Sunday, January 21, 2024

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG HOA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRONG SÔNG LANCANG VÀ HẠ LƯU VỰC SÔNG MEKONG

(China’s Influence on Hydropower Development in the Lancang River and Lower Mekong River Basin)

 

Nathaniel Matthews and Stew Motta – Bình Yên Đông lược dịch

State of Knowledge – July 2013

 

Đập Xiaowan (Tiểu Loan) trên sông Lancang (Mekong) ở Trung Hoa. 

[Ảnh: Yunnan Adventure]

 

Tại sao Trung Hoa phát triển thủy điện trên sông Lancang và hạ lưu vực sông Mekong?

Trung Hoa là quốc gia hàng đầu của thế giới trong việc xây cất thủy điện.  Trong Kế hoạch 5 Năm thứ 12th (2011-2015) của mình, Trung Hoa loan báo ý định bành trướng thêm khả năng thủy điện của mình bằng cách phát triển 8 khu thủy điện với trên 60 dự án thủy điện đại qui mô, mang tổng số công suất thiết trí của thủy điện bên trong quốc gia đến 284 GW (GEV, 2011).

Một thành phần quan trọng của việc phát triển thủy điện ở trong nước và chiến lược năng lượng của Trung Hoa là xây chuỗi Lancang, nằm trong tỉnh Yunnan (Vân Nam).  Sông Lancang, được gọi là sông Mekong ở phía nam biên giới của Trung Hoa, có tiềm năng thủy điện 30.000 MW.  Để thu hoạch tiềm năng nầy, chánh phủ Trung Hoa có các kế hoạch phát triển 1 chuỗi đập trên dòng chánh sông Lancang, với 5 đập đang hoạt động.  Khi hoàn tất, những đập nầy có thể sản xuất 15.720 MW hay 52,4% tiềm năng thủy điện của Lancang (Grumbine, Dore and Xu, 2012).  20 đập khác đang được dự trù hay đang xây cất trên các phụ lưu của Lancang (Kummu and Varis, 2007).

Qua việc cung cấp điện giá rẻ, việc phát triển thủy điện trên sông Lancang cung cấp nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong các thành phố kỹ nghệ của Trung Hoa chẳng hạn như Kunming (Côn Minh) và Guangzhou (Quảng Châu).  Thủy điện là một trong 5 trụ cột của kinh tế Yunnan.  Nó được xem như một nguồn năng lượng sạch và một thành phần quan trọng trong việc giảm sự lệ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch và mức phóng thích CO2 của Trung Hoa, hiện cao nhất trên thế giới.  Theo Thống kê Nhanh của Kỹ nghệ Điện Quốc gia, công suất thiết trí thủy điện của Trung Hoa trong năm 2010 chiếm 22,18% tổng số nguồn cung cấp năng lượng của quốc gia.

Ảnh hưởng thủy điện của Trung Hoa, tuy nhiên, không giới hạn trong sông Lancang.  Trung Hoa cũng là một tay chơi quan trọng trong việc phát triển thủy điện ở Hạ Lưu vực Mekong (LMB).  Qua các công ty chẳng hạn như China International Water and Electric Corporation (Tổ hợp Điện Nước Quốc tế Trung Hoa), Hydro Lancang và Sinihydro, Trung Hoa tích cực trong hàng chục đập trong Hạ Lưu vực gồm có đập Hạ Sesan 2 (400 MW) ở Cambodia vừa được loan báo.  Những đập nầy cung cấp một cơ hội cho Trung Hoa để xuất cảng chuyên môn, gia tăng ảnh hưởng chánh trị, phát triển mối liên lạc mậu dịch, và nâng cao lợi nhuận cho các tổ hợp quốc doanh của mình (SOEs).  Đối với các quốc gia chủ nhà, những dự án nầy bơm tài chánh lớn vào kinh tế quốc gia, trong khi cung cấp hạ tầng cơ sở và điện.  Những đập nầy vì thế được gọi là những dự án ‘thắng-thắng’ bởi những nhà phát triển Trung Hoa.

Kết luận: Chuỗi đập Lancang là một thành phần quan trọng của kế hoạch của Trung Hoa để phát triển năng lượng carbon thấp, tái tạo và sạch để cung cấp cho nhu cầu điện đang gia tăng ở trong nước.  Việc phát triển thủy điện ở Hạ Lưu cung cấp cơ hội để Trung Hoa gia tăng ảnh hưởng chánh trị và kinh tế của mình trong lưu vực và cho SOEs (Doanh nghiệp Quốc doanh) nâng cao lợi nhuận và xuất cảng chuyên môn thủy điện của họ.

