Sunday, January 14, 2024

CÁC ĐẬP SÔNG MEKONG ĐE DỌA “THU HOẠCH GAI” TRUYỀN THỐNG Ở BẮC THÁI LAN

(Mekong River Dams Threaten Traditional “Gai Harvesting” in Northern Thailand)

CTN News – Bình Yên Đông lược dịch

Chiang Rai Times – December 25, 2023

 


Các đập thủy điện dọc theo sông Mekong đã làm xáo trộn dòng chảy của sông, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với những hệ sinh thái phức tạp và đa dạng sinh học giàu có mà hàng triệu người trong lưu vực Mekong dựa vào để sinh sống.

Theo các chuyên viên và người dân, điều nầy đe dọa khả năng của người dân để giảm nhẹ và thích ứng với khí hậu đang thay đổi.

Mưa mùa vừa qua nhường chỗ cho gió bắc lạnh, đánh dấu khởi đầu của mùa khô trong khu vực Mekong.  Đây là mùa để dân làng dọc theo biên giới sông Mekong giữa tỉnh Chiang Rai và tỉnh Bokeo ở Lào bắt đầu thu hoạch “Gai”, hay rong sông Mekong.

Gai, một món ăn ngon địa phương và nguồn dinh dưỡng then chốt, chỉ có thể được thu thập từ tháng 12 đến tháng 4 khi sông thấp và đủ trong để cho rong nước ngọt phát triển.

Đàn bà địa phương ở 2 bên Mekong tụ tập trên một cồn cát ỡ giữa sông khi Gai bắt đầu nở hoa trong đầu tháng 12 để nhặt thu hoạch đầu tiên của mùa.

 


Theo truyền thống, đàn bà thu hoạch gai trong khi những ngưởi đàn ông đánh cá.  Những người đàn bà đã nhặt gai trong sông Mekong từ lúc còn nhỏ.  Gai và cá sông rất quan trọng đối với đời sống và cuộc sống của người dân địa phương từ thời tiền sử.

Hầu hết cư dân là nông dân đối mặt với nguy hiểm gia tăng của thất mùa và mất thu nhập do lề lôi thời tiết thay đổi.

Tài nguyên phong phú của sông rất quan trọng để nâng cao việc chống lại thay đổi khí hậu của người dân địa phương, vì họ có thể dựa vào cá và gai của Mekong để có thêm thực phẩm và tiền bạc.  Vì các đập ảnh hưởng tiêu cực đến cá và các nguồn thực phẩm khác, gai hiện nay là tài nguyên thiên nhiên duy nhất mà người địa phương có thể lấy từ sông. Sự xáo trộn dòng chảy hiện nay đang đe dọa việc thu hoạch gai.

Trong mùa khô, các đập thủy điện làm mực nước sông lên xuống nhanh chóng.  Điều nầy làm chậm sự tăng trưởng cả gai và tạo ra rủi ro chết chìm cho những người đi nhặt rong từ đá trong lòng sông cát khi nó nở hoa.

Niwat Roykaew, sáng lập viên của Nhóm Bảo tồn Chiang Khong, nới với Thái PBS, việc phát triển thủy điện được quảng bá như một nguồn năng lượng sạch và sẽ giúp các quốc gia Mekong trong việc giảm sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và cải thiện ổn định năng lượng.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng phát triển đến với 1 cái giá cao cho hệ sinh thái và cuộc sống của người dân Mekong.

“Người dân sống dọc theo sông Mekong nay đang đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng đối với đời sống và cuộc sống của họ, vì sông từng được dùng để cung cấp cho họ những tài nguyên cần thiết nay đang bị các đập thủy điện giết chết.”

Các dự án thủy điện, theo Niwat, đang gây ra những thay đổi như thế đối với sông Mekong có thể sớm mất mức đáng kể của nó như mạch máu của các hệ sinh thái và cuộc sống trên khắp Đông Nam Á. “Giao động của mực nươc là  vấn đề quan trọng đầu tiên.”  Các đập làm nhiều hơn việc nâng cao mực nước trong mùa khô, ảnh hưởng đến việc thu hoạch gai.

Chúng cũng làm mực nước tụt xuồng trong mùa mưa, làm xáo trộn chu kỳ sinh sản của loài vật ở dưới nước trong sông, thưởng di chuyển đên các vùng đất ngập nước lân cận để sinh sản trong mùa lụt,” ông giải thích.

“Không có nhịp lũ theo mùa nầy, sông Mekong đang chết, và rất nhiều loại cá nhanh chóng biến mất.”

Ông nhấn mạnh rằng suy thoái sinh thái của đập ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương, dựa nặng nề vào tài nguyên cung cấp bởi sinh thái của sông.  Những người nầy nay đang đối mặt với không có an ninh lương thực và tài chánh, cũng như mất khả năng để thích ứng với thay đổi khí hậu.

Chánh quyền Thái, ông nói, làm cho tình hình tồi tệ thêm.

“Ảnh hưởng của các đập thủy điện có thể thấy rõ, nhưng chánh phủ Thái vẫn tiến hành với những thỏa thuận mua điện từ 3 dự án đập thủy điện – Pak Lay, Luang Prabang và Pak Beng,” viên chức nói thêm.

“Thủy điện được dán nhãn như một năng lượng rẻ và sạch, nhưng cái rẻ của nó đến với cái giá cao cho sông Mekong và môi trường và cái giá nầy đang được trà bởi người dân địa phương đang mất cuộc sống vĩnh viễn.”

 

No comments:

Post a Comment