Monday, March 29, 2021

CẦN TÁI THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC ĐỂ BIẾN ĐỔI CÁC HỆ THỐNG TOÀN CẦU

(A re-evaluation of water’s values is needed to transform global systems)

Alan Nicol and Stefan Uhlanbrook – Bình Yên Đông lược dịch

International Water Management Institute – March 18, 2021


Chủ đề của Ngày Nước Thế giới năm nay, 22 tháng 3 năm 2021, là ‘Quý trọng Nước’.  Nước có giá trị thực chất – chúng ta cần nó để sống còn, cũng như tất cả các sinh vật khác trong sinh quyển.  Chúng ta có thể gọi là giá trị sống còn.  Nhưng nước cũng ở khắp nơi, có giá trị với tất cả hệ thống kinh tế xã hội kể cả xã hội con người.  Nói cách khác, giá trị chung của nó nhiều hơn giá trị tiền bạc.  Và ở đây có một thách thức căn bản: qua các hệ thống thu thập, trữ, vận chuyển và sử dụng, chúng ta đã phát triển nhiều công cụ quản lý khác nhau để mở ra một phạm vi giá trị khổng lồ từ khí hậu và an ninh lương thực, đến y tế, và bảo vệ môi trường.  Nhưng với ‘sức mạnh’ quản lý là trách nhiệm cai quản.

Giá trị thường cạnh tranh giữa, hay được lựa chọn bởi, các nhóm người dùng cá biệt và quyền lợi.  Và các nhóm người dùng rộng lớn nầy có thể không trung lập, thường kết phe và cạnh tranh.

Vì thế, các giá trị được gán cho nước được xây dựng bởi các hệ thống thị trường, bởi các tổ chức xã hội và pháp lý khác nhau, và các cơ cấu được lồng vào tấm thảm văn hóa, xã hội và tôn giáo của con người.  Nhưng không có gì tỉnh lặng và luôn có ấu đả về giá trị của nước và thiên nhiên.  Khủng hoảng y tế và khí hậu toàn cầu hiện đang đối mặt hành tinh bảo đảm rằng các ấu đả nầy đang diễn ra ngày càng tăng trong chánh trị quốc tế với ảnh hưởng từ địa phương và toàn cầu.

Và có lẽ nước và giá trị nằm ở trọng tâm của 2 thách thức lớn nhất đang đối mặt với nhân loại ngày nay – đại dịch Covid-19 và khủng hoảng khí hậu.  Vì lý do đó, nhiều giá trị của nước nay cũng thực chất để lấy quyết định cấp bách về các mục tiêu phát triển khả chấp (sustainable development goals (SDGs)), và chúng ta, do đó, cần hỗ trợ các quốc gia để thực hiện việc cai quản nước có hiệu quả ở mọi cấp để đạt được các mục đích của SDGs.

Khi chúng ta hành động để bảo đảm nước được đánh giá thích hợp trong khủng hoảng khí hậu, đại dịch và bất định của tương lai, có 3 điều cần được cứu xét:

·        Giá trị thực chất của nước rất căn bản và quan trọng nên chúng ta phải xem là người đồng giám hộ của tài nguyên, cho chúng ta và cho tất cả cách sử dụng và người sử dụng khác trên hành tinh, hiện nay và trong tương lai.  Khái niệm sở hữu tư nhân phải không vi phạm đến bản chất chung của các hệ thống nước.

·        Tính phức tạp luôn luôn là một phần của sự quý trọng nước và vì thế chúng ta phải cộng tác tập thể để giải quyết vấn đề khó khăn liên quan đến các giá trị để chúng ta có thể hòa giải cạnh tranh, khuyến khích hợp tác và bảo vệ các giá trị then chốt trong các phần khác nhau của hệ thống.

·        Để thực hiện việc giám hộ có hiệu quả, chúng ta phải cai quản nước một cách thông minh ở mọi cấp, để chúng ta có thể phản ánh trung thực vô số giá trị - gồm có an toàn khí hậu, y tế, bảo vệ môi trường, và các hệ thống kinh tế và xã hội công bằng và khả chấp.

Do đó, Ngày Nước Thế giới 2021 của Liên Hiệp Quốc dành cho Quý trọng Nước, Viện Quản lý Nước Quốc tế (International Water Management Institute (IWMI)) kêu gọi cộng đồng toàn cầu áp dụng một đường lối tổng thể để vẽ lại tấm thảm luôn thay đổi của giá trị nước ở chung quanh chúng ta, không gian lẫn thời gian, và trong nhiều phạm vi kinh tế, môi trường và xã hội của đời sống.

Ở trọng tâm của sự hiểu biết và họa đồ có hệ thống nầy chúng ta cần tăng cường và hỗ trợ việc cai quản nước có hiệu quả, có nghĩa là các hệ thống phản ánh trung thực, nối kết và hòa giải các giá trị cạnh tranh của nước và, trong tiến trình, tăng cường hợp tác và hành động tập thể giữa các quyền lợi khác biệt và các nhóm người sử dụng.  Về lâu dài, chỉ có cách nầy, chúng ta mới bảo vệ nước và phản ánh trung thực giá trị quan trọng và thực chất nhất của nó – giá trị sống còn mà nó cống hiến cho nhân loại và phần còn lại của sinh quyển.

.

No comments:

Post a Comment