 

Lịch sử của việc phát triển thủy điện Lancang

Việc phát triển thủy diện trên Lancang được bắt đầu từ năm 1956, khi HydroChina Kunming Engineering Corporation (HCKEC) (Tổ hợp Kỹ thuật HydroChina Kunming) bắt đầu điều tra các vị trí.  Từ 1957-58, HCKEC xác định 21 vị trí có tiềm năng thủy điện dọc theo sông, và thực hiện quy hoạch sơ khởi cho vị trí đập Xiaowan (Tiểu Loan).  Vì tình trạng bất ổn chánh trị và kinh tế mang lại bởi Bước Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa, việc quy hoạch thêm thủy điện được tạm ngưng cho đến cuối thập niên 1960s.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, trong năm 1998, việc xây cất bắt đầu ở đập Manwan (Mạn Loan), đập đầu tiên trên dòng chánh sông Lancang-Mekong, mà không thông báo cho các quốc gia ở hạ lưu.  Trong suốt thập niên 1990s và 2000s, việc phát triển thủy điện của Trung Hoa dọc theo Lancang tiến hành nhanh chóng, và vào năm 2008, 4 đập trên dòng chánh đã hoạt động: Manwan (1.550 MW) bắt đầu hoạt động trong năm 1992, Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) (1.350 MW) trong năm 2003, Jinghong (Cảnh Hồng) (1.750MW) trong năm 2008 và Xiaowan (Tiểu Loan) (4.200 MW) trong năm 2010.  Tính đến tháng 6 năm 2013, Nuozhadu (Nọa Trát Độ) hoạt động, mặc dù tất cả các turbies chưa hoạt động, và Gongguoqiao (Công Quả Kiều) (750 MW) đang được xây cất.

Việc phát triển nhanh chóng của Lancang từ năm 2000 trùng hợp với việc thành lập Yunnan Lancang Hydropower Development Corporation (YLHDC) (Tổ hợp Phát triển Thủy điện Lancang Yunnan) trong năm 2001.  Trước năm 2001, trách nhiệm phát triển Lancang được chia sẻ giữa Yunnan Provincial Lancang Integrated Development Planning Commission (Ủy hội Kết hợp Quy hoạch Phát triển Lancang Tỉnh Yunnan), Bộ Năng lượng (MoE) và China Energy Investment Corporation (Tổ hợp Đầu tư Năng lượng Trung Hoa).  Trong năm 2001, YLHDC được giao trách nhiệm chung để phát triển chuỗi Lancang.  Trong năm 2002, YLHDC được đổi tên là Huaneng Lancang River Hydropower Corporation (HLHC) (Tổ hợp Thủy điện sông Lancang Huaneng).

HLHC là một tổ hợp cổ phần của Nhóm Huaneng Trung Hoa (CHG), Nhóm Hongta (HG) và Yunnan Investment Corporation (YIC) (Tổ hợp Đầu tư Yunnan).  CHG là một tổ hợp quốc doanh đưới quyền của Chánh phủ Trung ương Trung Hoa, và là một trong 5 tổ hợp lớn nhất phù hợp với China Tobacco (Thuốc lá Trung Hoa).  HG kiểm soát một số hiệu thuốc lá lớn nhất ở Yunnan và có đầu tư rộng rãi đang gia tăng gồm có năng lượng, xây cất, an ninh, sản phẩm giấy, dược phẩm, hóa chất nhẹ, và cung cấp thức ăn thức uống cho nhà hàng.  Trong Phúc trình Doanh nghiệp Mạnh nhất trong năm 2010 của Trung Hoa, HG đứng đầu ở Yunnan và 104th trên toàn quốc (ETMOC, 2010).  YIC là một tổ hợp đầu tư của chánh quyền tỉnh Yunnan.

Kết luận: Việc phát triển nhanh chóng của chuỗi Lancang từ năm 2000 trùng hợp với việc chuyển trách nhiệm từ Yunnan Provincial Lancang Integrated Development Planning Commission, Bộ Năng lượng (MoE) và China Energy Investment Corporation cho Huaneng Lancang River Hydropower Corporation (HLHC).  HLHC là một tổ hợp quốc doanh có thế lực với đầu tư đa dạng.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Hệ quả chánh trị, kinh tế và môi trường ở hạ lưu của thủy điện Lancang?

