Monday, September 16, 2024

TRƯỚC KHI NGẬP LỤT: DỰ ÁN ĐẬP KHIẾN CHO TƯƠNG LAI CỦA MỘT SỐ NGƯỜI CAMBODIA TRỞ NÊN BẤP BÊNH

(Before the flood: Dam project leaves Cambodians with an uncertain future)

 

Keat Soriththeavy – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 9 September 2024

 

Một cư dân rửa xe gắn máy của ông ở gần bờ sông Srepok 

trong tỉnh Mondulkiri ở miền đông Cambodia trong khi các con của ông bơi lội.   

Chánh phủ Cambodia dự trù xây đập trên sông để sản xuất điện giá rẻ. 

[Ảnh: Keat Soriththeavy]


Chánh phủ dự trù xây đập thủy điện Ha Srepok 3 trong vùng được bảo vệ, nhưng hàng ngàn người ở trong bóng tối về việc bồi thường đất đai và nhà cửa.

MONDULKIRI, CAMBODIA – Những cư dân ở chung quanh vùng đập thủy điện Hạ Srepok 3 được đề nghị ở miền đông Cambodia lo sợ họ bị mất nhà cửa và đất đai cho dự án, trong khi số tiền bồi thường và một kế hoạch tái định cư chưa được chánh phủ làm rõ.

Ở làng Nang Buo, nằm trong vùng nông thôn của tỉnh Mondulkiri, Sean Vin 75 tuổi rất lo ngại cho tương lai của cộng đồng của ông.

Đó là vì nó có thể không hiện hữu trong những năm sắp đến – ít nhất, không cùng một nơi như hiện nay.

Mặc dù chi tiết vẫn chưa rõ đối với cư dân địa phương, những cuộc tham viếng của các viên chức chánh phủ và tài liệu rò rỉ đến báo chí đã xác nhận là một trong 4 của xã Nang Khi Lik có lẽ sẽ bị ngập như một phần của hồ chứa nước của đập thủy điện mới được đề nghị.

Nguồn: Mapbox

“Họ nói rằng tất cả sẽ bị ngập, tất cả sẽ bị mất,” Vin nói.  “Tôi không vui vì có sự rủi ro đển đất của chúng tôi biến mất.  Chánh phủ không bỏ rơi chúng tôi, nhưng đi đến một nơi mới và xây một đời sống mới không dễ dàng, nhất là cho những trẻ nhỏ.”

Dự án đập được biết như Hạ Srepok 3, lấy tên theo sông trên đó nó sẽ được phát triển.

 

Bản đồ cho thấy vị trí được đề nghị của đập Hạ Srepok 3 và xã Nang Khi Lik, 

hầu như được tin là sẽ biến thành vùng hồ chứa nước 

giữa khu bảo tồn Lomphat và khu cư trú đời sống hoang dã Srepok. 

[Ảnh: Mekong Eye]

 

Mặc dù vị trí chính xác của đập chưa được xác định, có 3 vị trí được đề nghị và tất cả đều nằm trong Khu Cư trú Đời sống Hoang dã Lomphat, một vùng được bảo vệ chánh thức ở bên kia ranh giới của tỉnh Ratanakiri kế cận.

Các dự án hạ tầng cơ sở ở Cambodia chẳng hạn như việc phát triển thủy điện thường điều hành với ít minh bạch hay cơ hội cho công chúng xoi mói.

Nhưng một Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường và Xã hội sơ khởi thu thập bởi Mekong Eye cho đập Hạ Srepok 3 cho biết chi phí ước tính của dự án gần 83,2 triệu USD, với sản lượng điện từ 250 đến 350 MW và một hồ chứa nước rộng trên 67.400 hectares.

Nếu được xây như các kế hoạch được đề nghị, đập mới sẽ làm ngập một vùng đất rộng gấp đôi đập thủy điện Hạ Sesan 2 đầy tranh cãi trước đây.  Hầu hết đất bị ảnh hưởng sẽ là khu bảo tồn Lomphat và khu cư trú đời sống hoang dã Srepok.

Nhưng cây cối và thú vật trong khu cư trú rất xa với những người duy nhất sẽ được dời chỗ bởi nước ngập.

“Họ nói với tôi làng [của chúng tôi] sẽ trở thành hồ chứa nước,” Tong Vat, 63 tuổi, một nông dân dựa vào 4 hectares đất ở làng Nang Buo.  Ông nói với 1 phóng viên từ nhà ông khi ông nhớ lại cái mà các đại diện của Nhóm Hoàng gia, nhà phát triển dự án đập, nói với người địa phương trong chuyến viếng thăm trong tháng 4 để khảo sát vùng.

