAM đàm phán với Công ty Minh Phú (Công ty chế biến thủy sản lớn thứ hai thế giới về giá trị xuất khẩu tôm) mua toàn bộ cho bà con nông dân. Trong 3 năm qua, dự án MAM đã tập huấn gần 2.000 hộ về hệ sinh thái, chứng chỉ tôm sinh thái quốc tế và các kỹ thuật nuôi tôm sinh thái. Gần 800 hộ nuôi tôm đã được cấp chứng chỉ, 1.500 hộ hiện đang trong quá trình xin cấp chứng chỉ. Hơn 200 hộ dân đã được chi trả tổng cộng gần 300 triệu đồng cho dịch vụ hệ sinh thái rừng.

Đến nay, hiệu quả mà dự án MAM mang lại là rất rõ rệt đã được khẳng định bằng giá trị kinh tế và bền vững môi trường. Mô hình nuôi tôm sinh thái ngày càng thu hút nhiều hộ dân tham gia và là con đường thoát nghèo và làm giàu của nông dân. Đặc biệt, chỉ 3 năm qua, 80 ha rừng ngập từng bị phá hủy để nuôi tôm trong các thập kỷ trước đã được dự án MAM trồng lại.

Thành quả tôm sinh thái.
 
Ngoài tôm, cá Nâu cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trong vùng.

Cua thành phẩm trong đầm tôm sinh thái 


 Nguyên liệu tôm sinh thái thành phẩm được Dự án MAM đàm phán với Công ty chế biến thủy sản Minh Phú mua toàn bộ cho bà con nông dân

… và xử lý đóng gói sản phẩm tôm sinh thái đưa ra bán ở các thị trường trong và ngoài nước.


Tại hội nghị tổng kết giai đoạn I (Từ 2013 – 2015) của Dự án MAM vào tháng 2 năm 2016 tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau cho biết: “Cà Mau dự kiến nâng diện tích tôm sinh thái có chứng chỉ lên 20.000 ha vào năm 2020 nhằm nâng cao diện tích rừng ngập mặn được bảo vệ tại khu vực. Hướng đến thành lập một “Vùng bờ biển sinh thái”, vừa sản xuất tôm có chứng nhận với giá trị kinh tế cao, vừa bảo vệ chống nước biển dâng và các cơn bão mạnh. Trước tác động của biến đổi khí hậu, nuôi tôm kết hợp trong rừng ngập mặn là một ví dụ điển hình về thích ứng dựa trên hệ sinh thái” .

Bài: Nguyễn Oanh – Ảnh: Đặng Kim Phương
 Source:


MAM wraps up first phase of implementation

The ‘Mangroves and the Markets’ (MAM) project held a successful Phase 1 review workshop on 22 February 2016. The MAM project team was even awarded a certificate of merit by Ca Mau People’s Committee.
The Phase 1 review workshop was held as part of the MAM project which aims to restore mangrove forests, introduce certified organic shrimp farming, connect Ca Mau’s shrimp farmers with international markets, and support the legal basis for aquaculture Payment Ecosystem Services (PES) establishment in Viet Nam. MAM is a regional initiative which is implemented in the coastal provinces of Ca Mau, Viet Nam and Chanthaburi, Thailand. The project is supported by the International Climate Initiative funded by the German Federal Ministry for the Environment, Nature Conservation, Building and Nuclear Safety (BMUB), and implemented by SNV and the International Union for Conservation of Nature (IUCN).
MAM is one of SNV’s key projects that serves a dual purpose of environmental preservation and livelihoods improvement for the local communities. SNV is proud to be part of the success that the project has achieved to date.” Miguel Mendez, SNV Vietnam Country Director, said in his opening speech.

The success of the project, according to Mr. Chau Cong Bang, Deputy Director of Department for Agriculture and Rural Development of Ca Mau province, lies in the fruitful partnership that it has established and supported over the past three years. MAM has successfully brought together multiple stakeholders, including shrimp farmers, private companies, research institutes, policy makers, NGOs and international certification agencies. Together, they have made impressive achievements:
  • 2,000 farmer households trained on mangrove ecosystem, international organic shrimp certification, and organic shrimp farming practices.
  • Payment for Forest Ecosystem Services (PFES) has been made to more than 200 households, with a total amount of nearly VND 300,000,000.
  • Almost VND 600 million have been paid to more than 500 certified organic shrimp by Minh Phu Seafood company.
  • Nearly 800 shrimp farmer households have obtained Naturland certification and received their bonus for protecting the mangrove ecosystem, while other 1,700 households are in the process of getting certified.
  • 80 hectares of mangrove forest have been replanted on devastated shrimp ponds
There is a plan in place to scale up certification to 20,000 hectares of integrated mangrove-shrimp farms by 2020, according to the authorities of Ca Mau province. Economic incentives and secured market access are essential tools to foster sustainable aquaculture practices and raise farmers’ awareness. By establishing integrated mangrove-shrimp farming systems, which incorporate the promotion of local community resilience and strict third party monitoring, the MAM project aims to permanently reduce pressure on mangrove forests. 
SNV is working closely with the donor and our partners on the next phase of the project which aims to scale up this sustainable integrated-mangrove shrimp model to the wider Mekong Delta. 

No comments:

Post a Comment