Mặc dù có liên lạc chánh trị, kinh tế và môi trường của Trung Hoa với hạ lưu vực, tất cả các đập trên sông Lancang được hoàn tất đơn phương và không có tham vấn với các quốc gia ở hạ lưu.  Điều nầy gây ra việc chống đối từ các quốc gia ở hạ lưu.  Những sự chống đối nầy đã lên cao trong mùa khô 2010, khi mực nước sông Mekong trong dòng chánh ở dưới Trung Hoa sụt giảm đáng kể với việc làm đầy hồ chứa ở phía sau các đập Lancang (Hirsch, 2010).  Trung Hoa cáo buộc mực nước thấp cho thời tiết khô bất thường chứ không phải các đập, nhưng đồng ý để gia tăng chia sẻ dữ kiện liên quan đến dòng nước và xả nước, và cải thiện đối thoại với các quốc gia duyên hà ở hạ lưu.

Goh (2009) thừa nhận rằng việc phát triển chuỗi Lancang của Trung Hoa có những hậu quả chánh trị và sinh thái cho các cộng đồng ở hạ lưu.  Trung Hoa, tuy nhiên, vẫn duy trì rằng “bất cứ hành động nào họ làm để khai thác tiềm năng của Mekong thuần túy là vấn đề nội bộ” (Dupont, 2001:129).

Tuy thế, những chống đối ở hạ lưu trong năm 2010 khiến cho Trung Hoa phải tuyên bố chánh thức rằng bất cứ việc phát triển thủy điện trên khúc sông của họ sẽ cứu xét kỹ lưỡng những ảnh hưởng ở hạ lưu (China Daily, 2012).  Họ tuyên bố thêm rằng lợi ích của các đập bao gồm ngừa lụt và cải thiện việc sử dụng nước và quản lý hạn hán ở hạ lưu bằng cách trữ nước trong mùa mưa và xả nước trong mùa khô (China Daily, 2012).  Trung Hoa có luật lệ rộng rãi để kiểm soát việc phát triển thủy điện, gồm có Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường, Luật Nước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Luật của PRC về Bảo tồn Nước và Đất và Quy định của PRC về Tài nguyên Thiên nhiên.  Những luật nầy, tuy nhiên, gồm có ít hay không có các điều khoản để cứu xét ảnh hưởng xuyên biên giới của các đập thủy điện.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng chuỗi đập của Trung Hoa sẽ làm giảm mực nước đến 30% và xa đến thành phố Vientiane của Lào PDR, gia tăng xâm nhập của nước mặn [Lời ngước dịch: Các đập làm giảm xâm nhập của nước mặn vì xả nước trong mùa khô.] vào đồng bằng và ngăn chận dòng phù sa quan trọng, có thể có ảnh hưởng đến thủy sản, nông nghiệp và cuộc sống trên khắp Hạ Lưu vực (Kummu and Varis, 2007; Räsänen et al. 2012; v.v.).

Tiểu lưu vực Lancang là một nguồn quan trọng của phù sa trong lưu vực sông Mekong.  Gần ½ chiều dài của sông Mekong chảy qua Trung Hoa.  Nó đóng góp 35% lưu lượng trong mùa khô và trên 55% lượng phù sa, và vì thế rất quan trọng cho hệ sinh thái trong toàn lưu vực (Kummu and Varis, 2007; CPWF SOK Mekong Sediment Basics, 2013).  Thủy học của Mekong có đặc tính của nhịp lũ đáng kể đưa phù sa giàu chất dinh dưỡng qua hệ thống trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10.  Những chất dinh dưỡng nầy hỗ trợ cho các dịch vụ hệ sinh thái của khu vực và sản xuất nông nghiệp trên đó đa số cuộc sống trong khu vực dựa vào (Kummu and Varis,2007).  Chuỗi đập được ước tính có khả năng giữ phù sa lý thuyết là 94% (Kummu and Varis, 2007).

Bồi lắng cũng là một cứu xét quan trọng cho các nhà quy hoạch đập vì ành hưởng đến khả năng trữ nước.  Mức sạt lở trong lưu vực Lancang luôn luôn rất cao, có hệ quả đối với đời sống của các đập dọc theo khúc sông nầy ở Trung Hoa.  Lượng phù sa ở Manwan rất cao, ở mức 1,21 kg/m3 (Plinton and Damming, 1999:238).  Không có can thiệp, dung tích ‘chết’ của hồ chứa Manwan sẽ đầy trong vòng 15-20 năm, nhưng việc xây cất đập Xiaowan ở thượng lưu sẽ nới rộng đời sống của đập vì hiệu năng giữ phù sa của Xiaowan.