“Nhà nầy sẽ bị ngập chỉ còn thấy nóc nhà,” họ nói với ông.

 

Sean Vin, 75 tuổi, bày tỏ lo ngại về đập thủy điện Hạ Srepok 3 do chánh phủ Cambodia đề nghị, 

có lẽ sẽ dời chỗ cư dân trong xã Nang Khi Lik trong tỉnh Mondulkiri 

để lấy chỗ cho hồ chứa của đập. [Ảnh: Keat Soriththeavy]

 

Áp lực lên ngưởi dân và sông

Đề nghị Hạ Srepok là một trong 2 nghiên cứu đang được thực hiện có thể được phát triển trong khu vực, là một phần của cái mà các nhà địa dư xem như là Lưu vực 3S.  Tên đó ám chỉ các sông Srepok, Sesan và Sekong, cùng nhau làm thành một hệ thống quan trọng đổ vào sông Mekong.

Đề nghị thứ 2nd của các đập thủy điện sẽ là Hạ Sesan 3, thượng lưu của nhà máy Hạ Sesan 2.

Những năm gần đây đã thấy việc phát triển thủy điện tăng trưởng đều đặn dọc theo những phụ lưu xa xôi nầy.

Trong khi chánh phủ Cambodia đã mô tả những dự án như thế là chìa khóa của điện giá rẻ và mục tiêu kinh tế rộng lớn hơn, các cộng đồng địa phương đã chật vật để đối phó với những thay đổi sinh thái quan trọng do các đập mang lại.

Những ảnh hưởng nầy đoạn góp phần vào những áp lực không ngừng gia tăng lên sông Mekong, một mạch sống của hàng triệu người dọc theo hành trình của nó ở Đông Nam Á (ĐNA).

Leang Bunleap, giám đốc của tổ chức phi chánh phủ Hệ thống Bảo vệ Sông 3S (3SPN) ở Ratanakiri, nói đập Hạ Srepok 3 không thôi có thể ảnh hưởng khoảng 1.000 gia đình ở hạ lưu trong Mondulkiri và thêm 10.000 người sống ở thượng lưu dọc theo bờ sông trong Ratanakiri.

Ngoài việc bị đánh trực tiếp bởi việc dời chỗ vì ngập lụt, Bunleap nói các đập mới có thể ngăn chận những đường di chuyển vô cùng quan trọng của cá trong hệ thống sông.

“Điều quan trọng là người dân sống dọc theo sông sẽ thấy khó khăn hơn để sống ở đó,” Bunleap nói.

Công ty Nhóm Hoàng gia sẽ là nhà phát triển của cả 2 đập mới được đề nghị.  Nhóm là 1 trong những tổ hợp lớn nhất nước và cầm đầu bởi tài phiệt có thế lực Kith Meng, một cố vấn của cựu Thủ tướng Hun Sen.

Meng được huấn luyện ở Australia cũng là 1 trong những người giàu nhất nước và là chủ tịch của Phòng Thương mại Phnom Penh.

Dự án Hạ Sesan 2 trước đây cũng do Nhóm Hoàng gia của Meng làm chủ, đã cho cơ sở hoạt động vào năm 2017.  Kết quả là ngập lụt đã dời chỗ hàng trăm gia đình và bị chỉ trích rộng rãi bởi những nhà bảo tồn vì ảnh hưởng đối với hệ thống sông.

CEO của nhánh năng lượng của Nhóm Hoàng gia là Thomas J Plamka không trả lời yêu cầu cho ý kiến về các kế hoạch thủy điện mới nhất của công ty.

Không rõ bao nhiêu sẽ được làm để giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của 1 hay những đập mới được đề nghị.

 

Dân làng nhìn vào bản đồ 

vị trí tiềm tàng của đập thủy điện Hạ Srepok 3 trong tỉnh Mondulkiri ở Cambodia, 

thu thập từ phúc trình Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường và Xã hội. 

[Ảnh: Keat Soriththeavy]

 

 

Một hình ảnh di động cho thấy vị trí được đề nghị của đập thủy điện Hạ Srepok 3 trong tỉnh Mondulkiri ở Cambodis. [Ảnh: Keat Soriththeavy]

 

Brian Eyler, giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm nghiên cứu Stimson ở Hoa Kỳ, nói các nhà phát triển nên rút kinh nghiệm trong quá khứ của họ về kỹ thuật và xã hội để có kết quả tốt hơn.

