Sunday, September 1, 2024

HẠ TẦNG CƠ SỞ THU HẸP CÁC CHỢ NỔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(Infrastructure shrinks Mekong Delta’s major floating markets)

Kiều Mai – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 19 August 2024

 

Chợ nổi Ngã Bảy- Ảnh: Kiều Mai

 

Những người bán hàng chật vật để đứng vững khi những đường và bờ kè mới đẩy các chợ nổi đến bờ vực thẳm

HẬU GIANG, VIỆT NAM – Ôm chặt một va li lớn trước ngực, Trần Thị Thúy Oanh nhìn chầm chầm các đường phố rộn ràng của Sài Gòn, và chuẩn bị cho đời sống mới ở phía trước.

Đây không phải là lần đầu Oanh di cư đến thành phố.  Cô khởi đầu từ Ngã Bảy, một trong nhựng chợ nổi mạnh mẽ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).  Là một con buôn, cồ có một đời sống tươm tất – đủ để giúp đỡ cho những đứa em nhỏ hơn cho đến đầu thập niên 2000s.

Nguồn: Mapbox

Nhưng rồi chợ được dời chỗ và doanh nghiệp của cô bắt đầu nhỏ dần đi.

Oanh đã làm việc ở Sài Gòn trong 3 năm như một người chăm sóc, rồi nhanh chóng trở lại nhà để nuôi con trai.  Cô quyết định ở gần nhà, ngay cả điều đó có nghỉa là sống vừa đủ tiền bằng cách đan giỏ và bán nước ngọt.

Năm nay, cố quyết định đi lên thành phố một lần nữa.

“Tôi sẽ làm bất cứ việc gì – giữ nhà, chăm sóc trẻ con hay lao dộng chân tay – khi nào đó là tiền.  Không còn việc làm ở nông thôn nữa,” cô than thở.

Trong 2 thập niên qua, các chợ nổi ở ĐBSCL, từng là những trung tâm văn hóa, vận chuyển và kinh tế, đã thu hẹp lại – làm cho nhiều cư dân như Oanh vô dụng.

Vận chuyển dường thủy nội địa là chìa khóa cho chiến lược của Bộ Giao thông cho khu vực ĐBSCL đến năm 2030.  Việc chuyển sang vận chuyển hàng hóa cũng quan trọng trong việc đóng góp vào việc làm giàm mức phóng thích khí nhà kiếng, theo Ngân hàng Thế giới.

Trần Thị Thúy Oanh và các giỏ làm bằng tay của cô. [Ảnh: Kiều Mai]

 

Nhưng việc phát triển hạ tầng cơ sở gần đây và những nỗ lực bảo tồn chú trọng đến văn hóa không thể làm chậm sự thu hẹp của những chợ nầy.

Một thời hoàng kim quá khứ

Ảnh hưởng của việc phát triển hạ tầng cơ sở rõ rệt ở Cái Răng, chợ nổi lớn nhất còn lại ở ĐBSCL.

Theo Ủy ban Nhân dân huyện Cái Răng, khoảng 200 thuyền nay hoạt động thường xuyên ở chợ, một sự sụt giảm rõ rệt từ 500 thuyền hoạt động ở đó trong năm 2016.  Sụt giảm đáng kể nhất xảy ra trong khi xây cất dự án bờ kè sông Cần Thơ.

Ở các chợ nổi khác như Ngã Năm và Ngã Bảy, con số thuyền hoạt động thường xuyên đã thu hẹp xuống dưới 10.  Thỉnh thoảng, chỉ có một vài thuyền du lịch được thấy lấy du khách dọc theo sông.

Nhưng trong đầu thập niên 1990s, chợ nổi Ngã Bảy có trên 800 thuyền của người buôn bán mỗi ngày, theo Nhâm Hùng, một nhà nghiên cứu văn hóa ĐBSCL.

Chợ từng trải rộng ra gấn ½ sông, bao gồm trên 1 km dọc theo 11 phụ lưu, và trải rộng trên khỏang 500-700 hectares.

Chợ nổi Cái Răng. [Ảnh: Kiều Mai]


Chợ nổi Cái Răng. [Ảnh: Kiều Mai]

 

Sự nhộn nhịp như thế nay chỉ còn trong ký ức của một vài cư dân.

“Khi tôi còn trẻ, chợ đông khác thường và thuyền neo sát với nhau đến độ anh có thể bước từ bờ sông nầy đến bờ sông kia,” Oanh nhớ lại.

“Rất dễ kiếm tiền vào lúc đó.  Trong ngày, chúng tôi bán trái cây, và ban đêm, chúng tôi bán đồ ăn tráng miệng, hủ tiếu và xôi,” Oanh nói.

Ở tuổi 17, Oanh sẽ vận chuyển 500-600 kg trái cây từ Ngã Bảy để bán ở Sóc Trăng.