Bồi lắng cũng có thể gây thiệt hại cho các turbines thủy điện, rất tốn kém và mất thì giờ để sửa chữa.  Các cửa xả phù sa có thể được lắp để đưa phù sa xuống hạ lưu, nhưng những cửa nầy phải được bao gồm trong giai đoạn xây cất ban đầu.  Chúng cũng tốn kém và có thể làm giảm tiềm năng thủy điện của dự án. (Để có thêm tin tức về bồi lắng và ảnh hưởng của nó trong lưu vực Mekong, xin xem CPWF SOK Mekong Sedimet Basics).

Về chánh trị, chuỗi Lancang cho phép Trung Hoa kiểm soát số lượng nước đến Hạ Lưu vực.  Điều nầy vô cùng quan trọng cho cuộc sống, an ninh lương thực và kinh tế của Lào, Cambodia và Việt Nam.  Räsänen et al. (2012) thấy rằng chuỗi Lancang gia tăng lưu lượng trong mùa khô 24-155% và làm giảm lưu lượng trong mùa mưa 29-36%, vì thế thay đổi thời điểm và cường độ của đặc tính nhịp lũ sông.  Ảnh hưởng mà các đập hiện nay đáng có đối với thủy sản và thủy học, cả trong lưu vực và đồng bằng, vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng chắc chắn sẽ được quan sát kỹ lưỡng bởi các quốc gia ở hạ lưu trong những năm sắp đến.

Không có thỏa thuận chánh thức giữa Trung Hoa và các chánh phủ ở hạ lưu về việc quản lý Lưu vực.  Trung Hoa có ‘tình trạng đối thoại’ với Ủy hội Sông Mekong (MRC), tổ chức lưu vực sông chánh (RBO) trong khu vực, với việc chia sẻ dữ kiện thủy học từ Lancang, nhưng cho đến nay đã từ chối để trở thành thành viên.  Tuy nhiên, lập trường của Trung Hoa là chuỗi Lancang là vấn đề của quốc gia và họ thường không muốn thảo luận, họ tiếp tục tham gia vào chánh sách phát triển thủy điện với các quốc gia ở hạ lưu.

Các chánh phủ ở hạ lưu do dự để tham gia với Trung Hoa về ảnh hưởng của chuỗi Lancang vì sức mạnh quân sự và chánh trị tương đối của Trung Hoa và những đầu tư và viện trợ nhất của quốc gia trong Hạ Lưu vực.

Kết luận: Trung Hoa bố trí việc phát triển thủy điện như thắng-thắng cho họ và các quốc gia ở Hạ Lưu vực Mekong.  Chuỗi Lancang ngăn cản việc chuyển phù sa trên khắp Lưu vực và cho phép Trung Hoa kiểm soát dòng chảy trong mùa khô.  Điều nầy có tiềm năng chánh trị, kinh tế đáng kể và những hệ quả sinh thái cho các quốc gia ở hạ lưu.  Trung Hoa đã gia tăng tính minh bạch và chia sẻ dữ kiện với các quốc gia ở hạ lưu, nhưng không có những thỏa thuận chánh thức về quản lý lưu vực.

Ảnh hưởng thủy điện của Trung Hoa trong Hạ Lưu vực Mekong ra sao?

Vai trò của Trung Hoa như một nhà phát triển và tài trợ các đập trong LMB đã gia tăng lớn lao trong thập niên vừa qua.  Những động cơ chánh của sự bùng nổ  phát triển thủy điện gần đây của Trung Hoa gồm có mối liên hệ quốc tế gần gũi hơn với các quốc gia láng giềng, nới rộng thị trường cho các SOEs đang gia tăng nhanh chóng, an ninh năng lượng, các mục tiêu giảm phóng thích khí nhà kiếng, và chi phí gia tăng của những vấn đề môi trường và xã hội ở trong nước.  Từ năm 2000, Beijing đã làm việc để gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực qua các chánh sách khuyến khích đầu tư ở hải ngoại.