“Có những bài học 10 năm để áp dụng cho bất cứ việc phát triển thủy điện mới nào trong phần nầy của Cambodia, nhất là chung quanh việc phục hồi đời sống của các cộng đồng tái định cư,” Eyler nói.

“Nhà phát triển đập và những viên chức chánh phủ Cambodia nên tham vấn với các cộng đồng địa phương để biết những cần thiết của họ và phát triển các kế hoạch tái định cư để bảo đảm việc đáp ứng những cần thiết đó nếu đập quả thật được xây cất.”

Mặc dù ông nghĩ ảnh hưởng thủy sản rộng lớn hơn “có lẽ sẽ tối thiểu” vì đường cá đi đã bị cắt đứt bởi đập Hạ Sesan 2, ông nói thêm rằng bất cứ đập mới nào được xây ở thượng lưu của những đập đã xây vẫn có thể gây hại những khía cạnh khác của hệ sinh thái ven sông.  Eyler cũng nói thiết kế cẩn thận có thể giảm nhẹ cú đánh.

“Các đập xây ở phía trên Hạ Sesan 2 nên được xây trong cách để tối thiểu hóa ảnh hưởng đối với nhịp lũ Mekong và khuyến khích việc vận chuyển phù sa,” ông nói.  “[Nếu điều nầy được thực hiện], thì hầu hết những ảnh hưởng môi trường và xã hội quan trọng của chúng sẽ nằm ở địa phương gần với vị trí đập.”

Tiếp xúc với tin tức bị giới hạn

Phụ tá xã trưởng Nang Buo Bun Sornchouch nói các đại diện từ cái ông tin là Nhóm Hoàng gia đến làng trong tháng 4 trong 3 ngày để liệt kê nhà và đất của những gia đình có lẽ bị ành hưởng bởi dự án.

Ngoài Nang Buo, các làng Chimat, Sre Chrey, Kaoh Moeal Leu và Kaoh Moeal Kraom của xã Nang Khi Lik có lẽ sẽ bị ngập dưới đề nghị Hạ Srepok 3.

Sornchouch nói khoảng 700 gia đình nay sống trong vùng sẽ bị ngập.  Hầu hết những gia đình nầy dựa vào việc canh tác hoa màu chẳng hạn như khoai mì và lúa.  Xã là nơi cư trú của nhiều nhóm thiểu số, gồm có người Bunong, Pompuonn, Charay và Kroal.

Sornchouch nói ông không có bất cứ tin tức gì về khi nào và nơi nào người dân sẽ bị đuổi để lấy chỗ cho dự án đập.

Mặc dù ông lo ngại vì những ảnh hưởng tiêu cực có lẽ có đối với nền kinh tế canh tác ở địa phương, Sornchouch nói ông thấy mặt trên của dự án vì nó sẽ mang phát triển đến vùng.  Nói thế, hầu hêt người dân trong làng không thể mua sắm dụng cụ canh tác, ông nói thêm, và việc đuổi nhà sẽ là một vấn đề quan trọng cho họ.

“Để tránh vấn đề, người dân nên được bồi thường hợp lý, không quá nhiều hay quá ít,” ông nói.  “Cái mà người dân có ở đây họ phải có như vậy [ở nơi khác], vì đi đến những nơi mới không dễ dàng.”

 


Một dân làng ở xã Nang Khi Lik chỉ ra sông Srepok ở miền đông Cambodia, nơi đập Hạ Srepok 3 được dự trù.  Đập có lẽ sẽ ảnh hưởng khoảng 1.000 gia đình ở hạ lưu trong Mondulkiri và 10.000 người sống ở thượng lưu trong tỉnh Ratanakiri. [Ảnh: Keat Soriththeavy]

 

Bunleap, từ 3SPN, nói hậu quả của dự án Hạ Sesan 2 cho thấy người địa phương bỏ hoang đất canh tác của họ vì mực nước dao động bất thường và những khó khăn khác.

Ông cẩn thận rằng việc tái định cư chánh thức của cư dân sau dự án đầu tiên đó đưa họ đến một nơi không có người ở xa xôi nơi việc canh tác và liên lạc với các cộng đồng khác là một thach thức lớn.

Đi về phía trước, Bunleap nói ông hy vọng thấy cư dân được bồi thường công bằng cho tài sản bị mất vì các dự án đập mới.

