Sunday, January 14, 2024

MỘT CÙ LAO MEKONG QUÁ NHỎ ĐỂ CANH TÁC KỸ NGHỆ NAY HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM

(A Mekong island too tiny for industrial farming now points to Vietnam’s future)

Sonal Gipta – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 11 January 2024

 

Nông dân trên cù lao Cồn Chim trồng lúa, hoa, trái cây và rau cải và đánh cá quanh năm ở ven biển miền nam Việt Nam. [Ảnh: Sonal Gupta]

 

·                    Trong những thập niên sau Chiến tranh US ở Việt Nam, chánh phủ Việt Nam đấu tranh cho những phương pháp thâm canh đã nâng cao thu hoạch lúa và biến quốc gia thành một sức mạnh xuất cảng.

·                    Mặc dù hầu hết Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được uốn nắn lại để hỗ trợ cho thâm canh, cù lao ven biển Cồn Chim có vẻ quá nhỏ để xây đê và cửa cống cần thiết, để cho nông dân ở đó tiếp tục lề lối truyền thống của nông nghiệp mùa mưa và nắng và đánh cá

·                    Nay, trong kỷ nguyên thống trị bởi những lo ngại khí hậu, Việt Nam dự định giảm canh tác lúa và chuyển sang những lối thực hành nông nghiệp dựa vào thiên nhiên.  Từng là một nơi cô lập, Cồn Chim nay là một cột hướng dẫn kiếm hoi cho tương lai nông nghiệp khả chấp hơn.

·                    Câu chuyện nầy được soạn với sự hợp tác với Global Reporting Program (Chương trình Báo cáo Toàn cầu) của School of Journalism, Writing and Media của Đại học British Columbia

 

CỒN CHIM, Việt Nam – Ở ngoài biển của tỉnh Trà Vinh là Cồn Chim, một mảnh đất tí hon nơi gió thổi văng nước, luồn qua những cây đước và xào xạc qua đồng lúa.  Đất nầy, tất cả  62 hectares (153 acres) của nó, là một thí dụ hiếm hoi của cái mà hầu hết ĐBSCL giống như trước khi canh tác lúa kỹ nghệ bành trướng ở Việt Nam trên 50 năm trước.

Khoảng 220 người sống ở đây, thực hành những phương pháp canh tác lúa truyền thống và đánh cá khả chấp trong khi đón du khách trong hoạt động du lịch sinh thái mới được phát động.

Trong kỷ nguyên thống trị bởi những lo ngại khí hậu, Cồn Chim lặng lẽ trở thành một biểu tượng của hy vọng cho một tương lai khả chấp ở Việt Nam.

“Đến Cồn Chim giống như trở ngược thời gian,” Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh học địa phương , người đã dành trọn đời để tìm hiểu hệ sinh thái của đồng bằng, nói.  “Là một nhà bảo tồn, tôi ngạc nhiên vì Cồn Chim, vì lối sống mà người dân có thể thực hành.”

Thiện nhớ lại tuổi thơ của ông trong một làng ở đồng bằng, nơi ông học chuỗi canh tác và đánh cá.  Vào lúc đó, ông nói, tiền rất hiếm, nhưng đời sống thì phong phú và được định nghĩa bởi nước sạch, nhiều cá và – luôn luôn – lúa.  Nhưng ngày nay, ngay với có nhiều tiền hơn trong túi, họ không thể mua cái họ từng mua.  “Nó là một thiên đáng nay đã mất,” Thiện nói.

Ngày nay, những thách thức khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng, và độ mặn cao ảnh hưởng đế canh tác lúa ở ĐBSCL.  Và sau 5 thập niên đấu tranh với nước – và những phương pháp nông nghiệp kỹ nghệ cần nhiều hóa chất, chánh phủ Việt Nam nay dự định giảm canh tác lúa ở ĐBSCL khoảng 300.000 hectares (741.000 acres) vào năm 2030.  Kế hoạch gồm có chuyển sang tính khả chấp bằng cách giới thiệu những lối thực hành nông nghiệp dựa vào thiên nhiên như những phương pháp được dùng trên cù lao nhỏ nầy.