Trung Hoa đang cố gắng tích cực để cải thiện và tăng cường mối liên hệ với toàn thể Đông Nam Á, và nhất là trong LMB vì có cùng biên giới.  Mối liên hệ được cải thiện sẽ giúp Trung Hoa củng cố sức mạnh gần nhà vì lý do kinh tế và an ninh quốc gia.  Sau vụ xung đột với Việt Nam trong năm 1979, ngừng liên hệ với Lào PDR từ năm 1979 đến 1999, và ủng hộ Khmer Đỏ ở Cambodia, Trung Hoa có nhiều việc để làm để lấy lại sự tin cậy của láng giềng trong khu vực.  Mối liên hệ của Trung Hoa với Cambodia và Lào PDR được bình thường hóa trong năm 2000, khi nguyên chủ tịch Jiang Zemin (Giang Trạch Dân) trở thành chủ tịch đầu tiên của Trung Hoa thăm viếng 2 quốc gia (Thayer, 2000).

Tuy nhiên, việc chuyển từ kẻ thù sang bạn đáng chú ý và mất thời gian, hầu hết vì những sáng kiến chánh trị và kinh tế trong thập niên qua.  Một số những thay đổi chánh trị đáng chú ý nhất là:

·                    Quyết định của Trung Hoa không giảm trị giá của Nhân dân Tệ (Renminbi) trong khủng hoảng tài chánh Á Châu và thay vào đó cung cấp viện trợ tài chánh (riêng Thái Lan nhận được 1 tỉ USD; Halloran, 1998).

·                    ‘Chánh sách Đi ra Ngoài’ của Trung Hoa được phát động trong Kế hoạch 5 Năm thứ 10th (2001-2005) và đặt căn bản cho đầu tư ngoại quốc trực tiếp của Trung Hoa

·                    Trung Hoa, Cambodia, Lào PDR và Việt Nam tất cả được chấp nhận vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới

·                    Việc soạn thảo và ký kết Thỏa ước Mậu dịch Tự do Trung Hoa ASEAN (CAFTA) tạo nên một vùng mậu dịch tự do lớn thứ 3rd trên thế giới ngày 1 tháng 1 năm 2010 (Tong, 2010)

·                    Sáng kiến Chiang Mai, chú ý đến an ninh tiền tệ trong khu vực, cũng được dẫn đầu bởi Trung Hoa đầu thập niên 2000s

·                    Chương trình Tiểu vùng Mekong và Phụ cận của Ngân hàng Phát triển Á Châu cũng khuyến khích ràng buộc chặt chẽ hơn qua hệ thống của các dự án hạ tầng cơ sở lớn lao trong vùng (Cronin, 2012)

Những chánh sách nầy phản ánh sự chuyển biến của Beijing đến hợp tác khu vực và cho thấy tham vọng của họ để mở các thị trường, chống lại ảnh hưởng của Tây phương trong khu vực, và tạo cho mình thành một lãnh đạo ở Đông Nam Á và tòan cầu.  Các chánh sách có hiệu quả trong việc chuyển những mục tiêu nầy, và cũng cung cấp cho các quốc gia LMB một giải pháp thay thế cho đầu tư của Tây phương – và thường có điều kiện cao.

Những sáng kiến chánh trị của Beijing trong LMB đi song song với động năng của kinh tế thịnh vượng của Trung Hoa.  Trung Hoa là đối tác mậu dịch lớn nhất của Myanmar, Việt Nam và Lào PDR; Thái Lan đứng thứ 2nd và Cambodia thứ 3rd (Gronhold-Pederson, 2013; Chen Y.W., 2012; Heng, 2012).  Trên căn bản quốc gia-quốc gia, trị giá mậu dịch với Trung Hoa trong năm 2010 là 46 tỉ USD cho Thái Lan, 27,3 tỉ USD cho Việt Nam, 4,7 tỉ USD cho Myanmar, 1,3 tỉ USD cho Cambodia, và 1 tỉ USD cho Lào.  Trung Hoa cũng xây nhiều hạ tầng cơ sở của Cambodia và là quốc gia viện trợ và đầu tư ngoại quốc lớn nhất .  Các chương trình viện trợ cho Lào PDR, Cambodia, và Myanmar hiện nay lớn hơn viện trợ của Hoa Kỳ (Kurlantzick, 2007).  Để hiểu chính xác ảnh hưởng của Trung Hoa trong mậu dịch, viện trợ và đầu tư trong LMB phải được xem như một gói thay vì những sáng kiến riêng rẽ.  Urban et al. (2013:312) mô tả làm thế nào những thành phần nầy được gói với nhau trong những thỏa thuận ở LMB.

Lối thực hành của Trung Hoa vì thế thường gộp viện trợ, mậu dịch và đầu tư bằng cách cung cấp, thí dụ, đầu tư và các khoản vay chuyển nhượng cho việc xây đập và nối việc nầy với xuất cảng điện cùng với nhập cảng hàng hóa chế biến của Trung Hoa và những thỏa thuận mậu dịch cho các công ty Trung Hoa.

