Monday, January 29, 2024

HÌNH ẢNH VỆ TINH CHO THẤY CÁC ĐẬP CỦA TRUNG HOA ĐANG ĐE DỌA NGUỒN NƯỚC NGỌT CỦA CÁC LÁNG GIỀNG

 (Satellite Images Show China's Dam Threatening Neighbors' Fresh Water Supply)

Aadil Brar – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – January 19, 2024

 

Đập mới của Trung Hoa ở gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet được hoàn tất, theo hình ảnh vệ tinh ngày 18 tháng 1 năm 2024.  Việc xây cất đập của Trung Hoa trong Himalayas có thể kiểm soát dòng nước ngọt đến các láng giềng, Nepal à Ấn Độ.

 [Ảnh: Sentinel Hub]

 

Trung Hoa có vẻ đã hoàn tất việc xây cất một đập mới trong vùng biên giới tây nam của quốc gia, một dự án có thể có những hệ quả chiến lược sâu rộng đến các láng giềng ở phía nam Ấn Độ và Nepal, theo hình ảnh vệ tinh mới nhất.

Sông Mapcha Tsangpo, được dịch từ tiếng Tibet (Tây Tạng) là “con công”, được gọi là Gahghara ở Ấn Độ và Karnali ở Nepal.  Nó là một nguồn cung cấp nước ngọt quanh năm đáng kể cho dân số ở tây Nepal và đồng bằng phía bắc của Ấn Độ.

Beijing và New Delhi đã cãi nhau về việc xây đập của Trung Hoa trong Himalayas trước đây, từ khi bắt đầu việc xây cất trên sông Yarlung Tsangpo 3 năm trước đây.  Dự án siêu đập liên quan đến con sông cao nhất thế giới, bắt đầu ở tây nam Khu Tự trị Tibet của Trung Hoa và chảy vào Ấn Độ như là Brahmaputra.

Newsweek phân tích hình ảnh từ trang mạng Sinergise’s Sentinel Hub, diễn tả những hình ảnh được thu thập từ vệ tinh Sentinel-2 của chương trình quan sát trái đất Copernicus của Liên hiệp Âu Châu, thấy việc xây cất ở Mapcha Tsangpo bắt đầu trong tháng 7 năm 2021.  Đập ở phía bắc của thị trấn Burang, trong quận Ngari của Tibet, nay đã hoàn tất và được thấy trong hình ảnh chụp từ quỹ đạo Trái đất trong tháng nầy.

Kiến trúc bê tông nằm cách thị trấn biên giới Hilsa của Nepal khoảng 18 dậm về phía bắc và cách biên giới Ấn Độ khảng 37 dậm về phía đông.  Hilsa có khoảng 51.000 cư dân, nhưng vùng phía tây rộng hơn của Nepal là nơi cư trú của trên 4 triệu người.

Các đập mới trong những khúc sông thượng lưu của Himalayas có thể ảnh hưởng đời sống của nhiều triệu người ở Ấn Độ sống trong vùng lân cận với biên giới với Nepal.

Hạ lưu từ Nepal, Mapcha Tsangpo chảy vào những đồng bằng của Ấn Độ, nơi nó được gọi là Sarayu, và chảy qua Ayodhya ở phía bắc bang Ulter Pradesh.  Thành phố được xem là nơi sanh của thần Hindu Ram.

Ngày Thứ Hai, Thủ tướng Narendra Modi chủ tọa lễ cúng tế “Pran Pratishtha” ở đền Hindu đáng kể về mặt văn hóa và chánh trị.

Hạ tầng cơ sở thêm của Trung Hoa trong vùng biên giới nhạy cảm gồm có phi trường Ali Pulan, một địa điểm sử dụng kép dùng cho các mục đích dân sự và quân sự, chánh thức hoạt động hồi cuối tháng rồi, theo cơ quan hàng không dân sự của khu vực Tibet.

 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Hoa bắt đầu xây cất một đập mới gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet ngày 18 tháng 9 năm 2021.  Việc xây đập của Trung Hoa trong Himalayas có thể kiểm soát dòng nước ngọt đến các láng giềng Nepal và Ấn Độ.

[Ảnh: Sentinel Hub]

 

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13 tháng 9 năm 2022 cho thấy việc xây cất 1 đập mới ở gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet ở tây nam Trung Hoa.  Việc xây đập của Trung Hoa trong Himalays có thể kiểm soát dòng nước ngọt đến các láng giềng Nepal và Ấn Độ.

[Ảnh: Sentinel Hub]

 

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 8 tháng 9 năm 2023 cho thấy việc xây cất một đập mới ở gần thị trấn Burang trong Khu Tự trị Tibet ở tây nam Trung Hoa.  Việc xây đập của Trung Hoa trong Himalayas có thể kiểm soát dòng nước ngọt chảy đến các láng giềng Nepal và Ấn Độ. 

[Ảnh: Sentinel Hub]

 

“Hiển nhiên Ấn Độ lo ngại về những hậu quà không chủ ý lâu dài của các hoạt động của Trung Hoa trong nhiều thập niên.  Hiểu được thái độ nước của Trung Hoa với các láng giềng khác vô cùng quan trọng trong việc giải đoán đường lối bá chủ đã không được kiểm soát cho đến nay,” Sana Hashmi, một học giả hậu tiến sĩ của tổ chức nghiên cứu Taiwan-Asia Exchange Foudation (Hiệp hội Trao đổi Taiwan-Á Châu) ở Taipei, nói.

