Sunday, September 29, 2024

NHỮNG CHUYỂN TIẾP HỢP LÝ TRONG MEKONG: VAI TRÒ CỦA TRUNG HOA TRONG MẬU DỊCH VÀ ĐẦU TƯ

(Just transitions in the Mekong: China’s role in trade and investment)

Isis Sarton Reis and Tom Baxter – Bình Yên Đông lược dịch

Dialogue Earth – September 23, 2024

 

Các dự án thủy điện dọc theo Mekong và các phụ lưu của nó đã làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của sông, gây lo ngại về ảnh hưởng đối với thủy sản và nông nghiệp dựa vào lũ lụt theo mùa và phù sa giàu dinh dưỡng của nó. [Ảnh: Andy Leo]

 

Hội thảo công tác thứ nhì trong 4 hội thảo làm sáng tỏ ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực Mekong và những cơ hội để liên lạc tốt hơn với các bên liên hệ ở Trung Hoa

Cộng tác với Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (ISIS Thái Lan) của Đại học Chulalongkorn, Dialogue Earth và Viện Nhân quyền và Luật Nhân đạo Raoul Wallenberg (RWI) tổ chức một nhóm quần chúng và một hội thảo công tác kín ở Bangkok, Thái Lan, từ ngày 28 đến 30 tháng 8.

Nhóm thăm dò ảnh hưởng của Trung Hoa đối với việc phát triển khả chấp trong khu vực Mekong, trong khi hội thảo công tác chú trọng đến 4 chủ đề then chốt: vai trò của Trung Hoa trong phân vùng Mekong; điều hành hóa quyền có môi trường lành mạnh ở Đông Nam Á (ĐNA); truyền thông và báo chí môi trường; và “hiểu biết “Trung Hoa Toàn cầu”.

Đây là hội thảo thứ nhì trong một loạt 4 hội thảo (Latin America, ĐNA, Phi Châu và Âu Châu) nhằm mục đích xây dựng kiến thức và đối thoại về sự dính dáng của Trung Hoa trên khắp những khu vực nầy.

 

Vai trò nới rộng của Trung Hoa trong Mekong

Sự tham gia chiến lược của Trung Hoa trong phân vùng Mekong gia tăng nhanh chóng, nhất là trong việc quản lý tài nguyên, hợp tác và hạ tầng cơ sở.  Trong từ ngữ địa chánh trị, sự liên hệ nầy nới rộng ra ngoài kinh tế, chạm đến lãnh vực chánh trị và văn hóa, tạo cho Trung Hoa như một tay chơi khu vực không thể so bì.  Tuy nhiên, những thảo luận nhấn mạnh rằng vai trò của Trung Hoa rất ít khác biệt và phải được hiểu trong bối cảnh rộng lớn hơn của động lực sức mạnh của khu vực.

Nhận thức về Trung Hoa trong khu vực thay đổi.  Đối với các quốc gia đang phát triển, Trung hoa được xem như một đồng minh vô cùng quan trọng, với những dự án hạ tầng cơ sở nâng cao nối kết và mậu dịch, trong khi tạo nên lòng tốt.  Một số lập luận rằng đây là chìa khóa của Trung Hoa khi họ nhắm đến hợp thức hóa đầu tư của họ và giảm rủi ro của chống đối.

Tuy nhiên, cẩn thận vẫn ở chung quanh rủi ro của nợ nần, sở hữu ngoại quốc và ảnh hưởng quá mức.  Lào và Cambodia mang nợ cao với Trung Hoa, được thảo luận, với đường sắt Kunming-Lào (70% sở hữu của Trung Hoa) được trích dẫn như một thí dụ của kiểm soát và ảnh hưởng không cân đối.

Ảnh hưởng môi trường và xã hội của các dự án của Trung Hoa cũng gây lo ngại.  Các dự án thủy điện dọc Mekong và các phụ lưu của nó làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của sông, gây lo ngại về ảnh hưởng đối với thủy sản và nông nghiệp dựa vào lũ lụt theo mùa và phù sa giàu dinh dưỡng của nó.