 

Trên bờ sông Cổ Chiên, nông dân của cù lao duy trì một chấp vá của ruộng lúa và tôm dọc theo những con đường viền hoa và dừa. [Ảnh: Giang Pham]

 

Các chuyên viên đã xác định Cồn Chim như một trong những nơi còn lại ở ĐBSCL ở Việt Nam với dòng chảy theo mùa tự nhiên, cung cấp một cái nhìn vào quá khứ của quốc gia và có thể là cửa sổ hướng về tương lai của nông nghiệp khả chấp.

 

Lúa trên hết

Sau chiến tranh US ở Việt Nam trong thập niên 1970s, Việt Nam  thực hiện một chánh sách được biết là “Lúa Trên hết” nhằm để gia tăng sản xuất lúa qua những phương pháp thâm canh và quản lý nước.  Một hệ thống đê và kinh đào phức tạp được xây trên khắp đồng bằng, cho phép nông dân trồng lúa quanh năm.  Vào năm 1989, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất trên thế giới – một đột phá quan trọng cho một quốc gia không thể tự nuôi sống sau chiến tranh.

Lợi ích kinh tế đã rõ, nhưng cái giá môi trường mất nhiều năm để đếm.  Những phương pháp trồng kỹ nghệ đòi hỏi những số lượng nước lớn lao, theo dõi luôn luôn và sử dụng phân bón cao.  Việc xây cất đê và hạ tầng cơ sở thủy nông trên khắp ĐBSCL làm xáo trộn những hệ sinh thái phức tạp của đồng bằng, và canh tác lúa kỹ nghệ đã đưa đến suy giảm phẩm chất đất.

“Đó là cái trên căn bản đã vít chặt của thành phần lúa của Việt Nam, vận dụng quá mức và kỹ thuật quá mức của đất ở đó,” Brian Eyler, giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu ở Washington DC, nói.

Eyler nói kiểm soát dòng nước để cho phép làm 3 mùa một năm trên cùng mảnh đất, và dựa vào phân bón hóa học thay vì để cho đất được bổ sung bằng chất dinh dưỡng thiên nhiên, hạ thấp năng suất của đất theo thời gian và cuối cùng đẩy chi phí sản xuất lúa lên.  Một thế giới hâm nóng cộng thêm vào những thách thức đó.

“Khi thay đổi khí hậu nâng cao biển, nó sẽ mang nhiều nước và càng nhiều độ mặn.  Câu hỏi là, họ sẽ tiếp tục xây tường biển để quản lý nó hay họ sẽ giới thiệu các giải pháp dựa trên thiên nhiên hơn để cho phép người dân thích ứng với các điều kiện mới?” Eyler nói.

Mặc dù các phương pháp canh tác kỹ nghệ được giới thiệu trên khắp đồng bằng, Cồn Chim có vẻ quá nhỏ để đầu tư đòi hỏi đê và hạ tầng cơ sở thủy nông, được để nguyên.  Đời sống trên cù lao tiếp tục khi nông dân trồng hoa màu và khắc phục ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.

 

Lùa thu hoạch được chế biến qua một máy đập lúa, nơi các hạt lúa được tách ra khỏi rơm, đoạn lúa được trải trên tấm nylon để phơi khô. [Ảnh: Sonal Gupta]

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Tận cùng của trái đất

“Khi tôi mới di chuyển đến đây 35 năm trước sau khi lập gia đình, tôi nghĩ nó là kết thúc của cuộc đời của tôi vì cù lao nấy quá cô lập,” Nguyễn Thị Bích Vân nói.  Cù lao không có điện cho đến năm 2004, cách duy nhất để đến đó là bằng thuyền nhỏ.

“Nhưng nay, tôi hãnh diện về Cồn Chim,” Vân nói, ngày nay là trưởng hợp tác xã du lịch sinh thái của cù lao, làm việc để tạo ra công việc khả chấp cho cộng đồng.  “Cồn Chim là kiểu mẫu cho tương lai của ĐBSCL…  Tôi hy vọng nỗ lực của chúng tôi sẽ gây cảm hứng cho các cộng đồng khác.”

