Sunday, January 7, 2024

DỰ ÁN FUNAN TECHO KÊU GỌI ĐƯỜNG LỐI CHUNG ĐỂ PHÁT TRIỂN MEKONG

(Funan Techo Project Calls for Joint Approach to Mekong Development)

James Borton – Bình Yên Đông lược dịch

Geopolitical Monitor – January 1, 2024

 


Ở Cambodia, tất cả đường sá, cầu cống, và nay kinh đào đều đưa đến Trung Hoa.  Mặc dù có biên giới chung, hai quốc gia nầy đã thu gặt thành công một lịch sử kinh tế và văn hóa chung kể từ thế kỷ thứ 13th.  Trung Hoa với việc mở rộng bầu ảnh hưởng, đã xuất hiện như quốc gia ủng hộ chánh yếu của Cambodia, cung cấp tài chánh cho những đường sắt, cầu cống và cảng rộng lớn và dự án kinh đào lịch sử sắp đến có trị giá 1,7 tỉ USD được biết như “Funan Techo” hay thủy lộ được thiết kế để kéo dài sông Mekong đến biển.

Gần đây, một vài người bạn Khmer của tôi đã nhắc nhỡ tôi một tục ngữ nổi tiếng: “Nơi nào có nước, nơi đó có cá.  Nơi nào có đất, nơi đó có người Trung Hoa.”  Sự nối kết lịch sử nầy giữa Cambodia và Trung Hoa đã có được mức đáng kể mới, nhất là dưới ánh sáng của dự án sắp tới để phát triển 1 thủy lộ dọc theo dấu vết của một đường nước cỗ xưa.

Sáng kiến nầy được đưa ra để cải thiện giao thông thủy và hậu cần ở Cambodia, đưa đến sụt giảm trong chi phí vận chuyển và giúp nối kết với cộng đồng quốc tế, bỏ qua sự cần thiết phải đi qua Việt Nam.  Tuy nhiên, nhiều tiếng nói xuyên biên giới trong đồng bắng thấp hơn của Việt Nam đã bày tỏ lo ngại rằng thủy lộ nầy có thể ảnh hưởng đến dòng chảy ở hạ lưu thêm vào những thách thức môi trường đã có ở Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Kế hoạch kinh đào đầy tham vọng sẽ mất 4 năm để hoàn tất, đi qua 160 km với chiều rộng 80-100 m.  Nó bắt đầu từ sông Mekong nối với sông Bassac, và chảy ra vịnh Thái Lan.

Trong năm 2021, một công ty quốc doanh của Trung Hoa, China Communication Construction (Xây cất Viễn thông Trung Hoa) thực hiện một nghiên cứu khả thi của họ; và như là kết quả, các chuyên viên Mekong bày tỏ lo ngại.  “Đây là một dự án kinh đào nhân tạo có thể là cây đinh cuối cùng trên quan tài (ĐBSCL),” Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson, nói.

Trải qua nhiều thế hệ, nông dân bản xứ ở ĐBSCL đã tùy thuộc hoàn toàn vào tài nguyên cá phong phú của sông và những mùa lúa cho cuộc sống của họ.  Mạch máu của sự hiện diện của họ được nối một cách phức tạp với dòng chảy cố định của sông.  Tuy nhiên, nhiều chuyên viên nước lưu ý rằng hệ thống phức tạp của hệ thống sông Mekong – bao gồm những phụ lưu và kinh đào quyến rũ của nó – đang đối mặt với một đe dọa nghiêm trọng.  Nhịp nước tự nhiên đang bị xáo trộn do ảnh hưởng tai hại của vấn đề dòng chảy phát xuất từ các đập thủy điện của Trung Hoa ở thượng lưu.

Eyler, cùng với những chuyên viên thủy học, lo ngại rằng dự án kinh đào có thể gây thêm tai hại cho các cộng đồng ở hạ lưu, nhất là nông dân Việt Nam ở đồng bằng thấp hơn, đã đang đối phó với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến thay đổi khí hậu.  Vấn đề là kinh đào sẽ đòi hỏi trên 80 triệu m3 nước cho mậu dịch. sẽ làm cạn kiệt mực nước của sông Mekong và Bassac.

Ngày 27 tháng 4 năm 2020, một diễn đàn trên mạng được tổ chức bởi Mekong Environment Forum (Diễn đàn Môi trường Mekong), một tổ chức phi chánh phủ (NGO) ở trong nước, ở Cần Thơ, Việt Nam, các nhà nghiên cứu Philip Minderhoud và Sepher Eslami Arab của Đại học Utrecht, là một phần của Rise and Fall Project (Dự án Lên Xuống), chia sẻ kết quả của 6 năm điều tra.  Nghiên cứu của họ ở ĐBSCL kiểm chứng rằng dưới 5% của nước mặn xâm nhập do thay đổi khí hâu gây ra.  Thay vào đó, sự tăng trưởng của thủy điện được quy cho chánh yếu.  Hai nhà nghiên cứu nói rằng các đập ở thượng lưu được quy cho trên 90% của sự sụt giảm trong nguồn cung cấp phù sa của ĐBSCL.

