Sunday, January 21, 2024

VẤN ĐỀ CỦA POTASH: ĐỒNG LÚA BAO PHỦ MUỐI Ở THÁI LAN

 (The problem with potash: Thailand’s salt-encrusted fields)

Samanachan Buddhajak and Luke Duggleby – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – January 17, 2024

 

Các cộng đồng đang chống đối những kế hoạch để khai thêm mỏ potash, bị cáo buộc làm ô nhiểm nước và đât ở chung quanh.

 

“Chúng tôi không muốn anh chị ở những nơi khác ở trong nước đối mặt với ảnh hưởng mà chúng tôi đang đối mặt,” Thanawan Kainok nói, trong một buổi thảo luận nhóm về ‘Quá khứ và Tương lai của Potash ở Isan’ trong huyện Wanon Niwat, tỉnh Sakon Nakhon ở đông bắc Thái Lan.

Trong năm 2015, Tổ hợp Potash Mingda của Trung Hoa, một công ty Trung Hoa đăng ký ở Thái Lan, nhận được giấy phép để khảo sát vùng nông thôn nầy cho những vị trí tiềm tàng để khai mỏ potash – là muối thiên nhiên rất giàu chất potassium và sodium.  Tính đến nay, mặc dù công ty đã khai thác một vài nơi, họ chưa bắt đầu khai thác thương mại vì sự chống đối mạnh mẽ từ các cộng đồng địa phương ở trong vùng.

Nhà hoạt động Thanawan Kainot nói chuyện với các thành viên của cộng đồng trong huyện Wanon Niwat về ảnh hưởng của việc khai mỏ potash đối với làng của cô, cách Dan Khun Thot 300 km. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Thanawan đi trên 300 km để tham gia thảo luận, được tổ chức trong tháng 4 năm 2023, từ cộng đồng của cô trong huyện Dan Khun Thot, tỉnh Nakhon Ratchasima.  Dan Khun Thot là một nơi duy nhất có mỏ potash đang hoạt động ở Thái Lan, và đã bị mặn hóa đất và nước tràn lan, được cho là do các hoạt động khai mỏ.

Dân làng ở Wanon Niwat lo ngại rằng mỏ potash mới có thể ô nhiễm thủy đạo mà hàng chục ngàn người dựa vào để dùng cho nông nghiệp và gia dụng với hóa chất nguy hại và muối.  Trong năm 2015, họ thành lập Nhóm Bảo tồn Wanon Niwat, để chống lại việc khai mỏ potash bằng biểu tình, khiếu nại, và hành động trực tiếp, chẳng hạn như ngăn chận công ty đến vùng khảo sát.  Kết quả là, công ty nộp một vài đơn kiện chống lại các thành viên của cộng đồng trong năm 2018, cáo buộc họ phỉ báng và đòi bồi thường.

Wanon Niwat là một trong 3 địa điểm ở đông bắc Thái Lan nơi các công ty có ý định khai mỏ potash, nhưng chưa bắt đầu hoạt động thương mại.


Trong số 4 công ty có ý định khai mỏ potash ở đông bắc Thái Lan, chỉ có 1 công ty đã bắt đầu hoạt động thương mại.  ASEAN Potash trong tỉnh Chaiyaphum và Asia Pacific Potash ở Udon Thani có chuyển nhượng để khai mỏ.  China Mingda đang tái xin giấy phép thăm dò, sẽ hết hạn trong năm 2020. [Ảnh: The Third Pole]

 

Mặc dù potash phần lớn được khai mỏ cho potassium, được dùng để làm phân bón, sodium mà nó chứa có thể sớm trở nên hấp dẫn không kém.  Các nhà nghiên cứu ở Đại học Khon Kaen ở Thái Lan vừa phát triển thành công bình điện có thể nạp điện bằng cách dùng sodium, thay vì lithium.  Kỹ thuật mới nầy, cũng đang được phát triển ở nơi khác trên thế giới, có vẻ có ảnh hưởng lớn đối với kỹ nghệ xe điện (EV).  Sodium rẻ hơn và có nhiều hơn lithium, và việc sử dụng nó trong bình điện có thể giúp cho EVs dễ mua hơn và khuyến khich chấp nhận chúng rộng rãi hơn.  Chánh phủ Thái thiết tha cho điều nầy xảy ra, nhưng những người chống khai mỏ lo ngại rằng nó có thể châm ngòi cho việc khai mỏ potash bùng nổ.