“Lúc đó, công việc dễ dàng và với sức khỏe tốt, tôi ham muốn làm việc,” cô nhớ lại.  “Mỗi tuần, tôi có thể để dành đến 1 tael vàng (khoảng 375 g, hay 1,2 troy ounces)  Chỉ bán trái từ 1 cây xoài có thể cho tôi đến 6 taels vàng.  Nay, tôi không thể kiếm được 1 tael trong cả tháng.”

Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở

Trong năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy được dời 3 km từ địa điểm ban đấu do rủi ro môi trường.  Những vùng nơi nhiều nhánh sông gặp nhau thường có những xoáy nước và bị kẹt lan tràn vì thuyền bè neo.

Ngoài ra, trong mùa lũ, những dòng nước chảy mạnh có thể gây tai nạn, chẳng hạn như đụng và chìm thuyền.

Từ đó, chợ đã trở thành hoang vắng.

Theo cư dân, một lý do đưa đến sự suy sụp của Ngã Bảy là việc phát triển đường giao thông.  Thí dụ, những đường vừa được xây cất đến Bạc Liêu, Phụng Hiệp và Cà Mau đã đưa đến nhiều lựa chọn tiện lợi của xe tải hơn thuyền.

Ngoài ra, việc xây cất các bờ kè chung quanh chợ đã đóng góp trực tiếp đến sự suy thoái của nó.

“Bờ kè ngăn chận sạt lở và dễ nhìn, những những người buôn bán không có nơi để cập bến,” một người bán thực phẩm dấu tên ở địa phương giải thích.

 

Bờ kè dọc theo chợ nổi Cái Răng. [Ảnh: Kiều Mai]

 

Số phận tương tự cũng xảy ra cho nhiều chợ nổi khác trong ĐBSCL vì đường giao thông trở nên thịnh hành.  Trong một phiên họp với Ủy ban Nhân dân huyện Cái Bè, các giới chức cho thấy con số thuyền bè hoạt động trong các chợ nổi truyền thống đã sụt giảm rõ rệt.

Những người buôn bán nay thương lượng giá trực tiếp với nông dân và sử dụng vận chuyển đường bộ, khiến cho con buôn chợ nổi khó khăn hơn, nhiều người đã đổi nghề.

Thu nhập bất nhất từ việc bán nông phẩm, do áp lực giá cả từ người trung gian và thiếu đầu ra, cũng làm cho số người bán ít hơn.

Ở chợ nổi Cái Răng, một trong số cón lại trong vùng, doanh nghiệp rất chậm.  Bảy, một người bán hủ tiếu, thường bán đến 120 tô một ngày, đạt đến 150 tô lúc cao điểm, phần lớn cho con buôn.  Tuy nhiên, từ lúc Covid-19, nay bà bán khoảng 50 tô một ngày.

“Nhiều thuyến lớn thường đến đây để mua, và anh không thể thấy nước,” bà nhớ lại.

Một giám đốc của một khu giải trí lớn ở Cần Thơ với trên 20 năm kinh nghiệm trong du lịch chợ nổi, người muốn dấu tên, nói vùng từng dựa vào thuyền để vận chuyển rau cải, tạo nên một nhu cầu thị trường mạnh mẽ.  Nay, với giao thông nông thôn được cải thiện và xe tải có thể tiếp xúc trực tiếp với nông dân, vai trò của chợ nổi đã giảm.

Việc xây cất bờ kè đã ảnh hưởng thêm giao thông của thuyền bè, gây khó khăn cho người bán lên và xuống hàng hóa.

“Nếu chợ nổi Cái Răng biến mất, chúng tôi không biết làm thế nào du lịch sẽ tiếp tục,” cố nói

Đối với người sống và buôn bán ở Cái Răng, cuộc sống của họ gặp rủi ro nếu chợ biến mất.  Bảy, mặc dù có nhà xây bằng tiền bồi thường từ dự án bờ kè, lệ thuộc hoàn toàn vào chợ.

“Tôi sẽ tiếp tục bán từ thuyền của tôi cho đến khi tôi quá yếu để tiếp tục.  Tôi quen với nó.  Tôi không thể xoay sở trên đất liền,” bà thú nhận.

Tương tự, Đặng Thị Diệu, người sống và buôn bán ở Cái Răng trên 2 thập niên, chật vật để tìm cuộc sống thay thế.  Di chuyển từ Phong Điền đến chợ nhộn nhịp nhiều năm trước, nay bà cảm thấy mất mát nếu bà trở lại thị trấn nhà.

“Nếu tôi không biết cái để làm ở nhà – tôi quá quen với buôn bán,” bà nói.  Không có thu nhập ổn định, con gái lớn nhất của bà phải nghỉ học để trợ giúp cho gia đình.