Nghiên cứu của họ, cùng với những người khác, cho thấy ảnh hưởng của những thay đổi trong hạ tầng cơ sở thủy điện ở thượng lưu đối với những khía cạnh khác nhau chẳng hạn như sản xuất cá, đa dạng sinh học, ổn định đáy và bờ sông, vận chuyển phù sa và chất dinh dưỡng, và sinh học của chế độ dòng chảy trong lưu vực.  Sự cạn kiệt của dòng phù sa đến đáy và bờ sông đang xảy ra nhanh hơn những thay đổi khí hậu.

Bằng chứng hiện nay cho thấy rằng các đập ở thượng lưu đang gây ra thiệt hại không thể sửa được cho đồng bằng, làm xáo trộn những hệ sinh thái mong manh và gây nguy hại cho cuộc sống của nông dân canh tác dọc theo sông.  Kể từ năm 2010, ĐBSCL đã trải qua hạn hán kỷ lục và lặp lại mỗi 4 năm.

Đáng chú ý, Việt Nam và Cambodia có một lịch sử lâu dài cùng với sông Mekong, và vấn đề thiếu nước đang gia tăng trong vùng nay xác định hầu hết mối liên hệ của họ.  Những thách thức nầy tồi tệ thêm bởi các yếu tố chẳng hạn như tăng trưởng dân số, đô thị hóa, kỹ nghệ hóa, nhu cầu năng lượng, và ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.  Khi trị giá kinh tế và chiến lược của nước gia tăng, sự cạnh tranh cũng gia tăng trong việc tiếp cận với tài nguyên càng ngày càng hiếm.

Ủy hội Sông Mekong (MRC), một tổ chức liên chánh phủ, được thiết lập bỏi 4 trong 5 của 6 quốc gia cùng chia sẻ sông Mekong, là, Cambodia, Lào, Myanmar, [Thái Lan], và Việt Nam.

Nhiệm vụ của nó là giám sát việc quản lý công bằng và khả chấp nguồn nước xuyên biên giới nầy.  Theo Cheang Vannarith, Giám đốc Điều hành của Viện Hợp tác và Hòa bình Cambodia (CICP), “Chủ quyền quốc gia vẫn là một thách thức của tổ chức liên chánh phủ nầy để đồng ý bất cứ nguyên tắc hay chánh sách ràng buộc để hướng dẫn việc quản lý sông.

Đập Xayaburi và những đập khổng lồ khác của Trung Hoa đã được xây cất trên thượng lưu của Mekong, đã có ảnh hưởng trực tiếp đối với an ninh lương thực trong ĐBSCL của Việt Nam, nơi có 18 triệu người sinh sống.  Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo đứng hàng thứ 2nd trên thế giới và ĐBSCL – đã là một vùng dễ bị tổn thương nhất với nước biển dâng sản xuất ½ lúa của Việt Nam.

Vì thế bất cứ dự án mới ở thượng lưu, là một đập khác hay kinh đào thoát nước từ sông Mekong, đòi hỏi những nghiên cứu độc lập.  Nó đã được công nhận bởi nhiều chuyên viên thủy học rằng Ùy hội Sông Mekong đã thất bại liên tục trong nhiệm vụ của nó để ngừng thiệt hại ở hạ lưu gây cho phù sa, nông nghiệp và sản phẩm thủy sản.  Phù sa đã chảy từ tỉnh Yunnan (Vân Nam) ở Trung Hoa đến Việt Nam từ hàng ngàn năm đã bị cạn kiệt nghiêm trọng vì một số đập thủy điện được xây trên khúc sông ở Trung Hoa, cũng như việc khai thác cát đại qui mô từ đáy sông.

Mặc dù có những nỗ lực gần đây của Thủ tướng Hun Manet để giảm nhẹ những lo ngại của Việt Nam trong chuyến viếng thăm Hà Hội của ông, bảo đảm rằng kinh sẽ không gây nguy hại cho sông Mekong chung rất quan trọng đối với an ninh lương thực trong khu vực Mekong.  Nghi ngờ của Việt Nam kéo dài về những dự án hàng đầu do Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Hoa tài trợ.

Dự án nước xuyên biên giới nầy [kinh đào hoàn toàn năm trong lãnh thổ Cambodia] cung cấp cho Cambodia và Việt Nam một cơ hội để các nhà khoa học và kỹ sư của họ tham gia việc xem xét cẩn thận kế hoạch kinh được đề nghị.  Tạm thời, gác qua một bên đường lối “dòng chảy của sông” của Trung Hoa có thể lót đường để áp dụng Quy ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Sử dụng những Thủy lộ Quốc tế không cho Thủy vận.  [Lời người dịch: Không thể áp dụng Quy ước của LHQ vì kinh đào Funan Techo được dùng cho thủy vận.]  Cả 2 quốc gia có được những ưu thế đáng kể trong việc bảo vệ Tonle Sap của Cambodia và ĐBSCL của Việt Nam qua những nỗ lực cộng tác.

Việc xây cất được đề nghị của thủy lộ này gồm có việc đi theo một con đường nước cỗ xưa, không chỉ có tác dụng như một phương tiện nối kết mà còn là một cây cầu biểu tượng giữa 2 quốc gia láng giềng cùng chia sẻ đời sống của sông.

No comments:

Post a Comment