Việc phát triển thủy điện của Trung Hoa trong LMB cung cấp thêm lợi ích cho an ninh năng lượng khi so sánh với các dự án xây đập ở ngoại quốc.  Một trong những khác biệt quan trọng giữa việc phát triển thủy điện của Trung Hoa trong LMB và các dự án ở Phi Châu và Nam Mỹ là sự nối kết với lưới điện của Trung Hoa.  Tính lân cận gần gũi của LMB cho phép điện được nhập cảng vào những trung tâm đô thị phát triển nhanh chóng của Trung Hoa (Urban et al., 2013).  An ninh năng lượng là một lo ngại quan trọng cho những nhà lấy quyết dịnh của Trung Hoa, đã đặt một mục tiêu 15% của năng lượng đến từ năng lượng không phải nhiên liệu hóa thạch vào năm 2015, trong số đó ½ được dự trù đến từ thủy điện (CEP, 2012).  Những mục tiêu năng lượng xông xáo nầy được phác họa trong Kế hoạch 5 Năm thứ 12th (2011-2015) đã khuyến khích việc xây cất mạnh mẽ đập lớn và các dự án chuỗi đập.  LMB hiện nay đang trải qua một đợt lớn lao các dự án đập lớn, với trên 50 đập lớn đang được xây cất (trên 50 MW) từ các công ty Trung Hoa mà thôi, và thêm nhiều đập vẫn còn trong giai đoạn đề nghị (Urban et al., 2013).

Sự phân phối của các đập Trung Hoa đại qui mô trong khu vực như sau: Myanmar 30, Lào PDR 13, Cambodia 7, Việt Nam 3, và Thái Lan với một số dự án đập Trung Hoa, nhưng không quá 50MW (Urban et al., 2013).  Những dự án nầy được tài trợ, phát triển, xây cất và được hợp đồng phần lớn với các SOEs Trung Hoa.  Sinohydro đóng ít nhất 1 trong những vai trò nầy trong 30% dự án đập lớn trong LMB, và nắm việc tài trợ, phát triển và xây cất 5 trong số 13 đập Trung Hoa lớn ở Lào PDR (Urban et al., 2013)  SOEs như Sinohydro thường có khả năng lớn hơn, khả năng mở rộng, hậu thuẫn chánh trị lớn hơn, nhiều kinh nghiệm qua các dự án xây cất ở trong nước, và thường có thể xây đập rẻ hơn các đối thủ của họ (McDonald et al., 2009).  Những dự án đại qui mô nầy thường đòi hỏi sự chấp thuận từ cấp cao nhất của chánh phủ ở Beijing lẫn trong các quốc gia LMB, vì thế nối kết với nhà nước có tác dụng như một tài sản.  Trong LMB, hầu hết mỗi dự án đập quan trọng có liên quan đến SOEs từ những người khổng lồ trên toàn cầu, nhưng Myanmar cho thấy một số trái ngược với hầu hết công ty nhỏ hơn và ít được biết điều hành ở đó (Urban et al., 2013).

Kết luận: Qui mộ rộng lớn của các dự án đập Trung Hoa trong LMB là kết quả của an ninh chánh trị, kinh tế, năng lượng, và các mục tiêu giảm phóng thích khí nhà kiếng.  tất cả dấu hiệu hướng đến sự gia tăng trong việc xây đập và ‘gói’ hợp tác kinh tế qua những SOEs lớn trong những năm sắp đến.  Một câu hỏi quan trọng sẽ là làm thế nào để các SOEs Trung Hoa quản lý ảnh hưởng xã hội và môi trường của những dự án của họ trong LMB.

Những chánh sách môi trường và xã hội bên ngoài của Trung Hoa nào liên quan đến thủy điện?