Áp lực gia tăng để khai thác dự trữ giàu có của Isan

Đông bắc Thái Lan, một vùng được gọi là Isan, có một lịch sử lâu đời của việc làm muối.  Potash được khám phá lần đầu tiên trong thập niên 1970s.  Mặc dù kích thước của dự trữ của Thái Lan không rõ, chánh phủ nói chúng lớn thứ 4th trên thế giới.  Canada có dự trữ lớn nhất thế giới, với 1.100 triệu tấn, theo sau là Belarus và Nga với 750 triệu và 400 triệu tấn, theo thứ tự.  Có quan tâm trong việc khai mỏ potash ở Thái Lan từ thập niên 1980s, nhưng có rất ít tiến bộ được thực hiện cho đến vài năm qua, phần lớn vì thiếu tài chánh và hạn chế luật pháp, cũng như chống đối ở địa phương.

Thúc đẩy gần đây trong việc khai mỏ potash được nối chặt chẽ với những thay đổi trong thị trường phân bón toàn cầu.  Thái Lan đang dựa nặng nề vào nhập cảng, mang vào trên 736.000 tấn potassium chloride trong năm 2022 theo dữ kiện quan thuế Thái Lan.  Nhưng những xáo trộn mậu dịch của hàng hóa do cấm vận được đặt ra để đáp ứng với việc xâm chiếm Ukraine của Nga và việc đàn áp chống đối hòa bình ở Belarus gây nên tăng giá potash đáng kể trong năm 2022.

“Chánh phủ [Thái] đã nói rằng các dự án [khai mỏ] sẽ làm giảm nhập cảng potash và vì thế giảm giá phân bón ở Thái Lan, Santiparp Siriwatthanaphaiboon, một giảng viên ở Đại học Udon Thani Rajabhat, nói.  Santipart nói quốc gia có tiềm năng để sản xuất ước tính khoảng 3 triệu tấn potash mỗi năm.  Con số nầy vuột quá nhu cầu hiện nay ở Thái Lan, còn lại một số có thể, ông nói, được bán cho Trung Hoa.


Potash phần lớn được khai mỏ cho potassium, được dùng để sản xuất phân bón.  Việc tăng giá gần đây của potash làm tăng áp lực từ chánh phủ Thái và các công ty tư nhân để mở thêm mỏ mới trong vùng đông bắc của quốc gia. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Măc dù có dự trữ potash của mình, Trung Hoa, với sản lượng nông nghiệp lớn lao, là quốc gia nhập cảng potash lớn thứ 3rd trên thế giới, mang vào trên 7,5 triệu tấn potassium chloride mỗi năm, phần lớn từ Nga, Canada và Belarus.  Trung Hoa từ lâu đã nhắm đến dự trữ của Thái Lan như nguồn thay thế tiềm tàng gần nhà hơn.  Trong năm 1979, 2 chánh phủ ký một MOU về đầu tư của Trung Hoa trong việc khai mỏ potash ở Thái Lan.  Một vài năm sau, trong năm 2004, Tổ hợp Potash Mingda Trung Hoa xin giấy phép để thăm dò [potash ở Wanon Niwat.