Beijing trong năm 2017 đã ngưng chia sẻ tin tức thủy học với Neew Delhi, sau đó chỉ tái tục hợp đồng chia sẻ dữ kiện với một chi phí.  Trước đó, trong năm 2013, khi nguyên Thủ tướng Manmohan Singh thăm viếng Beijing, 2 chánh phủ ký một biên bản ghi nhớ (MOU) trong đó Trung Hoa cam kết chia sẻ dữ kiện thủy học với Ấn Độ hàng năm từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 10, Hashmi nói với Newsweek.

“Mặc dù có MOU để chia sẽ dữ kiện lũ lụt của Brahmaputra trong mùa mưa, không có nhiều tiến bộ,” cô nói.

Omair Ahmad, chủ bút quản lý cho Nam Á Châu của The Third Pole, một ấn bản đặc biệt về những vấn đề môi trường trong vùng Himalayas, nói với Newsweek rằng trường hợp của đập mới ở Tibet đã che phủ thủy chánh trị ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Đông Nam Á (ĐNA).

“So sánh tốt nhất của điều nầy là làm thế nào Trung Hoa đã cố gắng uốn nắn thủy chánh trị trong Mekong.  Đây là nơi họ gia tăng lập luận rằng, là một láng giềng thượng lưu, họ có quyền là các quốc gia láng giềng phải tôn trọng, hoàn toàn đi ngược lại tất cả luật quốc tế về việc nầy,” Ahmad nói.

“Nó không đơn giản rằng nước chảy qua thượng lưu và rằng duyên hà ở thượng lưu không có quyền hạn tuyệt đối đối với sông.  Có duyên hà ở hạ lưu có quyền sử dụng dựa trên việc sử dụng truyền thống,” ông nói.

Ahmad nói thêm: “Không giống như Mekong, không có những tổ chức nước khu vực như Ủy hội Sông Mekong ở ĐNA, vì thế không có một không gian để tham gia.”

Các ngoại trưởng của Trung Hoa, Ấn Độ và Nepal không trả lời ngay yêu cầu cho ý kiến trước khi bài viết được công bố.

Một cuộc điều tra trong năm 2022 của báo mạng The Quint của Ấn Độ nói Trung Hoa đã đòi Ấn Độ trên 19 triệu USD cho dữ kiện từ 3 trạm thủy học.  Mùa thu vừa qua, South China Morning Post của Hong Kong nói 2 chánh phủ đang thương thảo một thỏa thuận chia sẽ dữ kiện thủy học, sẽ hết hạn trong năm 2023.

Trong năm 2019, nguyên thủ tướng đã qua đời Li Keqiang (Lý Khắc Cường), chĩa mũi nhọn một dự án theo sau Dự án Chuyển Nước Nam-đến-Bắc, một kế hoạch đầy tham vọng lâu hàng thập niên để chuyển nước từ đập Three Gorges (Tam Hiệp) giàu nước trên sông Yangtze đến những vùng khô cằn ở phía bắc của quốc gia gồm có Beijing và Tianjin.

Dự án đó sẽ bắt đầu “xây cất đầy đủ” trong tháng nầy, theo thông tấn xã chánh thức Xinhua của Trung Hoa.

Trong năm 2012, Trung Hoa loan báo các kế hoạch để nối những hệ thống sông ở Tibet với những sông còn lại của lục địa, có thể liên quan đến việc xây một siêu đập dọc theo vùng biên giới với Ấn Độ.

Dự án ở Yarlung Tsangpo, sông dài thứ 5th ở Trung Hoa, là một bước ngoặt khác trong mối liên hệ Trung Hoa-Ấn Độ vì tiềm năng chiến lược của nó để kiểm soát việc tiếp cận nước ngọt ở hạ lưu Brahmaputra.  Sông nằm ở phía đông của biên giới dài và tranh cãi là một trong những tài nguyên nước ngọt quan trọng nhất cho cư dân trong vùng đông bắc của Ấn Độ cũng như Bangladesh.

Mark Giordano và Anya Wahal, các chuyên viên của Trường Ngoại Vụ Walsh của Đại học Georgetown, lập luận trong tháng 12 năm 2022 rằng nước của Brahmaputra có thể trở thành một nguồn xung đột giữa 2 quốc gia khổng lồ ở Á Châu.

“Brahmaputra có vẻ nằm ở đầu danh sách của những điểm nóng xung đột.  Sông được chia sẻ bởi 4 quốc gia, gồm có 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ.  Cả hai có nền kinh tế tăng nhanh chóng, và cả hai đã thuộc vào những quốc gia chịu áp lực nước nhiều nhất trên thế giới,” họ viết cho Viện Hòa bình Hoa Kỳ.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã chống đối việc xây cất các dự án thủy điện bằng cách từ chối mua điện từ các vị trí với đầu tư của Trung Hoa, chẳng hạn như nhà máy thủy điện Chameliya ở Nepal, đươc xây với trợ giúp tài chánh của Beijing.

Beijing đang xây một đập khác ở phía bắc của vị trí Burang, việc xây cất đã bắt đầu trong tháng 12 năm 2022, theo Xinhua.  Dự án có thể kiểm soát thêm hệ thống sông của Tibet thượng lưu từ Mapcha Tsangpo.

Khả năng chứa nước của hồ chứa là 4,0352 triệu m3.  Việc phát triển dự án phần lớn cho thủy nông,” truyền thông quốc doanh của Trung Hoa cho biết vào lúc đó.

No comments:

Post a Comment