Dời chỗ các cộng đồng địa phương và ô nhiễm hóa chất được nhấn mạnh như kết quả tiêu cực của một số đầu tư của Trung Hoa.  Các tham dự viên nhấn mạnh đến sự cần thiết để xoi mói tại sao các quốc gia chủ nhà cho phép những dự án như thế mặc dù rủi ro môi trường và xã hội rõ ràng.

Có những cách thay thế cho cam kết Trung Hoa, gồm có khuyến khích tuân thủ chặt chẽ hơn với những quy định môi trường và xã hội.  Các tham dự viên kêu gọi phối hợp nhiều hơn giữa các quốc gia Mekong và nhấn mạnh vai trò tiên liệu của truyền thông, xã hội dân sự và doanh thương phải có trong việc ngăn ngừa và phơi bày các dự án nguy hại.  Lưu ý đặc biệt cũng dành cho trách nhiệm của chánh phủ trong việc ngăn ngừa những dự án tiêu cực và bảo đảm rằng nhân quyền được tôn trọng.

Chủ tịch Trung Hoa và Canada của Quy ước về Đa dạng Sinh học, gồm có lãnh đạo trong Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (2022), cung cấp một cơ hội khác cho việc cam kết có ý nghĩa về những vấn đề môi trường.  Vai trò lãnh đạo của Trung Hoa trong những trường hợp nầy là một cơ hội để xem xét làm thế nào quyền có môi trường lành mạnh được thực hiện bởi Trung Hoa và các nước khác trong khu vực.

 

Hiểu biết động lực chánh trị địa phương

Một điểm thảo luận then chốt là tầm quan trọng của sự hiểu biết kinh tế chánh trị địa phương khi xem xét mối liên hệ Trung Hoa-Mekong.  Một số tham dự viên lập luận rằng chỉ chú trọng đến các yếu tố quốc tế và địa chánh trị bỏ qua những động lực khu vực quan trọng.

Thí dụ, cái gì thúc đẩy các quốc gia Mekong tham gia với các bên liên hệ Trung Hoa?  Khi họ tham gia, làm thế nào để họ có ý định uốn nắn sự tham gia đó?  Đường lối nào thành công hay thất bại từ triễn vọng của chánh phủ và người dân Mekong?  Đây là những câu hỏi quan trọng rất thường bị gạt qua một bên trong những thảo luận về Trung Hoa Toàn cầu – một lo ngại tương tự được nêu lên trong hội thảo công tác ở Chile hồi đầu năm nay.

Truyền thông và xã hội dân sự là những diễn viên quan trọng về mặt giữ cho các bên liên hệ chịu trách nhiệm về những hứa hẹn môi trường và xã hội của họ.  Tuy nhiên, không gian xã hội dân sự và khung cảnh truyền thông thay đổi trên khắp các quốc gia Mekong.  Trong khi truyền thông Thái Lan hoạt động với tự do tương đối hơn các láng giềng, Myanmar, Lào, Cambodia và Việt Nam đối mặt với những hạn chế đáng kể, tương tự như Trung Hoa, hạn chế gắt gao khả năng của xã hội dân sự để ảnh hưởng việc lấy quyết định.

Ảnh hưởng địa chánh trị uốn nắn thêm truyền thông và xã hội dân sự.  Chiến dịch được phối hợp của Trung Hoa để tăng cường cái gọi là “sức mạnh đàm luận” được nhấn mạnh, với những sáng kiến như Hệ thống Tin tức Mekong và “tiệc tùng” truyền thông, nơi các phóng viên Mekong được mời đến Trung Hoa để tham dự những chuyến đi truyền thông được bố trí nặng nề được thiết kế để khuếch đại cốt chuyện của truyền thông nhà nước Trung Hoa cũng hợp tác với các cơ quan ở địa phương, thường thiếu nguồn để tường trình độc lập và do đó dựa vào tài liệu cung cấp bởi những nguồn của Trung Hoa.

