(Dry hard: the challenge of storing Mekong rain)
Dr Richard Friend, Dr Jutamas Kaewsuk and Dr Pakamas Thinphanga
– Bình Yên Đông lược dịch
Eco-Business – September 2, 2024
Mặc dù lượng mưa quan
trọng, làm thế nào để thu thập, dự trữ và phân phối vô cùng quan trọng để đối
phó với những đợt khô hơn ngày càng tăng. [Ảnh: Alex Berger]
Mưa trong Mekong đang trở nên không
thể đóan trước làm nổi bật sự cần thiết của tiến trình quản lý nước và đất tốt
hơn
Khu vực Mekong nổi tiếng vì sự thay đổi lớn lao giữa mùa mưa
và mùa khô. Tuy nhiên, phù hợp với những
tiên đoán thay đổi khí hậu, chúng ta đã thấy những mùa khô hơn và kéo dài hơn
và mùa mưa lớn hơn và ngắn hơn.
Cùng lúc, thởi điểm của mùa và lề lối mưa đang trở nên khó
đoán trước.
Mùa khô là hiện tượng thời tiết tự nhiên, nhưng cái tạo nên
hạn hán đi ra ngoài thời kỳ của mùa và mức độ của mưa.
Hạn hán trong khu vực Mekong cũng phải được cứu xét như 1 hàm
số của các tiến trình và kiến trúc quản lý đất và nước và phẩm chất của nước có
sẵn và có thể được tiếp cận.
Một cách đáng kể, ảnh hưởng của hạn hán không bằng nhau, ảnh
hưởng không cân đối đối với người nghèo và người ở ngoài lề, tạo nên một đường
nứt mới của tính dẽ tỏn thương.
Xây dựng hạ tầng cơ sở trữ nước chẳng hạn như đập là một cái
chốt của việc quản lý nước, được thiết kế để giữ nước thặng dư trong mùa mưa để
sử dụng trong mùa khô.
Tử thập niên 1960s, chánh phủ ở khắp vùng đã đầu tư vào các
hồ chứa nước và những hệ thống thủy nông đại qui mô, để cung cấp nước sử dụng
gia dụng, kỹ nghệ và nông nghiệp.
Nước dự trữ trong mùa mưa được nối với khái niệm cùa đường quy tắc xác định làm thế nào để tối đa hóa mục nước cùng với lề lối mưa để bảo đảm hồ đầy vào cuối mùa mưa.
Thay đổi lề
lối mưa
Nghiên cứu ở vùng đông bắc Thái Lan cho thấy những thách thức
mới xuất hiện của việc tiếp tục những lề lối quản lý nầy khi đối mặt với biến
đổi khí hậu.
Trong nhiều năm, lề lối mưa trong mùa mưa đã thay đổi khiến
nó khó để xác định ở điểm nào dự trữ tối đa phải đạt đến.
Thí dụ, mưa thường đến trễ hơn mong đợi, và những lo ngại có
thể không đủ nước được trữ vào cuối mùa mưa khuyến khích các quản đốc hồ chứa
thực hiện việc làm đầy hồ chứa càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, các cơn giông đến trễ trong mùa khiến phải xả nước
khẩn cấp để ngăn ngừa tràn đập. Nhưng
khi các cơn giông không hình thành, hồ chứa vẫn ở dưới khả năng đỉnh. có nghĩa
không đủ nước cần cho mùa khô.
Những thiếu hụt bảo đảm không được phân phối bằng nhau trên
khắp người dùng nước khác nhau. Để bảo
đảm cho sự cần thiết cùa người sử dụng gia dụng trong các khu đô thị đang tăng
trưởng, thủy nông bị giới hạn với nông dân trồng lúa không thể trồng mùa thứ 2nd,
đưa đến khó khăn kinh tế đáng kể.
Hạn hán như thế vì thế có thể được xem như hàm số của những
quyết định quản lý cũng như những thay đổi trong lượng mưa.
Tình hình phức tạp thêm bởi hạ tầng cơ sở được dựng lên tại chỗ. Các hồ chứa nước lớn do nhà nước phát triển có vẻ nhận được ít nước mưa.
Mưa ở những vùng khác
nhau
Mưa rơi ở nhiều vùng khác nhau vì thế các hồ chứa xây trong
thập niên 1960s và 1970s nằm ở vị trí không còn cho phép giữ và dự trữ nước mưa
và chảy tràn.
Có một mức độ lệ thuộc đường di chuyển giới hạn khả năng tiếp
nhận những thay đổi nầy – hạ tầng cơ sở đại qu mô như thế không thể được dời
chỗ hay pha bỏ dễ dàng - và thật vậy,
những thay đổi và mức độ cao của biên đổi mưa nêu lên nghi ngở về tính đứng
vững của những giải pháp hạ tầng cơ sở đại qui mô như thế trong tương lai.
Hạn hán có khuynh hướng được cứu xét về mặt thiếu hụt nước có
sẵn và việc tiếp cận. Trong khi sự quan
trọng, ít được để y đến phẩm chất nước có thể có.
Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng phẩm chất nước là một vấn đề
vô cùng quan trọng trên khắp tất cả các lưu vực sông chánh ở Thái Lan do sự kết
hợp cùa ảnh hưởng của nước chảy tràn nông nghiệp và ô nhiễm từ việc sử dụng kỹ
nghệ và gia dụng.
Thiếu các nhà máy lọc nước, trong các thành phố và vùng nông
thân, có nghĩa là hầu hết nước bị ô nhiễm.
Nhưng cũng có những thách thức cai quản căn bản trong việc
đối phó với phẩm chất nước.
Những hệ thống hiện có để theo dõi phẩm chất nước thì không
thích hợp, chỉ với một số bến dố hạn chế
được theo dõi thường xuyên qua một số trạm theo dõi hạn chế.
Những hệ thống theo dõi cũng không cho phép thi hành có hiệu
quả những tiêu chuẩn môi trường cho nên các chất ô nhiễm không thể bị quy trách
nhiệm.
Hầu hết trách nhiệm thi hành thuộc về chánh quyền địa phương
thiếu tài nguyên nhân sự và tài chánh để theo dõi hay hành động chống lại ô
nhiễm.
Phẩm chất
nước bị bỏ qua
Với hầu hết chú trọng đến tính có sẵn, phân phối và tiếp xúc
với nước, những thách thức phức tạp liên quan đến phẩm chất của nước dẽ dàng bị
bỏ qua.
Đối với những tổ chức lưu vực sông có sự chuyển quyền quản lý
tài nguyên nước trên khắp những người sử dụng khác nhau, chỉ có một phần nhỏ
ngân sách và hoạt động của họ chú trọng đến việc theo dõi phẩm chất nước hay
thi hành các tiêu chuẩn.
Ảnh hưởng của hạn hán không được phân phối bằng nhau trên
khắp nơi và người dân. Trong một năm hạn
hán nghiên trọng, một số sông được dùng để thoát nước cống.
Nước bị ô nhiễm cao như thế tạo thêm sức ép cho các cơ sở lọc
nước ở nông thôn, tạo nên rủi ro sức khỏe cho người dùng nước với những hậu quả
tài chánh và xã hội đổ xuống.
Đối phó với những thách thức nầy đòi hỏi kỹ thuật lọc nước
phức tạp hơn và các cơ chế tổ chức thích hợp để quản lý nó.
Cũng có những khác biệt đáng kể trong khả năng của người dân
để đối phó với tình trạng thiếu nước và những hậu quả môi trường lâu dài của
một số hành động. Nông dân bên trong các
hệ thống thủy nông mất khả năng để trồng hoa màu được dẫn tưới với ảnh hưởng
kinh tế đáng kể.
Đối với những nông dân ở ngoài các hệ thống thủy nông nầy,
những thời gian khô kéo dài khiến cho người dân phải trả tiền nước cho việc
tiêu thụ canh tác và gia đình. Việc
thiếu tiếp xúc với nước thường khiến cho người dân phải khoan giếng nước ngần,
nhưng phẩm chất của nước đó thì nghi ngờ.
Nhưng hạn hán không chỉ là vấn đề ở nông thôn.
Vấn đề cho
thành phố
Thất bại để đáp ứng sự cần thiết tiêu thụ nước của người dân
ở đô thị sẽ có một ảnh hưởng tương đối lớn hơn đối với người nghèo hơn đã phải
trả một phần lớn lợi tức của họ cho nhu cầu nước hàng ngày,
Khi tình trạng thiếu nước trở nên thường xuyên và nghiêm
trọng hơn, các vùng đô thị cũng phải cứu xét khả năng cung cấp nước cho cư dân
của chúng. Khả năng của những vùng đô
thị để sống còn tình trạng thiếu nước kéo dài có vẻ rất hạn chế.
Khi ảnh hưởng của thay đổi khí hậu tăng cường trên khấp vùng,
quản lý hạn hán sẽ đòi hỏi một đường lối hữu cơ hơn để giải quyết vấn đề tổ
chức, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của việc trữ, phân phối và tiếp cận nước, và
bảo đảm rằng nước có sẵn, có phẩm chất thích hợp.
Giải quyết những thách thức nhiều mặt liên quan đến hạn hán
đòi hỏi việc quản lý có hiệu quả hơn, để bảo vệ và phục hồi việc trữ và thoát
nước tự nhiên.
Những ảnh hương không bằng nhau của hạn hán và khả năng khác
nhau của người dân để thích ứng đòi hỏi những chiến lược chánh sách nhắm đến
những trường hợp và cần thiết riêng. Khi
chúng ta nhìn về tương lai với biến đổi khí hậu mạnh hơn, khả năng của chúng ta
để quy hoạch khi đối mặt với điều không chắc chắn và rủi ro cũng phải được tăng
cường.
No comments:
Post a Comment