Sunday, January 7, 2024

CÁC ĐỒNG BẰNG SÔNG BỊ ĐE DỌA NHIỀU HƠN THAY ĐỔI KHÍ HẬU

(River Deltas Are Threatened by More than Climat Change)

Murray Scown and Frances Eleanor Dunn –Bình Yên Đông lược dịch

Morning Star – December 29, 2023

 

[Ảnh: Shoreful]

 

Hàng trăm triệu người trong một số thành phố đông đúc nhất trên thế giới đang gặp rủi ro từ mực nước biển dâng, sụt lún đất và những thay đổi môi trường khác.

Nằm một cách nguy hiểm giữa mực nước biển dâng và áp lực từ thường lưu là những đồng bằng sông ven biển và khoảng ½ tỉ cư dân.  Những vùng nầy đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội từ thời băng giá sau cùng, cung cấp đất phì nhiêu bằng phẳng với vô số nước ngọt rất lý tưởng cho nông nghiệp.

Những lúc gần đây, các đồng bằng sông ven biển đã trở thành những trung tâm của mậu dịch chuyển vận toàn cầu, làm nổi lên những siêu thành phố tăng trưởng nhanh chẳng hạn như Dhaka, Cairo và Shanghai.  Nhưng những nơi nầy nay đang bị đe dọa.  Và không phải tất cả cáo buộc có thể đặt vào thay đổi khí hậu.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng 49 đồng bằng trên khắp thế giới, gồm có Niles, Mekong và Mississippi đang đối mặt với rủi ro gia tăng trong mọi tình huống trong tương lai của IPCC cho thay đổi khí hậu và phát triển.

Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng một số rủi ro thì cấp bách hơn trong một số đồng bằng hơn các đồng bằng khác.  Những rủi ro nầy gồm có sụt lún đất, gia tăng mật độ dân số, thâm canh nông nghiệp, cai quản không có hiệu quả và thiếu khả năng thích ứng.

Sụt lún đất

Mực nước biển dâng và ảnh hưởng liên hệ của nó, chẳng han như mặn hóa, là một đe dọa then chốt đối với đồng bằng.  Nhưng không chỉ có mực nước biển dâng tạo nên những rủi ro như thế - các đồng bằng đang chìm.  Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng sụt lún đất nhanh gấp 3 lần hơn mực nước biển dâng trong các đồng bằng chẳng hạn như Mekong ở Việt Nam và Krishma và Godavari ở Ấn Độ.

Tất cả đất đai lên và xuống khi vỏ của Trái đất thay đổi hình đáng một cách chậm chạp.  Nhưng, khi đất có một cột đất sâu hàng trăm m, như trong một số đồng bằng, tiến trình có thể xảy ra nhanh hơn.  Những hạt đất nén lại dưới sức nặng của mọi thứ nằm ở trên (gồm có những thành phố), và khi nước, hay thỉnh thoảng dầu khí, lấp tự nhiên những khoảng trống giữa các hạt được bơm đi, các hạt sụp đổ trên đầu của những hạt khác.

Sụt lún đất đưa đến mực nước biển dâng tương đối (kết hợp của mực nước biển dâng cộng với sụt lún đất).  Tiến trình nầy có thể làm cho hoa màu mặn hơn, gây ngập lụt lan tràn và, trong nhiều trường hợp cực đoan, đưa đến mất mát toàn thể vùng ven biển,  Nghiên cứu đề nghị rằng khoảng 25% của thủ đô Jakata của Indonesia, được xây dựng trên vùng đất thấp cạnh biển, sẽ bị ngập vào năm 2050.

Mật độ dân số và sử dụng đất cho hoa màu

Các đồng bằng Niles, Ganges và Pearl cũng nằm trong nhưng nơi có mật độ dân số đông đúc nhất trên thế giới.  Đặc biệt, đồng bằng Pearl của Trung Hoa, kẹt cứng với những siêu thành phố Guangzhou (Quảng Châu), Dongguan (Đông Quan) và Foshan (Phật Sơn), cùng nhau là nơi cư trú của trên 30 triệu người.  Nhiều đồng bằng sẽ trở nên đông đúc và đô thị hóa hơn trong những thập niên sắp đến.