Các quốc gia Mekong cũng đối mặt với những thách thức nội bộ, với 1 tham dự viên liệt kê tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, sai lệch thu nhập, và cai quản kém như những vấn đề kéo dài.  Những khiếm khuyết nầy làm dễ dàng cho những nhà đầu tư ngoại quốc đi qua những bảo đảm, làm phức tạp thêm ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực.

 

Một môi trường sạch, lành mạnh và khả chấp

Một phần quan trọng của những thảo luận trong hội thảo chú trọng đến cái “chuyển tiếp hợp ly” có nghĩa gì đối với khu vực Mekong.  Một diễn giả khách nhấn mạnh rằng nó không phải là chuyển tiếp hợp lý duy nhất, nhưng thay vào đó là nhiều chuyển tiếp – sinh thái, xã hội và kinh tế.

Viễn cảnh được nới rộng nầy nhấn mạnh đến sự cần thiết để bảo đảm công bằng không những cho con người mà còn cho các hệ sinh thái và những chủng loại khác.  Những thảo luận tiết lộ một hội tụ thú vị: các nhà ủng hộ nhân quyền trong phòng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đường lối sinh thái, ủng hộ công bằng cho môi trường, trong khi các chuyên viên môi trường nhấn mạnh đến sự cần thiết của các đường lối lấy con người làm trọng tâm, bảo đảm rằng các cộng đồng địa phương là trung tâm của bất cứ thảo luận phát triển nào.

Cả 2 viễn cảnh nhấn mạnh rằng phát triển không chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà còn cứu xét ảnh hưởng đối với cộng đồng, cuộc sống của họ và hệ sinh thái mà họ dựa vào.

Cần những khuôn khổ pháp lý và chánh trị mạnh hơn để hỗ trợ chuyển tiếp công bằng.  Mặc dù ASEAN đang phát triển một khuôn khổ quyền môi trường, nó thiếu sự vững chắc của Thỏa ước ESCAZU của Mỹ.

Nghị quyết mốc ngoặt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 2022 (UNGA) về quyền môi trường an toàn, sạch và khả chấp là một phát triển quốc tế đáng kể trong luật nhân quyền, nới rộng thêm những chuyển tiếp hợp lý bằng cách xây dựng trên những cam kết quốc tế, quốc gia và khu vực, gồm có Nguyên tắc 10 của Tuyên cáo Rio 1992 về việc tiếp xúc với tin tức, tham dự và công lý.

Khuôn khổ Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal, cũng được chấp thuận trong năm 2022 và được đề cập trong bài viết nầy được nhấn mạnh một lần nữa với sự nối kết với sự công nhân quyền có môi trường lành mạnh của UNGA.  Mặc dù các dự án xanh của sáng kiến Vành đai và Con đường [của Trung Hoa] cũng được thảo luận, các tham dự viên lưu ý rằng, mặc dù từ ngữ pháp lý và chánh sách hỗ trợ chúng, việc thực hiện và trách nhiệm vẫn còn yếu, hạn chế hiệu quả chung của chúng.

Các tham dự viên cẩn thận rằng các dự án năng lượng xanh không họp lý, trách nhiệm hay ngay cả xanh cố hữu, khi cứu xét những ảnh hưởng kinh tế xã hội rộng lớn hơn.

Các thí dụ gồm có mỏ nickel ở Indonesia và Maynmar liên kết với việc chế tạo xe điện và các dự án đập ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và các cộng đồng sông.  Một điểm cần nhớ then chốt là cái được gọi là các dự án năng lượng “xanh” cũng phải là những dự án năng lượng có trách nhiệm, tối thiểu hóa nguy hại cho con người và hành tinh.  Các tham dự viên công nhận rằng chuyển tiếp liên quan đến việc đánh đổi, với thay đổi không thể tránh tạo nên một số người thua.