Mãi cho đến sau cuộc đảo chánh quân sự ở Thái Lan trong năm 2014 giấy phép thăm dò nầy mới được chấp thuận, tuy nhiên, thiết tha với việc sử dụng kinh tế hơn tài nguyên thiên niên của quốc gia, chánh phủ quân sự mới cũng chuyển nhượng khai mỏ ở 3 địa điểm trong các tỉnh đông bắc Chaiyaphum, Udon Thani và Nakhon Ratchasima.  Tính đến nay, việc khai mỏ chỉ bắt đầu ở 1 trong 3 địa điểm nầy – dự án huyện Dan Khun Thot trong Nakhon Ratchasima, được điều hành bởi Công ty Kali Thái.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Đất chết và nước mặn

“Tôi sẽ giữ miếng đất nầy như thế, để làm bằng chứng cho cái mà mỏ potash đã làm đối với dân làng,” Thanawan Kainot nói trong khi bước đi trên đất bao phủ muối ở nhà ở Dan Khun Thot.  Miếng đất nầy, tiếp giáp với hàng rào ranh giới của mỏ, từng được dùng làm ruộng lúa.  Sau khi mỏ potash bắt đầu hoạt động trong năm 2017, các thành viên của cộng đồng nói muối bắt đầu thấm vào nguồn nước trong vùng và đất trở nên mặn không trồng được gì.

 

Đất phủ muối của cái từng là ruộng lúa kế bên mỏ potash trong làng Sai Ngam của Dan Khun Thot. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Thanawan nói cô và dân làng của cô đang hành động vì họ không muốn người dân ở nơi khác phải chịu ảnh hưởng tương tự từ việc khai mỏ potash. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Dân làng Sai Ngam nói đất của họ từng phì nhiêu, nhưng hoa màu bắt đầu thất mùa trong vỏng 2 năm sau khi mỏ bắt đầu hoạt động. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Một tiến trình gọi là khai mỏ hòa tan đang được dùng để lấy potash ở đây.  Phương pháp nầy liên quan đến việc bơm những lượng nước lớn xuống đất để hòa tan muối potash.  Nước muối đoạn được bơm trở lại mặt đất vào những ao lớn, nơi nước từ từ bốc hơi để lại những tinh thể của potassium và các muối khác.  Toàn bộ tiến trình rất cần nhiều nước và rủi ro làm ô nhiễm nguồn nước gần đó rất cao.

Trong vòng 2 năm sau khi Thai Kali bắt đầu hoạt động ở Nong Sai của Dan Khun Thot, cư dân của làng lân cận của Sai Ngam bắt đầu thấy hoa màu chết, và những vết muối bắt đầu xuất hiện trong đất kế cận với mỏ.

Cái từng là đất canh tác để trồng lúa, xoài, và bắp nay được phủ bởi muối còn sót lại trong những năm đó.  Cây và buội rậm chết đứng ở nơi cây cối khỏe mạnh từng lớn lên,

“Tôi luôn luôn nghĩ rằng họ [các công ty khai mỏ] sẽ mang phát triển đến với chúng tôi.  Tôi thật sự sốc để thấy quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực như thế nầy,” Thanawan nói.

Theo yêu cầu của dân làng, Văn phòng Kiểm soát Môi trường và Ô nhiễm, một cơ quan của chánh phủ Thái, thử các mẩu đất và nước ở chung quanh mỏ trong tháng 5 năm 2022.  Nó khám phá độ mặn rất cao – rất cao để cư dân ghi nhận sạt lở tường và nhà cửa do muối gây ra.

 

Những nhà hoạt động chống khai mỏ dùng bản đồ của Dan Khun Thot để thảo luận những vùng ở ngoài Dan Khun Thot nơi cư dân nói họ cũng thấy ảnh hưởng từ mỏ potash Thai Kali.  Trong 1 làng cách mỏ trên 10 km, nguồn nước đã trở nên mặn.  Hoa màu đã thất thu ở những nơi khác nơi công ty đã thực hiện thăm dò khai mỏ. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Krue Kainot, sống trong làng nằm cách mỏ potash trên 10 km, nói rằng nước chảy trong làng của ông trở mặn trong năm 2019.  “Chúng tôi đang tắm và thình lình cảm thấy ngứa ngái.  Xà phòng không còn sản xuất bọt.  Khi chúng tôi nếm nước ở vòi, đó là lúc chúng tôi biết rằng nước đã bị nhiễm mặn,” ông nói, giải thích rằng nước bị mặn trong vùng chung quanh mỏ chảy xuống qua những thủy đạo thiên nhiên vào ao công cộng được làng dùng.

