(Laos seeks Asean's help with Mekong)
Poramet Tangsathaporn – Bình Yên Đông lược dịch
Bangkok Post – 19 September 2024
Vientiane: Lào đang thúc giục ASEAN
và các bên liên hệ khác hợp lực để giải quyết vấn đề nguồn nước sông Mekong và
những vấn đề môi trường trong khi khu vực vẫn còn đối mặt thêm với lũ lụt.
Phát biểu trong lễ khai mạc “Đối
thoại An ninh Nước ASEAN-MRC lần thứ 2nd” giữa các quốc gia thành
viên ASEAN, các quốc gia sông Mekong và các đối tác phát triển để thảo luận về
an ninh nước hôm Thứ Tư, Saleumxay Kommasith, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng
Lào, nói sông Mekong là nền tảng của cuộc sống của người dân ở lục địa Đông Nam
Á (ĐNA).
Nó là nguồn sản xuất lương thực, năng
lượng và mậu dịch và thương mại.
Ông nói sông Mekong góp phần vào an
ninh lương thưc của khu vực bằng cách cung cấp 2,6 triệu tấn cá mỗi năm và nuôi
dưỡng lưu vực.
Nhưng mặc dù tài nguyên thiên nhiên
phong phú, sông Mekong đã đối mặt với những thách thức vì thay đổi khí hậu cũng
như phát triển và tăng trưởng nhanh chóng dọc theo sông, đang tạo nên áp lực
ngày càng tăng lên thủy lộ và môi trường.
Thí dụ, ngưởi dân sống dọc theo sông
đã chứng kiến mực nước dâng lên do mưa lớn châm ngòi bởi bão Yagi làm ngập
nhiều vùng trên khắp lưu vực Mekong và phá hủy cuộc sống, tài sản và sản phẩm
văn hóa của người dân, ông Saleumxay nói với diễn đàn.
Được tổ chức dưới chủ đề “Đầu tư Khả
chấp cho Bảo đảm Nước, Nối kết và Chịu đựng ĐNA”.
Ông Saleumxay nói một hiện tượng như
thế kêu gọi hành động cấp bách cho an ninh nươc và những biện pháp cải thiện
việc quản lý tai họa và rủi ro và những cơ chế cảnh báo sớm cũng như một mức
chuẩn bị cao.
Ông nói ASEAN-MRC phải đóng một vai
trò trọng tâm trong việc hỗ trợ ngăn ngừa tai họa và cai quản nước giữa các
quốc gia thành viên, và bảo vệ các cộng đồng trong lưu vực.
MRC có tiến trình tham vấn trước về
dự án thủy điện dọc theo sông Mekong, và nó là một cơ chế cốt lõi để chia sẻ dữ
kiện và tin tức công khai, và thông báo trước giữa các quốc gia thành viên.
“Trong bối cảnh nầy, chúng ta cần hợp
lực trong việc tăng cường sự cộng tác và phối hợp của chúng ta để cân bằng tăng
trưởng kinh tế và những thách thức môi trường.
Hợp tác bên trong và bên ngoài Mekong là chìa khóa để sử dụng và quản lý
khả chấp nguồn nước,” ông nói thêm.
“Chúng ta hãy tiếp tục làm việc với
nhau để tiến đến bảo đảm nước chịu đựng ASEAN.”
Bounkham Vorachit, Bộ trưởng Tài
nguyên và Môi trường Lào, chủ tịch của Ủy ban Mekong Quốc gia Lào và chủ tịch
Hội đồng MRC 2024, nói trong phát biểu của ông rằng sông Mekong là một nguồn vô
cùng quan trọng của năng lượng – phần lớn thủy điện và mặt trời, gió và bơm dự
trữ gần đây – duy trì việc phát triển
của các quốc gia. Ngoài vai trò sản xuất
năng lượng, sông và lưu vực của nó còn hỗ trợ hàng triệu cuộc sống qua nông
nghiệp, thủy sản và giao thông.
Nhưng ông Bounkham nói người dân sống dọc theo sông Mekong dễ
tổn thương với tai họa liên quan đến khí hậu, với bão gia tăng thường xuyên và
những sự kiện thời tiết cực đoan do thay đổi khí hậu, đưa đến nhiều lũ lụt và
hạn hán và tạo rủi ro cho khu vực.
No comments:
Post a Comment