Trung Hoa tuyên bố nhiều lần rằng họ đi theo những luật lệ và chánh sách của các quốc gia khi họ đầu tư và phát triển các dự án.  Điều nầy gồm có một chánh sách không can thiệp vào vấn đề nội bộ bị chỉ trích của xã hội dân sự vì thiếu bảo vệ môi trường và xã hội (Xem WWF, 2008; International Rivers, 2012).  Trong năm 2012, có lẽ để đáp ứng với những chỉ trích nầy và lo ngại của Trung Hoa về thanh danh của mình, Ủy hội Kiểm soát Ngân hàng Trung Hoa sửa đổi Hướng dẫn Tín dụng Xanh kiểm soát thành tích môi trường của các ngân hàng Trung Hoa.  Những hướng dẫn nầy nay nói rằng ngân hàng phải cải thiện việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội của các dự án ở hải ngoại và theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Một bước nữa trong việc quản lý môi trường được thể hiện trong tháng 2 năm 2013, khi các Bộ Thương mại và Bảo vệ Môi trường công bố Hướng dẫn về Bảo vệ Môi trường trong Đầu tư và Hợp tác Hải ngoại.  Những hướng dẫn nầy khuyến khích các công ty Trung Hoa “xác định và dành trước rủi ro môi trường đúng lúc, khiến cho các công ty của chúng ta thực hiện tích cực trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng một hình ảnh tốt ở hải ngoại của các công ty Trung Hoa và hỗ trợ phát triển khả chấp của các quốc gia chủ nhà.” (Để có thêm tin tức về Trách nhiệm Xã hội của Tổ hợp (CRS), xin xem CRWF SOK: Trách nhiệm Xã hội của Tổ hợp trong việc Phát triển Thủy điện Mekong).

Trong năm 2011, Sinohydro phát triển một Khuôn khổ Chánh sách để Phát triển Khả chấp đưa ra những tiêu chuẩn môi trường, xã hội và an ninh, phù hơp với các tiêu chuẩn quốc tế gồm có thu thập tự do trước và chấp thuận được thông báo của người dân bị ảnh hưởng.  Đến mức độ nào những chánh sách và tiêu chuẩn nầy sẽ được thực hiện trong Luu vực Mekong còn để chờ xem; chúng đại diện, tuy nhiên, một bước hứa hẹn, tuân thủ trễ cho việc phát triển thủy điện của Trung Hoa.

Kết luận: Lúc đầu, Trung Hoa đi theo chánh sách không can thiệp, hạn chế tham gia với các diễn viên và các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội bị hạn chế bởi luật lệ và chánh sách ở trong nước họ điều hành.  Gần đây, Trung Hoa bắt đầu tham gia trong những đối thoại được cải thiện với các diễn viên trên khắp Mekong và củng cố luật bảo vệ xã hội và môi trường và những chánh sách Trách nhiệm Môi trường và Xã hội của Tổ hợp cho những dự án quốc tế.

Kết luận chung

Trung Hoa có những quyền lợi kinh tế và chiến lược đáng kể trong Lưu vực Lancang và Hạ Lưu vực, trong đó thủy điện là một thành phần then chốt.  Việc phát triển thủy điện của Trung Hoa trong Lưu vực Mekong đã được hoan nghênh một cách thận trọng bởi các quốc gia khi họ tìm đầu tư trong nguồn nước của họ và việc phát triển kinh tế liên hệ đi kèm với mối liên hệ mạnh mẽ với nhà nước Trung Hoa và những SOEs của họ.  Những đầu tư nầy, tuy nhiên, bị chỉ trích bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự, học thuật, và cộng đồng khu vực và quốc tế trong quá khứ, Trung Hoa và các SOEs của nó có vẻ gia tăng lo ngại cho rủi ro thanh danh và ảnh hưởng xã hội và môi trường liên quan với những ảnh hưởng xã hội và môi trường liên quan đến những dự án hạ tầng cơ sở nước đại qui mô.  Kết quả của những lo ngại nầy, Trung Hoa và các SOEs của họ đã tiến hóa tích cực trong việc đối thoại với các quốc gia ở hạ lưu qua MRC, ASEAN, các NGOs và diễn đàn chẳng hạn như Chương trình Thách thức về Nước, Lương thực và Năng lương được tổ chức ở Phnom Penh trong năm 2011, và ở Hà Nội trong năm 2012.  Thí dụ, HLHC đã thử nghiệm với Nghị định thư Đánh giá tính Khả chấp Thủy điện của đập Jinghong và trình bày về kinh nghiệm của mình ở Diễn đàn Mekong về Nước, Lương thực và Năng lượng của CPWF.  Việc tiếp tục và gia tăng tham gia của Trung Hoa với nhiều diễn viên và khả năng để giữ các SOEs với những tiêu chuẩn và hướng dẫn mà họ đặt ra sẽ là một thủ nghiệm acid/kiềm cho những hứa hẹn để khuyến khích phát triển ‘thắng-thắng’ khả chấp.