Dân làng mua nước uống gần 1 năm trước khi họ yêu cầu ai đó nhận trách nhiệm.  Cuối cùng, Thai Kali đặt ống để nối làng với nguồn nước khác, nhưng giá họ phải trả cho nước bay lên như bong bóng.

Vào đầu năm 2022, khi công ty bắt đầu thăm dò những địa điểm khai mỏ khác trong vùng, cư dân trong làng Sa Khi Tun nhanh chóng thấy ảnh hưởng môi trường trong vùng lân cận của nơi thử nghiệm.  Lúa từng lớn lên ngừng lớn, và cá trong ao kế cận chết.  Lo sợ họ sẽ đối mặt với số phận tương tự như làng Sai Ngam, cư dân cùng nhau để thành lập Nhóm Bảo tồn Huyện Dan Khun Thot để chống đối việc khai mỏ và yêu cầu bồi thường. 

Thanawan, người đã trở lại nhà từ khi làm việc ở Bangkok trong đại dịch Covid-19, quyết định không trở lại thủ đô, và trở thành lãnh đạo của việc chống đối mỏ.

 

Ngay ngoại ô của 1 làng chỉ cách mỏ potash Thai Kali vài km, cư dân treo một bảng chống đối với hàng chữ: “Người dân của Sa Khi Tun không muốn khai mỏ.” [Ảnh Luke Duggleby]

 

Những cánh đồng của Sa Khi Tun vẫn còn xanh và phì nhiêu.  Dân làng đang hành động để giữ chúng ở xa với các hoạt động thăm dò khai mỏ ở trong vùng. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Jongdi Minkhunthot và dân làng của bà đã thành công trong việc đóng một địa điểm khai mỏ thử ở Sa Khi Tun.  Họ trồng bắp để phủ con đường đi đến vị trí. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

“Nếu chúng tôi không tranh đấu, ảnh hưởng sẽ tồi tệ,” Thanawan nói.  Thai Kali đã mua nhiều đất chung quanh mỏ từ cư dân, nhưng Thanawan từ chối bán đất của mình.  “Chúng tôi đang tranh đấu nên người dân sẽ thấy cái đang xảy ra cho chúng tôi.  Chúng tôi muốn làm thí dụ để việc tương tự sẽ không bao giờ xảy ra cho các nơi khác ở Isan.”

Xe điện và một lý do mới để khai thêm mỏ potash

Trong năm 2021, chánh phủ Thái loan báo tầm nhìn đầy tham vọng ‘30@30’ của mình, nhằm để bảo đảm rằng 30% của xe cộ của quốc gia sẽ là xe điện vào năm 2030.  Thúc đẩy nầy đã đặt gió vào cánh buồm của những nỗ lực của Thái để phát triển bình điện có thể nạp điện dùng sodium, một vật liệu thay thế rẻ hơn cho lithium.  Bình điện sodium-ion được phát triển cho đến nay bởi Đại học Khon Kaen – đầu tiên thuộc loại nầy ở Đông Nam Á – chưa sẵn sàng để dùng cho xe điện.  Nhưng chánh phủ hy vọng chúng sẽ đóng một vai trò then chốt trong kỹ nghệ bình điện EV của Thái Lan.  Cũng có hy vọng điều nầy sẽ, sau đó, nâng cao kỹ nghệ potash.  Thông tin chánh thức về chủ đề nầy thường nói dự trữ potash của quốc gia như là nguồn của sodium.