Cồn Chim cho du khách một dịp để trải qua một Việt Nam đơn giản hơn: một nơi ruộng lúa được làm ngập bởi mưa, nơi cá mới bắt được kéo lên từ nước bằng lưới đan bằng tay, và nơi rau cải được săn sóc bằng tay.  Nơi nầy, rúc vào sông Mekong, chỉ đến được bằng thuyền, cô lập nó với xe cộ và thế giới bên ngoài.  Du khách đi lang thang giữa vườn hoa thơm ngát, ăn thực phẩm tươi, và sống trong những gia đình nông thôn như những khách trọ.

Trở lại lúc Vân di chuyển đến cù lao, nó đang bị ngập.  Người địa phương biết cách dùng cát để xây bờ ruộng, và xây những dãy đất giữa các thửa ruộng để hỗ trợ cho nông nghiệp và nuôi cá.

Cồn Chim, giống như nhiều vùng khác ở ĐBSCL, có 2 mùa nước mặn trong mùa khô và nước ngọt trong mùa mưa.  Ở đây, thay vì cố gắng để kiểm soát dòng chảy của nước, nông dân làm việc với nó.  Mùa mưa lý tưởng để trồng lúa khi đồng ruộng bị ngập, trong mùa khô, vùng thấy mức mặn dâng lên tự nhiên trong nước, khiến cho khó trồng lúa.  Vì thế họ quay sang đánh cá và nuôi tôm cua để duy trì cuộc sống.  Rồi, khi nước ngọt trở lại, họ chuyển sang trồng lúa và rau cải cho ½ năm còn lại.

 

Nguyễn Thị Bích Vân sống trên cù lao và là trưởng Hợp tác Xã Phụ nữ Cồn Chim.  Bà làm việc với một doanh nghiệp mới được thành lập để hỗ trợ người dân địa phương sử dụng những phương pháp canh tác khả chấp. [Ảnh: Giang Pham]

 

“Vì thế họ có một số lúa để ăn, và một số rau cải và rồi một số hoa màu và cá trong mùa khô.  Vì thế quanh năm họ có thực phẩm và thu nhập,” Nguyễn Minh Quang, một trong những thành viên then chốt của dự án du lịch sinh thái và một đồng sáng lập của Diễn đàn Môi trường Mekong (MEF), một tổ chức bất vụ lợi bảo vệ ĐBSCL và các cộng đồng dựa vào nó, nói.

Trong khi Cồn Chim vẫn như vậy, những láng giếng của họ ở trên bờ trong xã Hòa Minh cố gắng để nâng cao việc sản xuất lúa bằng cách xây đê trong thập niên 1990s.  Sau một vài mùa, có nhiều lúa hơn, nhưng giá cả vẫn thấp.  Đê ngăn chận dòng chảy của phù sa, khiến cho cá và tôm sụt giảm.  Quá thất vọng, và một số cư dân phá đê bằng cuốc để cho nước mặn trở lại.  Điều nầy khiến cho cư dân ở Cồn Chim thận trọng để làm tương tự.

Tương tự, họ cũng chống lại khuynh hướng canh tác-tôm kỹ nghệ trong thập niên 2000s, bám với cái họ làm tốt.  Họ lo ngại lề lối thâm canh, đòi hỏi chi phí cao, có thể gây nguy hại cho đất và đặt họ vào rủi ro tài chánh.

Vân nói đơn giản.  “Họ sợ mang nợ.”

Trên cù lao, luân canh giữa lúa và cá trở thành bình thường.  Phẩm chất của đất vẫn cao và hoa màu không cần thêm hóa chất.  Kết quả là, lúa của họ là hữu cơ, mà không cần nhiều nỗ lực.

 

Một cư dân thu được một mẻ lưới nghèo nàn từ sông cho số cá đánh được trong ngày. [Ảnh: Sonal Gupta]

 

Oxfam và hợp tác xã

Đây không phải là lần đầu tiên Cồn Chim dẫn đầu.  Gần 10 năm trước, trong năm 2004, NGO Oxfam có trụ sở ở U.K. đến và làm việc với người địa phương để tiên phong một dự án nhằm giảm đánh cá quá mức.

Cù lao phần lớn được duy trì bởi tính phong phú của sông, vì cá là nguồn thu nhập chánh yếu của cộng đồng.  Dễ tiếp cận cuối cùng đưa đến đánh cá quá mức và sụt giảm trong số cá ở địa phương.