“Nếu kế hoạch nầy được thực hiện [các nhà phát triển] nên thông báo cho mọi người để họ có thể quyết định,” ông nói.  “Bồi thường phải dựa vào thị trường hiện tại cho bất động sản thỉnh thoảng họ dùng như 1 tiêu chuẩn từ [nhiều thập niên trước].”

Trở lại làng Nang Buo, câu hỏi về bồi thường trong tương lai đè nặng trong tâm trí của cư dân.  Vin nói hầu hết dân làng tùy thuộc vào đất canh tác của họ và không chắc họ sẽ được bồi thường công bằng cho vườn tược bị mất và những tài sản khác.

“Cuối cùng, họ sẽ làm [cái họ muốn], vì thế chúng tôi chỉ yêu cầu họ,” ông nói.  “Chúng tôi không thể [chống lại] họ, chúng tôi không thể ngừng nó.”

 

TRUNG HOA NÓI ĐẬP MEKONG KHÔNG CÓ XẢ NƯỚC XUỐNG HẠ LƯU TRONG LÚC NGẬP LỤT NẶNG NỀ Ở THÁI LAN

(China says Mekong dam did not discharge water downstream amid heavy flooding in Thailand)

Meredith Chen – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 28 August 2024

 

Trước đạy, đập Junghong (Cảnh Hồng) bị quy tội cho những thay đổi trong mực nước, nhưng tòa đại sứ [Trung Hoa] ở Bangkok nói không có xả nước hồi tuần rồi.

Trung Hoa nói hôm Thứ Ba rằng một đập quan trọng trên sông Mekong không có xả nước hồi tuần rồi trong lúc ngập lụt nặng nề ở Thái Lan.

Mưa mùa ở nhiều nơi ở Thái Lan đã gây ngập lụt rộng lớn, giết ít nhất 9 người, và ảnh hưởng trên 51.700 gia đình, theo Nha Ngăn ngừa và Giảm nhẹ Tai họa.  Mưa cũng làm sạt lở đất khiến cho 13 người chết trên đảo Phuket.

Nhưng ngập lụt dọc theo bờ sông Mekong nêu cao những lo ngại về các đập thủy điện dọc theo sông trong lãnh thổ Trung Hoa, được gọi là Lancang.  Văn phòng Quốc gia Thủy lợi Thái Lan đã gởi một thông báo khẩn cấp đến Ủy hội Sông Mekong (MRC), một cơ quan liên chánh phủ khu vực, thúc giục Lào và Trung Hoa làm việc với nhau để làm chậm việc xả nước từ các đập, theo tờ Bangkok Post.

Các đập của Trung Hoa đối mặt với những cáo buộc thường xuyên rằng chúng gây ra hạn hán và lũ lụt trái mùa dọc theo khúc sông ở hạ lưu, gây rủi ro cho cuộc sống của hàng chục triệu người dựa vào thủy lộ để canh tác và đánh cá.  Một chú trọng đặc biệt của những than phiền nầy là đập Jinghong (Cảnh Hồng) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), bắt đầu hoạt động từ năm 2008 và gần nhất với biên giới Thái.  Các đập do Trung Hoa xây đe dọa sức khỏe của sông Meking, nơi 1 trong 5 loại cá đối mặt với tuyệt chủng.  Xishuangbanna (Tây Song Bản Nạp), khu tự trị trong Yunnan nơi có đập Jinghong, đã bị hạn hán tồi tệ nhất từ năm 1961 cho đến khi mưa mùa đến trong năm nay.  Rồi vùng nầy hứng mưa lớn nhất trong tháng 8 trong thập niên vào đầu tháng và mưa đã tiếp tục suốt tháng.

Hôm Thứ Ba, tòa đại sứ Trung Hoa ở Thái Lan nói rằng luu lượng trung bình hàng ngày trong tuần trước giữa Chủ Nhật, 18 tháng 8 đến Chủ Nhật 25 tháng 8 từ nhà máy thủy điện Jinghong giảm 60% so với tháng 8 trước và không có nước lũ được xả ra trong thời kỳ đo.

Tòa đại sứ thêm rằng họ “rất lo ngại” về ngập lụt ở miền bắc và đông bắc Thái Lan, nhưng một cuộc điều tra sơ khởi đã xác nhận mực nước trong sông Lancang vẫn ổn định và các hồ chứa nước hiện không cần xả nước.

“Sáu quốc gia lưu vực sông Lancang-Mekong là một cộng đồng chia sẻ tương lai…  Trung Hoa hoàn toàn tôn trọng và cứu xét quyền lợi và lo ngại của các quốc gia trong lưu vực,” tòa đại sứ nói.