Tương tự, những nỗ lực nội bộ để thúc đẩy việc khai mỏ potash cũng chỉ đến sự tăng trưởng tiềm tàng của nhu cầu của potash nhờ loại bình điện mới nầy.  Điều nầy có thể thấy trong một tài liệu của Bộ Tài chánh được trình lên nội các trong tháng 1 năm 2023, nói rằng: “Có những nhà đầu tư năng lượng quan tâm trong việc đấu tư vào mỏ potash [được đề nghị] trong tỉnh Chaiyaphum.  Những nhà đầu tư nầy không quan tâm đến việc sản xuất phân bón potassium nhưng dùng potash như vật liệu thô để sản xuất bình điện cho EVs.”

 

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Khon Kaen ở đông bắc Thái Lan đang phát triển một loại bình điện mới sử dụng sodium thay vì lithium. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Đại học đã có một nhà máy để sản xuất bình điện lithium-ion, và hiện đang xây một cơ sở tương tự cho bình điện sodium.  [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Tuy nhiên, các chuyên viên thắc mắc về sự cần thiết của những mỏ potash mới để đáp ứng nhu cầu từ kỹ nghệ EV.

Nonglak Meethong, cầm đầu nhóm nghiên cứu bình điện sodium-ion ở Đại học Khon Kaen giải thích rằng kỹ thuật cần sodium rất nguyên chất.  Những mỏ mới chú trọng phần lớn đến việc sản xuất potassium không thể cung cấp vật liệu nầy.

Bình điện họ phát triển dùng sodium rút ra từ muối đá được khai mỏ ở Thái Lan.  Ở mức nhu cầu hiện nay, Nonglak nói không cần thêm một nguồn khoáng chất mới.  Nhưng nhu cầu có lẽ gia tăng lớn lao trong thập niên sắp tới, bà nói.

“Kỹ thuật để sản xuất bình điện từ sodium chắn chắn sẽ đến, là một tiến bộ tốt.  Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần quản lý tài nguyên và kiểm soát ảnh hưởng môi trường,” Nonglak nói, lưu ý sự cần thiết để hạn chế hậu quả vô tình cho những cộng đồng sống gần mỏ.


Những nhà hoạt động trên khắp đông bắc Thái Lan đang giúp nhau để chống việc khai mỏ potash trong cộng đồng của họ.  Họ đến với nhau trong tháng 4 năm 2023 để học hỏi thêm về ảnh hưởng tiềm tàng và trao đổ kỹ thuật vận động. [Ảnh: Luke Duggleby]

 

Lertsak Khamkhongsak, một người ủng hộ việc chống khai mỏ và sáng lập viên của nhóm hoạt động Dự án cho Chánh sách Công cộng về Tài nguyên Khoáng sản, đồng ý rằng những khối lượng hiện nay của muối đá được khai mỏ ở Thái Lan đủ cho nhu cầu của kỹ nghệ bình điện.  Ông lo sợ EVs đang được dùng như một lý do xanh để thúc đẩy thêm việc khai mỏ potash.

Nói rằng bạn đang cố gắng để thân thiện với môi trường là một cách để có dự án “được chấp thuận dễ dàng hơn,” Lertsak nói, thêm rằng “cái xảy ra trong thực tế thì khác.”  “Vào cuối ngày, potash sẽ được dùng hầu hết ở Trung Hoa để làm phân bón.”

“Cái cần thiết là sự giải thích đầy đủ hơn về làm thế nào họ sẽ chịu trách nhiệm về ô nhiễm và [vạch ra] những vùng khai mỏ thích hợp, không chỉ đi ra và nói rằng chúng tôi sẽ có đủ vật liệu để sản xuất bình điện,” Lertsak nói.  “Ngay chỉ với mỏ potash trong huyện Dan Khun Thot, đã có nhiều ảnh hưởng.  Nếu có thêm nhu cầu từ những kỹ nghệ khác, làm sao họ có thể kiểm soát ảnh hưởng?”

No comments:

Post a Comment