Oxfam thành lập một nhóm quản lý hệ sinh thái để giải quyết vấn đề đánh cá quá mức bằng cách dạy ngư dân đánh cá một cách khả chấp hơn và khuyến khích người địa phương thay đổi cách bảo vệ môi trường.

Họ được tháp tùng bởi những chuyên viên và nhà nghiên cứu ở địa phương được mời bởi chánh quyền tỉnh để làm dễ dàng và tham vấn.

“Tôi điều khiển các phiên họp với các cộng đồng địa phương và thật sự, những quy tắc và thỏa thuận tất cả đều đến từ dân làng, không phải của tôi,” Thiện nói.  “Tôi chỉ là người điều hành đặt ra những câu hỏi để hướng dẫn việc thảo luận.”

Họ giới thiệu lối thực hành đánh cá khả chấp như đóng mùa trong thời gian sinh sản, tránh đánh cá bằng điện, dùng lưới có mắt lưới lớn hơn.

“Nó cũng làm cho chúng tôi nghĩ về việc trồng lúa và rau cải khả chấp hơn,” Vân nói.

Vì thế khi quốc gia bắt đầu nhận thức tai họa khí hậu kết hợp của sạt lở đất, mực nước biển dâng, và xâm nhập của nước mặn nơi cần nước ngọt, cù lao tí hon nầy cung cấp một hy vọng le lói.

“Chúng tôi có thể thấy rằng có một số thách thức lớn ở ĐBSCL, nhưng cùng lúc, chúng tôi cũng thấy một số hứa hẹn cho tương lai,” Quang nói.  “Tôi quan sát sự thay đổi trong thông điệp của chánh quyền địa phương và nông dân địa phương, tất cả đều biết những thách thức môi trường, và cần có một giải pháp để thay đổi.”

Kỹ thuật bánh xe giầm để sục khí các ao làm đầy chúng với oxygen để nuôi tôm và cá. 

[Ảnh: Giang Pham]

 

Hợp tác xã được chánh thức thành lập trong năm 2019, bắt đầu với 13 gia đình và nay gồm có 18 trong số 54 gia đình của cù lao.  Những gia đình nầy trồng rau cải, lúa, tôm và cá, trong khi cũng cung cấp hoạt động du lịch như bắt cua, xay bột, và làm bánh gói bằng lá.  Thêm 10 gia đình gián tiếp hỗ trợ hợp tác xã bằng cách cung cấp những thứ như tôm, lúa, rau cải và rau thơm.

“Chúng tôi là những nhà khoa học nghiên cứu, chúng tôi giúp nông dân địa phương, nhưng cùng lúc, chúng tôi học hỏi từ họ,” Quang nói.  “Lý thuyết của chúng tôi được thử nghiệm bởi nông dân.  Và những câu chuyện thành công từ nông dân là những bài học mà chúng tôi học được từ nông dân để tinh chế lý thuyết của chúng tôi.”

Vân là trưởng hiệp hội phụ nữ và đi đến từng nhà để khuyến khích phụ nữ gia nhập.  “Chúng tôi không thể bám với việc nuôi bò và đan rỗ vĩnh viễn.  Ngay cả rỗ cần loại lá đặc biệt có thể không còn ở đó ngày mai,” bà nói.

Khi đại dịch Covid-19 tấn công, dòng du khách mà họ mong đợi không đến, nhưng họ không nao núng và nay du khách đến đều đặn.

Vân tiếp tục tuyển mộ cư dân muốn tham gia, và những thành viên của hợp tác xã có thể bầu về việc gia nhập của họ.  Thành viên không có giới hạn nhất định, khi nào những thành viên mới không nháy những sản phẩm và dịch vụ hiện có.

 

Người địa phương cùng nhau chất rau cải và thực phẩm dư thừa lên các thuyền để bán ở chợ nông dân chánh ở Trà Vinh. [Ảnh: J.J. Mazzucoletti]

 

Một bữa tiệc địa phương gồm có các loại tôm được canh tác trong mùa khô và phục vụ du khách đến thăm để trải qua đới sống của cù lao. [Ảnh: Sonal Gupta]

 

Tiền để bắt đầu sáng kiến du lịch đến từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh Trà Vinh.  Họ dùng nó để xây hạ tầng cơ sở gồm có một khu cho du khách và những phòng ăn và đặt bảng hiệu.  Sở tiếp tục hỗ trợ dự án, cùng với Agribank và quỹ phát triển quốc tế từ Canada qua sáng kiến Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Trung bình (SME).