Mặc dù ở mức bình thường, tát cả nhân quyền thì độc lập và không thể cắt rời, trong thực tế, căng thẳng thường xuất hiện – nhất là giữa quyền phát triển và quyền có môi trường lành mạnh.  Đó là vai trò của những nhà làm chánh sách để quản lý những quyền lợi cạnh tranh nầy và bảo đảm rằng những biện pháp được cắt xén và có hiệu quả được đặt vào chỗ để các chánh sách không tăng cường, nhưng thay vào đó giải quyết những bất công hiện tại và ảnh hưởng không cân xứng đối với dân số dễ bị tổn thương.

 

Cam kết của Trung Hoa đối với chuyển tiếp xanh và hợp lý

Hội thảo kết luận với một thảo luận về việc làm thế nào để hiểu tốt hơn và nuôi dưỡng cam kết có hiệu quả hơn với Trung Hoa để thực hiện chuyển tiếp xanh và hợp lý, chú trọng đến việc xác định và giải quyết những khoảng trống hiện tại trong kiến thức và chiến lược.

Mậu dịch, đầu tư và cam kết hải ngoại của Trung Hoa và được uốn nắn bởi một hệ thống bên liên hệ phức tạp, gồm có các cơ quan của chánh phủ, các công ty và ngân hàng tư nhân và quốc doanh, thường có quyền lợi cạnh tranh với nhau.

“Mở” trang mạng nầy của các bên liên hệ vô cùng quan trọng để có thêm sự hiểu biết gần giống nhau của Trung Hoa – một điểm cũng được nêu lên trước đây trong hội thảo ở Chile – mặc dù sự lờ mờ của việc cai quản ở Trung Hoa và cấu trúc doanh nghiệp làm cho điều nầy khó khăn.  Cần có những dụng cụ để giúp cho các phóng viên, các nhà làm chánh sách, các nhà hoạt động vượt qua những thách thức phức tạp nầy.

Những hành động của Trung Hoa cũng nên được hiểu trong mối liên hệ với các sức mạnh khu vực và toàn cầu.  Trong khi đầu tư hải ngoại của Trung Hoa, nhất là các công ty quốc doanh thịnh hành, khác với các công ty ở Tây phương, Nhật Bản và những nguồn đầu tư hải ngoại trực tiếp to lớn khác trong khu vực, nó không đặc thù trong việc dùng sức mạnh kinh tế để ảnh hưởng láng giềng của nó.  Xem “Trung Hoa Toàn cầu” trong bối cảnh liên hệ - như một tham dự viên gọi như thế - rất quan trọng, vì nó khộng điều hành trong chân không; thay vào đó, nó tương tác với, và ảnh hưởng bởi, các lực lượng chánh trị và kinh tế toàn cầu khác.

Trên một mức độ thấp hơn khái niệm, các tham dự viên nhấn mạnh đến sự cần thiết của sự chia sẻ kiến thức lớn hơn giữa các khu vực.  Các quốc gia Mekong có thể học hỏi từ Phi Châu và Mỹ Latin về cách liên lạc với Trung Hoa: những nghiên cứu trường hợp của những tác động qua lại nầy được trích như những nguồn hữu ích.

Mặc dù không thiếu tin tức có phẩm chất cao về mậu dịch và đầu tư hải ngoại của Trung Hoa, tin tức nầy cần được xem thích hợp nhất, làm cho nó dễ tiêp xúc hơn với diễn giả không phải là người Anh, nhắm đến cử tọa không học thuật và phổ biến tốt hơn.

Cái nhìn bên trong từ Bangkok sẽ thông báo những thảo luận kế tiếp ở Kenya vào năm tới, sẽ chú trọng đến vai trò của Trung Hoa trong chuyển tiếp hợp lý ở lục địa Phi Châu.

.

 

No comments:

Post a Comment