“Trung Hoa mong muốn nâng cao thêm việc chia sẻ tin tức và hợp tác nguồn nước, cải thiện việc cai quản tổng thể lưu vực sông,  và cùng nhau giải quyết những thách thức chẳng hạn như thay đổi khí hậu và tai họa lũ lụt.”

Mekong là dòng sông dài nhất ở Đông Nam Á, bắt nguồn ở cao nguyên Tây Tạng ở miền Tây Trung Hoa trước khi chảy qua 5 quốc gia khác – Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam – trước khi đổ ra Biển Đông.  Từ năm 2020 Trung Hoa đã cung cấp tin tức thủy học hàng năm của sông Lancang cho 5 quốc gia Mekong và Văn phòng MRC.  Đầu tháng nầy, Ngoại trưởng Trung Hoa Wang Yi (Vượng Nghị) tham dự phiên họp hàng năm của các ngoại trưởng Lancang-Mekong, nơi ông nói: “Trung Hoa tích cực hỗ trợ tăng cường hợp tác về đáp ứng khí hậu và ngăn ngừa và giảm nhẹ tai họa.”

Ông nói rằng trong vòng 3 năm tới, Trung Hoa sẽ hoàn tất phát triển cách thức để chia sẻ thêm tin tức thời tiết và những nỗ lực đáp ứng khẩn cấp.

Tuesday, September 10, 2024

Water levels reach alarm stage at selected cities along the Lower Mekong mainstream

 


Vientiane, Lao PDR, 29 August 2024 – Persistent and intensified rainfall across the central and upper regions of the Lower Mekong Basin, particularly in northern Thailand and Lao PDR, has caused a significant rise in water levels at critical monitoring stations along mainstream cities over the past two weeks. The water level at Nong Khai station in Thailand has reached flood level today, with similar surges observed at Chiang Khan and Nakhon Phanom in Thailand, as well as in Vientiane and Paksane in Lao PDR.

The Mekong River Commission’s (MRC) monitoring data reveals that sustained heavy rainfall throughout the basin has pushed river levels at most stations above their long-term averages.


Key Monitoring Stations at Alarm Levels:

·                     Nong Khai Station, Thailand: Water levels reached 12.69 meters today, surpassing the flood level of 12.2 meters. This marks a rise of 0.89 meters over the past five days.

·                     Chiang Khan Station, Thailand: Water levels have climbed to 15.03 meters, exceeding the alarm level of 14.5 meters. Levels are expected to remain around this threshold for the next few days.

·                     Vientiane, Lao PDR: River levels have reached 12.11 meters, putting the station in an alarm state. A slight increase is anticipated over the next five days, but levels are expected to stay below the flood warning threshold of 12.5 meters.

The recent rise in the Mekong River’s flow has been influenced by flows from upstream areas. Between 14 and 25 August 2024, heavy rainfall impacted northern Thailand and Lao PDR, causing significant water accumulation in dam storages across the Upper Mekong and the Lao PDR, including Nam Ou 5, 6, and 7, have reached 80% capacity, while storages in Nam Tha 1, Nam Khan 2 and 3 have reached full capacity.

From 15 to 29 August 2024, the water level at Jinhong hydrological station in China ranged from 535.94 to 537.36 meters above sea level. This corresponds to a flow rate of roughly 1,356 to 2,600 cubic meters per second. At the Chiang Saen station in Thailand, the flow increased gradually from 5,200 to 8,900 cubic meters per second between 15 and 26 August, and then fell to 7,200 cubic meters per second by 29 August.

Similarly, at Chiang Khan, the flow increased from about 8,000 to 16,000 cubic meters per second. This increase was a result of upstream water, heavy rainfall, contributions from tributaries in Laos and Thailand, and releases from hydropower stations in Lao PDR (Nam Ou, Nam Khan, and Xayaburi, which is a run-of-river dam, and needs to pass incoming flow further downstream). These flows then moved downstream to Vientiane, Nong Khai, and other stations further along the river.

The MRC has been in communication with the Lancang Mekong Cooperation Water Center as well as the Lao National Mekong Committee, Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Energy and Mines. China and Lao PDR have stated that they are carefully managing discharges, although with their reservoirs at near or full capacities, water releases, due to dam safety concern, are inevitable due to heavy rainfall. Today, however, water releases from Jinghong, Nam Ou and therefore Xayaburi Hydropower Projects have decreased than previous days.