 

Chánh sách thay đổi

Khi Việt Nam nhận thấy bản chất không khả chấp của lối thực hành nông nghiệp, một cuộc đổi mới nông nghiệp trên toàn quốc được biết như Nghị quyết 120 được phê chuẩn trong tháng 11 năm 2017.

Rồi, trong năm 2022, chánh phủ loan báo Kế hoạch Tổng thể cho ĐBSCL, chi tiết những chiến lược để giải quyết những thách thức như lũ lụt và xâm nhập của nước mặn, biến đổi nông nghiệp, và bảo tồn sinh thái của khu vực.

Kế hoạch nầy gồm có đi ra khỏi chiến lược trước đây là củng cố nặng nề đồng bằng với đê và cửa cống và nay phá bỏ chúng.

“Tất cả những đê đó dùng đường lối phòng thủ pháo đài sẽ được phục hồi trở lai tính theo mùa tự nhiên và đó là lý do Cồn Chim vẫn là thí dụ cuối cùng của cái Nghị quyết cố gắng để khuyến khích,” Thiện nói.

Việt Nam nay đang trở lại trồng trọt theo mùa sẽ lên xuống bởi nhịp tự nhiên, tương tự như cái đã luôn luôn xảy ra ở Cồn Chim.  Nay, nông dân trong khắp đồng bằng sẽ quyết định về hoa màu và trồng chúng theo ám hiệu môi trường.

Khi chánh phủ giảm việc trồng lúa, một số ruộng lúa được biến thành nuôi cá và trồng hoa màu có giá trị vao và chịu đựng khí hậu, như dừa và thanh long.

“Chúng tôi đang cố gắng để đưa đồng bằng trở lại cái đúng của quá khứ trong cách đó, nơi chúng tôi phục hồi hệ thống tự nhiên và xây dựng sức chịu đựng để đối phó với những đe dọa bên ngoài và áp lực của khí hậu,” Thiện nói.

Cồn Chim, với nguyên tắc Thuận Thiên của nó – để tuân theo, theo với, và phù hợp với thiên nhiên, dùng nước mặn để nuôi cá và nước ngọt cho lúa – cung cấp những bài học quan trọng trong việc thích ứng.

“Có nước mặn xâm nhập nhưng người địa phương không sợ điều đó.  Thêm nước mặn có nghĩa là thêm thời gian để nuôi tôm.  Nước mặn đến càng sớm, họ càng sửa soạn để nuôi tôm,” Vân nói.

 

Cồn Chim nằm dọc theo bờ biển của tỉnh Trà Vinh vả chỉ đến được bằng thuyền.  Hiếng chim hót lấp đầy bầu trời ở Cồn Chim.  Cư dân nói cù lao có tên từ nhiều loại chim khác nhau bay ra khỏi những cây đước mỗi buổi sáng để tìm thức ăn.  Chúng trở lại vào buổi chiều để ngủ. 

[Ảnh: Giang Pham]

 

Nó vẫn tương tự với việc sản xuất lúa.  Nông dân nay làm việc để điều chỉnh sự mong đợi của họ với đất và nước thay vì với những phương ppáp kỹ nghệ mà họ dựa vào trong 50 năm qua.

“Cù lao [Cồn Chim] đã miễn nhiễm với thâm canh lúa.  Nhưng chủ đề đối với tất cả vấn đề của đồng bằng, nhất là sạt lở, và mất đất.  Với Nghị quyết 120, chúng tôi có thể sửa những bước phát triển nội bộ vụng về, để có sức chịu đựng, để thích ứng với thay đổi khí hậu,” Thiện nói.

Đối với Quang, những bài học của Cồn Chim có thể cung cấp một hướng dẫn cho cả nước.

“Câu chuyện thành công của cù lao nầy và nông dân của nó cho thấy rằng thích ứng với thay đổi khí hậu bắt đầu ở cấp địa phương, gồm có nông dân địa phương người có mong muốn và khả năng để làm thế,” ông nói.  “Những nông dân nầy, là nạn nhân của thay đổi khí hậu và chất xúc tác cho thay đổi, đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của thay đổi khí hậu.”

No comments:

Post a Comment