Bảy bán quầy hủ tiếu ở chợ nổi Cái Răng. [Ảnh: kiều Mai]

 

Tương lai bấp bênh

Ở chợ nổi Ngã Bảy, việc dọn dẹp đang diễn ra và những nỗ lực bồi thường cho dự án bờ kè đang đe dọa cuộc sống ở địa phương một lần nữa.

Oanh từ Ngã Bảy ghi nhận rằng sau khi chợ đóng cửa, bà và chồng chuyển sang làm giỏ truyền thống.  Tuy nhiên, đơn đặt hàng đã giảm kể từ Covid-19.

“Tôi làm 10-12 cái giỏ một ngày, kiếm được 11.000 VND (khoảng 0,44 USD) một cái,” bà nói.  Mặc dù họ nhận được bồi thường và di chuyển đến một vùng tái định cư tốt hơn, Duyên và những người khác lo sợ cho tương lai u ám của họ.


Một láng giềng ở chợ nổi Ngã Bảy sẽ bị phá bỏ để xây cất bờ kè sông và tái định cư.

[Ảnh: Kiều Mai]

 

“Họ hỏi ý kiến của chúng tôi, nhưng không có những giải pháp thực tế.  Tái định cư thường có nghĩa là mất cuộc sống và cơ hội,” bà than thở.

Thành phố Ngã Bảy nhằm phát triển du lịch như một thành phần kinh tế then chốt, nhưng chưa làm sống lại chợ nổi.  Cùng lúc, ở chợ nổi Cái Răng, những cải thiện về cầu tàu mới đã được thực hiện sau những than phiền về bờ kè cao cản trở việc tiếp cận thuyền bè.

“Một số thuyền bè đi Đồng Tháp trong lúc xây cất bờ kè, nhưng một số đã quay trở lại,” Nguyễn Khánh Tùng, người cầm đầu Viện Phát triển Kinh tế-Xã hội Cần thơ (CISED), nói.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong nhiều giải pháp cần thiết để duy trì những chợ nổi.  Tùng giải thích rằng mặc dù các chợ nổi từng tự phát, gia tăng số thuyền và du lịch tạo ra những thách thức quản lý.  Những gia đình tái định cư từ lâu ở những chợ nầy có thói quen và cuộc sống nối với bờ sông, làm cho việc dời chỗ khó khăn và bảo đảm điều kiện sống như nhau vô cùng khó khăn.

Tùng thêm rằng nguyên tắc căn bản của chợ nổi liên quan đến các thuyền làm việc với các cửa hàng trên cạn, với các cửa hàng đóng góp 70-80% thu nhập của thuyền.  Bờ kè làm gián đoạn sự nối kết nầy, buộc con buôn phải tìm những địa điểm mới.

“Để bảo tồn chợ Cái Răng, chúng ta cần bảo đảm những địa điểm thích hợp cho cả thuyền và cửa hàng,” ông đề nghị.  Bản thảo kế hoạch bảo tồn của CISED cho chợ nổi Cái Răng vào năm 2030 gồm có những đề nghị dựa trên mô hình của Thái Lan, chẳng hạn như đầu tư vào nhà kho, vùng thương mại và không gian hoạt động.

Tuy nhiên, một giám đốc khu giải trí ở Cần Thơ lập luận rằng những nỗ lực hiện nay chú trọng quá nhiều đến khía cạnh văn hóa và bỏ quên sự cần thiết vô cùng quan trọng để duy trì cuộc sống của những người buôn bán.

“Chúng ta cần hiểu những cần thiết của họ, chẳng hạn như trường học cho con của họ và những vấn đề như nhiên liệu,” bà nói.

 

Một đứa bé nhìn các thuyền trái cây ở chợ nổi Cái Răng. [Ảnh: Kiều Mai]

 

Bà đề nghị một chợ nổi chú trọng đến du lịch với vỡi quầy thực phẩm và vật kỷ niệm ở gần, cho phép du khách có kinh nghiệm chợ truyền thống và những đặc sản địa phương.

Sự suy thoái của các chợ nổi ở ĐBSCL không chỉ là một mất mát văn hóa, nhưng còn là một vấn đề kinh tế vô cùng quan trọng.  Khi những chợ nầy mờ nhạt đi, nhiều gia đình đối mặt với công việc không ổn định, thường đưa đến việc di cư đến các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh hay tìm cơ hội lao động ở nước ngoài.

Thí dụ, gia đình của Diệu đang cứu xét di cư lao động đến Nam Triều Tiên vì thiếu cơ hội ở địa phương.

“Nếu chúng tôi không thể tìm việc ở thành phố và chi phí quá cao, chúng tối phải vay tiền để làm việc ở nước ngoài,” Diệu nói.

 

No comments:

Post a Comment