Although rainfall is expected to decrease in the coming days, water levels at stations such as Chiang Khan, Vientiane, and Nongkhai will remain high, with Nongkhai staying at the alarm level until the end of the month. Downstream stations like Paksane and Nakhon Phanom may also experience rising water levels in the next five days, with minimum distances to the alarm level of 0.73 meters and 0.37 meters, respectively, and potentially affecting low-lying areas.

Stations in Cambodia and Vietnam currently remain below alarm levels. In the coming week (1-15 September 2024), the lower part of the Lower Mekong Basin may experience heavy rainfall, particularly, the 3S basin – Sekong, Sesan, and Srepok. However, the flood risk at key downstream stations, including Stung Treng, Kratie, and Phnom Penh Port, is projected to remain low. Water levels at these stations likely stay well below alarm and flood thresholds. Over the next month, this low flood risk is expected to continue, with water levels remaining below critical levels.

In accordance with mandate and core function, the MRC and its Flood and Drought Management Center is monitoring the river closely and provides daily updates on the rainfall situation, water level forecast and facilitate cooperation and information sharing on dam operation to the member countries. Different national agencies in the member countries are mandated to prepare and respond to the critical situations in their countries based on their national regulations and processes.

For more information and regular updates on river monitoring and flood forecasting, please visit the MRC’s social media platforms and website at www.mrcmekong.org

Available in Lao and Thai

Note to Editors

The MRC is an intergovernmental organization established in 1995 to boost regional dialogue and cooperation in the Lower Mekong River Basin. Based on the Mekong Agreement among Cambodia, Lao PDR, Thailand and Viet Nam, the MRC serves as both a regional platform for water diplomacy and a knowledge hub – to manage water resources and support sustainable development of the region.

-END-

For more information, please contact:

Ms. MAO Chandaly

Communication Officer for Press

Mekong River Commission Secretariat

Email: chandaly@mrcmekong.org

SOURCE:

https://www.mrcmekong.org/media-releases/water-levels-reach-alarm-stage-at-selected-cities-along-the-lower-mekong-mainstream/2024/

 

Sunday, September 8, 2024

LŨ LỤT MEKONG KHIẾN PHẢI NGƯNG DỰ ÁN PAK BENG

(Mekong floods prompt calls to halt Pak Beng Dam project)

Ryan Turner – Bình Yên Đông lược dịch

The Thaiger - 26 August 2024

 

[Ảnh: KhaoSod]

 

Nước lũ từ sông Mekong đã tràn bờ, ảnh hưởng nhiều vùng nông nghiệp và khiến cho chánh phủ Thái lập tức tái xét các kế hoạch quản lý nước và hoãn việc xây cất đập Pak Beng.  Ngày hôm qua, 25 tháng 8, tin tức được báo cáo từ bờ sông Mekong ở huyên Chiang Khong, tỉnh Chiang Rai, rằng mực nước tiếp tục dâng do việc xả nước từ các đập ở miền nam Trung Hoa và mưa đang tiếp diễn trong Lưu vực sông Mekong/

Lúc 9:00 AM, mực nước ở huyện Chiang Khong đạt đến 10,60 m, bắt đầu tràn vào vùng ven sông.  Dất nông nghiệp bị ngập rộng lớn, tồi tệ them vì nước chảy từ hồ chứa Phayao qua sông Ing để vào sông Mekong.  Sự cộng dồn nước nầy đưa đến ngập lụt dáng kể trong nhiều vùng dọc theo sông.

Jirasak Intayos, phối trí viên của nhóm Rak Chiang Khong ghi nhận rằng thái độ của sông Mekong đã thay đổi lớn lao trong nhiều năm.  Trong lịch sử, mực nước ông dâng lên trong mùa mưa và hạ xuống trong mùa khô, tạo nên một chu kỳ tự nhiên để du trì những hệ sinh thái và cộng đồng địa phương.

KHÔ CỨNG: THÁCH THỨC TRONG VIỆC TRỮ NƯỚC MƯA MEKONG

(Dry hard: the challenge of storing Mekong rain)

Dr Richard FriendDr Jutamas Kaewsuk and Dr Pakamas Thinphanga 

– Bình Yên Đông lược dịch

Eco-Business – September 2, 2024

 

Mặc dù lượng mưa quan trọng, làm thế nào để thu thập, dự trữ và phân phối vô cùng quan trọng để đối phó với những đợt khô hơn ngày càng tăng. [Ảnh: Alex Berger]

 

Mưa trong Mekong đang trở nên không thể đóan trước làm nổi bật sự cần thiết của tiến trình quản lý nước và đất tốt hơn

Khu vực Mekong nổi tiếng vì sự thay đổi lớn lao giữa mùa mưa và mùa khô.  Tuy nhiên, phù hợp với những tiên đoán thay đổi khí hậu, chúng ta đã thấy những mùa khô hơn và kéo dài hơn và mùa mưa lớn hơn và ngắn hơn.