Tài liệu tham khảo

EMTOC.2010. China’s 500 Strongest Enterprises was announced and Hongta Group ranks the first in tobacco industry. (2010, September 14). Tobacco Market of China. Retrieved from: http://www.etmoc.com/eng/looklist.asp?id=178  

CEP. 2012. Energy Policy. Retrieved from: www.cep.ca/docs/en/policy-917-e.pdf

China Daily. 2012. Largest hydropower station on Mekong River starts operation. Retrieved from: http://www.chinadaily.com.cn/business/2012-09/07/content_15742514.htm  

Chen, Y.W. 2012.Sino-Thailand Trade and Economic Relations Analysis and Prospect. Paper Presented to First Thai-Chinese Strategic Research Seminar, Bangkok, 24-26.

Cronin, R. 2012. China and the Geopolitics of the Mekong River Basin: Part 1. World Politics Review. Retrieved from: http://www.worldpoliticsreview.com/articles/11761/china-and-the-geopolitics-of-the-mekong-river-basin-part-i   

Dupont, A. 2001. East Asia Imperilled: Transnational Challenges to Security. Cambridge: Cambridge University Press, 2001.

Goh, E. 2009.China in the Mekong River basin: the regional security implications of resource development on the Lancang Jiang.

Grumbine, R.; Dore, J. and Xu, J. 2012. Mekong hydropower: Drivers of change and governance challenges. Frontiers in Ecology and the Environment 10(2): 91-98.

Gronholt-Pederson. 2013. Chinese Investment in Myanmar Falls Sharply. The Wall Street Journal.

Halloran, Richard. 1998.China’s Decisive Role in the Asian Financial Crisis. Global Beat Issue Brief No. 24.27 January 1998. CRS Report: The 1997 Asian Financial Crisis. Retrieved from: http://www.bu.edu/globalbeat/pubs/ib24.html  

Heng, P. 2012 Cambodia–China Relations: A Positive-Sum Game?.Journal of Current Southeast Asian Affairs, 31.

Hirsch, P. 2010. The changing political dynamics of dam building on the Mekong.Water Alternatives 3(2): 312-323.

Information Office of the State Council 2012. Full text: China’s Energy Policy. China Internet Information Center.

International Rivers. 2012. The New Great Walls: A Guide to China’s Overseas Dam Industry. Retrieved from: http://www.internationalrivers.org/resources/the-new-great-walls-a-guide-tochina%E2%80%99s-overseas-dam-industry-3962  

Kummu M. and Varis O. 2007. Sediment-related impacts due to upstream reservoir trapping, the Lower Mekong River. Geomorphology (85):275–93.

Kurlantzick, J. 2007. Charm Offensive: How China’s Soft Power is Transforming the World. New Haven: Yale.

McDonald, K., Bosshard, P., and Brewer, N. 2009. Exporting dams: China’s hydropower industry goes global. Journal of Environmental Management, 90, S294–S302.

Plinston, D. and H. Daming. 1999. Water resources and hydropower. Chapter in: Policies and Strategies for the Sustainable Development of the Lancang River Basin, Project TA 3139-PRC. 235-266

Räsänen, T. A., J. Koponen, et al. 2012. Downstream Hydrological Impacts of Hydropower Development in the Upper Mekong Basin. Water Resources Management: 1-19.

Tong S., and Keng, C. 2010. China-ASEAN Free Trade Area in 2010: A Regional Perspective”, EAI Background Brief no. 519: 7–8.

Thayer C. 2001. China and ASEAN: Developing Multilateral Cooperation. Comparative Connections: An E-Journal on East Asian Bilateral Relations, 3:3:71-9

The Daily Mail. 2013. China invades India: Tensions mount as platoon of soldiers slip across border to claim disputed territory. Retrieved from: http://www.dailymail.co.uk/news/article-2318389/Two-Chinese-incursion-leaves-India-verge-crises.html#ixzz2XEVUjC3D  

The Diplomat. 2013. How Involved is Xi Jinping in the Diaoyu Crisis?. Retrieved from: http://thediplomat.com/2013/02/08/how-involved-is-xi-jinping-in-the-diaoyu-crisis-3/  

Urban, F., Benders, R. M. J., and Moll, H. C. 2009. Renewable and low-carbon energy as mitigation options of climate change for China. Climatic Change,94(1–2), 169–188.

WWF. 2008. Rethinking Investments in Natural Resources: China’s Emerging Role in the Mekong Region. Policy Brief. Retrieved from: http://awsassets.panda.org/downloads/final_cc_reportlowres_3.pdf  

No comments:

Post a Comment