Phát triển đô thị ngăn ngừa những tiến trình ngập lụt sông tự nhiên vận chuyển phù sa đến các đồng bằng và duy trì cao độ của mặt đất ở trên mặt nước sông và biển.  Điều nầy có thể làm cho đất của đồng bằng chìm xuống tương đối với mực nước biển và với tốc độ nhanh hơn.

Các đồng bằng cũng có tầm quan trọng lớn lao trong việc sản xuất thực phẩm.  Nông nghiệp dẫn tưới chiếm hầu hết đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam, Po ở Italy và Yangtze ở Trung Hoa.  Nếu nước ngầm được bơm từ các tầng nước ngầm để tưới mùa màng, thì một lần nữa những đồng bằng sẽ lún nhanh hơn.

Việc sản xuất thực phẩm bị xáo trôn trong nhũng nơi nầy có thể có những hậu quả u ám trong tương lai – và không chỉ đối với đồng bằng có người ở.  Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 2nd trên thế giới hầu hầu hết gạo đó đến từ Đồng bằng sông Cửu Long.

Khả năng để thích ứng

Các quốc gia đồng bằng có sự lựa chọn để quản lý nhiều rủi ro mà ho đối mặt – nó không chỉ là ơn huệ của nhũng quốc gia phống thích khí nhà kiếng lớn toàn cầu.  Tuy nhiên, tính sẵn sàng, khả năng và hiệu quả của chánh phủ để thích ứng rủi ro thì thấp trong nhiều đồng bằng.  Điều nầy đặc biệt đúng đối với đồng bằng Irrawaddy ở Myanmar và các đồng bằng ở Phi Châu gồm có Congo, Limpopo và Zambezi.  GDP mỗi đầu người của những quốc gia trong các đồng bằng nầy thuộc hạng thấp nhất trên thế giới, như là những chỉ số của hiệu năng của chánh phủ và tính sẵn sàng để thích ứng.

Hỗ trợ và đồng hợp tác quốc tế có thể và phải đóng một vai trò hỗ trợ ở đây.  Nhưng đây không phải là việc đơn giản.  Các quốc gia đang phát triển đòi hởi một số lượng tài trợ lớn lao để thực hiện những biện pháp thích ứng cần thiết.  Thật vậy, tài chánh thích ứng mà các quốc gia đang phát triển cần hiện nay lớn từ 10 đến 18 lần dòng tài tợ công quốc tế (ngân khoản di chuyển giữa các quốc gia thường với muc đích để hỗ trợ phát triển).

Và đó chỉ để thích ứng với thay đổi khí hậu.  Danh sách của những rủi ro của đồng bằng cho thấy phân tích của chúng tôi kéo dài xa hơn khí hậu và đòi hỏi phối hợp từ qui mô địa phương đến toàn cầu.

Giải pháp nào?

Các giải pháp phải được phát triển cứu xét tất cả những rủi ro nầy.  Những nỗ lực để hạn chế thay đổi khí hậu vẫn cấp bách, cũng như quy định về khai thác nước ngầm và nhiên liệu hóa thạch từ đồng bằng.

Các thành phố có thể được thiết kế để có tính chịu đựng hơn chống lại ngập lụt, trong khi những lối thực hành nông nghiệp có thể được thích ứng để đối phó với rủi ro.  Điều nầy có thể liên quan đến việc sử dụng những phương pháp như nuôi cá, trồng hoa màu chịu mặn, hay thăm dò những lối canh tác thay thế có thể chịu được các tiến trình ngập lụt và đồi lắng ở đồng bằng.

Những giải pháp kỹ thuật, chẳng hạn như tường biển, sẽ đươc đòi hỏi ở nơi các chiến lược khác không thể áo dụng,  Nhưng những phương pháp nầy không phải là đường lối khiếm diện.  Trên tất cả, những giải pháp phát triển phải bao gồm, việc tham gia không những của các chuyên viên mà còn của người dân địa phương, được thúc đẩy bởi sự cần thiết khẩn cấp của hành động và tài chánh của chánh phủ.

No comments:

Post a Comment