Cùng lúc, thởi điểm của mùa và lề lối mưa đang trở nên khó đoán trước.

Mùa khô là hiện tượng thời tiết tự nhiên, nhưng cái tạo nên hạn hán đi ra ngoài thời kỳ của mùa và mức độ của mưa.

Hạn hán trong khu vực Mekong cũng phải được cứu xét như 1 hàm số của các tiến trình và kiến trúc quản lý đất và nước và phẩm chất của nước có sẵn và có thể được tiếp cận.

Một cách đáng kể, ảnh hưởng của hạn hán không bằng nhau, ảnh hưởng không cân đối đối với người nghèo và người ở ngoài lề, tạo nên một đường nứt mới của tính dẽ tỏn thương.

Xây dựng hạ tầng cơ sở trữ nước chẳng hạn như đập là một cái chốt của việc quản lý nước, được thiết kế để giữ nước thặng dư trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô.

Tử thập niên 1960s, chánh phủ ở khắp vùng đã đầu tư vào các hồ chứa nước và những hệ thống thủy nông đại qui mô, để cung cấp nước sử dụng gia dụng, kỹ nghệ và nông nghiệp.

Nước dự trữ trong mùa mưa được nối với khái niệm cùa đường quy tắc xác định làm thế nào để tối đa hóa mục nước cùng với lề lối mưa để bảo đảm hồ đầy vào cuối mùa mưa.

Thay đổi lề lối mưa

Nghiên cứu ở vùng đông bắc Thái Lan cho thấy những thách thức mới xuất hiện của việc tiếp tục những lề lối quản lý nầy khi đối mặt với biến đổi khí hậu.

Trong nhiều năm, lề lối mưa trong mùa mưa đã thay đổi khiến nó khó để xác định ở điểm nào dự trữ tối đa phải đạt đến.

Thí dụ, mưa thường đến trễ hơn mong đợi, và những lo ngại có thể không đủ nước được trữ vào cuối mùa mưa khuyến khích các quản đốc hồ chứa thực hiện việc làm đầy hồ chứa càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, các cơn giông đến trễ trong mùa khiến phải xả nước khẩn cấp để ngăn ngừa tràn đập.  Nhưng khi các cơn giông không hình thành, hồ chứa vẫn ở dưới khả năng đỉnh. có nghĩa không đủ nước cần cho mùa khô.

Những thiếu hụt bảo đảm không được phân phối bằng nhau trên khắp người dùng nước khác nhau.  Để bảo đảm cho sự cần thiết cùa người sử dụng gia dụng trong các khu đô thị đang tăng trưởng, thủy nông bị giới hạn với nông dân trồng lúa không thể trồng mùa thứ 2nd, đưa đến khó khăn kinh tế đáng kể.

Hạn hán như thế vì thế có thể được xem như hàm số của những quyết định quản lý cũng như những thay đổi trong lượng mưa.

Tình hình phức tạp thêm bởi hạ tầng cơ sở được dựng lên tại chỗ.  Các hồ chứa nước lớn do nhà nước phát triển có vẻ nhận được ít nước mưa.

Mưa ở những vùng khác nhau

Mưa rơi ở nhiều vùng khác nhau vì thế các hồ chứa xây trong thập niên 1960s và 1970s nằm ở vị trí không còn cho phép giữ và dự trữ nước mưa và chảy tràn.

Có một mức độ lệ thuộc đường di chuyển giới hạn khả năng tiếp nhận những thay đổi nầy – hạ tầng cơ sở đại qu mô như thế không thể được dời chỗ hay pha bỏ dễ dàng -  và thật vậy, những thay đổi và mức độ cao của biên đổi mưa nêu lên nghi ngở về tính đứng vững của những giải pháp hạ tầng cơ sở đại qui mô như thế trong tương lai.

Hạn hán có khuynh hướng được cứu xét về mặt thiếu hụt nước có sẵn và việc tiếp cận.  Trong khi sự quan trọng, ít được để y đến phẩm chất nước có thể có.

Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng phẩm chất nước là một vấn đề vô cùng quan trọng trên khắp tất cả các lưu vực sông chánh ở Thái Lan do sự kết hợp cùa ảnh hưởng của nước chảy tràn nông nghiệp và ô nhiễm từ việc sử dụng kỹ nghệ và gia dụng.

Thiếu các nhà máy lọc nước, trong các thành phố và vùng nông thân, có nghĩa là hầu hết nước bị ô nhiễm.

Nhưng cũng có những thách thức cai quản căn bản trong việc đối phó với phẩm chất nước.

Những hệ thống hiện có để theo dõi phẩm chất nước thì không thích hợp,  chỉ với một số bến dố hạn chế được theo dõi thường xuyên qua một số trạm theo dõi hạn chế.

Những hệ thống theo dõi cũng không cho phép thi hành có hiệu quả những tiêu chuẩn môi trường cho nên các chất ô nhiễm không thể bị quy trách nhiệm.

Hầu hết trách nhiệm thi hành thuộc về chánh quyền địa phương thiếu tài nguyên nhân sự và tài chánh để theo dõi hay hành động chống lại ô nhiễm.

 

Phẩm chất nước bị bỏ qua

Với hầu hết chú trọng đến tính có sẵn, phân phối và tiếp xúc với nước, những thách thức phức tạp liên quan đến phẩm chất của nước dẽ dàng bị bỏ qua.

Đối với những tổ chức lưu vực sông có sự chuyển quyền quản lý tài nguyên nước trên khắp những người sử dụng khác nhau, chỉ có một phần nhỏ ngân sách và hoạt động của họ chú trọng đến việc theo dõi phẩm chất nước hay thi hành các tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng của hạn hán không được phân phối bằng nhau trên khắp nơi và người dân.  Trong một năm hạn hán nghiên trọng, một số sông được dùng để thoát nước cống.

Nước bị ô nhiễm cao như thế tạo thêm sức ép cho các cơ sở lọc nước ở nông thôn, tạo nên rủi ro sức khỏe cho người dùng nước với những hậu quả tài chánh và xã hội đổ xuống.

Đối phó với những thách thức nầy đòi hỏi kỹ thuật lọc nước phức tạp hơn và các cơ chế tổ chức thích hợp để quản lý nó.

Cũng có những khác biệt đáng kể trong khả năng của người dân để đối phó với tình trạng thiếu nước và những hậu quả môi trường lâu dài của một số hành động.  Nông dân bên trong các hệ thống thủy nông mất khả năng để trồng hoa màu được dẫn tưới với ảnh hưởng kinh tế đáng kể.

Đối với những nông dân ở ngoài các hệ thống thủy nông nầy, những thời gian khô kéo dài khiến cho người dân phải trả tiền nước cho việc tiêu thụ canh tác và gia đình.  Việc thiếu tiếp xúc với nước thường khiến cho người dân phải khoan giếng nước ngần, nhưng phẩm chất của nước đó thì nghi ngờ.

Nhưng hạn hán không chỉ là vấn đề ở nông thôn.

 

Vấn đề cho thành phố

Thất bại để đáp ứng sự cần thiết tiêu thụ nước của người dân ở đô thị sẽ có một ảnh hưởng tương đối lớn hơn đối với người nghèo hơn đã phải trả một phần lớn lợi tức của họ cho nhu cầu nước hàng ngày,

Khi tình trạng thiếu nước trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các vùng đô thị cũng phải cứu xét khả năng cung cấp nước cho cư dân của chúng.  Khả năng của những vùng đô thị để sống còn tình trạng thiếu nước kéo dài có vẻ rất hạn chế.

Khi ảnh hưởng của thay đổi khí hậu tăng cường trên khấp vùng, quản lý hạn hán sẽ đòi hỏi một đường lối hữu cơ hơn để giải quyết vấn đề tổ chức, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của việc trữ, phân phối và tiếp cận nước, và bảo đảm rằng nước có sẵn, có phẩm chất thích hợp.

Giải quyết những thách thức nhiều mặt liên quan đến hạn hán đòi hỏi việc quản lý có hiệu quả hơn, để bảo vệ và phục hồi việc trữ và thoát nước tự nhiên.

Những ảnh hương không bằng nhau của hạn hán và khả năng khác nhau của người dân để thích ứng đòi hỏi những chiến lược chánh sách nhắm đến những trường hợp và cần thiết riêng.  Khi chúng ta nhìn về tương lai với biến đổi khí hậu mạnh hơn, khả năng của chúng ta để quy hoạch khi đối mặt với điều không chắc chắn và rủi ro cũng phải được tăng cường.